You are on page 1of 5

1.

1 Theo học thuyết Mác-Lê-nin về nguồn gốc nhà nước


Ăngghen đã luận chứng một cách khoa học nguồn gốc, bản chất, quy luật
hình thành và phát triển của nhà nước như một tất yếu khách quan trong quá
trình phát triển của xã hội loài người. Nhà nước, theo đó, không phải là một thực
thể quyền lực từ bên ngoài áp đặt vào xã hội, mà là sản phẩm của một xã hội đã
phát triển đến một giai đoạn nhất định, là bằng chứng của những mâu thuẫn, của
những phân chia xã hội thành các lực lượng đối lập nhau mà tự chúng không thể
giải quyết được. Để những mặt đối lập và những giai cấp có quyền lợi mâu
thuẫn nhau ấy không đi đến tiêu diệt lẫn nhau và tiêu diệt cả xã hội, thì cần phải
có một lực lượng tựa hồ như đứng trên xã hội, có nhiệm vụ làm dịu xung đột và
giữ cho xung đột trong vòng trật tự, lực lượng ấy là nhà nước.
Những tiền đề kinh tế và xã hội của sự xuất hiện nhà nước, theo Ăngghen, là
sự ra đời của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và xã hội phân chia thành giai
cấp. Nhà nước là sản phẩm của xã hội đã phân chia giai cấp, là kết quả của
những mâu thuẫn giữa các giai cấp không thể điều hoà được, là sản phẩm của sự
phát triển xã hội
Trong xã hội nguyên thủy, với sự tồn tại của cộng đồng, thị tộc, bộ lạc, chưa
xuất hiện Nhà nước và đứng đầu các tổ chức này là các tộc trưởng do nhân dân
bầu ra ực của những tộc trưởng này dựa vào sức mạnh đạo đức và uy tín, quyền
hành và chức năng của cơ quan quản lý xã hội chưa mang tính chính trị. Các thủ
lĩnh, trong đó có thủ lĩnh quân sự, do nhân dân bầu ra không phải là người cai
trị, họ chỉ thực hiện ý chí của nhân dân và không có đặc quyền, đặc lợi. Theo đó
xã hội loài người qua quá trình phát triển đã dẫn đến sự phát triển không ngừng
của lực lượng sản xuất làm cho năng suất lao động cao, dư thừa tương đối của
cải xã hội. Xuất hiện chế độ tư hữu (sự chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất)
và sự bốc lột sức lao động hình thành những người có của và những người
không có của từ đó phân hoá xã hội thành các giai cấp đối kháng. Mặt khắc,
chiến tranh cướp đoạt giữa các bộ tộc, thị tộc diễn ra nhiều làm tăng quyền lực
cho thủ lĩnh quận sự. Cùng với chế độ phụ quyền, quyền thừa kế chức vụ thủ
lĩnh quân sự ngày càng làm cho họ giàu có, địa vị thống trị của họ được củng cố.
Họ bóc lột nhân dân ngày càng thậm tệ và trở thành lực lượng đối lập với nhân
dân. Cơ quan tổ chức của thị tộc, bộ lạc dần dần tách khỏi gốc rễ của nó trong
nhân dân, từ chỗ là công cụ của nhân dân trở thành cơ quan thống trị và áp bức
nhân dân. Cuộc đấu tranh giữa hai giai cấp đối kháng lần đầu tiên xuất hiện
trong lịch sử xã hội, chủ nô và nô lệ, dẫn tới nguy cơ các giai cấp đó tiêu diệt lẫn
nhau và tiêu diệt luôn cả xã hội. Các tổ chức thị tộc, bộ lạc mất đi khả năng tự
điều tiết, quản lý và một cơ quan quyền lực đặc biệt là nhà nước ra đời. Quá
trình hình thành nhà nước gồm nhiều giai đoạn, trong đó có giai đoạn cơ quan
quản lý dưới chế độ cộng sản nguyên thuỷ chuyển hoá thành cơ quan nhà nước.
Kế thừa quan điểm của C.Mác và Ph. Ăngghen, V.I.Lênin đã làm rõ hơn về
điều kiện ra đời, hình thành và phát triển của Nhà nước, đó là: “Nhà nước là sản
phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. Bất
cứ đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai
cấp không thể điều hòa được, thì Nhà nước xuất hiện. Và ngược lại: sự tồn tại
của Nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hòa
được”. Vậy nhà nước ra đời để đáp ứng yêu cầu duy trì trật tự và thống trị xã hội
của giai cấp thống trị, để cho cuộc đấu tranh giai cấp không đi đến chỗ tiêu diệt
lẫn nhau và tiêu diệt luôn cả xã hội trong vòng trật tự.
Như vậy, có thể khẳng định: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự xuất hiện của
nhà nước là do sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến sự dư thừa dẫn đến
chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và về của cả. Còn nguyên nhân trực tiếp là do:
Mâu thuẫn giai cấp trong xã hội gay gắt không thể điều hòa được.
Nhà nước ra đời là một tất yếu khách quan để “làm dịu” sự xung đột giai cấp,
duy trì trật tự xã hội trong vòng “ trật tự” mà ở đó, địa vị và lợi ích của giai cấp
thống trị được đảm bảo.
2. Nội dung bản chất của nhà nước
V.I. Lênin khẳng định lại quan điểm của C.Mác về nhà nước: “Theo Mác,
nhà nước là một cơ quan thống trị giai cấp, là một cơ quan áp bức của một giai
cấp này đối với một giai cấp khác; đó là sự kiến lập một “trật tự”, trật tự này hợp
pháp hoá và củng cố sự áp bức kia bằng cách làm dịu xung đột giai.”
Thông thường, giai cấp thống trị có quyền lực kinh tế trong xã hội là giai cấp
lập ra và sử dụng nhà nước như là công cụ để duy trì trật tự xã hội, bảo vệ quyền
lợi của giai cấp của mình. Vì vậy, nhà nước về mặt bản chất, là một tổ chức
chính trị của một giai cấp thống trị về mặt kinh tế nhằm bảo vệ trật tự hiện hành
và đàn áp sự phản kháng của các giai cấp khác. Nguồn gốc của Nhà nước Qua
đó, Nhà nước mang tính giai cấp và xã hội.
2.1 Tính giai cấp của nhà nước
Khái niệm tính giai cấp: là sự tác động mang tính chất quyết định của yếu tố
giai cấp đến nhà nước và sự tác động này quyết định những xu hướng phát triển
và đặc điểm cơ bản của nhà nước.
Nhà nước có tính giai cấp vì giai cấp và đấu tranh giai cấp là một trong
những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự hình thành nhà nước và nhà nước
cũng là công cụ quan trọng để trấn áp giai cấp.
Biểu hiện tính giai cấp của nhà nước: thông qua việc thực hiện các chức
năng của nhà nước nhằm đạt được mục tiêu, nhiệm vụ mà nhà nước đặt ra và
qua các hình thức thực hiện quyền lực kinh tế, chính trị, tư tưởng của nhà nước.
Về kinh tế, bằng Nhà nước, giai cấp thống trị bóc lột có hiệu quả hơn. Về chính
trị: Khi nắm được quyền lực Nhà nước, giai cấp thống trị về kinh tế trở thành
giai cấp thống trị về chính trị. Ý chí giai cấp thống trị được thể hiện tập trung,
biến thành ý chí Nhà nước bắt các thành viên phải tuân theo. Về mặt tư tưởng:
Cũng bằng Nhà nước, hệ tư tưởng giai cấp thống trị biến thành hệ tư tưởng
thống trị trong xã hội.
2.2 Tính xã hội của nhà nước
Khái niệm: là sự tác động của những yếu tố xã hội bên trong quyết định
những đặc điểm và xu hướng phát triển cơ bản của nhà nước.
Nhà nước có tính xã hội bởi nhà nước ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý
các công việc chung của xã hội và nhà nước cũng chính là một trong những
công cụ quan trọng nhất để quản lý xã hội.
Biểu hiện của tính xã hội: thông qua việc thực hiện chức năng của nhà nước
nhằm đạt được những mục tiêu, nhiệm vụ của nhà nước. Những chức năng thể
hiện rõ nhất tính xã hội của nhà nước là chức năng bảo vệ những lợi ích chung,
thể hiện ý chí chung của toàn thể xã hội, ví dụ bảo vệ môi trường, duy trì và phát
huy bản sắc dân tộc.
C. Mác: "Chỉ có vì những quyền lợi chung của xã hội thì một giai cấp cá biệt
mới có thể đòi hỏi thống trị phổ biến được" (C. Mác - Ph. Ăng-ghen. Tuyển tập.
T.1 NXB Sự thật, Hà Nội, 1980, tr. 30).
2.3 Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội
Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội là mối quan hệ giữa những mặt,
những yếu tố thuộc bản chất của nhà nước. Mối quan hệ giữa tính giai cấp và
tính xã hội thể hiện sự mâu thuẫn và thống nhất giữa hai mặt của khái niệm bản
chất nhà nước. Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước không chỉ chịu
sự tác động của từng yếu tố (tính giai cấp và tính xã hội) mà nó còn chịu sự tác
động của mối quan hệ tương tác giữa tính giai cấp và tính xã hội.
3. Những đặc trưng cơ bản của nhà nước
3.1 Nhà nước thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt tách rời khỏi xã hội
và áp đặt với toàn bộ xã hội;
Nội dung đặc điểm:
+ Quyền lực mang tính chất công cộng (áp đặt chung cho các chủ thể
trong xã hội).
+ Quyền lực tách biệt khỏi xã hội, được thực hiện bởi bộ máy cưỡng chế
chuyên nghiệp.
+ Độc quyền sử dụng sức mạnh vũ lực.
+ Quyền lực mang tính giai cấp.
+ Quyền lực dựa trên những nguồn lực (kinh tế, chính trị, tư tưởng) lớn
nhất trong xã hội.
- Cơ sở quyền lực công cộng đặc biệt của nhà nước:
+ Vì nhà nước đảm nhiệm vai trò quản lý các công việc chung của xã hội,
đại diện cho toàn thể xã hội nên nhà nước phải có quyền lực đặc biệt.
+ Xuất phát từ khả năng kiểm soát sức mạnh kinh tế, chính trị, tư tưởng.
3.2 Nhà nước quản lý cư dân theo sự phân chia lãnh thổ
- Nội dung đặc điểm:
+ Nhà nước phân chia lãnh thổ thành các bộ phận và quản lý cư dân theo
sự phân chia này.
+ Chỉ có nhà nước có thể phân chia cư dân và lãnh thổ, các chủ thể khác
không thể chia lãnh thổ.
- Lý do nhà nước quản lý cư dân theo sự phân chia lãnh thổ:
+ Xuất phát từ vai trò quản lý công việc chung của xã hội.
+ Xuất phát từ đặc trưng của đối tượng và không gian quản lý (văn hoá,
địa lý…).
3.3 Nhà nước có chủ quyền quốc gia
- Nội dung đặc điểm:
+ Chủ quyền quốc gia là khả năng và mức độ thực hiện quyền lực của nhà
nước lên cư dân và trong phạm vi lãnh thổ.
+ Chỉ có nhà nước mới có chủ quyền quốc gia, các chủ thể khác không có
chủ quyền quốc gia.
- Lý do nhà nước có chủ quyền quốc gia:
+ Nhà nước đóng vai trò bộ máy quản lý xã hội, đại diện cho quốc gia,
toàn thể cư dân.
+ Chủ thể độc lập trong quan hệ quốc tế.
+ Sự độc lập và bình đẳng giữa các dân tộc, các nhà nước.
3.4 Nhà nước ban hành pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật
- Nội dung đặc điểm:
+ Ban hành pháp luật có nghĩa là xây dựng pháp luật, thể chế hoá ý chí
của xã hội và các quy luật vận động của các quan hệ xã hội vào trong
pháp luật.
+ Quản lý xã hội bằng pháp luật: pháp luật là công cụ, phương tiện quan
trọng nhất để quản lý xã hội.
+ Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện pháp luật nhưng nhà nước
cũng cần phải tôn trọng pháp luật.
- Lý do nhà nước ban hành pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật:
+ Nhu cầu quản lý xã hội cần có hai phương tiện: các thiết chế và các quy
tắc (trong nhà nước và pháp luật là hai yếu tố quan trọng nhất).
+ Các quy định pháp luật cần có chủ thể bảo vệ và bảo đảm thực hiện, đặc
biệt bằng biện pháp cưỡng chế đó là nhà nước.
+ Quản lý xã hội bằng pháp luật thể hiện sự minh bạch, tiên liệu được và
có hiệu lực thực hiện.
3.5 Nhà nước thu các khoản thuế dưới dạng bắt buộc
- Nội dung đặc điểm:
+ Thu thuế là việc nhà nước buộc các chủ thể đóng góp tài chính để duy
trì bộ máy nhà nước.
+ Mục đích thu thuế: duy trì bộ máy nhà nước, đầu tư và tái phân phối,
thực hiện công bằng xã hội.
+ Không chủ thể nào được quyền thu thế bắt buộc trừ nhà nước.
- Cơ sở của đặc điểm:
+ Vì nhà nước tách biệt khỏi sản xuất và chuyên thực hiện nhiệm vụ quản
lý nên nó cần có nguồn lực để duy trì.
+ Có những lĩnh vực cần phải có đầu tư của nhà nước.
+ Thực hiện công bằng xã hội cần nguồn lực tài chính.

You might also like