You are on page 1of 6

Họ tên: Võ Trà My

MSSV: 31211023651
Mã lớp học phần: 22D1POL51002517
ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
I, ĐỀ BÀI
Câu 1: Trình bày quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề tôn giáo.
Câu 2: Phân tích quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về tôn giáo.
Câu 3: Qua nghiên cứu vấn đề tôn giáo hãy cho biết quan điểm của bạn về vấn đề tôn giáo
ở Việt Nam hiện nay?
II, BÀI LÀM
Câu 1: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề tôn giáo
a. Bản chất của tôn giáo
Chủ nghĩa Mác- Lênin cho rằng: tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh hiện
thực khách quan, thông qua sự phản ánh đó, các lực lượng tự nhiên trở thành siêu nhiên
thần bí.
Chỉ rõ bản chất của tôn giáo, chủ nghĩa Mác- Lênin khẳng định: tôn giáo là một hiện
tượng xã hội - văn hóa do con người sáng tạo ra. Sáng tạo ra tôn giáo, nhưng, con người
lại sợ hãi, tuyệt đối hóa và phục tùng tôn giáo. Đồng thời, chủ nghĩa Mác. I 2 ét đền cũng
cho rằng, sản xuất vật chất và các quan hệ kinh tế. xét đến cùng cũng là nhân tố quyết
định sự tồn tại và phát triển của hình thái ý thức xã hội, trong đó có tôn giáo. Về phương
diện thể giới quan, tôn giáo mang thế giới quan duy tâm, khác với thể coi: quan duy vật
biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Tuy có khác biệt về thể giới quan, nhưng những người công sàn có lập trường mác xít
không có thái độ xem thường hoặc trấn áp những nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của nhân
dân. Ngược lại. luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.
Giữa tôn giáo và tín ngưỡng có sự khác nhau, song lại có quan hệ chặt chẽ mà ranh giới
để phân biệt chúng chỉ là tương đối.
Tín ngưỡng là hệ một hệ thống những niềm tin, sự ngưỡng mộ cũng như cách thức thể
hiện niềm tin của con người trước các sự vật, hiện tượng, lực lượng có tính thần thánh,
linh thiêng, gắn liền với phong tục tập quán để cầu mong sự che chở giúp đỡ.
Mê tín là niềm tin mê muội, viễn vọng, không dựa trên một cơ sở khoa học nào. Là sự tin
theo một cách mù quáng vào cái thần bí, thần thánh, ma quỷ, số mệnh.
Dị đoan là sự suy đoán, hành động một cách tùy tiện, sai lg tiện, sai lệch những điều bình
thường, chuẩn mực trong cuộc sống.
Mê tín, dị đoan là niềm tin của con người vào lực lượng Siêu nhiên, thần thánh đến mức
độ mê muội, cuồng tín, dẫn đền n hành vi cực đoan, sai lệch quá mức, trái với giá trị vặn
hoa, đức, pháp luật, gây tổn hại cho cá nhân và cộng đồng.
b. Nguồn gốc của tôn giáo:
* Nguồn gốc tự nhiên, kinh tế - xã hội:
Trong xã hội cộng sản nguyên thủy do sự bất lực của con người trong cuộc đấu tranh với
tự nhiên. Vì vậy, họ đã gán cho tự nhiên những sức mạnh thần bí. Đó là những biểu tượng
tôn giáo đầu tiên.
Khi xã hội xuất hiện đối kháng giai cấp, cùng với áp bức, bóc ...hát công,...con người
không giải thích được, từ đó, họ trông chờ vào sự giải phóng của một lực lượng siêu
nhiên.
* Nguồn gốc nhận thức:
Sự nhận thức của con người về tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình luôn có giới hạn.
Khoa học có nhiệm vụ khám phá ne điều chưa biết. Song khoảng cách giữa "biết" và
"chưa biết" n tồn tại, điều gì khoa học chưa giải thích được, thì người ta lấy vếu tố siêu
nhiên để giải thích.
* Nguồn gốc tâm lý:
Sự sợ hãi, lòng biết ơn, sự kính trọng trong quan hệ giữa người với tự nhiên, giữa người
với người, sự hụt hẫng trống vắng trong tâm hôn, nhu cầu được an ủi, giải tỏa một phần
tâm lý căng thẳng,... đã làm nåy sinh ra những tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
c. Tính chất của tôn giáo:
*Tính lịch sử của tôn giáo:
Tôn giáo hình thành, tổn tại và phát triển trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Khi các
điều kiện kinh tế - xã hội, lịch sử thay đổi, tôn giáo cũng có sự thay đổi theo.
* Tinh quần chúng của tôn giáo:
Tính quần chúng của tôn giáo biểu hiện ở số lượng tín đồ các tôn giáo đông đảo. Tính
quần chúng của tôn giáo còn thể hiện ở chỗ các tôn giáo là nơi sinh hoạt văn hóa, tinh
thần của một bộ phận đông đảo quần chúng nhân dân lao động. Bởi vì, tôn giáo phản ánh
khát vọng của người lao động về một xã hội tự do, bình đăng, có tính nhân văn, nhân đạo,
và hướng thiện.
* Tinh chính trị của tôn giáo:
Xuất hiện khi xã hội có giai cấp, các giai cấp bóc lột, thống trị sử dụng tôn giáo để phục
vụ cho lợi ích giai cấp mình, chống lại nhân dân lao động và tiến bộ xã hội, tôn giáo mang
tính chính trị tiêu cực, phản tiến bộ.
Câu 2: Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về tôn giáo
* Chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước Việt Nam bao gồm những nội dung cơ bản
sau:
Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ gồm những nội dung cơ bản
sau: phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH.
Đảng ta khẳng định, tôn giáo sẽ tồn tại lâu cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nước ta. Nên, Nhà nước ta thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và
đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt
tôn giáo bình tôn khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật.
* Đảng, Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc.
Các tôn giáo khác nhau; đoàn kết Đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không
theo tôn giáo. Nghiêm đồng bào theo tôn ia rẽ, phân biệt đối xử với công dân vì lý do tôn
Đồng thời, thông qua quá trình vận động quần chúng nhân dân tham gia lao động sản
xuất, hoạt động xã hội thực tiễn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao trình độ
kiến thức... để tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc. Mọi công dân không phân biệt tôn
giáo, tín ngưỡng đều có quyền và nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh
người có công. Nghiêm cấm lợi dụng tín tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động
trái pháp ngữ nhật. kích động, chia rẽ, xâm phạm an ninh quốc gia.
* Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.
Công tác tôn giáo không chi liên quan đến chức sắc, tín đồ mà có liên quan đến nhiều
lĩnh vực của đời sống xã hội, liên quan đến chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và
Nhà nước; gắn với công tác đấu tranh chống những âm mưu lợi dụng tôn giáo gây
phương hại đến lợi ích của dân tộc. Do vậy, thực hiện tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm
của toàn bộ hệ thống chính trị, bao gồm hệ thống tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận Tổ
quốc, đoàn thể chính trị do Đảng lãnh đạo. Cùng cố và kiện toàn tổ chức bộ máy và đội
ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo các cấp.
* Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo công tác vận động quần chúng.
Công tác vận động quần chúng các tôn giáo nhằm động viên đồng bào nêu cao tinh
thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất của Tổ quốc; thông qua việc thực hiện
tốt các chính sách kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, bảo đảm lợi ích vật chất và tinh
thần của nhân dân nói chung, trong đó có đồng bào tôn giáo.
* Vấn đề theo đạo và truyền đạo.
Mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thư từ hợp pháp theo quy
định của pháp luật. Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước thừa nhận, được hoạt động theo
pháp luật và được pháp luật bảo hộ. Việc theo đạo, truyền đạo cũng như mọi hoạt động
tôn giáo khác đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
Câu 3: Quan điểm về vấn đề tôn giáo của Việt Nam
Theo thống kê Việt Nam hiện có 6 tôn giáo lớn gồm: Phật giáo khoảng 11 triệu tín đồ,
Công giáo khoảng hơn 6,2 triệu tín đồ, có mặt ở 50 tỉnh, thành phố, Tin lành khoảng 1
triệu tín đồ, Hồi giáo khoảng hơn 6 vạn tín đồ, Cao đài khoảng 2,4 triệu tín đồ và Hòa hảo
khoảng 1,3 triệu tín đồ.

Quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với tôn giáo có 5 nhóm vấn đề lớn.

- Đồng bào các dân tộc tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc
trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội nước ta. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo luôn
được xem trọng, công khai thừa nhận. Mọi công dân đều bình đẳng về nghĩa vụ và quyền
lợi trước pháp luật, không phân biệt tôn giáo nào.
Đoàn kết gắn bó đồng bào theo các tôn giáo và không theo tôn giáo trong khối đại đoàn
kết toàn dân. Mọi cá nhân và tổ chức hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phải tuân thủ Hiến
pháp và pháp luật; có nghĩa vụ bảo vệ lợi ích của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; giữ
gìn độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia.

- Thực hiện nhất quán chính sách

đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau; đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng
bào không theo tôn giáo. Tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo, đồng thời chống lợi dụng
tôn giáo, tín ngưỡng hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của
Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ dân tộc, gây rối, xâm phạm đến lợi ích
quốc gia.

- Công tác vận động quần chúng là cốt lõi của công tác tôn giáo

Công tác vận động quần chúng tôn giáo phải động viên đồng bào nêu cao tinh thần yêu
nước, ý thức bảo vệ độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc thông qua việc thực hiện tốt
các chính sách kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng, bảo đảm lợi ích vật chất và tinh thần
của nhân dân, trong đó có đồng bào tôn giáo.

- Làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, làm tốt công tác tôn giáo. Tăng cường
củng cố và kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tôn
giáo, nhất là ở những địa bàn trọng điểm có đông đồng bào tôn giáo.

Đấu tranh ngăn chặn các hoạt động mê tín dị đoan, các hành vi lợi dụng quyền tự do tôn
giáo của công dân. Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các
đoàn thể, các tổ chức xã hội và các tổ chức tôn giáo có trách nhiệm làm đúng công tác vận
động quần chúng và thực hiện đúng chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước.

- Mọi hoạt động tôn giáo khác đều tuân thủ Hiến pháp và pháp luật
Việc theo đạo, truyền đạo cũng như mọi hoạt động tôn giáo khác đều phải tuân thủ Hiến
pháp và pháp luật: không được lợi dụng tôn giáo tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín, dị
đoan, không được ép buộc người dân theo đạo.

Đồng thời, nghiêm cấm các tổ chức truyền đạo, người truyền đạo và các cách thức truyền
đạo trái phép, vi phạm các quy định Hiến pháp và pháp luật. Các tổ chức tôn giáo có tôn
chỉ, mục đích, đường hướng hành đạo, cơ cấu tổ chức phù hợp với pháp luật được Nhà
nước cho phép, được pháp luật bảo hộ, được mở trường đào tạo chức sắc, nhà tu hành,
xuất bản kinh thánh và giữ gìn, sửa chữa, xây dựng cơ sở thờ tự tôn giáo của mình theo
đúng quy định pháp luật...

Từ Đại hội Đảng lần thứ X (4/2006) đã khẳng định: “Phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tốt
đẹp của tôn giáo. Động viên, giúp đỡ đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo sống
“tốt đời, đẹp đạo”. Tại Đại hội Đảng lần thứ XII (1/2016), Đảng ta khẳng định: “Phát huy
giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo”. Đến Đại hội Đảng lần thứ XIII
(6/2021), Đảng ta nêu rõ: “Phát huy các nhân tố tích cực, nhân văn trong các tôn giáo, tín
ngưỡng. Phê phán và ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, mê tín, dị đoan”.

Như vậy, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề tôn giáo là nhất quán
và xuyên suốt và xoay quanh 5 nhóm vấn đề lớn đảm bảo nguyên tắc mọi hoạt động tôn
giáo đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, hướng đến mục tiêu chung đoàn kết gắn
bó đồng bào theo các tôn giáo và không theo tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Chương 2: Chương
6.Vấn đề dân tộc và tôn giáo trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Tài liệu
hướng dẫn ôn tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học, Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về tôn giáo:

https://thanhtravietnam.vn/dan-toc-ton-giao/quan-diem-chinh-sach-cua-dang-nha-
nuoc-doi-voi-ton-giao-196640.html

You might also like