You are on page 1of 4

1.

NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRONG THỜI


KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH – LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM

Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tôn giáo vẫn còn tồn tại, tuy đã có
sự biến đổi trên nhiều mặt. Vì vậy, khi giải quyết vấn đề tôn giáo cần :

Thứ nhất là đảm bảo tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tính ngưỡng và
không tín ngưỡng của nhân dân.
-Tính ngưỡng tôn giáo là niềm tin sâu sắc của quần chúng vào đấng tối cao,
đấng thiêng liêng mà họ tôn thờ, thuộc lĩnh vực ý thức tư tưởng. Do đó, tự do
tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng thuộc quyền tự do tư tưởng của nhân dân.
Tôn trọng tự do tín ngưỡng cũng chính là tôn trọng quyền con người, thể hiện
bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Nhà nước xã hội chủ nghĩa không
can thiệp và không cho bất cứ ai can thiệp, xâm phạm đến quyền tự do tín
ngưỡng, quyền lựa chọn theo hay không theo tôn giáo của nhân dân. Các tôn
giáo và hoạt động tôn giáo bình thường, các cơ sở thờ tự, các phương tiện phục
vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu tính ngưỡng của người dân được nhà nước xã hội
chủ nghĩa tôn trọng và bảo hộ.
Thứ hai là khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn
liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
-Nguyên tắc này để khẳng định chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ hướng vào việc giải
quyết những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo đối với quần chúng nhân dân mà
không chủ trương can thiệp vào công việc nội bộ của các tôn giáo. Chủ nghĩa
Mác -Lênin chỉ ra rằng, muốn thay đổi ý thức xã hội, trước hết cần phải thay đổi
bản thântồn tại xã hội; muốn xóa bỏ ảo tưởng này sinh trong tư tưởng con
người, phải xóa bỏ nguồn gốc sinh ra ảo tưởng ấy. Điều cần thiết trước hết là
phải xác lập được một thế giới hiện thực không có áp bức, bất công, nghèo đói
và thất học...cũng như những tệ nạn nảy sinh trong xã hội. Đó là một quá trình
lâu dài, và không thể thực hiện được nếu tách rời việc cải tạo xã hội cũ, xây
dựng xã hội mới.
Thứ 3 là phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng; tín ngưỡng, tôn giáo là lợi
dụng tín ngưỡng, tôn giáo trong quá trình giải quyết vấn đề tôn giáo.
-Mặt tư tưởng là biểu hiện mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân thuần túy về tư
tưởng. Mặt tư tưởng của tôn giáo được giải quyết lâu dài thông qua quá trình cải
tạovà xây dựng chủ nghĩa xã hội.
-Mặt chính trị phản ánh mâu thuẫn đối kháng về lợi ích kinh tế, chính trị giữa
các giai cấp và những thế lực lợi dụng tôn giáo chống lại sự nghiệp cách mạng

lợi ích của nhân dân. Giải quyết mặt chính trị đòi hỏi dựa vào pháp luật, kiên
quyết và kịp thời trừng trị những kẻ lợi dụng tôn giáo, nhưng cũng tránh nôn
nóng, vội vàng.
Thứ 4 Quan điểm lịch sử cụ thể trong giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn
giáo.
-Ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò, tác động của từng tôn giáo đối
với đời sống xã hội không giống nhau. Quan điểm, thái độ của các giáo hội,
giáo sĩ, giáo dân về những lịch sử cụ thể khi xem xét, đánh giá và ứng xử đối
với những
vấn đề có liên quan đến tôn giáo đối với từng tôn giáo cụ thể.

2.LIÊN HỆ VIỆT NAM:


Tôn giáo ở Việt Nam và chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta
hiện nay

2.1 Đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam hiện nay


Thứ nhất, Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo Nước ta hiện nay có 13
tôn giáo đã được công nhận tư cách pháp nhân (Phật giáo, Công Giáo, Hồi giáo,
Tin lành, Cao Đài, Phật Giáo Hoà Hảo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ
Hương. Baha’i, Minh Lý đạo – Tam Tông miếu, Giáo hội Phật đường Nam
Tông Minh Sư Đạo, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội, Bà la môn) và trên 40 tổ chức tôn
giáo đã được công nhận về mặt tổ chức hoặc đã đăng ký hoạt động với khoảng
24 triệu tín đồ, 95.000 chức sắc, 200.000 chức việc và hơn 23.250 cơ sở thờtự.
Các tổ chức tôn giáo có nhiều hình thức tồn tại khác nhau. Có tôn giáo du nhập
từ bên ngoài, với những thời điểm, hoàn cảnh khác nhau, như Phật Giáo, Công
Giáo, Tinh lành, Hồi giáo; có tôn giáo nội sinh, như Cao Đài, Hoà Hảo.
-Thứ hai, Việt Nam là nơi giao lưu của nhiều nền văn hóa trên thế giới. Và các
tôn giáo ở Việt Nam cũng có sự đa dạng về nguồn gốc và truyền thống lịch sử.
Tín đồ của các tôn giáo khác nhau chung chung sống hòa bình trên một địa bàn,
giữa họ có sự tôn trọng niềm tin lẫn nhau và họ chưa từng xảy ra xung đột hay
chiến tranh tôn giáo.
-Thứ ba, tín đồ các tôn giáo ở Việt Nam có thành phần rất đa dạng, chủ yếu là
người lao động... Đa số tín đồ tôn giáo đều có tinh thần yêu nước, chống giặc
ngoại xâm, tôn trọng công lý....
-Thứ tư, chức sắc tôn giáo là tín đồ có chức vụ; phẩm sắc trong tôn giáo, họ tự
nguyện thực hiện thường xuyên nếp sống riêng theo giáo lý, giáo luật của tôn
giáo mà mình tin theo. Và về mặt tôn giáo, họ có vai trò,vị trí quan trọng trong
giáohội, có uy tín, ảnh hưởng với tín đồ.
-Thứ năm, các tôn giáo ở nước ta, không chỉ các tôn giáo ngoại nhập, mà cả
tôn giáo nội sinh đều có quan hệ với các tổ chức, cá nhân tôn giáo ở nước ngoài
hoặc các tổ chức tôn giáo quốc tế. Đây chính là điều kiện gián tiếp để củng cố
và phát sinh mối quan hệ giữa các tôn giáo ở Việt Nam với các tôn giáo ở các
nước trên thế giới.
-Thứ sáu, trong những năm trước đây cũng như trong giai đoạn hiện nay, các
thế lực thực dân, đế quốc luôn chú ý ủng hộ, tiếp tay cho các đối tượng phản
động ở trong nước lợi dụng tôn giáo để thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”
đối với nước ta.

2.2 Chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với tín ngưỡng, tôn giáo,
hiện nay
Đảng và Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách đối với tôn giáo và
tín ngưỡng trong thời gian gần đây, bao gồm:
- Thứ nhất: Chính sách tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng: Chính
sách này khẳng định rằng tất cả các công dân Việt Nam đều được tự do tín
ngưỡng và không bị phân biệt đối xử dựa trên tín ngưỡng của mình.
-Thứ hai: Không phân biệt đối xử dựa trên tôn giáo: Nhà nước Việt Nam cam
kết không phân biệt đối xử đối với các tín đồ tôn giáo khác nhau, đảm bảo
quyền bình đẳng và bình chọn cho tất cả các tín đồ.
-Thứ ba: Tôn trọng và hỗ trợ hoạt động của các tôn giáo chính thống: Nhà
nước Việt Nam đã đưa ra các chính sách hỗ trợ cho các tôn giáo chính thống,
nhằm giúp các tôn giáo này phục vụ tốt hơn cho cộng đồng và đóng góp vào sự
phát triểncủa đất nước.
- Thứ tư: Cấm phá hoại, lạm dụng quyền tôn giáo: Nhà nước sẽ trừng phạt các
hoạt động phá hoại, lạm dụng quyền tôn giáo để bảo vệ tôn giáo chính thống và
ngăn chặn những hoạt động có hại đến an ninh quốc gia.
-Thứ năm: Không cho phép tôn giáo tham gia chính trị: Tôn giáo được phép
hoạt động và tồn tại độc lập với chính trị, không được can thiệp vào chính trị
hoặc sử dụng tôn giáo để làm vật cứu tinh cho một đảng hoặc nhóm chính trị
nào.
-Thứ sáu: Khuyến khích các tôn giáo tham gia các hoạt động xã hội: Nhà nước
Việt Nam khuyến khích các tôn giáo tham gia các hoạt động xã hội, như công
tác từ thiện, giúp đỡ người nghèo, bảo vệ môi trường và hòa giải xã hội.
Tuy nhiên, cũng có một số tranh cãi về việc áp dụng những chính sách này
trong thực tế. Một số người cho rằng, tôn giáo đôi khi bị giới hạn quá mức trong
việc tự do tín ngưỡng và hoạt động, đặc biệt là các tôn giáo không chính thống.
Họ cũng cho rằng, việc không cho phép tôn giáo tham gia chính trị là một hạn
chế cho quyền tham gia của công dân, và các tôn giáo nên được cho phép tham
gia các hoạtđộng chính trị và đóng góp vào việc quản lý và phát triển đất nước.
Mặc dù có những tranh cãi này, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam
vẫn đang được thực hiện để đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và đồng thời đảm
bảo an ninh và trật tự xã hội của đất nước.
Như vậy, quan điểm của Đảng ta về tôn giáo là rõ ràng, nhất quán, đảm bảo
quyền tự do, dân chủ. Trong khi đó, hiện nay, có những cá nhân, tổ chức trong
và ngoài nước vẫn cho rằng ở Việt Nam người dân không có quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo. Từ đó, chúng dùng nhiều thủ đoạn để kích động đồng bào có
đạo gây rối, chống phá cách mạng, rơi vào âm mưu “diễn biến hoà bình” vô
cùng thâm độc của chúng. Đó là những luận điệu sai lầm, xuyên tạc chính sách
tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta cũng như xuyên tạc tình hình tôn giáo và các
hoạt động tôn giáo ở nước ta hiện nay mà chúng ta cần kiên quyết bác bỏ.

Câu hỏi trắc nghiệm


Có bao nhiêu nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên CNXH
A:3
B:4
C:5
D:6

You might also like