You are on page 1of 2

1.

Nền kinh tế thị trường

Là một nền kinh tế gồm nhiều thành phần, các loại hình sở hữu cùng tham gia, vận động trong
một cơ chế bình đẳng và ổn định.

Theo adam smith nền kt tự điều tiết, vận động theo qui luật không can thiệp của nhà nước

Theo J.M KEYNES có sự can thiệp trực tiếp của nhà nước

2. Khu vực kinh tế nhà nước

Khu vưc kinh tế thuộc sở hữu quản lý, điều hành, tổ chức các hoạt động, sản xuất ( ngân hàng, quĩ
dự trữ quốc gia, tài nguyên quốc gia)

3. Tính qui luật phát triển khách quan

Lợi ích tạo động lực lao động một cách tích cực, tự giác

Trong nền kinh tế hành vi mọi người Điều tiết thông qua cơ chế thị trường (cơ chế trao đổi
hàng hóa một cách tự nguyện, thỏa thuận theo quy luật cung - cầu

Hạn chế sự phân hóa giàu nghèo, mất công bằng phải có nhà nước

Song song với sự phát triển của nền kinh tế tri thức lực lượng sản xuất được nâng cao xu thế

4. Tính ưu việt + mô hình phù hợp

Nhận thức của Đảng trong từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN

Hiện thực hóa cho mục tiêu dân giàu nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh

5. Đặc trưng

1 Mục tiêu chi phối tất cả các đặc trưng khác thể hiện mục tiêu của CNXH ở nước ta

2 do dân làm chủ kế thừa giá trị quan điểm truyền thống của dân tộc VN với tư tưởng dân
là gốc thể hiện quan điểm về dân chủ của HCM dân chủ tức dân là chủ, dân làm chủ

3 chế độ công hữu chế độ sở hữu gồm tổng thể các quy phạm pháp luật quy định

về sở hữu xã hội chủ nghĩa về các tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt, các phương tiện và sản phẩm
khác.

4 tính chất tiên tiến của nền văn hóa ở việc giữ gìn bản sắc dân tộc, sự đoàn kết, nhân
ái, ý thức về tự do, tự cường tiếp thu giá trị tinh hoa của nhân loại, tạo nên sức mạnh nội sinh
trong công cuộc phát triển, đi lên CNXH
5 mở rộng quan hệ hữu nghị với các nước trên thế giới trở thành đối tác tin cậy của
cộng đồng quốc tế trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của hiến chương liên hợp quốc
và luật pháp quốc tế

6. Thể chế

Là những qui định, luật lệ của một chế độ xã hội mọi người phải tuân theo

Thể chế Kinh tế sân chơi trong đó người chơi chủ thể kinh tế khác nhau (hộ gia đình,
doanh nghiệp và tổ chức kinh tế của nhà nước) chịu các qui luật kinh tế khách quan chịu tác
động từ hệ thống luật pháp như hệ thống qui tắc xã hội

Thể chế kinh tế gồm 3 bộ phận cơ bản hệ thống pháp luật kinh tế nhà nước ( bộ luật đầu tư, luật
đất đai, luật thương mai hay các qui tắc,...)

Hệ thống cơ quan giám sát, thực thi pháp luật( sở, ban
ngành,UBND, hải quan)

Cơ chế vận hành nền kinh tế bị dẫn dắt, vận hành bởi cơ
chế kinh tế thị trường( cơ chế cạnh tranh, cơ chế phối hợp, phân cấp quản lý)

7. Thể chế kinh tế tt theo định hướng XHCN hệ thống đường lối, chủ trương chiến lược, hệ
thống pháp luật, chính sách có liên quan đến hoạt động kinh tế nhằm thúc đẩy dân giàu nước
mạnh, dân chủ, công bằng văn minh.

8. Sự cần thiết để hoàn thiện thể chế 3 lí do chính KTTT mới được hình thành, đang phát triển
nên thể chế KTTT chưa được đồng bộ

1. thiếu sự thống nhất, chồng chéo về mặt nội dung, chức năng, nhiêm vụ

Ví dụ Về hoạt động đầu tư , khi xin cấp phép chuyển mục đích sử dụng đất (dưới 10ha đất nông
nghiệp) thì trong luật Đầu tư (điểm a khoản 1 Điều 32) quy định : « Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh sẽ
có thẩm quyền chấp thuận cấp phép chuyển mục đích sử dụng đất”; trong khi, Luật Đất đai thì lại Điều
58 lại xác định đó là thẩm quyền của Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp tỉnh.

2. Hệ thống thể chế chưa đầy đủ

Ví dụ Hiện nay các hình thức kinh doanh online chưa có văn bản luật và cơ chế thu thuế

3. Hệ thống thể chế còn kém hiệu lực, hiệu quả thực thi chưa cao, chưa đầy đủ các loại thị
trường và yếu tố thị trường

Ví dụ về cơ quan quản lý kinh tế của Nhà nước, chưa đủ mạnh để kiểm soát các loại hình công ty, dẫn
đến một vài công ty đa cấp biến tướng, gây phương hại đến lợi ích của nhân dân và người tiêu dùng. Cơ
quản quản lý thị trường chưa đủ hiệu quả quản lý dẫn đến hiện tượng hàng giả, hàng nhái, gây ô nhiễm
môi trường còn phổ biến.

You might also like