You are on page 1of 20

BÀI 1: NGUỒN GỐC NHÀ NƯỚC

Việc tìm hiểu nguồn gốc nhà nước có ý nghĩa lý luận quan trọng, đây là vấn đề liên quan
trực tiếp tới khả năng giải thích bản chất nhà nước cũng như sự vận động và phát triển
của chúng trong đời sống xã hội.
I. Các học thuyết tiêu biểu về nguồn gốc nhà nước
1. Thuyết thần quyền:
- Thuyết này cho rằng nhà nước có nguồn gốc từ thần thánh, do lực lượng siêu
nhiên (thượng đế) tạo ra và người đứng đầu nhà nước là sự hóa thân của thần
thánh hoặc nhận quyền từ siêu nhiên.
- Người đứng đầu nhà nước được tôn trọng và phục tùng tuyệt đối như thần thánh;
sức mạnh cai trị phụ thuộc vào sức mạnh của thần linh.
- Thuyết này đánh vào lòng tin và nỗi sợ của con người.
● Sự phân chia thuyết thần quyền:
o Phái Quân quyền: đại diện là Khổng Tử, cho rằng quyền lực của nhà vua là
tuyệt đối, vĩnh hằng và dân chúng phải tuyệt đối phục tùng nhà vua như phục
tùng thần thánh.
o Phái Giáo quyền: đại diện là Sanit Thomas d’Aquin và Bossuet, cho rằng
nguồn gốc quyền lực nhà nước mà nhà vua có được là của thượng đế trao cho
thông qua giáo hội thiên chúa giáo.
o Phái Dân quyền: đại diện là Mạnh Tử, thừa nhận rằng quyền lực nhà nước bắt
nguồn từ thượng đế nhưng quyền lực đó được thượng đế trao cho nhân dân để
rồi họ ủy thác cho người đại diện cho nhà nước là nhà vua.
● Điểm hợp lý của thuyết thần quyền:

● Điểm bất hợp lý của thuyết thần quyền: thuyết thần quyền cổ vũ cho sự chuyên
quyền, độc đoán của nhà vua và bị giai cấp cầm quyền triệt để lợi dụng để trở
thành công cụ phục vụ cho việc cai trị.
2. Thuyết gia trưởng:
- Thuyết này cho rằng nhà nước ra đời từ gia đình, là kết quả liên kết của nhiều gia
đình mà nhà nước là hình thức tổ chức tự nhiên của xã hội loài người và nó tồn tại
trong mọi xã hội, do đó, quyền lực nhà nước về bản chất cũng giống như quyền
gia trưởng của người đứng đầu gia đình, nó chỉ là sự tiếp quyền lực người gia
trưởng trong gia đình.
- Nhà nước là kết quả sự phát triển của gia đinh và quyền gia trưởng.
● Điểm hợp lý của thuyết gia trưởng: xuất hiện từ nhu cầu quản lý xã hội, bảo vệ
lợi ích chung và sự an toàn cho mọi người; có giá trị trong việc cổ vũ xây dựng
một xã hội đại đồng, trong đó mọi người coi nhau như anh em ruột thịt.
● Điểm bất hợp lý của thuyết gia trưởng: bảo vệ chế độ quân chủ chuyên chế thời
phong kiến cũng như thần thánh hóa quyền lực của người đứng đầu nhà nước.
3. Thuyết khế ước xã hội (TK XVI):
- Ra đời trong bối cảnh nền chuyên chế phong kiến đang ở giai đoạn suy tàn, đánh
dấu nền tảng tư tưởng của người dân
- Nhà nước là sản phẩm của một khế ước xã hội được kí kết trước hết giữa những
con người sống trong trạng thái tự nhiên không có nhà nước
- Chủ quyền nhà nước thuộc về nhân dân
- Trong trường hợp nhà nước không giữ được vai trò của mình, các quyền tự nhiên
bị vi phạm thì khế ước sẽ mất hiệu lực và nhân dân có quyền lật đổ nhà nước và kí
kết khế ước mới
- Đại diện cho thuyết khế ước xã hội: Montesquieu, Rosseau
● Điểm hợp lý của thuyết khế ước:
o Nhà nước có nguồn gốc từ xã hội
o Nhà nước phản ánh được quyền lợi của các thành viên trong xã hội
o Nhà nước đóng vai trò phục vụ chứ không phải cai trị
o Học thuyết này mang tính dân chủ, tiến bộ, thừa nhận chủ quyền của nhân dân
o Là cơ sở tư tưởng cho các cuộc CMTS
● Điểm bất hợp lý của thuyết khế ước: học thuyết này vẫn coi sự thành lập nhà
nước là do ý muốn, nguyện vọng chủ quan của thành viên tham gia khế ước xã
hội.
4. Kết luận:
- Những học thuyết này phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh ra đời của nó
- Chưa lý giải được một cách khoa học và thuyết phục về sự hình thành của nhà
nước
- Vẫn còn bị chi phối bởi lợi ích giai cấp
II. Quá trình hình thành nhà nước theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin
1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về nguồn gốc của nhà nước:
- Nhà nước là lực lượng nảy sinh từ xã hội (không phải từ thế lực tâm linh siêu
nhiên) và chỉ xuất hiện khi xã hội đã phát triển đến một trình độ nhất định (phải
có điều kiện mới phát triển được).
- Nhà nước là một phạm trù lịch sử (có quá trình phát sinh, phát triển, hưng thịnh,
suy vong), xuất hiện một cách khách quan (không phụ thuộc vào ý chí chủ quan
của con người, điều kiện, hoàn cảnh từ bên ngoài) nhưng không phải là một hiện
tượng xã hội vĩnh cửu và bất biến (có thể biến mất như nhà nước phong kiến,
triều đại phong kiến,...)
- Nhà nước là sản phẩm (sự phân chia giai cấp giàu nghèo) và biểu hiện của những
mâu thuẫn giai cấp (vì có mâu thuẫn giai cấp nên mới xuất hiện nhu cầu cần có
nhà nước để quản lý) không thể điều hòa được.
2. Cơ sở kinh tế - xã hội của chế độ công xã nguyên thủy; tổ chức quản lý xã hội
và quy phạm xã hội trong chế độ công xã nguyên thủy
2.1. Cơ sở kinh tế - xã hội của chế độ công xã nguyên thủy:
- Đặc trưng kinh tế của xã hội công xã nguyên thủy là chế độ sở hữu chung về tư
liệu sản xuất và sản phẩm lao động; không tồn tại tài sản riêng và sự phân biệt
giàu nghèo, không có tinh trạng người này chiếm đoạt tài sản và bóc lột người kia.
- Về xã hội, quan hệ xã hội bình đẳng, dựa trên quan hệ huyết thống (thị tộc); tất cả
thành viên trong thị tộc đều bình đẳng như nhau trong lao động và hưởng thụ,
không ai có bất kì đặc quyền đặc lợi nào so với người khác.
- Quần hôn (tạp hôn) là tất cả nam sẽ là chồng của tất cả nữ, điều này làm những thế
hệ sau của thị tộc không khỏe mạnh 🡪 bỏ quần hôn 🡪 kết hôn giữa các thị tộc (hai
thị tộc có quan hệ hôn nhân gọi là bào lạc)
2.2. Tổ chức quản lý xã hội và quy phạm xã hội:
- Về mô hình, cách thức quản lý: thông qua Hội đồng thị tộc, tù trưởng, thủ lĩnh với
quyền lực xã hội (là quyền lực do xã hội tổ chức ra và phục vụ lại lợi ích của toàn
xã hội, cộng đồng, chưa có bộ máy cưỡng chế chuyên biệt)
- Có 3 điểm chung của chế độ công xã nguyên thủy: sống chung, lao động chung,
hưởng thụ chung
3. Sự tan rã của thị tộc và sự ra đời của Nhà nước
a. Sự thay đổi về mặt kinh tế:
Kinh tế phát triển do:
- Sự thay đổi của phương thức sản xuất, 3 lần phân công lao động (lần 1: chăn nuôi
tách khỏi trồng trọt; lần 2: thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp; lần 3: thương
nghiệp ra đời)
- Công cụ lao động kim loại xuất hiện
- Quá trình tích lũy kinh nghiệm lao động
b. Sự thay đổi về xã hội:
Tư hữu 🡪 giàu – nghèo 🡪 bóc lột – bị bóc lột 🡪 thống trị - bị trị 🡪 mâu thuẫn giai
cấp 🡪 BỘ MÁY CAI TRỊ
QHXH cũ bị phá vỡ 🡪 xuất hiện QHXH mới 🡪 nhu cầu quản lý XH mới 🡪 BỘ
MÁY QUẢN LÝ

● Kết luận:
- Nhà nước ra đời là một hiện tượng khách quan
- Nhà nước không phải là một tổ chức quyền lực từ bên ngoài áp đặt vào xã hội mà
là một lực lượng nảy sinh từ xã hội, có nhiệm vụ làm dịu bớt xung đột và giữ cho
sự xung đột đó nằm trong một trật tự
- Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều
hòa được. Bất cứ ở đâu hễ lúc nào và chừng nào về mặt khách quan, những mâu
thuẫn giai cấp không thể điều hòa được thì nhà nước xuất hiện
- Tiền đề kinh tế (sự tư hữu về tư sản) + tiền đề xã hội (mâu thuẫn giai cấp gay gắt
và nhu cầu quản lý QHXH mới) = NHÀ NƯỚC
BÀI 2: BẢN CHẤT NHÀ NƯỚC
1. Khái niệm bản chất nhà nước
1.1. Khái niệm bản chất
- Theo quan điểm Triết học: bản chất của sự vật, hiện tượng là tất cả những mặt,
những khuynh hướng cơ bản quy định sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện
tượng đó
- Bản chất là toàn bộ những mối liên hệ, quan hệ sâu sắc và những quy luật bên
trong quyết định những đặc điểm và khuynh hướng phát triển cơ bản của hệ thống
vật chất
- Bản chất nhà nước là toàn bộ những mối liên hệ, quan hệ sâu sắc và những quy
luật bên trong quyết định những đặc điểm và khuynh hướng phát triển cơ bản của
nhà nước
● Ý nghĩa của việc tìm hiểu bản chất nhà nước:
- Xác định các mặt, các mối liên hệ, những quy luật bên trong của nhà nước
- Xác định cách thức, cơ chế của quá trình phát triển của nhà nước
- Mặt đấu tranh (sự phân chia giai cấp và đấu tranh giai cấp) và mặt thống nhất (sự
thống nhất lợi ích, ý chí) của xã hội là cơ sở cho việc xác định những yếu tố thuộc
bản chất của nhà nước
● Tìm hiểu về bản chất nhà nước:
o Tính giai cấp của nhà nước
o Tính xã hội của nhà nước
2. Nội dung cơ bản của nhà nước
2.1. Tính giai cấp của nhà nước
2.1.1. Khái niệm: là sự tác động mang tính chất quyết định của yếu tố giai cấp đến
nhà nước và sự tác động này quyết định những xu hướng phát triển và đặc
điểm cơ bản của nhà nước
2.1.2. Tại sao nhà nước có tính giai cấp?
- Nhà nước có nguồn gốc giai cấp: nhà nước đó của ai? Do giai cấp nào tổ chức và
lãnh đạo? Phục vụ chủ yếu cho giai cấp nào?
- Nhà nước là bộ máy, là công cụ trấn áp đặc biệt
2.1.3. Nội dung tính giai cấp của nhà nước
- Nhà nước là công cụ sắc bén nhất để thực hiện sự thống trị giai cấp, thiết lập và
duy trì trật tự xã hội
- Nhà nước là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt do giai cấp thống trị tổ chức ra và sử
dụng để thực hiện sự thống trị đối với xã hội trên 3 lĩnh vực: kinh tế, chính trị và
tư tưởng
● Thống trị về kinh tế:
- Giai cấp cầm quyền quy định quyền sở hữu đối với các tư liệu sản xuất chủ yếu
trong xã hội
- Nhà nước được đảm bảo cơ sở vật chất để duy trì quyền lực kinh tế, độc quyền thu
thuế
- Quyền lực kinh tế này tạo ra khả năng khiến các giai cấp tầng lớp khác phụ
thuộc vào giai cấp thống trị về kinh tế
● Thống trị về chính trị:
- Giai cấp cầm quyền xây dựng bộ máy nhà nước và độc quyền sử dụng những công
cụ bạo lực mang tính cưỡng chế như quân đội, cảnh sát, tòa án...
- Giai cấp cầm quyền tổ chức, điều hành xã hội theo một trật tự phù hợp với lợi ích
của giai cấp mình và buộc các giai cấp khác phục tùng ý chí của giai cấp thống trị
● Thống trị về tư tưởng:
- Giai cấp thống trị xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp mình và tuyên truyền tư
tưởng ấy trong đời sống xã hội
- Giai cấp thống trị hạn chế, cấm đoan các tư tưởng thù nghịch, đối lập với tư tưởng
của giai cấp thống trị
2.2. Tính xã hội của nhà nước
2.2.1. Khái niệm: Tính xã hội của nhà nước là sự tác động của những yếu tố xã
hội bên trong quyết định những đặc điểm và xu hướng phát triển cơ bản của
nhà nước
2.2.2. Tại sao nhà nước có tính xã hội?
- Nhà nước còn giải quyết những công việc vì lợi ích chung của xã hội\
- Nhà nước phải ghi nhận và phản ánh ý chí của tầng lớp, giai cấp khác trong xã hội
2.2.3. Nội dung tính xã hội của nhà nước:
- Đảm bảo cho quá trình sản xuất thông qua việc tổ chức sản xuất, quản lý vĩ mô và
điều tiết nền kinh tế
- Giải quyết các vấn đề nảy sinh từ xã hội như xây dựng hệ thống thủy lợi, xây dựng
cơ sở hạ tầng, công trình công cộng... và bảo vệ trật tự công cộng
- Thực hiện các chính sách an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người
dân, cân bằng các lợi ích trong xã hội
- Trong xã hội ngày nay, tính xã hội không chỉ tồn tại trong khuôn khổ một quốc gia
mà có những vấn đề mang tính toàn cầu
- Tính xã hội của nhà nước sẽ thay đổi đối với từng quốc gia và trong từng giai đoạn
khác nhau
2.3. Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước
- Là mối quan hệ biện chứng, thể hiện sự thống nhất và mâu thuẫn giữa hai mặt
cùng thuộc về bản chất của nhà nước
- Thống nhất với nhau khi lợi ích giai cấp thống trị trùng với lợi ích của các giai cấp
khác trong xã hội hoặc có sự dung hòa
- Ngược lại, chúng cũng mâu thuẫn và có sự tác động qua lại lẫn nhau và đó là động
lực của sự phát triển
● Tính giai cấp càng phát triển 🡪 tính xã hội càng thu hẹp

● Tính xã hội càng phát triển 🡪 tính giai cấp càng thu hẹp

● Khi tính xã hội phát triển đến mức độ tuyệt đối:


o Tính giai cấp sẽ không còn nữa
o Nhà nước sẽ tiêu vong
⇨ Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên
làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện những chức năng quản lý đặc biệt
nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp
thống trị trong xã hội
3. Các dấu hiện đặc trưng của nhà nước
3.1. Nhà nước thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt tách rời khỏi xã hội và áp đặt
với toàn bộ xã hội
3.1.1. Quyền lực công cộng đặc biệt:
- Là quyền lực “đặc biệt” có thể áp dụng cho tất cả mọi người trong xã hội
- Tách rời khỏi xã hội
- Có khả năng sử dụng sức mạnh vũ lực mang tính trấn áp (thông qua lực lượng vũ
trang của nhà nước như quân đội, cảnh sát, nhà tù...)
3.1.2. Nhà nước có quyền lực công cộng đặc biệt là do:
- Nhu cầu quản lý, điều hành những công việc chung
- Xã hội có giai cấp và nhà nước cần có tổ chức và trật tự nên cần có bộ máy chuyên
biệt
- Quyền lực nhà nước được toàn thể nhân dân giao cho, toàn xã hội công nhận
- Nhà nước là chủ thể thống trị: kinh tế, chính trị, tư tưởng
3.2. Nhà nước quản lý dân cư theo đơn vị hành chính – lãnh thổ
- Nhà nước phân chia lanh thổ thành các đơn vị hành chính – lãnh thổ
- Nhà nước quản lý dân cư theo đơn vị hành chính – lãnh thổ
● Lý do phân chia, quản lý:
o Xuất phát từ vai trò của nhà nước trong việc quản lý công việc chung của xã
hội
o Xuất phát từ đặc trưng của đối tượng và không gian quản lý (sự khác biệt về
văn hóa, địa lý...)
- Mỗi nhà nước có lãnh thổ riêng biệt gồm đất đai nằm trên biên giới, hải phận,
không phân theo quy định của pháp luật quốc tế
- Nhà nước đại diện cho nhân dân thực hiện chủ quyền trên toàn lãnh thổ và bảo vệ
lãnh thổ
3.3. Nhà nước có chủ quyền quốc gia
- Nhà nước là chủ thể duy nhất có chủ quyền quốc gia
- Chủ quyền quốc gia của nhà nước được xác định dựa vào lãnh thổ và công dân của
quốc gia đó
- Chủ quyền quốc gia là một thuộc tính chính trị pháp lý, là khả năng và mức độ tác
động của quyền lực nhà nước tới cư dân và lãnh thổ
- Chủ quyền quốc gia cũng có thể hiểu là quyền tối cao về đối nội và độc lập trong
đối ngoại
● Đối nội:
o Nhà nước có quyền tối cao trong hoạch địch chính sách, tổ chức thực thi chính
sách
o Đối tượng chịu sự tác động của các chính sách là cư dân và các tổ chức sống
trên lãnh thổ
● Đối ngoại :
o Quốc gia là chủ thể độc lập, có quyền tham gia hoặc không tham gia vào các
quan hệ đối ngoại
o Có quyền thể hiện ý chí của mình trong quan hệ đối ngoại, chẳng hạn như các
quốc gia có quyền lựa chọn tham gia hay không tham gia vào một tổ chức quốc
tế nào đó
3.4. Nhà nước có quyền ban hành pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật
- Ban hành pháp luật là việc nhà nước đặt ra các quy tắc xử sự chung cho xã hội và
nhà nước, đồng thời cũng chính nhà nước có trách nhiệm bảo đảm thực hiện các
quy luật của pháp luật
- Để quản lý xã hội, nhà nước cần:
+ Đặt ra các quy tắc ứng xử chung cho toàn bộ các thành viên trong xã hội
+ Tổ chức, đảm bảo thực hiện các quy tắc này trên thực tế

● Nội dung:
o Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền ban hành pháp luật
o Pháp luật là công cụ, phương tiện hữu hiệu nhất cho việc thực hiện sự quản lý
của nhà nước
Pháp luật là công cụ, phương tiện hữu hiệu nhất cho việc thực hiện sự quản lý của
nhà nước
o Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện pháp luật
o Nhà nước cũng cần phải tôn trọng pháp luật, tuân theo pháp luật trong tổ chức
và hoạt động của mình
● Tại sao nhà nước có quyền ban hành pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp
luật?
o Nhu cầu quản lý xã hội cần có hai phương tiện:
✔ Thiết chế (bộ máy nhà nước)

✔ Các quy tắc xử sự (pháp luật)


o Các quy định pháp luật cần có chủ thể để bảo vệ và bảo đảm thực hiện
o Quản lý xã hội bằng pháp luật thể hiện sự minh bạch, tiên liệu được và có hiệu
lực thực hiện
3.5. Nhà nước có quyền quy định và thực hiện việc thu các loại thuế mang tính bắt
buộc
- Thuế là khoản trích nộp bằng tiền mà các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ phải đóng
góp cho quỹ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật thuế thông qua con
đường quyền lực nhà nước
- Ví dụ: thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TNDN, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế
TTĐB...
- Nội dung:
o Không có một tổ chức nào có quyền đặt ra thuế ngoai nhà nước
o Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước
o Nguồn thu của nhà nước từ thuế được đầu tư vào những vấn đề sau:
✔ Đảm bảo hoạt động của các cơ quan nhà nước, trả lương cho cán bộ công chức
và đảm bảo một phần cho các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng
✔ Đầu tư trở lại xã hội bằng việc xây dựng những công trình công cộng, cơ sở hạ
tầng của đất nước, an sinh xã hội .....
✔ Tải phân phối xã hội, điều hòa lợi ích xã hội
- Tại sao nhà nước có quyền quy định và thực hiện việc thu các loại thuế mang
tính bắt buộc?
o Vì nhà nước tách biệt khỏi sản xuất và chuyên thực hiện nhiệm vụ quản lý nên
nó cần có nguồn lực để duy trì hoạt động
o Có những lĩnh vực cần phải có đầu tư của nhà nước
o Thực hiện công bằng xã hội cần nguồn lực tài chính
4. Các mối liên hệ của nhà nước với các hiện tượng khác trong xã hội có giai cấp
4.1. Mối liên hệ giữa nhà nước và xã hội
- Xã hội giữ vai trò quyết định, là tiền đề, cơ sở cho sự hình thành, tồn tại và phát
triển của nhà nước
- Xã hội thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của nhà nước
- Nhà nước ra đời để thực hiện chức năng quản lý các công việc xã hội
- Nhà nước tác động trở lại đối với xã hội theo các chiều hướng tích cực hoặc tiêu
cực (tác động tiêu cực: tham nhũng, chống tham nhũng không hiệu quả)
4.2. Mối liên hệ giữa nhà nước và kinh tế
- Đây là mối liên hệ giữa cơ sở hạ tầng (kinh tế) và kiến trúc thượng tầng (nhà
nước)
- Cơ sở kinh tế quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà nước:
o Quyết định sự ra đời của nhà nước
o Quyết định đến việc tổ chức các hoạt động của bộ máy nhà nước (kinh tế đa
tầng, kinh tế đa quốc gia
o Sự thay đổi của cơ sở kinh tế tất yếu dẫn đến sự thay đổi của nhà nước
- Nhà nước có sự tác động trở lại đối với nền kinh tế:
o Tác động tích cực
o Tác động tiêu cực
4.3. Mối liên hệ giữa nhà nước với các thiết chế trong hệ thống chính trị
- Nhà nước là trung tâm của hệ thống chính trị
- Thiết chế chính trị: đảng phái
- Nhà nước có quyền lực công cộng đặc biệt, với công cụ vật chất và bộ máy giúp
việc mới quản lý xã hội hiệu quả nhất
4.4. Mối liên hệ giữa nhà nước và pháp luật
- Nhà nước ban hành pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật
o Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền ban hành ra pháp luật, quản lý xã hội
bằng pháp luật
o Nhà nước đảm bảo cho pháp luật được thực hiện trên thực tế
- Nhà nước hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật
o Tổ chức và hoạt động của nhà nước đều phải tuân theo pháp luật
o Hoạt động của cơ quan nhà nước và các cán bộ công chức nhà nước cũng trong
giới hạn thẩm quyền nhà nước quy định

BÀI 3: CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC


1. Khái niệm chức năng nhà nước
1.1. Khái niệm chức năng nhà nước
- Khái niệm chức năng:
o Là một phạm trù để chỉ sự biểu hiện bên ngoài của các tính chất, đặc tính của một
vật trong hệ thống các quan hệ được xác định
o Là phương diện, hoạt động nhằm thực hiện nhiệm vụ
- Chức năng nhà nước: những phương diện, loại hoạt động cơ bản của nhà nước
nhằm thực hiện những nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước
1.2. Khái niệm nhiệm vụ nhà nước
- Nhiệm vụ nhà nước: những mục tiêu nhà nước cần đạt tới, vấn đề đặt ra nhà nước
cần giải quyết
- Phân loại nhiệm vụ nhà nước:
o Nhiệm vụ chung, nhiệm vụ cụ thể
o Nhiệm vụ cơ bản lâu dài, nhiệm vụ trước mắt
1.3. Các mối quan hệ của chức năng nhà nước
a. Mối quan hệ giữa chức năng và nhiệm vụ
● Vai trò của nhiệm vụ đối với chức năng
o Nhiệm vụ có trước
o Nhiệm vụ quyết định số lượng, cách thức thực hiện chức năng
o Một nhiệm vụ thông thường được thực hiện bởi nhiều chức năng khác nhau
● Vai trò của chức năng đối với nhiệm vụ
o Ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành nhiệm vụ
o Một chức năng có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ
b. Mối quan hệ giữa chức năng và bộ máy nhà nước
● Chức năng nhà nước là căn cứ xác định bộ máy nhà nước
o Chức năng mới 🡪 bộ máy mới
o Chức năng thay đổi 🡪 bộ máy nhà nước thay đổi
o Chức năng mất 🡪 bộ máy mất
● Bộ máy là phương tiện để thực hiện chức năng
c. Mối quan hệ giữa chức năng và bản chất nhà nước
● Là mối quan hệ giữa nội dung và hình thức
o Bản chất quyết định mục đích thực hiện nhiệm vụ và do vậy quyết định cách
thức, nội dung thực hiện chức năng
o Cách thức thực hiện chức năng là một dấu hiệu thể hiện bản chất của nhà nước
2. Phân loại chức năng nhà nước
2.1. Chức năng đối nội, chức năng đối ngoại
● Căn cứ phân chia: dựa trên phạm vi lãnh thổ
o Chức năng đối nội: thực hiện những nhiệm vụ bên trong của quốc gia
o Chức năng đối ngoại: thực hiện những nhiệm vụ bên ngoài của quốc gia đó
2.2. Chức năng nhà nước và chức năng của cơ quan nhà nước
Căn cứ phân chia: dựa trên tính hệ thống và chủ thể thực hiện chức năng

● Chức năng nhà nước:


o Là chức năng chung của toàn bộ bộ máy nhà nước
o Thể hiện qua việc thực hiện chức năng của các cơ quan nhà nước
● Chức năng của cơ quan nhà nước:
o Là chức năng, hoạt động của từng cơ quan nhà nước cụ thể
o Góp phần thực hiện chức năng chung
2.3. Chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp
Căn cứ phân chia: dựa trên cơ sở tính chất hoạt động pháp lý của nhà nước

● Chức năng lập pháp: là hoạt động xây dựng pháp luật

● Chức năng hành pháp: là hoạt động thi hành pháp luật

● Chức năng tư pháp: là hoạt động bảo vệ pháp luật

● So sánh các chức năng pháp lý:

Xây dựng pháp luật Thi hành pháp luật Bảo vệ pháp luật

Đặt chuẩn mực, quy Đưa pháp luật vào Xét xử, giải quyết
Nội dung
tắc chung cuộc sống tranh chấp
Thể hiện ý chí, lợi Thường xuyên, liên Công bằng, đúng
Yêu cầu
ích chung tuch, thống nhất luật
Đại diện cho các lợi Điều hành, tập
Tính chất, vai trò Trung lập, độc lập
ích khác nhau trung

2.4. Chức năng cơ bản, chức năng không cơ bản


Căn cứ phân chia: vị trí, vai trò của từng hoạt động của nhà nước

● Chức năng cơ bản: là mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước nhằm thực hiện
nhiệm vụ chiến lược của nhà nước
● Chức năng không cơ bản: là mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước nhằm thực
hiện nhiệm vụ cụ thể, cấp bách, trước mắt nhà nước phải giải quyết
2.5. Cái loại chức năng khác
Căn chứ phân chia: lĩnh vực hoạt động

● Chức năng về kinh tế: quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế

● Chức năng xã hội: quản lý nhà nước các vấn đề xã hội

● Chức năng văn hóa: quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hóa
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng nhà nước
- Cơ sở kinh tế
- Sự biến đổi của đời sống xã hội (cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội, tôn giáo, dân
tộc...)
- Trách nhiệm của nhà nước trong việc xác định vị trí và vai trò của các chức năng
đối với xã hội
- Hoàn cảnh quốc tế và hợp tác quốc tế
4. Hình thức thực hiện chức năng
- Hình thức mang tính pháp lý: là hình thức thực hiện chức năng chủ yếu của nhà
nước thể hiện trong các hoạt động xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật
- Hình thức không/ít mang tính pháp lý: thể hiện trong các hoạt động tổ chức vật
chất, tuyên truyền, giáo dục ...
5. Phương pháp thực hiện chức năng
● Dựa trên tính chất của việc thực hiện quyền lực nhà nước
o Phương pháp cưỡng chế: thực hiện bằng sức mạnh và quyền lực
o Phương pháp giáo dục, thuyết phục: tác động thông qua tư tưởng, nhận thức để
chủ thể tự thực hiện, mang tính tự nguyện
● Dựa trên sự tương tác với nhiệm vụ
o Nhà nước trực tiếp can thiệp, tác động
o Nhà nước can thiệp gián tiếp: cơ chế thị trường, chính sách, thuế, thông tin,
tuyên truyền...
6. Chức năng của nhà nước chủ nô, phong kiến, tư sản
● Chức năng đối nội:
o Bảo vệ chế độ sở hữu tư liệu sản xuất của giai cấp thống trị
o Trấn áp giai cấp bị trị
o Chức năng kinh tế - xã hội

BỘ MÁY NHÀ NƯỚC


1. Khái niệm, đặc điểm bộ máy nhà nước
1.1. Khái niệm bộ máy nhà nước
- Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống địa
phương được tổ chức theo những nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành cơ chế
đồng bộ để thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của nhà nước
1.2. Đặc điểm của bộ máy nhà nước
- Bộ máy nhà nước là một hệ thống các cơ quan nhà nước. Bộ máy nhà nước được
tạo thành từ các cơ quan nhà nước nhưng không phải là một tập hợp ngẫu nhiên
o Mối liên hệ về mặt tổ chức: các cơ quan trong bộ máy nhà nước được sắp xếp,
liên kết với nhau trong một chính thể, theo một trật tự thứ bậc nhất định
o Mối liên hệ về mặt hoạt động: mỗi cơ quan nhà nước có chức năng khác nhau
nhưng trong sự vận hành có mối liên kết chặt chẽ, phối hợp với nhau, kiểm tra,
giám sát lẫn nhau
- Bộ máy nhà nước là một hệ thống các cơ quan nhà nước. Bộ máy nhà nước được
tạo thành từ các cơ quan nhà nước nhưng không phải là một tập hợp ngẫu nhiên
o Mối liên hệ về mặt tổ chức: các cơ quan trong bộ máy nhà nước được sắp xếp,
liên kết với nhau trong một chính thể, theo một trật tự thứ bậc nhất định
o Mối liên hệ về mặt hoạt động: mỗi cơ quan nhà nước có chức năng khác nhau
nhưng trong sự vận hành có mối liên kết chặt chẽ, phối hợp với nhau, kiểm tra,
giám sát lẫn nhau
- Bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung, thống
nhất
� Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước được hiểu là những nguyên
lý, tư tưởng chỉ đạo mà trong toàn bộ quá trình tổ chức và hoạt động bộ máy nhà
nước phải tuân theo những nguyên lý hay tư tưởng chỉ đạo này
- Vai trò của bộ máy nhà nước là phương tiện, công cụ để thực hiện các chức năng
và nhiệm vụ của nhà nước
2. Khái niệm, đặc điểm của cơ quan nhà nước
2.1. Khái niệm cơ quan nhà nước
- Cơ quan nhà nước là bộ phận cấu thành nên bộ máy nhà nước
- Cơ quan nhà nước là một tổ chức chính trị mang quyền lực nhà nước, được thành
lập trên cơ sở pháp luật và được giao những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định để
thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước trong phạm vi luật định
2.2. Đặc điểm của cơ quan nhà nước
- Được thành lập và hoạt động theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định
- Có tính độc lập nhất định về tổ chức, cơ cấu
- Có chức năng, nhiệm vụ nhất định
- Nhân danh nhà nước để thực hiện quyền lực nhà nước
- Là một tổ chức không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất
- Có thành vên là cán bộ công chức, chi phí hoạt động là ngân sách nhà nước

HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC


1. Khái niệm hình thức nhà nước
- Theo quan điểm triết học, hình thức được hiểu là phương thức tồn tại và phát triển
của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự
vật ấy
- Hình thức không chỉ là cái hình thức bên ngoài, mà còn là cái hình thức bên trong
của sự vật – tức là cái cơ cấu bên trong của nội dung
� Hình thức nhà nước là cách tổ chức quyền lực nhà nước và những phương pháp để
thực hiện quyền lực nhà nước. Phân chia thành 3 nhánh quyền cơ bản: lập pháp,
hành pháp, tư pháp
o Cách thức tổ chức quyền lực nhà nước
o Phương pháp để thực hiện quyền lực nhà nước
o Mức độ tham gia của nhân dân vào việc thực hiện quyền lực của nhà nước
- Hình thức nhà nước được hình thành từ 3 khái niệm
o Hình thức chính thể
o Hình thức cấu trúc
o Chế độ chính trị
2. Hình thức chính thể
2.1. Khái niệm hình thức chính thể
- Là cách thức tổ chức và trình tự để lập ra các cơ quan tối cao của nhà nước, xác
lập mối quan hệ cơ bản giữa các cơ quan này và mức độ tham gia của nhân dân
vào việc quản lý nhà nước
- Trả lời cho câu hỏi:
o Quyền lực nhà nước thuộc về cơ quan nào?
o Cơ quan nắm giữ quyền lực nhà nước được hình thành như thế nào
o Mối liên hệ giữa các cơ quan nắm giữ quyền lực nhà nước
● Thứ nhất, về cách thức, trình tự tổ chức quyền lực nhà nước trung ương
o Quyền lực nhà nước ở trung ương được tổ chức thành 3 nhánh quyền lực:
quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp
✔ Quyền lập pháp (xây dựng luật) thường được thực hiện bởi cơ quan đại
diện cho toàn thể cử tri (quốc hội hay nghị viện)
✔ Quyền hành pháp (thi hành pháp luật): tên gọi phổ biến là chính phủ

✔ Quyền tư pháp (bảo vệ pháp luật): thường là tòa án


o Cách thức thành lập các cơ quan quyền lực nhà nước (lập pháp, hành pháp và
tư pháp) là thế tập, bầu cử, bổ nhiệm
✔ Thế tập là việc giữ một chức vụ theo chế độ cha truyền con nối

✔ Bầu cử là việc nhiều người hoặc toàn dân lựa chọn và trao quyền cho một
hoặc một số người, giữ những chức vụ nhất định trong bộ máy nhà nước
✔ Bổ nhiệm là việc chọn một hoặc một số người giữ chức vụ trong bộ máy
nhà nước
o Trình tự thành lập cơ quan nhà nước có thể theo một trong hai cách sau:
✔ Thành lập các cơ quan song song và độc lập với nhau (xuất hiện thông qua
việc bầu cử)
✔ Thành lập cơ quan đại diện và các cơ quan đại diện thành lập các cơ quan
khác, hệ thống khác
● Thứ hai, mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước
o Quan hệ giữa các chủ thể ngang bằng về vị trí và do vậy nội dung quan hệ giữa
chúng mang tính chất kìm chế, đối trọng giám sát lẫn nhau
o Quan hệ giữa các chủ thể không ngang nhau về vị trí và do vậy nội dung quan
hệ mang tính chất thứ bậc, trên dưới, nhấn mạnh sự thống nhất về quyền lực
● Thứ ba, nội dung, cách thức tham gia của nhân dân vào việc thiết lập cơ quan
nhà nước
o Nhân dân tham gia vào việc thiết lập cơ quan nhà nước thông qua chế độ bầu
cử. Tuy nhiên, chế độ bầu cử cũng tạo sự khác biệt trong cách thức tổ chức và
vận hành quyền lực nhà nước
2.2. Phân loại hình thức chính thể
2.2.1. Chính thể quân chủ
- Khái niệm: là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ
hay một phần vào người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc thế tập (cha truyền
con nối)
- Đặc điểm:
o Quyền lực nhà nước tập trung toàn bộ hay một phần vào tay người đứng đầu
nhà nước (nguyên thủ quốc gia)
o Quyền lực tối cao của nhà nước hình thành bằng con đường thừa kế
o Quyền lực tối cao không xác định thời hạn
- Phân loại:
o Chính thể quân chủ tuyệt đối
✔ Khái niệm: là hình thức chính thể quân chủ mà ở đó quyền lực tối cao của
nhà nước tập trung toàn bộ vào người đứng đầu nhà nước
✔ Đặc điểm:

▪ Vua (nữ hoàng, hoàng thân...) là người đứng đầu nhà nước, là nguyên
thủ quốc gia, đứng đầu nghị viện, lãnh đạo chính phủ
▪ Vua (nữ hoàng, hoàng thân...) nắm giữ tất cả quyền lực cơ bản của nhà
nước như quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp
▪ Ví dụ: Qatar, Oman, Brunei...
o Chính thể quân chủ hạn chế
✔ Khái niệm: là hình thức chính thể quân chủ mà ở đó một phần quyền lực tối
cao thuộc về người đứng đầu nhà nước, một phần còn lại thuộc về các cơ
quan quyền lực khác
✔ Phân loại: quân chủ nhị nguyên (quân chủ nhị hợp), quân chủ đại nghị
(quân chủ nghị viện )
o Quân chủ nhị nguyên: đã từng tồn tại trong lịch sử, hiện nay không còn nước
nào có quân chủ nhị nguyên
✔ Khái niệm: là hình thức chính thể quân chủ mà ở đó quyền lực được chia
cho nhà vua và nghị viện
✔ Đặc điểm:

▪ Quyền lập pháp: nghị viện

▪ Quyền hành pháp: nhà vua. Vua có quyền thành lập chính phủ. Chính
phủ chịu trách nhiệm trước nhà vua
▪ Quyền lực của nhà nước thường lấn át nghị viện. Trong nhiều trường
hợp, nhà vua có quyền giải tán nghị viện vô thời hạn, có quyền can thiệp
vào hoạt động lập pháp của nghị viện
o Quân chủ đại nghị
✔ Khái niệm: là hình thức chính thể quân chủ mà ở đó quyền lực chủ yếu
thuộc về nhà vua và nghị viện, vua là người đứng đầu nhà nước, nhưng
quyền lực chủ yếu mang tính hình thức. Quyền lực thật sự tập trung ở
Nghị viện
✔ Đặc điểm:

▪ Vua là người đứng đầu nhà nước, biểu tượng của sự thống nhất, có
quyền lực về mặt hình thức. Vua không can thiệp vào chính trị
▪ Quyền lập pháp: thuộc về nghị viện. Nghị viện là cơ quan quyền lực tối
cao, có quyền thành lập và giải tán chính phủ. Chính phủ chịu trách
nhiệm trước nghị viện
▪ Quyền hành pháp: chính phủ, tòa án

▪ Ví dụ: Anh, Nhật, Campuchia, Thái Lan...


2.2.2. Chính thể cộng hòa
- Khái niệm: là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về một
hoặc một số cơ quan được hình thành thông qua bầu cử và nắm giữ quyền lực nhà
nước trong một thời gian nhất định (nhiệm kì)
- Đặc điểm:
o Quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về một cơ quan hoặc một số cơ quan
nhất định
o Các cơ quan quyền lực tối cao này được hình thành thông qua con đường bầu
cử
o Việc nắm giữ quyền lực nhà nước của các cơ quan này theo nhiệm kì
- Phân loại: cộng hòa quý tộc, cộng hòa tổng thống, cộng hòa đại nghị, cộng hòa
hỗn hợp)
a. Cộng hòa quý tộc:
▪ Khái niệm: là hình thức chính thể cộng hòa mà ở đó quyền tham gia bầu cử để
lập ra cơ quan đại diện (cơ quan quyền lực) được quy định đối với tầng lớp quý
tộc.
b. Cộng hòa tổng thống: (Hoa Kì, Chile, Indonesia...)
▪ Khái niệm: là hình thức chính thể trong đó tổng thống là nguyên thủ quốc gia
đồng thời cũng là người đứng đầu chính phủ nắm toàn quyền hành pháp. Nghị
viện giữ chức năng lập pháp, tòa án nắm quyền tư pháp
▪ Đặc điểm:

✔ Nguyên thủ quốc gia là tổng thống do dân bầu ra (trực tiếp hoặc gián tiếp)

✔ Quyền lập pháp thuộc về nghị viện. Nghị viện do cử tri bầu

✔ Quyền hành pháp thuộc về chính phủ, gồm tổng thống đứng đầu và phó
tổng thống, các bộ trưởng. Chính phủ do tổng thống thành lập, chịu trách
nhiệm trước tổng thống
✔ Quyền tư pháp thuộc về tòa án
c. Cộng hòa đại nghị (Ấn Độ, Italia, Singapore...)
▪ Khái niệm: là chính thể trong đó tổng thống là nguyên thủ quốc gia, là người
đứng đầu nhà nước. Nghị viện là cơ quan lập pháp, hành pháp thuộc chính phủ
do thủ tướng đứng đầu và phải chịu trách nhiệm trước nghị viện
▪ Đặc điểm:

✔ Nguyên thủ quốc gia là tổng thống (do nghị viện bầu ra)

✔ Quyền lập pháp thuộc về nghị viện, có quyền lực tối cao. Nghị viện do
nhân dân bầu ra
✔ Quyền hành pháp thuộc về chính phủ. Chính phủ do nghị viện bầu ra và
phải chịu trách nhiệm trước nghị viện. Đứng đầu chính phủ là thủ tướng
✔ Quyền tư pháp thuộc về toà án
d. Cộng hòa hỗn hợp (Pháp, Hàn, Nga, Peru...)
▪ Khái niệm: là sự kết hợp giữa chính thể cộng hòa đại nghị và chính thể cộng
hòa tổng thống. Trong đó, tổng thống đứng đầu nhà nước, vừa là nguyên thủ
quốc gia vừa là người đứng đầu hội đồng chính phủ. Thủ tướng giúp việc cho
tổng thống
▪ Đặc điểm:

✔ Tổng thống do nhân dân trực tiếp bầu ra, là nguyên thủ quốc gia, vừa lãnh
đạo vừa chính phủ (giống cộng hòa đại nghị)
✔ Quyền lập pháp thuộc về nghị viện. Nghị viện do nhân dân bầu. Nghị viện
có thể bị tổng thống giải tán (theo một số điều kiện nhất định)
✔ Quyền hành pháp thuộc về chính phủ

● Chính phủ gồm tổng thống đứng đầu. Tổng thống sẽ bổ nhiệm thủ
tướng. Thủ tướng là thủ lĩnh của đảng chiếm đa số trong nghị viện
● Chính phủ chịu trách nhiệm trước nghị viện (giống cộng hòa đại nghị).
Nghị viện chỉ có thể bỏ phiếu tín nhiệm với thủ tướng chứ không phải là
tập thể chính phủ
✔ Quyền tư pháp thuộc về tòa án
e. Cộng hòa dân chủ nhân dân
- Là các nhà nước XHCN không theo nguyên tắc phân quyền. Quốc hội nắm cả 3
quyền, phân công cho chính phủ quyền hành pháp, tòa án quyền tư pháp nhưng
chịu trách nhiệm trước quốc hội (Cuba, Lào, Việt Nam)
- Quyền bầu cử để lập ra các cơ quan nhà nước được pháp luật quy định cho tất cả
công dân
3. Hình thức cấu trúc nhà nước
3.1. Khái niệm hình thức cấu trúc nhà nước:
- Là sự cấu tạo nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và xác lập mối quan
hệ giữa chúng với nhau, giữa trung ương và địa phương
- Đơn vị hành chính lãnh thổ: là bộ phận hợp thành lãnh thổ của nhà nước, có địa
giới hành chính riêng, có các cơ quan nhà nước tương ứng được thành lập để thực
hiện quyền lực nhà nước
- Hình thức cấu trúc của nhà nước là sự phản ánh tổ chức bộ máy nhà nước theo
chiều “dọc”, nghĩa là phản ánh mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước ở trung
ương với địa phương
3.2. Phân loại hình thức cấu trúc nhà nước
- Cấu trúc nhà nước đơn nhất
- Cấu trúc nhà nước liên bang
Đơn nhất Liên bang
Là nhà nước có lãnh thổ toàn vẹn, thống Là nhà nước do 2 hay nhiều (nhà) nước
nhất được hợp thành từ các đơn vị hành thành viên (các bang) hợp hành
chính lãnh thổ không mang chủ quyền
quốc gia
Chỉ cần tồn tại duy nhất chủ quyền quốc Có hai loại chủ quyền quốc gia.
gia chung.
Có hai hệ thống cơ quan nhà nước.
Có hệ thống các cơ quan nhà nước thống
Có hai hệ thống pháp luật.
nhất từ trung ương đến địa phương.
Có sự phân chia quyền lực giữa liên
Chỉ có một hệ thống pháp luật thống
bang và các nước thành viên (bang).
nhất trên toàn lãnh thổ.
Công dân có 1 quốc tịch.
Đơn nhất giản đơn và đơn nhất phức tạp Liên bang giản đơn và liên bang phức
tạp
Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Ba Lan, Liên bang Nga, Hợp chủng quốc Hoa
Pháp... Kì, Liên bang Đức, Liên bang
Malaysia...

4. Chế độ chính trị


4.1. Khái niệm chế độ chính trị
- Là tổng thể các phương pháp (thủ đoạn) mà các cơ quan nhà nước sử dụng để thực
hiện quyền lực nhà nước
- Là phương pháp cai trị và quản lý xã hội của giai cấp cầm quyền
- Được hiểu là nội dung, phương thức tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị
của mỗi quốc gia, mà trọng tâm là của nhà nước
- Quyền tự do, dân chủ của công dân, mức độ tham gia của công dân vào quá trình
thiết lập các cơ quan chính quyền của nhà nước và thực hiện các chính sách nhà
nước
4.2. Phân loại chế độ chính trị
- Chế độ chính trị dân chủ: nhân dân chính là chủ thể của quyền lực nhà nước
- Chế độ chính trị phản dân chủ: nhân dân không phải là chủ thể của quyền lực nhà
nước, thể hiện tính độc tài
- Phương pháp dân chủ:
o Dân chủ trực tiếp: nhân dân trực tiếp giải quyết các công việc của nhà nước
thông qua trưng cầu ý dân, bầu cử
o Dân chủ gián tiếp: tiêu biểu bởi hình thức dân chủ đại diện, nghĩa là người dân
quyết định những vấn đề của đất nước thông qua những người đại diện của
mình (do mình bầu ra)
- Phương pháp phản dân chủ:
o Chế độ chuyên chế (chiếm hữu nô lệ, phong kiến)
o Chế độ phát xít, độc tài (phát xít Nhật, Đức trong CTTG II)
- Mối quan hệ giữa hình thức chính thể và chế độ chính trị:
o Hình thức chính thể là cách tổ chức quyền lực nhà nước. Chế độ chính trị là
cách thức thực hiện quyền lực nhà nước, cách thức cai trị
o Chính thể và chế độ chính trị có tính độc lập tương đối

You might also like