You are on page 1of 26

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO VÀ POHE

_____🖎🕮✍_____

BÀI TẬP LỚN


MÔN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Đề bài: So sánh và nêu mối quan hệ giữa pháp luật và tập quán? Cho ví dụ
minh hoạ? Phân tích thực trạng thực hiện tập quán ở Việt Nam hiện nay?

Hà Nội – 5/2023
MỤC LỤC

I. MỞ ĐẦU........................................................................................................3
II. NỘI DUNG....................................................................................................3
1. Pháp luật......................................................................................................3
1.1. Nguồn gốc.............................................................................................3
1.2. Khái niệm, đặc điểm,bản chất của pháp luật........................................4
1.3. Vai trò của pháp luật.............................................................................6
2. Tập quán......................................................................................................6
2.1. Định nghĩa.............................................................................................6
2.2. Nguồn gốc.............................................................................................7
2.3. Tính chất...............................................................................................8
2.4. Giá trị....................................................................................................9
3. Sự giống nhau và khác nhau giữa pháp luật và tập quán..........................10
3.1. Điểm giống nhau.................................................................................10
3.2. Điểm khác nhau..................................................................................11
4. Quan hệ giữa pháp luật và tập quán..........................................................14
4.1. Tập quán là nguồn hỗ trợ, bổ sung cho pháp luật...............................14
4.2. Tập quán là tiền đề giúp cho pháp luật đi vào đời sống xã hội...........15
4.3. Tập quán là nguồn nội dung của pháp luật.........................................16
4.4. Tác động của pháp luật tới tập quán...................................................17
4.5. Tác động của tập quán tới pháp luật...................................................17
5. Thực trạng thực hiện tập quán tại Việt Nam.............................................18
III. KẾT LUẬN...............................................................................................24

2
I. MỞ ĐẦU

Trong cuộc sống hiện tại, con người không thể sống mà không có pháp
luật. Pháp luật quy định những quy tắc xử sự chung mà con người phải tuân thủ
để xây dựng một xã hội văn minh. Pháp luật không phải ngẫu nhiên mà có mà
nó là sản phẩm của xã hội khi cơ sở kinh tế, xã hội đạt đến một trình độ nhất
định. Tuy nhiên, ở mỗi vùng miền, mỗi dân tộc từ xa xưa đã xuất hiện những
quy tắc ứng xử, những nếp sống, quy định riêng và tạo ra những bản sắc riêng
gọi là tập quán. Vậy tập quán và pháp luật có giống nhau hay không, có mối
liên hệ và tác động qua lại như thế nào? Ngoài ra việc thực hiện tập quán của
người Việt Nam hiện nay có ảnh hưởng đến xã hội ra sao cũng như pháp luật có
tác động thế nào với những hành vi đó là một vấn đề đáng để quan tâm. Chính
vì lẽ đó mà nhóm chúng tôi xin chọn đề tài: “So sánh và nêu mối quan hệ giữa
pháp luật và tập quán? Cho ví dụ minh hoạ? Phân tích thực trạng thực hiện tập
quán ở Việt Nam hiện nay?”

II. NỘI DUNG


1. Pháp luật
1.1. Nguồn gốc
Pháp luật là một khái niệm phức tạp, trải qua các thời đại và ở các khu
vực trên thế giới, những vấn đề như bản chất, nguồn gốc, vai trò, phạm vi điều
chỉnh của pháp luật... được nhận thức một cách khác nhau.
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định một cách khoa học
rằng: pháp luật là kết quả tất yếu khách quan của quá trình vận động lịch sử với
những nguyên nhân cụ thể.
Những nguyên nhân làm xuất hiện nhà nước cũng như pháp luật đều bắt
nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội của con người. Pháp luật ngay từ khi mới ra
đời chưa thể hoàn thiện cả về nội dung lẫn hình thức mà nó từng bước được
điều chỉnh sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và khả năng nhận thức
của con người. Pháp luật có thể hình thành bằng các con đường sau:

3
+ Một là, giai cấp thống trị thông qua nhà nước chọn lọc, thừa nhận
các quy tắc xử sự thông thường phổ biến trong xã hội nâng lên
thành các quy định pháp luật.
+ Hai là, nhà nước thông qua các cơ quan của mình ban hành các
quy phạm mới.
+ Ba là, nhà nước thừa nhận các cách xử lí được đặt ra trong quá
trình xử lí thông qua các sự kiện thực tế… như những quy định
chung để áp dụng cho các trường hợp tương tự sau đó.

1.2. Khái niệm, đặc điểm,bản chất của pháp luật


Khái niệm: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc
chung, do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ
xã hội theo mục tiêu, định hướng cụ thể.
Đặc điểm của pháp luật:
- Pháp luật mang tính quyền lực nhà nước: Pháp luật do nhà nước
ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, nghĩa là hình thành bằng
con đường nhà nước. Đảm bảo thực thi pháp luật trong đời sống xã hội
chính là đảm bảo quyền lực nhà nước được tác động đến mọi thành viên
trong xã hội. Vì vậy, pháp luật phải thuộc nhà nước, không tách rời và
mang tính quyền lực nhà nước.
- Pháp luật có tính quy phạm phổ biến: Các quy định pháp luật có
tính khuôn mẫu, chuẩn mực để hướn dẫn cách xử sự cho mọi chủ thể của
xã hội. Bất cứ ai, trong điều kiện hoàn cảnh nào đều phải biết được làm
gì, không được làm gì và làm như thế nào cho đúng với quy định pháp
luật. Pháp luật luôn là tiêu chuẩn để đánh giá hành vi của con người là
hợp pháp hay bất hợp pháp.
- Pháp luật có tính bắt buộc chung: Pháp luật có giá trị bắt buộc
thực hiện đối với mọi chủ thể trong xã hội, bất kỳ chủ thể nào ở trong
điều kiện hoàn cảnh đã dự liệu đều phải thực hiện theo đúng yêu cầu của
pháp luật, nếu không, hành vi của chủ thể bị coi là vi phạm.

4
- Pháp luật có tính hệ thống: Các chủ thể trong xã hội có mối quan
hệ rất đa dạng, một chủ thể có thể cùng lúc tham gia nhiều quan hệ trong
các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Do đó, pháp luật phải có một
hệ thống các quy tắc xử sự chung, chúng không tồn tại độc lập mà có mối
quan hệ nội tại và thống nhất, tạo nên một hệ thống pháp luật là chỉnh thể
thống nhất.
- Pháp luật có tính xác định về hình thức: Hình thức biểu hiện của
pháp luật là các nguồn luật đó là các tập quán pháp, tiền lệ pháp hay văn
bản quy phạm pháp luật. Xac định hình thức của pháp luật là cơ sở phân
biệt pháp luật với các quy định khác.
Những đặc điểm này cùng nhau tạo nên một cơ sở vững chắc cho
sự công bằng, trật tự và sự phát triển của xã hội trong hệ thống pháp luật.
Bản chất của pháp luật: Bản chất của pháp luật thể hiện thông qua tính
giai cấp và tính xã hội (hay giá trị xã hội) của nó. Pháp luật thể hiện ý chí của
giai cấp thống trị. Ý chí của giai cấp thống trị được nhà nước thể chế hoá thành
pháp luật và bảo đảm thực hiện.
- Tính giai cấp: Pháp luật là sự thể hiện ý chí của giai cấp thống trị
trong xã hội, là công cụ điều chỉnh quan hệ giữa các giai cấp theo chiều
hướng bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị. C.Mác và Ănghen khi
nghiên cứu về pháp luật tư sản đã đi đến kết luận: “Pháp luật tư sản
chẳng qua chỉ là ý chí của giai cấp tư sản được đề lên thành luật, cái ý
chí mà nội dung của nó là do điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp tư
sản quyết định.”
- Tính xã hội: Pháp luật ngoài việc bảo vệ lợi ích cho giai cấp
thống trị còn phải phản ánh ý chí và bảo vệ lợi ích cho các giai tầng khác
trong xã hội ở một mức nhất định. Ví dụ: Pháp luật tư sản ở giai đoạn
đầu, sau khi cách mạng tư sản thắng lợi, bên cạnh việc thể hiện ý chí của
giai cấp tư sản còn thể hiện nguyện vọng dân chủ và lợi ích của nhiều
tầng lớp khác trong xã hội. Đối với pháp luật xã hội chủ nghĩa cũng vậy,
bên cạnh việc pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân

5
lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong những điều kiện và hoàn cảnh
cụ thể của mỗi thời kỳ (mỗi giai đoạn nhất định của quá trình phát triển),
cũng phải tính đến ý chí và lợi ích của các tầng lớp khác.

1.3. Vai trò của pháp luật


Pháp luật góp phần tổ chức, quản lí và điều tiết nền kinh tế: Hệ thống
pháp luật góp phần vào việc sắp xếp, cơ cấu các ngành kinh tế do nhà nước xác
định rõ chế độ kinh tế, các thành phần kinh tế… thông qua pháp luật.Thể chế
hóa các đường lối, chủ trương về kinh tế nhằm đảm bảo sự quản lí của nhà nước
đối với nền kinh tế, đồng thời tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng và ổn
định.
Pháp luật là cơ sở cho việc tổ chức, hoạt động và giám sát đối với bộ
máy nhà nước: Thông qua pháp luật, các cơ quan nhà nước được xác định về
tên gọi, trình tự thành lập, cơ cấu tổ chức.Pháp luật cũng xác định luôn về chức
năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng cơ quan.
Pháp luật là cơ sở cho việc thiết lập các mối quan hệ ngoại giao hữu
nghị và hợp tác quốc tế: Bằng việc thừa nhận các tập quán quốc tế, thủ tục kí
kết, gia nhập các điều ước quốc tế, pháp luật chính là cơ sở pháp lí cần thiết cho
việc thiết lập quan hệ ngoại giao hữu nghị, thúc đẩy quá trình hợp tác quốc tế.
Đồng thời hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia và tạo hành lang pháp lí an
toàn cho các quan hệ hợp tác và phát triển.

2. Tập quán
2.1. Định nghĩa
Tập quán là một thuật ngữ có thể được hiểu theo nhiều cách tiếp cận
khác nhau. Dưới góc độ ngôn ngữ tập quán được hiểu là “thói quen được hình
thành đã lâu trong đời sống, được mọi người tuân theo”, là “những quy tắc xử
sự được hình thành một cách tự phát lâu ngày thành thói quen trong đời sống xã
hội hoặc giao lưu quốc tế, đang tồn tại và được các chủ thể thừa nhân như là
quy tắc xử sự chung”. Dưới góc độ pháp lý, tập quán là “thói quen đã thành nếp
trong đời sống xã hội, trong sản xuất và sinh hoạt thường ngày, được cộng đồng
6
nơi có tập quán đó thừa nhận và làm theo như một quy ước chung của cộng
đồng” (bản chất)
Trong BLDS 2015 thuật ngữ “tập quán” được định nghĩa tại khoản 1
Điều 5, theo đó: “Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định
quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình
thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp
dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một
lĩnh vực dân sự” (định nghĩa)
Ví dụ: Các ngày lễ, tết: Ngày tết lớn nhất trong năm chính là Tết Nguyên
Đán. Ngoài ra, còn nhiều những ngày lễ, tết đặc trưng khác. Đây là nét đặc
trưng lớn trong phong tục tập quán của Việt Nam.
- Tết trung thu: được gọi là ngày Tết của thiếu niên, nhi đồng được tổ
chức vào rằm tháng tám mỗi năm. Các em thiếu nhi sẽ được rước đèn lồng, phá
mâm cỗ và tặng quà,…
- Tết Thanh minh: (3/3) là dịp để con cháu hướng về tổ tiên nên con cháu
cần về với gia đình để tảo mộ, sửa sang lại ngôi mộ của tổ tiên, đắp đất lên để
nấm mồ được đầy đặn, làm sạch cỏ xung quanh và thắp hương, đốt vàng mã,
thành tâm khấn cho những người đã mất.
- Tết Đoan Ngọ: được tổ chức vào ngày 5/5 âm lịch nhằm đánh dấu một
giai đoạn mới mở đầu cho những may mắn, mùa màng được bội thu,… Trong
ngày này sẽ có nhiều tục lệ khác nhau như giết sâu bọ, tắm nước lá mùi, nhuộm
móng chân – móng tay, hái thuốc vào giờ Ngọ,…

2.2. Nguồn gốc


Các phong tục tập quán đều có nguồn gốc từ lâu đời và mỗi một phong
tục tập quán lại có những lịch sử hình thành khác nhau. Tất cả các phong tục tập
quán đều luôn mang tính lịch sử, tính dân tộc, tính vùng miền và tính giai cấp cụ
thể. Tính ổn định, bền vững của phong tục tập quán được hình thành chậm chạp
lâu dài trong quá trình phát triển lịch sử. Các phong tục tập quán chính là cơ chế
tâm lý bên trong, nó điều khiển, điều chỉnh hành vi, lối sống các thành viên

7
trong một nhóm. Phong tục tập quán sẽ xuất hiện và được lưu truyền từ thế hệ
này qua thế hệ khác bằng các con đường như là: truyền đạt, bắt chước thông qua
giao tiếp của cá nhân. Các phong tục tập quán đều có tính bảo thủ rất lớn nhưng
có tác động tâm lý mạnh mẽ tới đời sống vật chất và tinh thần của con người.

2.3. Tính chất


 Tập quán không mang tính quyền lực nhà nước:
Tập quán là loại quy phạm xã hội ra đời từ rất sớm, trước cả khi có sự ra
đời của nhà nước.Với tư cách là một loại công cụ điều chỉnh hành vi của con
người, tập quán là những chuẩn mực xã hội, giới hạn hành vi ứng xử của con
người sao cho phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng và được sự “nhất trí”
của cả cộng đồng. Tập quán không phản ánh ý chí, nguyện vọng của một giai
cấp, một tầng lớp trong xã hội mà nó phản ánh ý chí, nguyện vọng của toàn thể
cộng đồng, nhằm ổn định trật tự có lợi cho toàn thể các thành viên trong cộng
đồng.
 Tập quán mang tính cộng đồng:
Tập quán là sản phẩm của quá trình tích lũy, chắt lọc các kinh nghiệm
trong đời sống và sinh hoạt xã hội, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác vì thế nó tồn tại lâu bền trong đời sống xã hội, gần gũi với lối sống và tâm
lý của các thành viên trong cộng đồng.Các quy tắc tập quán, vì vậy, thường
được các thành viên trong cộng đồng thực hiện một cách tự giác, tự nguyện, ai
không thực hiện nghiêm chỉnh sẽ bị dư luận lên án và còn có thể phải chịu
những biện pháp trừng phạt của cộng đồng. Chính sức mạnh cưỡng chế tự nhiên
của tập quán đã hướng các thành viên trong cộng đồng xử sự phù hợp với các
chuẩn mực truyền thống, tạo nên sự gắn kết cũng như sự ổn định trong cộng
đồng.
 Tập quán mang tính đa dạng:
Sự phong phú, đa dạng của tập quán bắt nguồn từ chính cơ sở hình thành
nên loại quy phạm này. Tập quán hình thành, tồn tại gắn liền với hoạt động của
con người trên các lĩnh vực khác nhau và có mặt trong mọi giai đoạn phát triển

8
của xã hội loài người. Tập quán hình thành luôn gắn với một cộng đồng dân cư,
một lĩnh vực đời sống nhất định, nhằm mang lại lợi ích, đảm bảo trật tự riêng
cho từng cộng đồng mà mỗi một cộng đồng lại hướng đến các lợi ích khác nhau
và có các điều kiện kinh tế – xã hội, môi trường văn hóa riêng, do vậy, tập quán
của họ cũng khác nhau.
 Tập quán mang tính linh hoạt:
Tập quán là kết quả của quá trình hình thành và phát triển lâu dài trong
đời sống xã hội của mỗi cộng đồng, được truyền từ đời này sang đời khác chủ
yếu thông qua thực hành xã hội, do vậy, nhìn chung tập quán thường mang tính
ổn định và khó thay đổi. Tuy nhiên, với tư cách là một loại công cụ để quản lý
và điều hành xã hội thì tập quán luôn gắn bó mật thiết với các điều kiện thực
tiễn, phù hợp với điều kiện thực tiễn. Chính vì vậy, trong chừng mực nhất định
tập quán có khả năng tự biến đổi linh hoạt để thích ứng với sự phát triển của
thực tế cuộc sống.

2.4. Giá trị


Có thể nói, giá trị áp dụng của tập quán bắt nguồn từ chính những nét đặc
trưng riêng có của loại quy phạm xã hội này so với các loại quy phạm xã hội
khác. Giá trị của việc áp dụng tập quán trong điều chỉnh các quan hệ xã hội nói
chung, quan hệ dân sự nói riêng thể hiện ở một số phương diện cơ bản sau:
 Tập quán nguồn hỗ trợ, bổ sung cho pháp luật:
Thực tế cho thấy, “trong điều kiện mà trình độ phát triển của các cộng
đồng còn khác biệt thì các quy phạm pháp luật ở trình độ khái quát cao khó xâm
nhập vào các lĩnh vực cụ thể của đời sống cộng đồng”.rất khó để một nhà nước
có thể ban hành một hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh được hết mọi
vấn đề phát sinh trong xã hội, vì rằng, hệ thống các quy phạm pháp luật thì
mang tính ổn định, trong khi đó các quan hệ xã hội thì vô cùng đa dạng và luôn
phát triển không ngừng, do đó, khi xây dựng và ban hành các quy phạm pháp
luật, các nhà làm luật không thể dự liệu hết được các tình huống pháp lý phát
sinh trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội.trong khi đó tập quán lại rất phong phú

9
và đa dạng, với cơ chế điều chỉnh mềm dẻo, linh hoạt chính là nguồn hỗ trợ, bổ
sung quan trọng cho pháp luật trong điều chỉnh các quan hệ xã hội nói chung và
quan hệ dân sự nói riêng.
 Tập quán là tiền đề giúp cho pháp luật đi vào đời sống xã hội:
Tập quán có tác động không nhỏ đến việc tiếp nhận và thi hành pháp luật
của người dân.Trong chừng mực nhất định, tập quán dường như ăn sâu vào tiềm
thức của mỗi người và trở thành tiêu chuẩn cho hành vi ứng xử của mỗi thành
viên trong cộng đồng. Các quy tắc tập quán, vì vậy, thường được các thành viên
trong cộng đồng thực hiện một cách tự giác, tự nguyện, ai không thực hiện
nghiêm chỉnh sẽ bị dư luận lên án và còn có thể phải chịu những biện pháp
trừng phạt của cộng đồng. Tập quán do vậy, chính là tiền đề, là điều kiện khách
quan giúp cho pháp luật của nhà nước gần với đời sống của người dân hơn, dễ
được người dân chấp nhận hơn.
 Tập quán là nguồn nội dung của pháp luật:
Gắn lịch sử hình thành và phát triển của mình, các quốc gia, dân tộc trên
thế giới đều có các tập quán riêng để quản lý đời sống xã hội trong cộng đồng
của họ. Cùng với quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, thông
qua pháp điển hóa các nhà nước đã chuyển hóa rất nhiều các tập quán mang bản
sắc riêng của dân tộc mình thành các quy phạm pháp luật thành văn. Trên cơ sở
xác định đúng đắn vị trí, vai trò, giá trị của tập quán trong giai đoạn phát triển
hiện nay, trong Nghị quyết 48 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 Bộ Chính trị đã
chỉ rõ cần “nghiên cứu về khả năng khai thác, sử dụng án lệ, tập quán (kể cả tập
quán, thông lệ thương mại quốc tế) và quy tắc của các hiệp hội nghề nghiệp,
góp phần bổ sung và hoàn thiện pháp luật”.

3. Sự giống nhau và khác nhau giữa pháp luật và tập quán.


3.1. Điểm giống nhau

10
Pháp luật và tập quán đều là những quy tắc xử sự chung hay quy phạm xã
hội để hướng dẫn cách xử sự cho mọi người trong xã hội cho nên chúng đều có
các đặc điểm của các quy phạm xã hội đó là:
Pháp luật và tập quán đều là những khuôn mẫu, chuẩn mực để hướng dẫn
cách xử sự cho mọi người trong xã hội, để bất kỳ ai khi ở trong điều kiện, hoàn
cảnh do chúng dự liệu thì đều phải xử sự theo những cách thức mà chúng đã nêu
ra - Căn cứ vào pháp luật, tập quán, các chủ thể sẽ biết mình được làm gì, không
được làm gì, phải làm gì và làm như thế nào khi ở vào một điều kiện, hoàn cảnh
nhất định.
Pháp luật và tập quán đều là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá
hành vi của con người. Căn cứ vào các quy định của pháp luật, của tập quán, có
thể xác định được hành vi nào là hợp pháp, hành vi nào là hợp tập quán, hành vi
nào là trái pháp luật, hành vi nào là trái tập quán.
Pháp luật và tập quán đều được đặt ra không phải cho một chủ thể hay
một tổ chức, cá nhân cụ thể mà là cho tất cả các chủ thể tham gia vào quan hệ
xã hội do chúng điều chỉnh.
Pháp luật và tập quán đều được thực hiện nhiều lần trong thực tế cuộc
sống, bởi vì chúng được ban hành không phải để điều chỉnh một quan hệ xã hội
cụ thể, một trường hợp cụ thể mà để điều chỉnh một quan hệ xã hội chung, tức
là mọi trường hợp, khi điều kiện hoặc hoàn cảnh do chúng dự kiến xảy ra.
Cả pháp luật và tập quán đều tham gia điều chỉnh các quan hệ xã hội
nhằm thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội. Chúng hỗ trợ cho nhau để cùng phát
triển, và giải quyết các vấn đề xã hội. Ví dụ như, trong xét xử, một số trường
hợp người ta vẫn vận dụng “ tập quán đạo đức xã hội”.

3.2. Điểm khác nhau


 Thứ nhất, về nguồn gốc và sự tồn tại
Pháp luật chỉ ra đời và tồn tại trong những giai đoạn lịch sử nhất định,
giai đoạn có sự phân chia giai cấp, mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp.Còn tập
quán ra đời và tồn tại trong tất cả các giai đoạn phát triển của lịch sử.

11
 Thứ hai, về quá trình hình thành và phát triển
Có rất nhiều quan niệm về việc hình thành pháp luật, ở đây ta chỉ xét đến
thời điểm từ sau khi xã hội đã có sự phân chia giai cấp - khi xuất hiện chế độ
chiếm hữu nô lệ thì pháp luật mới ra đời, còn trước đó - xã hội công xã thị tộc
chưa có pháp luật.
Trong khi đó, tập quán được hình thành một cách tự phát trong một cộng
đồng dân cư nhất định, là thói quen ứng xử có tính chất lặp lại lặp lại hằng
ngày; được bảo đảm thực hiện bằng thói quen, bằng dư luận xã hội, bằng sức
thuyết phục của chúng và bằng các biện pháp cưỡng chế phi nhà nước nước, của
cộng đồng. Vì thế, tập quán thường thể hiện ý chí của một cộng đồng dân cư
trong những địa phương nhất định.
 Thứ ba, về chủ thể ban hành
Pháp luật có tính quyền lực nhà nước, bởi vì pháp luật được hình thành
bằng con đường nhà nước, do nhà nước đặt ra ( ví dụ như các quy định về tổ
chức bộ máy nhà nước), hoặc do nhà nước thừa nhận ( các phong tục, tập quán ,
các quan niệm, quy tắc đạo đức…) nên pháp luật luôn thể hiện ý chí của nhà
nước.
Phong tục tập quán là do một nhóm người , một cộng đồng dân cư, một
dân tộc đặt ra để điều chỉnh hành vi trong nội bộ nhóm người, trong cộng đồng
dân cư hay dân tộc đó.
 Thứ tư, về tính bắt buộc chung( tính quy phạm phổ biến)
Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, nó có giá trị bắt buộc phải tôn trọng
và thực hiện đối với mọi tổ chức và cá nhân có liên quan trong phạm vi lãnh thổ
quốc gia - Pháp luật có tác động bao trùm lên toàn xã hội, tới mọi tổ chức và cá
nhân có liên quan trong xã hội; đồng thới có tác động thường xuyên, liên tục
trên toàn lãnh thổ và trong nhiều lĩnh vực hoạt động của xã hội.
Tính quy phạm của phong tục tập quán hẹp hơn pháp luật về không gian
và đối tượng tác động.
 Thứ năm, về biện pháp bảo đảm thực hiện

12
Pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp, từ
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, thuyết phục, động viên, khen thưởng, tổ chức
thực hiện cho đến áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước để buộc cá nhân,
tổ chức trong xã hội phục tùng ý chí nhà nước. Do đó, pháp luật khác phong tục
tập quán vì pháp luật mang tính nhà nước.
Còn phong tục tập quán không mang tính nhà nước mà mang tính xã hội
nên quy tắc xử sự này chỉ có thể tác động trong một phạm vi hẹp và được đảm
bảo chấp hành bằng thói quen, dư luận xã hội hoặc một số biện pháp cưỡng chế
như: Đuổi ra khỏi cộng đồng, bị xa lánh, đặt ngoài dư luận,...
 Thứ sáu, về tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
Pháp luật có tính xác dịnh về hình thức, tức là pháp luật thường được thể
hiện trong những hình thức nhất định, có thể là tập quán pháp, tiền lệ pháp hoặc
văn bản quy phạm pháp luật. Trong các văn bản quy phạm pháp luật, các quy
định của pháp luật thường rõ ràng, cụ thể, bảo đảm có thể được hiểu và thực
hiện thống nhất trong một phạm vị rộng.
Trái lại, phong tục tập quán mang tính cục bộ, địa phương, mỗi cộng
đồng dân cư có những phong tục tập quán khác nhau. Hình thức lưu trữ chủ yếu
là truyền miệng, tồn tại dưới hình thức bất thành văn nên có tính ước lệ, độ
chính xác không cao, không có hệ thống rõ ràng dẫn đến việc áp dụng nhiều khi
không thống nhất, dễ tuỳ tiện.
 Thứ bảy, về tính hệ thống
Pháp luật có tính hệ thống, bởi vì pháp luật là mọi hệ thống các quy phạm
để điều chỉnh nhiều loại quan hệ xã hội phát sinh trong các lĩnh vực khác nhau
của đời sống như dân sự, kinh tế, lao động,..., song các quy phạm đó không tồn
tại về một cách biệt mà giữa chúng có mối liên hệ nội tại và thống nhất với nhau
để tạo nên một chỉnh thế là hệ thống pháp luật.
Trong khi đó, tập quán không có tính hệ thống. Ví dụ: tập quán về ma
chay và tập quán về cưới hỏi là hoàn toàn khác biệt nhau và không có liên quan
tới nhau.
 Cuối cùng, về tính sáng tạo ( tính định hướng)

13
Không chỉ điều chỉnh những mối quan hệ xã hội, pháp luật ít nhiều còn
mang tính cương lĩnh, tính” sáng tạo” vạch ra xu thế phát triển trong tương lai
của xã hội. Bởi vậy, pháp luật luôn giữ vai trò chi phối sự tồn tại và phát triển
của các quy phạm khác. Ví dụ như những quan hệ liên quan đến việc tổ chức bộ
máy nhà nước,..
Phong tục tập quán thường không mang tính định hướng cho sự phát triển
của xã hội . Nó chỉ mang tính thực tế để điều chỉnh những mối quan hệ trong xã
hội mà pháp luật không điều chỉnh được . Ví dụ như tập quán ma chay, cưới
hỏi,....

4. Quan hệ giữa pháp luật và tập quán


Phong tục, tập quán là một bộ phận quan trọng của hệ thống văn hóa,
phản ánh “nhãn quan” của một cộng đồng dân tộc về môi trường sống xung
quanh và những quy tắc ứng xử tương ứng của cộng đồng. Các ứng xử đó lặp
đi, lặp lại nhiều lần tạo thành nếp sống, nếp nghĩ, biểu hiện rõ nét ở các phong
tục, tập quán. Chính các phong tục, tập quán lâu đời này đã tạo nên truyền thống
văn hóa, nét đặc thù, điểm khác biệt, hình thành bản sắc của cộng đồng, dân tộc.
Phong tục, tập quán, văn hóa được hình thành trên nền tảng tâm lý xã hội
của một cộng đồng, ý thức hệ của một dân tộc. Văn hóa tạo nên sự gắn kết giữa
các cá nhân và cộng đồng xã hội trong tính thống nhất và phổ biến. Từ nhận
thức chung về thế giới quan và chịu ràng buộc bởi các quy định của luật tục,
phong tục, tập quán đã ảnh hưởng sâu sắc đến suy nghĩ, hành vi của mỗi con
người, quy định lại những suy nghĩ, hành vi của họ. Từ đó, tạo nên tâm lý xã
hội cộng đồng và chuyển hóa cao hơn thành ý thức hệ của một dân tộc, thành
thượng tầng kiến trúc của dân tộc, đó là tư tưởng.

4.1. Tập quán là nguồn hỗ trợ, bổ sung cho pháp luật


Ở Việt Nam hiện nay, sự phát triển ở các vùng miền, các dân tộc còn
không đồng đều, vẫn còn có sự chênh lệch không nhỏ về trình độ phát triển, đời
sống văn hóa, tinh thần giữa các vùng miền, cộng đồng dân cư. Vì vậy, không

14
phải khi nào và ở đâu, các quy phạm pháp luật với tính khái quát cao cũng hoàn
toàn phù hợp để điều chỉnh một cách chính xác, thỏa đáng những vấn đề pháp lý
phát sinh ở các vùng miền, các cộng đồng dân cư khác nhau đó. “Do vậy, mỗi
một cộng đồng làng xã cụ thể luôn cần đến các quy định cụ thể, gần gũi, dễ
hiểu, dễ thực hiện cho mọi thành viên trong làng, phản ánh được nhu cầu tổ
chức và phát triển của mỗi làng, xã cụ thể”. Điều này đặt ra nhu cầu tất yếu phải
áp dụng tập quán nhằm hỗ trợ cho pháp luật quản lý xã hội.
Sẽ khó để một nhà nước có thể ban hành một hệ thống các quy phạm
pháp luật điều chỉnh được hết mọi vấn đề phát sinh trong xã hội, do đó, khi xây
dựng và ban hành các quy phạm pháp luật, các nhà làm luật không thể dự liệu
hết được các tình huống pháp lý phát sinh trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
Nói cách khác, nhà nước không thể áp dụng luật pháp đến với mọi lĩnh vực, mọi
ngõ ngách của đời sống xã hội, vì thế, trong thực tiễn sẽ luôn có những tình
huống thiếu pháp luật thành văn để điều chỉnh, trong khi đó tập quán lại rất
phong phú và đa dạng, với cơ chế điều chỉnh mềm dẻo, linh hoạt chính là nguồn
hỗ trợ, bổ sung quan trọng cho pháp luật trong điều chỉnh các quan hệ xã hội
nói chung và quan hệ dân sự nói riêng.
Ví dụ:
- Phong tục giỗ Tổ Hùng Vương là phong tục tốt đẹp được Nhà nước
thừa nhận và được đảm bảo thực hiện không chỉ ở Phú Thọ mà còn được đảm
bảo trên toàn quốc gia.
- Phong tục bảo vệ rừng thiêng của người H’mông.

4.2. Tập quán là tiền đề giúp cho pháp luật đi vào đời sống xã hội
Tập quán có tác động không nhỏ đến việc tiếp nhận và thi hành pháp luật
của người dân. Tập quán lạc hậu sẽ trở thành lực cản trong việc tiếp nhận và thi
hành pháp luật. Ngược lại, tập quán tiến bộ sẽ đóng vai trò tích cực trong việc
tiếp nhận và thi hành pháp luật một cách tự giác của người dân. Việc áp dụng
tập quán tốt đẹp sẽ đóng vai trò tích cực trong việc xây dựng tình đoàn kết nội
bộ, giải quyết các tranh chấp bằng con đường hoà giải, giải quyết linh hoạt, kịp

15
thời, có tình, có lý các mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư, phù hợp với điều
kiện của từng địa phương bảo đảm ổn định trật tự xã hội và do vậy, sẽ hỗ trợ
cho việc thực hiện pháp luật, xây dựng ý thức pháp luật.
Yếu tố tập quán chính là tiền đề, là điều kiện khách quan giúp cho pháp
luật của nhà nước gần với đời sống của người dân hơn, dễ được người dân chấp
nhận hơn. Ví dụ: luật cấm đánh bắt cá với các hình thức. Các phương pháp gây
hại cho nguồn lợi thủy sản như xung điện, chất nổ, hóa chất ... Những tập quán
rất cụ thể như loại hình đánh bắt nào bị cấm và loại cá nào bị cấm. Vì vậy, vai
trò bổ trợ và hỗ trợ của hải quan là rất rộng.

4.3. Tập quán là nguồn nội dung của pháp luật


Gắn lịch sử hình thành và phát triển của mình, các quốc gia, dân tộc trên
thế giới đều có các tập quán riêng để quản lý đời sống xã hội trong cộng đồng
của họ. Ở Việt Nam hiện nay, trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật nhà nước cũng đã thừa nhận rất nhiều những tập quán tốt đẹp có sẵn,
biến chúng thành pháp luật.
Tập quán không chỉ là nguồn bổ sung cho pháp luật, là tiền đề khách
quan đưa pháp luật vào cuộc sống mà còn là nguồn nội dung của pháp luật, là
“chất liệu quý” để hoàn thiện một nền pháp luật tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc. Vì vậy, trên cơ sở xác định đúng đắn vị trí, vai trò, giá trị của tập quán
trong giai đoạn phát triển hiện nay,
Ví dụ: Nghị quyết 48 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 Bộ Chính trị đã
chỉ rõ cần “nghiên cứu về khả năng khai thác, sử dụng án lệ, tập quán (kể cả tập
quán, thông lệ thương mại quốc tế) và quy tắc của các hiệp hội nghề nghiệp,
góp phần bổ sung và hoàn thiện pháp luật”.
Dù xã hội đã có những biến đổi theo thời gian nhưng những giá trị tích
cực của tập quán xưa vẫn tồn tại vững chắc qua các thế hệ. Bởi lẽ, nhân dân
Việt Nam vốn có tinh thần trân quý những giá trị truyền thống, có những

16
phương pháp lưu giữ tập quán rất bền vững. Đây chính là điều kiện quan trọng
để đảm bảo tính khả thi cho việc áp dụng tập quán.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, không phải tập quán nào tồn tại trên thực tế
cũng tiến bộ, cũng hoàn toàn phù hợp để áp dụng trong điều kiện hiện nay.
Ví dụ: Trong lời “Tựa” cuốn “Việt Nam Phong Tục”, nhà nghiên cứu
Phan Kế Bính cũng đã khẳng định: “đại để tục gì cũng vậy, phải trải lâu tháng
lâu năm mới thành được, mà trong những tục ấy cũng có tục hay, cũng có tục
dở”.
Vì vậy, để phát huy được vai trò, giá trị của tập quán trong điều chỉnh các
quan hệ xã hội nói chung, quan hệ dân sự nói riêng, góp phần đảm bảo quyền
lợi chính đáng cho các chủ thể, cũng như đảm bảo trật tự xã hội thì việc áp dụng
tập quán cần phải tuân theo những nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo trong
quá trình áp dụng tập quán có thể kế thừa được những tập quán tích cực và loại
bỏ được những tập quán tiêu cực.

4.4. Tác động của pháp luật tới tập quán


Pháp luật có thể góp phần củng cố, phát huy vai trò, tác dụng thực tế của
các tập quán khi chúng phù hợp với ý chí của nhà nước và được thừa nhận trong
pháp luật.
Ví dụ: Các phong tục ăn Tết cổ truyền, Giỗ Tổ Hùng Vương khi được
Nhà nước thừa nhận thì sẽ được Nhà nước bảo đảm thực hiện, tạo điều kiện cho
các phong tục đó được củng cố, phát huy vai trò, tác dụng trong thực tế thông
qua việc cho phép người lao động, giáo viên, học sinh, sinh viên được nghỉ để
ăn Tết, ăn Giỗ, tổ chức các nghi lễ quốc gia để kỷ niệm những ngày này.
Ngược lại, pháp luật cũng có thể góp phần loại trừ, thanh toán dần các tập
quán trái với ý chí của nhà nước, lạc hậu, không phù hợp với tiến trình phát
triển của xã hội.
Ví dụ: Phong tục thách cưới, tục cướp vợ... đã làm trái với điều 2 luật hôn
nhân và gia đình năm 2014: Hôn nhân là tự nguyện, trên cơ sở tình yêu giữa
nam và nữ, cấm yêu sách của cải trong việc cưới hỏi…

17
4.5. Tác động của tập quán tới pháp luật
a. Đối với việc hình thành pháp luật
Nhiều tập quán phù hợp với ý chí của nhà nước được thừa nhận
trong pháp luật đã góp phần tạo nên pháp luật
Ví dụ: tập quán xác định họ hoặc xác định dân tộc cho con, tập
quán giải thích giao dịch dân sự… ở nước ta.
Những tập quán trái với ý chí của nhà nước sẽ trở thành tiền đề để
hình thành nên những quy phạm thay thế chúng, từ đó góp phần hình
thành nên pháp luật
Ví dụ: tập quán sản xuất pháo và đốt pháo, phong tục thách cưới…
ở nước ta.
b. Đối với việc thực hiện pháp luật
Những tập quán phù hợp với ý chí của nhà nước, được thừa nhận
trong pháp luật sẽ góp phần làm cho pháp luật được thực hiện một cách
nghiêm chỉnh, tự giác hơn, bởi vì các tập quán đó đã ngấm sâu vào tiềm
thức của nhân dân thành thói quen xử sự của họ.
Ngược lại, những phong tục, tập quán trái với ý chí của nhà nước
sẽ cản trở việc thực hiện pháp luật trong thực tế. Việc sản xuất pháo và
đốt pháo ở nước ta đã bị Nhà nước cấm từ lâu nhưng một số người vẫn
lén lút thực hiện, đó là hành vi vi phạm pháp luật nên đã cản trở việc thực
hiện pháp luật.

5. Thực trạng thực hiện tập quán tại Việt Nam


Hiện nay, người dân Việt Nam hầu hết đã có ý thức giữ gìn, xây dựng và
phát huy các giá trị truyền thống văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc.
Nhiều lễ hội văn hóa, nghề truyền thống, phong tục tốt đẹp, tiến bộ được khôi
phục, giữ gìn và phát huy; nhiều hủ tục, phong tục không còn phù hợp từng
bước được xóa bỏ, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân.

18
Có thể kể đến những phong tục tập quán đã có từ lâu đời của nhân dân
Việt Nam như Tết Nguyên Đán - là Tết lớn nhất trong năm của Việt Nam từ
thuở "khai quốc". Chưa có tài liệu nào xác định nguồn gốc sự ra đời của ngày
Tết Nguyên Đán ở Việt Nam. Với ý nghĩa về sự khởi đầu của một mùa mới,
một giai đoạn mới nên đây là lễ Tết đặc biệt trong đời sống người Việt. Tết
Nguyên Đán không chỉ là thời điểm chuyển giao từ mùa này sang mùa khác,
năm này qua năm khác mà còn chứa trong đó nhiều ý nghĩa văn hóa, tâm linh.
Đây là dịp để người nông dân bày tỏ lòng thành kính đến các vị thần linh như
thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước, thần Mặt trời,... và cầu cho một năm
mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Bên cạnh đó, Tết còn được coi là ngày
“làm mới”, ngày để mọi người có thể hy vọng vào một năm mới an lành, sung
túc, thuận lợi trong cả năm và gác lại mọi điều không may mắn trong năm cũ.
Dịp Tết còn là khoảng thời gian tụ họp, đoàn viên gia đình. Con cháu đi làm ăn
xa, dù bận đến mấy cũng cố gắng về ăn Tết với gia đình. Mọi người ai nấy đều
cố hoàn thành công việc, giải quyết công nợ xong hết trước Tết, để có thể đón
một năm mới thanh thản, an vui.
Mỗi khi Tết đến, mọi gia đình đều chuẩn bị sắm sửa quần áo đón Tết,
trang trí nhà cửa cùng với đó là các hoạt động cúng bái tổ tiên đêm Giao thừa,
cơm Tất niên,... Các hoạt động này giúp gắn kết các thành viên trong gia đình
và thể hiện một truyền thống tốt đẹp tại Việt Nam. Tuy nhiên, có những hoạt
động đã gây tổn hại đến xã hội và môi trường. Có thể kể đến hoạt động đốt vàng
mã, đây là phong tục truyền thống không chỉ những ngày Tết mà còn ở những
ngày mùng Một hay ngày rằm. Tập tục này tin rằng, sau khi chết, con người sẽ
tồn tại dưới âm phủ vĩnh hằng và sau khi thắp nhang dâng cúng lễ vật, người
sống sẽ đốt hóa vàng mã để gửi sang thế giới bên cho thần linh và những người
quá cố. Càng ngày khi kinh tế con người trở nên dư dả hơn, họ mua rất nhiều
vàng mã để đốt cho những người âm. Dần đà nó đã trở thành sự ganh đua, họ
quan niệm rằng cứ gửi sang bên kia càng nhiều thì càng có nhiều lộc, phát tài,...
nên đã đốt rất nhiều. Nền sản xuất đồ vàng mã từ đó cũng đã phát triển rất nhiều

19
khi đã sản xuất thêm nhiều mẫu mã với các loại khác nhau như quần áo, giày
dép, ô tô, xe máy, điện thoại,... bằng giấy để đáp ứng nhu cầu của mọi nhà.
Theo tính toán từ số liệu khảo sát mức sống hộ gia đình do Tổng cục
Thống kê điều tra cho thấy, người Việt Nam chi cho vàng mã, đồ cúng cao hơn
nhiều so với chi tiêu cho đồ chơi và sách truyện cho trẻ em dưới 18 tuổi. Tổng
mức chi tiêu cho cúng lễ vào khoảng 13.000 tỷ đồng năm 2012 và tăng thêm
3.000 tỷ đến năm 2016. Trong khi số tiền chi cho sách truyện và đồ chơi trẻ em
bình quân trong năm 2012 và 2016 là hơn 1600 tỷ và 2100 tỷ đồng. Ta có thể
thấy rằng khoản chi tiêu cho vàng mã cao gấp 8 lần so với chi tiêu đồ chơi và
sách truyện cho trẻ em dưới 18 tuổi. Nghiên cứu này được tiến sĩ Nguyễn Việt
Cường, giảng viên Trường đại học Kinh tế quốc dân và hiện là Phó viện trưởng
Viện Nghiên cứu cứu phát triển Mêkông, thực hiện. Theo ông, trong số liệu
khảo sát mức sống hộ gia đình của Tổng cục Thống kê, số tiền mua đồ cúng lễ
này chỉ là tiền mua vàng mã, hương hoa (tức là không bao gồm bánh kẹo, quả
hay thịt cá dùng để cúng lễ). Tiến sĩ Cường đã nói “Sách truyện và đồ chơi được
cho là đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ và là một trong
những chỉ số đo lường nghèo đa chiều trẻ em của UNICEF. Theo báo cáo nghèo
đa chiều trẻ em của UNICEF thì khoảng 20% trẻ em 0 - 4 tuổi không có đồ chơi
vào năm 2014. Tín ngưỡng là quan trọng nhưng chi tiêu ra sao cho hợp lý cũng
quan trọng không kém. Thay vì lãng phí quá nhiều tiền vào vàng mã hay đồ
cúng, chúng ta nên mua thêm sách truyện cho trẻ nhỏ".
Ngoài ra, tập quán đốt vàng mã còn ảnh hưởng đến sự an toàn cháy nổ
cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường. Quá trình đốt vàng
mã sẽ phát tán bụi và các khí độc làm tổn hại sức khỏe con người cũng như môi
trường không khí xung quanh.
Hiện nay đã có một số quy định của pháp luật về việc thực hiện tập tục
này, cụ thể tại Điều 15 Nghị định 158/2013/NĐ-CP của Chính phủ: Phạt cảnh
cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi đốt vàng
mã không đúng nơi quy định tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa. Hay
trên địa bàn thành phố Hà Nội, theo Nghị quyết 08/2014/NQ-HĐND: Phạt tiền

20
từ 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi đốt vàng mã không đúng
nơi quy định tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa. (theo hành vi quy
định tại Khoản 1 Điều 15). Thế nhưng những quy định này chưa thực sự phổ
biến, chưa được áp dụng nhiều và vẫn còn nhiều đối tượng vi phạm. Chúng ta
vẫn chỉ có những biện pháp tuyên truyền cho người dân về vấn đề hạn chế sử
dụng vàng mã chứ pháp luật về phong tục này chưa thực sự hiệu quả và có thể
áp dụng rộng rãi đối với phong tục lâu đời này.
Có một sự thật đáng buồn hơn là ở một số tỉnh thành vẫn còn những hủ
tục lạc hậu gây ảnh hưởng xấu đến xã hội. Hà Giang là một tỉnh nằm ở cực Bắc
của Tổ quốc, nơi sinh sống của 19 dân tộc anh em. Ở Hà Giang đã và đang lưu
giữ những phong tục tập quán vô cùng phong phú. Theo kết quả kiểm kê di sản
năm 2021, Hà Giang còn lưu giữa 131 di sản văn hóa vật thể và 446 di sản văn
hóa phi vật thể. Bên cạnh những phong tục tập quán tốt đẹp, trong cộng đồng
các dân tộc thiểu số ở Hà Giang, nơi vùng sâu, vùng xa vẫn còn tồn tại các hủ
tục, phong tục, tập quán lạc hậu đã gây nhiều hệ lụy xấu cho xã hội. Tục "kéo
vợ" là nét đẹp truyền thống trong cộng đồng người H’Mông ở vùng cao Hà
Giang. Theo truyền thống của người H’Mông, khi con trai trong gia đình đến
tuổi kết hôn và tìm được người muốn kết hôn thì cha mẹ sẽ chuẩn bị một số sính
lễ để sang nhà gái dạm hỏi. Sính lễ chuẩn bị cho mỗi cuộc dạm ngõ khá đơn
giản, bao gồm một chiếc ô vải đen có buộc khăn ở giữa, một đôi gà luộc và vài
lít rượu ngô. Theo tục lệ, nhà trai phải sang nhà gái ít nhất từ hai lần trở lên thì
nhà gái mới đồng ý gả con. Ngoài ra trong nhiều trường hợp, khi đôi trai gái yêu
nhau mà nhà gái nhất quyết cấm cản thì người con trai sẽ hẹn người con gái nửa
đêm đợi cha mẹ ngủ say, cô lén mở cửa và theo chàng trai về nhà làm vợ chồng.
Đó có lẽ là lý do tục lệ "bắt vợ" ra đời và trở thành một nét đẹp rất riêng, cầu
nối tình yêu cho những cặp đôi bị gia đình cấm cản. Đây thực chất là hình thức
hợp pháp hóa vợ chồng cho đôi trai gái yêu nhau mà không cần nhiều sính lễ.
Tuy nhiên, phong tục này đang có sự biến tướng, trở thành hủ tục "bắt
vợ". Ðầu năm 2022, tại thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc xảy ra vụ việc
"bắt vợ" gây xôn xao dư luận. G.M.C, sinh năm 2006, trú tại thôn Hấu Chúa, xã

21
Giàng Chu Phìn, huyện Mèo Vạc cố tình lôi kéo một cô gái trẻ "bắt" về làm vợ,
mặc cho cô gái gào khóc, van xin. Chỉ đến khi có mặt cán bộ Công an xã Pả Vi,
việc làm này mới dừng lại. Cơ quan công an đã vào việc để giải quyết vụ việc
nhưng không có đủ căn cứ để xử lý hành vi của G.M.C về tội “bắt, giữ hoặc tạm
giam người trái pháp luật" theo quy định tại điều 157 – BLHS năm 2015 cũng
như xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại nghị định 144/2021 NĐ-CP của
Chính phủ.
Nhận thức của nhiều người còn chưa đúng dẫn đến khi thực hiện phong
tục đó đã gây ảnh hưởng xấu đến xã hội. Một hiện tượng có thể thấy là “Tảo
hôn”, do chưa có những hiểu biết về pháp luật nên hiện tượng này trở nên khá
phổ biến ở vùng Trung du miền Núi phía Bắc, trong đó Hà Giang có tới 73.772
trường hợp. - theo Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê tiến hành Điều tra
thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS lần thứ 2 năm 2019. Những người con trai
chưa đủ tuổi đã có hành vi ép buộc con gái, bắt về làm vợ như trường hợp ở bên
trên. Cũng theo thống kê, 11% phụ nữ tuổi từ 20 đến 49 đã kết hôn hoặc đã
sống chung như vợ chồng trước tuổi 18. Ngoài ra, tuổi kết hôn trung bình của
người dân tộc thiểu số tảo hôn năm 2018 là 17,5 tuổi đối với nam và 15,8 tuổi
đối với nữ. Như vậy, nam giới kết hôn sớm hơn 2,5 tuổi, nữ giới kết hôn sớm
hơn 2,2 tuổi so với quy định của pháp luật.
Nắm bắt được tình hình đó, đầu năm 2022, Tỉnh ủy Hà Giang ban hành
Nghị quyết số 27-NQ/TU về "Xóa bỏ hủ tục, xây dựng nếp sống văn minh" giai
đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn các tập
quán, phong tục lạc hậu trong cộng đồng các dân tộc thiểu số. Theo Bí thư Tỉnh
ủy Hà Giang Ðặng Quốc Khánh, xóa bỏ hủ tục đã tồn tại lâu đời trong đồng bào
dân tộc là việc làm khó, cần bền bỉ thực hiện. Quan trọng nhất là các địa
phương phải vào cuộc quyết liệt, bền bỉ và chủ động thực hiện các giải pháp
phù hợp thực tiễn, không cứng nhắc. Xây dựng chế tài xử lý nhưng không nóng
vội, không ép buộc; lấy tuyên truyền, vận động là chính nhằm thay đổi tư duy,
nhận thức của người dân. Cán bộ, đảng viên là người tiên phong, gương mẫu đi
đầu xóa bỏ hủ tục. Xã Sà Phìn, huyện Ðồng Văn tổ chức gặp mặt, tuyên truyền

22
tới bí thư chi bộ, trưởng thôn, người có uy tín, trưởng dòng họ về các hủ tục và
những hậu quả của hủ tục, đồng thời chỉ đạo hệ thống chính trị của địa phương
tuyên truyền, vận động người dân xóa bỏ hủ tục. Tại huyện Mèo Vạc, nơi tồn tại
hủ tục tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, biến tướng từ tục "kéo vợ", huyện đã
xây dựng các mô hình điểm về xóa bỏ hủ tục ở các xã, thị trấn và thành lập tổ
vận động ở tất cả các thôn. Nghị quyết này đã được các địa phương triển khai
nghiêm túc và tạo ra những chuyển biến tích cực. Hầu hết các dòng họ, các thôn
vùng cao đã tuyên truyền, vận động giúp người dân nâng cao nhận thức, từ đó
xóa bỏ những hủ tục trong tang ma như rút ngắn thời gian, không giết mổ nhiều
gia súc, đưa người chết vào áo quan. Nhờ đó, từ đầu năm 2022 đến nay, không
có trường hợp hôn nhân cận huyết thống; ngăn chặn kịp thời hàng trăm trường
hợp tảo hôn.
Pháp luật Việt Nam cũng đã quy định ở khoản 8 Điều 3 Luật hôn nhân và
gia đình 2014: Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên
chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này. Dẫn
chiếu đến điểm a khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014: Nam từ đủ 20
tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. Tảo hôn là một hành vi vi phạm pháp luật,
khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: Nghiêm cấm các
hành vi tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn. Và việc tổ
chức lấy vợ, lấy chồng chưa đủ tuổi sẽ bị xử phạt hành chính hoặc hình sự tại
Điều 47 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP và Điều 183 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Hiện nay ở những vùng dân tộc thiểu số, những khu vực vùng sâu vùng
xa trên khắp đất nước vẫn còn những hủ tục lạc hậu như: Kiêng cữ cái chết xấu;
cúng ốm đau và khấn cầu thần linh; kiêng kỵ vật nuôi phóng uế,... Các cơ quan
chức năng và chính phủ đã có những yêu cầu văn bản về việc xóa bỏ các phong
tục không còn phù hợp và tuyên truyền đến với người dân về ảnh hưởng xấu
cũng như những quy định pháp luật có liên quan để từ đó nâng cao nhận thức và
ổn định cuộc sống hơn.

23
III. KẾT LUẬN
Tuy có những sự khác biệt nhất định, pháp luật và tập quán đều thể hiện
những quy tắc xử sự của con người đối với xã hội và cộng đồng, là những
khuôn mẫu, chuẩn mực để hướng dẫn cách xử sự cho mọi người trong xã hội và
xác định giới hạn cũng như đánh giá hành vi của con người. Ngoài ra, chúng có
mối liên hệ chặt chẽ với nhau và có sự tác động qua lại lẫn nhau để góp phần
hoàn thiện và phát triển nên một xã hội văn minh, ổn định.
Qua đó, ta cũng thấy được thực trạng thực hiện tập quán tại Việt Nam tuy
đã có sự phát triển, vẫn còn một số vấn đề phải cải thiện, vẫn còn một số hạn
chế của pháp luật trong việc can thiệp và kiểm soát đối với một số tập quán, đặc
biệt ở những nơi vùng sâu vùng xa, khu vực kém phát triển. Vì vậy, chúng tôi
nghiên cứu đề tài này để đem lại cái nhìn sâu sắc hơn về mối liên hệ giữa pháp
luật và tập quán nhằm nâng cao nhận thức của công dân trong việc thực hiện tập
quán, cải thiện đời sống xã hội.

24
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Pháp luật đại cương


2. Quốc hội, Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13
3. Chính phủ, Nghị định số 82/2020/NĐ-CP
4. Tỉnh ủy Hà Giang, Nghị quyết số 27-NQ/TU
5. Tổng cục Thống kê, Điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS lần thứ 2
năm 2019
6. Chính phủ, Điều 15 Nghị định 158/2013/NĐ-CP
7. Người Việt chi cho vàng mã, đồ cúng nhiều gấp 8 lần sách cho trẻ em.
(2018). Retrieved 27 May 2023, from https://thanhnien.vn/nguoi-viet-chi-cho-
vang-ma-do-cung-nhieu-gap-8-lan-sach-cho-tre-em-185737687.htm
8. VTV, B. (2022). Hiểu đúng hơn về tục lệ 'kéo dâu - bắt vợ'. Retrieved 27
May 2023, from https://vtv.vn/xa-hoi/hieu-dung-hon-ve-tuc-le-keo-dau-bat-vo-
20220212111743786.htm
9. Phong tục tập quán là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa và lấy ví dụ?. (2023). Retrieved
27 May 2023, from https://luatduonggia.vn/phong-tuc-tap-quan-la-gi-nguon-
goc-y-nghia-va-lay-vi du/?
25
fbclid=IwAR3d25beM0h_SWia408vK0fcvnshGURrFA7tWmvj_HFFymrhRsc
NxUXGJJw

26

You might also like