You are on page 1of 3

I. LÝ LUẬN CỦA M.

LENIN VỀ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ


TRƯỜNG
I.1 Cách mạng công nghệ 4.0
Cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng tiếp theo sau ba cuộc cách mạng công nghiệp
trước đó, bao gồm việc sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất (cách mạng lần
thứ nhất), ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt (cách mạng lần thứ hai), và sử dụng điện tử và
công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất (cách mạng lần thứ ba). Cuộc Cách mạng Công nghệ thứ
tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa
vật lý, kỹ thuật số và sinh học.
Khái niệm “công nghệ 4.0” là xây dựng một nền công nghiệp, trong đó kết nối các hệ thống
nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa công nghiệp, kinh doanh,
chức năng và quy trình bên trong hệ thống.
Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra trên ba lĩnh vực chính: Kỹ thuật số (bao gồm Trí tuệ nhân tạo,
Internet vạn vật, Lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn), Công nghệ sinh học, và Vật lý (bao gồm In 3D, Vật
liệu mới, Robot cao cấp, xe tự lái). Đồng thời có sự tác động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, từ việc đặt
vé máy bay, gọi xe taxi trực tuyến, đặt phòng khách sạn online, gọi đồ ăn trên các ứng dụng, đến việc
sử dụng robot có trí tuệ nhân tạo, người máy làm việc thông minh.
I.2 Kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường là một giai đoạn phát triển tất yếu của lịch sử mà bất cứ nền kinh tế nào
cũng phải trải qua để đạt tới nấc thang cao hơn trên con đường phát triển và nền kinh tế TBCN chính
là nền kinh tế thị trường phát triển đến trình độ phổ biến và hoàn chỉnh. Nấc thang cao hơn chính là
nền kinh tế cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là nền kinh tế XHCN. Để chuyển lên nấc thang này,
nền kinh tế thị trường phải phát triển hết mức, phải trở thành phổ biến trong đời sống kinh tế - xã hội.

Kinh tế thị trường nói chung bao hàm những yếu tố chủ yếu cơ bản như sau:
Thứ nhất, độc lập của các chủ thể trong nền kinh tế
Thứ hai, hệ thống đồng bộ các thị trường và thể chế tương ứng
Thứ ba, hệ thống giá cả được xác lập thông qua tương quan cung-cầu quyết định sự vận hành của nền
kinh tế thị trường
Thứ tư, cơ chế căn bản vận hành của nền kinh tế thị trường là cạnh tranh tự do
Thứ năm, vai trò điều tiết kinh tế của nhà nước
I.3 Lý luận ….
1.3.1 Khái niệm
Độc quyền là sự liên minh của các nhà tư bản, các doanh nghiệp lớn để chi phối, thâu tóm
việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nhằm thu được lợi nhuận độc quyền cao.
1.3.2 Nguyên nhân
- Nguyên nhân trực tiếp
Yêu cầu của quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất.
- Nguyên nhân gián tiếp
Sự phát triển lực lượng sản xuất của KH - CN xuất hiện những lĩnh vực và ngành nghề mới
mà tư nhân không muốn, không thể và không được phép kinh doanh.
Nhu cầu mở rộng kinh tế đối ngoại (tài trợ, ký hiệp định, vận động hành lang)
Yêu cầu giải quyết câc mâu thuẫn kinh tế - xã hội: cạnh tranh là quy luật kinh tế của sản xuất
hàng hóa; cạnh tranh gay gắt làm cho những doanh nghiệp kém hiệu quả bị phá sản, các doanh nghiệp
lớn suy yếu. Để tiếp tục phát triển buộc họ phải tăng cường tích tụ, tập trung sản xuất, liên kết với
nhau thành các doanh nghiệp với quy mô ngày càng lớn hơn.
Quy mô và phạm vi tổ chức sản xuất kinh doanh lớn đòi hỏi có những thể chế điều hành trên
phạm vi nền kinh tế: dưới tác động của việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đòi hỏi phải có
quy mô sản xuất đủ lớn với số vốn sản xuất rất lớn; từ đó thúc đẩy tập trung tư bản bằng nhiều hình
thức khác nhau, đồng thời làm tăng khối lượng giá trị thặng dư nhanh và đẩy mạnh tích tụ tư bản.
Khủng hoảng kinh tế là tất yếu trong CNTB. Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, hàng loạt
doanh nghiệp bị phá sản, sáp nhập vào các doanh nghiệp khác. Các doanh nghiệp lớn để tồn tại buộc
họ phải đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất hình thành doanh nghiệp có quy mô ngày
càng lớn.
Chống phá phong trào cách mạng thế giới và các nước XHCN.
1.3.3 Bản chất
Xét về bản chất, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước vẫn là chủ nghĩa tư bản, chịu sự chi
phối của quy luật giá trị thặng dư, mặc dù nó đã có nhiều thay đổi so với chủ nghĩa tư bản thời kỳ
cạnh tranh tự do.
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là nấc thang phát triển mới của chủ nghĩa tư bản độc
quyền (chủ nghĩa đế quốc) nhưng nó vẫn chưa thoát khỏi chủ nghĩa tư bản độc quyền. Nó là sự thống
nhất của ba quá trình gắn bó chặt chẽ với nhau: Tăng sức mạnh của các tổ chức độc quyền, tăng vai
trò can thiệp của nhà nước vào kinh tế, kết hợp sức mạnh kinh tế của độc quyền tư nhân với sức mạnh
chính trị của nhà nước trong một thể thôsng nhất và bộ máy nhà nước phụ thuộc vào các tổ chức độc
quyền.
Đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự can thiệp, sự điều tiết của
nhà nước về kinh tế. Mặc dù trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản độc quyền, nhà nước đã có sự
can thiệp, điều tiết kinh tế ở chừng mực nhất định, nhưng hoạt động chi phối vẫn là của bàn tay vô
hình hoặc sự can thiệp, điều tiết của nhà nước mang tính gián tiếp. Chẳng hạn, ngay ở giai đoạn nhà
nước đã điều tiết gián tiếp vào quan hệ kinh tế bằng thuế má, bằng việc đi xâm lược nước ngoài để
mở rộng thị trường cho các tổ chức độc quyền…
Trong cơ câu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, nhà nước đã trở thành một tập thể tư
bản khổng lổ. Nó cũng là chủ sở hữu những xí nghiệp, cũng tiến hành kinh doanh, bóc lột lao động
làm thuê như một nhà tư bản thông thường. Nhưng điểm khác biệt là ở chỗ: ngoài chức năng một nhà
tư bản thông thường, nhà nước còn có chức năng chính trị và các công cụ trấn áp xã hội như quân đội
cảnh sát, nhà tù...
Như vậy, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước không phải một chế độ kinh tế mới so
với chủ nghĩa tư bản, lại càng không phải chế độ tư bản mới so với chủ nghĩa tư bản độc quyền.
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước chỉ là chủ nghĩa tư bản độc quyền có sự can thiệp, điều
tiết của nhà nước về kinh tế, là sự kết hợp sức mạnh của tư bản độc quyền với sức mạnh của
nhà nước về kinh tế. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là một quan hệ kinh tế, chính trị, xã
hội chứ không phải là một chính sách trong giai đoạn độc quyền của chủ nghĩa tư bản
Bất cứ nhà nước nào cũng có vai trò kinh tế nhất định đối với xã hội mà nó thống trị,
song ở mỗi chế độ xã hội, vai trò kinh tế của nhà nước có sự biến đổi thích hợp đối với xã hội đó.
Các nhà nước trước chủ nghĩa tư bản chủ yếu can thiệp bằng bạo lực và theo lối cưỡng bức siêu
kinh tế. Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, nhà nước tư sản ở bên trên, bên
ngoài quá trình kinh tế, vai trò của nhà nước chỉ dừng lại ở việc điều tiết bằng thuế và pháp
luật. Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản độc quyền vai trò của nhà nước tư sản dần
dần có sự biến đổi, không chỉ can thiệp vào nền sản xuất xã hội bằng thuế, luật pháp mà còn có
vai trò tổ chức và quản lý các xí nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước, điều tiết bằng các biện
pháp đòn bẩy kinh tế vào tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất: sản xuất, phân phối, lưu
thông, tiêu dùng. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là hình thức vận động mới của quan hệ
sản xuất tư bản chủ nghĩa nhằm duy trì sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản, làm cho chủ nghĩa tư
bản thích nghi với điều kiện lịch sử mới.
1.3.4 Tầm quan trọng của việc kiểm soát độc quyền trong kinh tế thị trường

Việc kiểm soát độc quyền trong kinh tế thị trường đóng vai trò vô cùng quan trọng, thể hiện ở nhiều
diểm, đầu tiên là bảo vệ sự cạnh tranh lành mạnh

Độc quyền có thể dẫn đến tình trạng doanh nghiệp duy nhất trên thị trường, tạo điều kiện cho
doanh nghiệp đó lạm dụng vị trí thống lĩnh để nâng giá bán, hạ giá mua, gây thiệt hại cho người tiêu
dùng. Kiểm soát độc quyền giúp duy trì môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy các
doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm giá thành sản phẩm, dịch vụ mang lại lợi ích cho
người tiêu dùng.

Thú hai là thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Khi phải đối mặt với sự cạnh tranh, các doanh nghiệp buộc phải
không ngừng đổi mới sáng tạo để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Kiểm soát độc quyền giúp
thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần hội nhập quốc tế
hiệu quả.

Thứ ba là bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Độc quyền có thể dẫn đến tình trạng doanh nghiệp
duy nhất trên thị trường, tạo điều kiện cho doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ kém chất
lượng, hạn chế quyền lựa chọn của người tiêu dùng. Kiểm soát độc quyền giúp bảo vệ quyền lợi của
người tiêu dùng, đảm bảo họ được tiếp cận với sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao với giá cả hợp lý.

Thứ tư góp phần ổn định thị trường độc quyền có thể dẫn đến tình trạng biến động giá cả bất
thường, ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường, kiểm soát độc quyền giúp ổn định thị trường, tạo
điều kiện cho nền kinh tế phát triển bền vững.

Vậy việc kiểm soát độc quyền trong kinh tế thị trường là vô cùng quan trọng, góp phần bảo vệ sự
cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, góp phần
ổn định thị trường và đảm bảo công bằng xã hội.

Tài liệu tham khảo :

https://m.loigiaihay.com/ban-chat-cua-chu-nghia-tu-ban-doc-quyen-nha-nuoc-
c126a20589.html#google_vignette

https://hvcsnd.edu.vn/nghien-cuu-trao-doi/dai-hoc-40/cuoc-cach-mang-cong-nghiep-4-0-la-gi-4319

https://lawfirm.vn/nguyen-nhan-ra-doi-va-ban-chat-cua-chu-nghia-tu-ban-doc-quyen-nha-nuoc/

You might also like