You are on page 1of 8

1

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO


ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KẾ TOÁN

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


MÔN HỌC: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Giảng viên: Phạm Thị Lý


Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đức Minh
Mã lớp học phần: 23C1POL51002505
MSSV: 31221020228
Phòng học: B2-506
Buổi học: Chiều thứ Tư

THÁNG 12 NĂM 2023


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2

Mục Lục

1. Phân tích các nguyên tắc của chủ nghĩa Mác – Lênin về giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội..............................................................................................................................................3
2. Quan điểm cá nhân về nội dung thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với vấn đề tín
ngưỡng, tôn giáo hiện nay....................................................................................................................................4
3. Mối quan hệ giữa dân tộc với tôn giáo ở Việt Nam và ảnh hưởng của mối quan hệ này đến sự ổn định
chính trị - xã hội của nước ta...............................................................................................................................5
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................................................7
3

1. Phân tích các nguyên tắc của chủ nghĩa Mác – Lênin về giải quyết vấn đề tôn giáo
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Các nguyên tắc của chủ nghĩa Mác – Lênin về giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội:
a. Tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân
Quyền tự do tín ngưỡng là quyền của mỗi người có quyền lựa chọn và theo đuổi niềm tin tâm
linh, tôn giáo theo cách mà họ chọn, mà không bị xâm phạm hay bị ép buộc. Quyền tự do
không tín ngưỡng là quyền của những người không muốn theo đạo tôn giáo hay niềm tin nào
cụ thể. Tín ngưỡng hay tôn giáo đều thuộc lĩnh vực ý thức tư tưởng, vì vậy mọi hành vi cấm
đoán, ngăn cản đều xâm phạm đến quyền tự do tư tưởng của họ. Tôn trọng quyền tự do tư
tưởng cũng chính là tôn trọng quyền con người, thể hiện bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ
nghĩa.
Tôn trọng tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng không chỉ là nguyên tắc cơ bản của một
xã hội dân chủ mà còn là một phương tiện quan trọng để các tôn giáo phát huy tính tích cực của
mình và thể hiện sự hiện đại trong giáo lý, nghi thức tôn giáo, đồng thời hạn chế những yếu tố
mặt tiêu cực và lạc hậu.
b. Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền với quá trình cải tạo
xã hội cũ, xây dựng xã hội mới
Nguyên tắc này nhấn mạnh rằng chủ nghĩa Mác - Lênin tập trung vào giải quyết những ảnh
hưởng tiêu cực của tôn giáo đối với nhân dân mà không ủng hộ việc can thiệp vào bản chất nội
bộ của các tôn giáo.
Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ rằng để thay đổi ý thức xã hội, cần phải thay đổi bản thân cơ sở
tồn tại xã hội trước tiên; để loại bỏ những quan niệm ảo nảy sinh trong tư tưởng con người,
điều quan trọng là phải loại bỏ nguồn gốc tạo nên những quan niệm đó. Quá trình này đòi hỏi
việc thiết lập một thế giới thực tế không có áp bức, bất công, nghèo đói, và thất học, cũng như
loại bỏ những vấn đề xã hội này từ bản chất. Điều này là một quá trình dài hạn và không thể
thực hiện được nếu không liên quan đến việc cải tạo xã hội hiện tại và xây dựng một xã hội
mới.
c. Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng của tôn giáo trong quá trình giải quyết vấn đề tôn
giáo
Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng trong giải quyết vấn đề tôn giáo thực chất là phân biệt
tính chất khác nhau của hai loại mâu thuẫn luôn tồn tại trong bản thân tôn giáo và trong vấn đề
tôn giáo.
Khi xã hội chưa có giai cấp, tín ngưỡng, tôn giáo biểu hiện thuần túy một tư tưởng. Khi xã có
giai cấp thì mặt chính trị được thể hiện trong các tôn giáo. Hai mặt chính trị và tư tưởng có mối
quan hệ với nhau và luôn thể hiện trong mỗi tôn giáo. Mặt chính trị thể hiện mối quan hệ giữa
4

sự tiến bộ và phản tiến bộ, đồng thời phản ánh các mâu thuẫn về lợi ích kinh tế và chính trị
giữa các giai cấp xã hội. Mặt tư tưởng biểu hiện sự khác biệt về niềm tin giữa những người có
và không có tín ngưỡng tôn giáo, cũng như giữa những người theo các tôn giáo khác nhau, thể
hiện mâu thuẫn không mang tính đối kháng. Sự phân biệt này, trong thực tế không đơn giản,
bởi, trong đời sống xã hội, hiện tượng nhiều khi phản ánh sai lệch bản chất, mà vấn đề chính trị
và tư tưởng trong tôn giáo thường đan xen vào nhau.
Việc phân biệt hai mặt này là cần thiết nhằm tránh khuynh hướng cực đoan trong quá trình
quản lý, ứng xử những vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.
d. Quan điểm lịch sử cụ thể trong giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo
Tôn giáo không chỉ là một hiện tượng xã hội bất biến mà nó liên tục chịu sự vận động và biến
đổi và điều này phụ thuộc vào những điều kiện kinh tế - xã hội - lịch sử cụ thể.
Mỗi hệ tôn giáo mang theo mình một lịch sử hình thành đặc biệt, trải qua quá trình tồn tại và
phát triển tùy thuộc vào bối cảnh đặc biệt của nó. Ở mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò và
tác động của từng hệ tôn giáo đối với đời sống xã hội đều trải qua sự thay đổi. Để hiểu rõ hơn
về tôn giáo và tương tác của nó với xã hội, quan trọng nhất là phải xem xét mỗi hệ tôn giáo
dưới góc độ lịch sử cụ thể. Quan điểm này không chỉ giúp ta đánh giá đúng vị thế và ảnh hưởng
của tôn giáo trong một thời kỳ xác định mà còn giúp ta phân tích và hiểu sâu hơn về sự đa dạng
và sự biến đổi của tôn giáo theo thời gian. Vì vậy, chúng ta cần phải có quan điểm lịch sử cụ
thể khi xem xét, đánh giá và ứng xử đối với những vấn đề có liên quan đến tôn giáo và đối với
từng tôn giáo cụ thể.

2. Quan điểm cá nhân về nội dung thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam
đối với vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay
Theo ý kiến cá nhân, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay là một
phần quan trọng trong việc duy trì sự đoàn kết dân tộc và thúc đẩy phát triển chung của đất
nước.
a. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại
cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta
Tôi hoàn toàn đồng ý với điều này và cho rằng nó thật sự phản ánh tính khoa học và cách mạng
của chính sách, thể hiện sự hiểu biết sâu rộng về bản chất của văn hóa và tâm linh trong xã hội
và cho thấy tầm quan trọng của hoạt động tín ngưỡng và tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật
đối với việc duy trì sự đoàn kết và phát triển bền vững của cả cộng đồng.
b. Đảng, Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc
Tôi thấy rằng nội dung này giúp tạo điều kiện cho sự hiểu biết và tôn trọng đối với sự đa dạng
văn hóa, tôn giáo trong xã hội đồng thời nhận thức được sự nguy hiểm của việc lợi dụng tín
ngưỡng đến an ninh xã hội. Bên cạnh đó, nó còn thể hiện sự quan tâm và chú trọng đặc biệt đến
việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa và công lao tổ tiên, qua đó cho thấy niềm tự hào
5

và ơn nghĩa đối với những di sản thế hệ trước để lại. Đây là một nội dung thể hiện đúng tinh
thần lịch sử dân tộc Việt Nam ta.
c. Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng
Tôi cho rằng nội dung này là hoàn toàn đúng đắn và cần thiết. Trong một xã hội đa dạng về văn
hóa, tôn giáo như Việt Nam, công tác vận động quần chúng tôn giáo có vai trò vô cùng quan
trọng. Nó góp phần tạo nên sự đoàn kết, gắn bó giữa các tôn giáo, giữa các dân tộc, góp phần
xây dựng một xã hội phát triển bền vững.
Tôi tin rằng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và của đội ngũ
cán bộ làm công tác tôn giáo, công tác vận động quần chúng tôn giáo sẽ ngày càng đạt được
những kết quả tốt đẹp, góp phần xây dựng một xã hội hòa bình, đoàn kết, phát triển bền vững.
d. Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị
Nội dung này phù hợp và cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Công tác tôn giáo là một vấn đề
phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, do đó cần có sự phối hợp chặt chẽ
của cả hệ thống chính trị để thực hiện hiệu quả. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, tôi tin
công tác tôn giáo ở Việt Nam sẽ ngày càng được thực hiện tốt hơn, góp phần giữ vững an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng và phát triển đất nước.
e. Đảm bảo quyền tự do theo đạo và truyền đạo theo đúng pháp luật
Tôi hoàn toàn ủng hộ nội dung chính sách này vì nó đã thừa nhận quyền tự do theo đạo và
truyền đạo là một quyền con người cơ bản của mỗi người và quy định rõ quyền tự do theo đạo
và truyền đạo phải được thực hiện theo đúng pháp luật, không được lợi dụng để tuyên truyền tà
đạo, hoạt động mê tín dị đoan hay ép buộc người dân theo đạo. Chính sách này sẽ góp phần bảo
đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động
đúng pháp luật, phát huy những giá trị tích cực của tôn giáo trong đời sống xã hội.

3. Mối quan hệ giữa dân tộc với tôn giáo ở Việt Nam và ảnh hưởng của mối quan hệ này
đến sự ổn định chính trị - xã hội của nước ta
a. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo; quan hệ dân tộc và tôn giáo được thiết
lập và cũng cố trên cơ sở cộng đồng quốc gia - dân tộc thống nhất
Việt Nam là một quốc gia có lịch sử lâu đời về dựng nước và giữ nước. Trong quá trình phát
triển, quan hệ giữa các dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam đã có những đặc điểm riêng, mang đậm
bản sắc dân tộc. Hiện nay, Việt Nam có 54 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 14 dân tộc thiểu
số có đông người theo đạo, trong đó Phật giáo, Công giáo, Tin lành là những tôn giáo lớn nhất.
Ảnh hưởng:
- Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo: Mối quan hệ tốt đẹp giữa dân tộc và
tôn giáo góp phần tạo nên sự đồng thuận, thống nhất trong xã hội, tạo ra sức mạnh tổng hợp để
6

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mọi người dân Việt Nam, không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng và
tôn giáo đều có chung quyền lợi và nghĩa vụ, cùng chung sức xây dựng đất nước.
- Góp phần phát triển đời sống xã hội: Các tôn giáo ở Việt Nam đã có nhiều đóng góp to lớn
cho sự đời sống xã hội của đất nước qua việc xây dựng nhiều cơ sở thờ tự, trường học, bệnh
viện, chương trình từ thiện,... góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Ví dụ thực tế:
- Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Hòa thượng Thích Quảng Đức bên Phật giáo đã tự thiêu
để yêu cầu chính quyền Ngô Đình Nhiệm thi hành chính sách bình đẳng tôn giáo.
b. Các tôn giáo ở Việt Nam đều gắn bó chặt chẽ với lịch sử phát triển của đất nước, góp
phần quan trọng vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Ảnh hưởng:
- Góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc: Các tôn giáo ở Việt Nam có những giá
trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, góp phần làm phong phú bản sắc văn hóa dân tộc. Những
người theo đạo đã tích cực tham gia vào các hoạt động văn hóa, giáo dục, bảo tồn và phát huy
các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Ví dụ thực tế:
- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng truyền thống của dân tộc Việt Nam, gắn liền với
đời sống tâm linh của người Việt. Tín ngưỡng này không phân biệt dân tộc, tôn giáo, ai cũng có
thể thờ cúng tổ tiên của mình.
c. Các hiện tượng tôn giáo mới có xu hướng phát triển mạnh tác động đến đời sống cộng
đồng và khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, bên cạnh những mặt tích cực, một trong những thách thức là
sự xuất hiện của các hiện tượng tôn giáo mới mang tính chất mê tín, dị đoan, lợi dụng tôn giáo
để chống phá chế độ. Các hiện tượng tôn giáo mới có xu hướng phát triển mạnh, tác động đến
đời sống cộng đồng và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Ảnh hưởng:
- Gây mất đoàn kết tôn giáo: Các hiện tượng tôn giáo mới thường mang tính chất mê tín, dị
đoan, gây chia rẽ giữa các tôn giáo, ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết tôn giáo.
- Gây mất ổn định chính trị - xã hội: Các hiện tượng tôn giáo mới thường lợi dụng tôn giáo để
chống phá chế độ, gây mất ổn định chính trị - xã hội.
- Gây ảnh hưởng xấu đến đạo đức xã hội: Các hiện tượng tôn giáo mới thường mang những giá
trị đạo đức lệch lạc, gây ảnh hưởng xấu đến đạo đức xã hội.
Ví dụ thực tế:
7

- Hiện tượng sản xuất, buôn bán, thờ cúng “Búp bê Kuman Thong” ở Việt Nam, đây là một mê
tín dị đoan có nguồn gốc từ Thái Lan
8

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu Hướng dẫn ôn tập môn Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học (UEH- 2023)
2. Giáo trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học (Bộ GD-ĐT 2021)
3. Thích Quảng Đức. (2023, 20 tháng 11). Trong Wikipedia, Bách khoa toàn thư mở. Lấy vào
lúc 03:30, 20 tháng 11 năm 2023 từ https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Th
%C3%ADch_Qu%E1%BA%A3ng_%C4%90%E1%BB%A9c&oldid=70899455.
4. Mai, X. (2022, January 4). Nhận diện “Búp bê Kuman Thong” (bài cuối). Công an Nhân
dân. https://cand.com.vn/phap-luat/nhan-dien-bup-be-kuman-thong-bai-cuoi--i645869/

You might also like