You are on page 1of 6

VẤN ĐỀ 6: VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH

*Cơ sở lý luận:
1. Bản chất, nguồn gốc và tính chất của tôn giáo
* Bản chất
- Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hư ảo hiện thực khách quan.
- Ph. Ăngghen cho rằng: “tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu
óc của con người - của những lực lượng ở bên ngoài chi phôi cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là
sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần
thế”.
- Chủ nghĩa Mác – Lênin đã khẳng định: Tôn giáo là một hiện tượng xã hội – văn hóa do con
người sáng tạo ra.  Sáng tạo ra tôn giáo nhưng con người lại bị lệ thuộc vào tôn giáo.
Q: Hãy phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng và mê tín dị đoan?
A: Có thể tóm tắt theo các điểm sau:
*Điểm giống: cả ba phạm trù này đều phản ánh những niềm tin hư ảo siêu nhiên.
*Điểm khác:
- Tôn giáo: những niềm tin hư ảo về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Có hệ thống chức sắc giáo lý,
giáo luật, nghi lễ.
- Tín ngưỡng: hệ thống những niềm tin và cách thức thể hiện niềm tin của con người trước
các sự vật, hiện tượng siêu nhiên, linh thiêng để cầu mong sự che chở. Đây là niềm tin được
hình thành trong nhân dân.
- Mê tín dị đoan: niềm tin mê muội, viển vông đến mức cuồng tín vào các hiện tượng không
có cơ sở khoa học, được bao phủ bởi các yếu tố ly kỳ, huyền ảo, dẫn đến những hành vi sai
lệch quá mức, gây tổn hại cho các giá trị vật chất và tinh thần, xã hội.
*Nguồn gốc:
- Nguồn gốc tự nhiên, kinh tế - xã hội:
+ Lực lượng sản xuất (LLSX) còn kém phát triển, con người cảm thấy yếu đuối, bất lực trước
các hiện tượng tự nhiên nên đã gán cho chúng sức mạnh thần thánh.
+ Xã hội xuất hiện đối kháng giai cấp và áp bức bóc lột, con người mong chờ vào một cuộc sống
tốt đẹp hơn vì bị chèn ép và bất công bủa vây.
- Nguồn gốc nhận thức:
+ Khoảng cách giữa “biết” và “chưa biết” còn lớn
+ Khi những điều chưa được khoa học giải thích, con người sẽ giải thích qua lăng kính tôn giáo.
- Nguồn gốc tâm lý:
+ Sự sợ hãi trước những hiện tượng tự nhiên – xã hội.
+ Sự sợ hãi trước bệnh tật, ốm đau.
+ Mong muốn sự yên bình trong tâm lý.
 Con người lại tìm đến tôn giáo.
(CSHT nào (KT – XH) sẽ sinh ra KTTT đó (tôn giáo)  KT – XH thay đổi thì tôn giáo cũng thay
đổi theo)
*Tính chất:
- Tính lịch sử: là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử - hình thành, tồn tại và phát triển và biến
đổi trong những giai đoạn lịch sử nhất định, KT – XH thay đổi thì tôn giáo cũng thay đổi theo.
- Tính quần chúng: số lượng tín đồ đông đảo (3/4 dân số thế giới), tôn giáo còn là nơi sinh hoạt
văn hóa, tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân.
- Tính chính trị: xuất hiện khi xã hội có sự phân chia giai cấp, có sự khác biệt, đối kháng về lợi
ích giai cấp.
2. Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo: (RẤT QUAN TRỌNG, BẮT BUỘC PHẢI CHÉP)
(SV chú ý phải ghi được phần này, vì đây là trọng tâm của CSLL)
Cần đảm bảo các ý sau:
- Tôn trọng, bảo đảm quyền tự do, tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân:
+ Đây là quyền tự do tư tưởng của nhân dân.
+ Việc theo đạo hay không là quyền của mỗi người.
+ Không ai có quyền can thiệp vào sự lựa chọn này.
- Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội
cũ, xây dựng xã hội mới.
- Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng của tôn giáo trong quá trình giải quyết vấn đề tôn giáo.
- Vận dụng quan điểm lịch sử - cụ thể trong giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo vì tôn giáo
luôn luôn vận động và biến đổi không ngừng tùy thuộc vào những điều kiện KT – XH – LS cụ
thể.
*Cơ sở thực tiễn:
Từ việc phân tích các nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo và liên hệ với đặc điểm tôn giáo
của Việt Nam, anh/chị hãy trình bày những chính sách mà Đảng đề xướng nhằm giải quyết
vấn đề tôn giáo tại Việt Nam?
Đặc điểm tôn giáo tại Việt Nam:
- Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo
VD: Nước ta hiện nay có 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo đã được công nhận (Theo Báo Nhân dân
điện tử - 22/12/2020). Một số tôn giáo có thể kể đến như: Phật giáo, Thiên chúa giáo, đạo Tin
Lành,…
- Tôn giáo ở Việt Nam đa dạng, đan xen, chung sống hòa bình và không có xung đột, chiến tranh
tôn giáo.
+ Các tôn giáo ở Việt Nam có sự đa dạng về nguồn gốc và truyền thống lịch sử.
+ Không có một tôn giáo nào du nhập vào Việt Nam mà không mang dấu ấn, không chịu ảnh
hưởng của bản sắc văn hóa Việt Nam.
VD: đạo Phật, đạo Thiên Chúa
- Tín đồ các tôn giáo Việt Nam phần lớn là nhân dân lao động, có lòng yêu nước, tinh thần dân
tộc.
VD: thầy Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chiến tranh của Mỹ; phật tử tham gia vào “đội
quân tóc dài” trong phong trào Đồng Khởi, (SV có thể lấy thêm ví dụ)
- Hàng ngũ chức sắc các tôn giáo có vai trò, vị trí quan trọng trong giáo hội, có uy tín, ảnh hưởng
với tín đồ.
Chức sắc tôn giáo là tín đồ có chức vụ, phẩm sắc trong tôn giáo, họ có nhiệm vụ truyền bá, thực
hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi, quản lý tổ chức tôn giáo,…
 luôn chịu sự tác động của tình hình chính trị - xã hội trong và ngoài nước.
- Các tôn giảo ở Việt Nam đều có quan hệ vói các tổ chức, cá nhân tôn giáo ở nước ngoài.
Nhà nước Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 200 quốc gia trên thế giới  đảm
bảo giữa mở rộng hợp tác và bảo đảm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay.
- Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng
dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
+ Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc
không theo tôn giáo của công dân.
+ Các tôn giáo được hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật.
- Đảng, Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc.
+ Đoàn kết các đồng bào theo tôn giáo, đoàn kết đồng bào theo và không theo tôn giáo
+ Nghiêm cấm hành vi gây chia rẽ, phân biệt đối xử với công dân vì tôn giáo
+ Giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng,
tôn giáo để thực hiện mê tín dị đoan.
- Nội dung cốt lõi của tôn giáo là công tác vận động quần chúng.
+ Đẩy mạnh phát triển KT – XH, VH vùng đồng bào theo tôn giáo  nâng cao trình độ, đời
sống mọi mặt cho đồng bào.
+ Đẩy mạnh việc nâng cao nhận thức đúng đắn về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật
Nhà nước và thực hiện nghiêm chỉnh các đường lối trên.
- Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị
- Vấn đề theo đạo và truyền đạo:
+ Mọi tín đồ đều có quyền hành đạo tại gia đình.
+ Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước thừa nhận được hoạt động theo pháp luật và được pháp
luật bảo hộ.
+ Không được lợi dụng tôn giáo để truyền tà đạo, mê tín dị đoan.
Là một sinh viên, anh/chị có thể làm gì để góp phần giữ gìn tôn giáo ở nước ta?
(SV có thể trả lời nhiều ý, từ 5-7 ý, có thể tham khảo các gợi ý sau)
- Tích cực học tập, nâng cao nhận thức của bản thân về vấn đề tôn giáo ở nước ta hiện nay.
- Thực hiện nghiêm chỉnh đường lối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật và Nhà nước về
vấn đề tôn giáo.
- Thường xuyên tham gia các tọa đàm về việc giữ gìn tình đoàn kết giữa các tôn giáo
- Sống yêu thương, chan hòa với các bạn sinh viên trong lớp học phần, bất kể có hay không có
tôn giáo.
- Không được tham gia, chia sẻ những thông tin về những tổ chức tôn giáo tà đạo.
- Không được thực hiện những hành động tôn giáo gây phá hoại đến truyền thống tốt đẹp của
dân tộc. (bất hiếu với cha mẹ, xả rác gây ô nhiễm môi trường,…)
- Không được lan truyền mê tín dị đoan một cách tùy tiện, gây hoang mang trong dư luận và xã
hội
- Thường xuyên tham gia các hoạt động thiện nguyện, hoạt động sẻ chia với những người theo
tôn giáo có điều kiện kinh tế khó khăn.
- Phát huy những giá trị tốt đẹp mà tôn giáo mang lại cho bản thân.
……

You might also like