You are on page 1of 16

Vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội theo tinh thần

của Đại hội XIPGS,


TS. Nguyễn Trọng Tuấn - Học viện Kỹ thuật quân sự

Cùng với sự nghiệp đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy, Đảng ta đã từng bước đổi mới về vấn đề tôn
giáo và công tác tôn giáo. Trong quá trình đó, tư duy lý luận của Đảng ta về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo
ngày càng được thể hiện một cách đầy đủ, hoàn thiện hơn theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, Đại hội lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: "Tiếp tục hoàn thiện chính sách,
pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng"1.

Thật vậy, sau 25 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, quan điểm đổi mới của Đảng ta về vấn đề
tín ngưỡng, tôn giáo ngày càng phát triển hoàn thiện và đi vào cuộc sống. Bước ngoặt trong sự đổi mới
tư duy lý luận của Đảng ta về vấn đề tôn giáo được đánh dấu bằng sự ra đời Nghị quyết số 24 của Bộ
Chính trị ngày 16/10/1990 "Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới”. Về nhận thức lý
luận,Đảng ta đã nêu lên "3 luận đề" có tính đột phá về vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng: Một là, tôn giáo là
vấn đề còn tồn tại lâu dài; Hai là, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân và
Ba là, đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới. Đồng thời nêu lên “3
quan điểm” đổi mới về công tác tôn giáo: Một là, công tác tôn giáo vừa quan tâm giải quyết hợp lý nhu
cầu tín ngưỡng của quần chúng, vừa cảnh giác kịp thời đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo phá hoại
cách mạng; Hai là, nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng và Ba là, công
tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị. Để có được những tư tưởng đổi mới có tính
"đột phá” nêu trên, Đảng ta tìm tòi, trăn trở trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo vào tình hình tôn giáo ở nước ta. Trong quá trình đổi mới, tư duy
lý luận của Đảng ta về vấn đề tôn giáo tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện trong các chỉ thị, nghị quyết
tiếp theo. Chỉ thị 37 của Bộ Chính trị (2/7/1998) chỉ rõ: "Những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của tôn
giáo được tôn trọng và khuyến khích phát huy"2. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung
ương (khoá VIII) về Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc (16/7/1998), dành
quan điểm thứ 8 về “Chính sách văn hóa đối với tôn giáo", khẳng định: "Khuyến khích ý tưởng công
bằng, bác ái, hướng thiện ... trong tôn giáo”3.

Nghị quyết số 25 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 7 (khóa IX) của Đảng ra ngày 12/3/2003,
đã tổng kết và phát triển tư duy lý luận đổi mới của Đảng ta về vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Theo đó, nhận thức về vấn đề tôn giáo trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội tập trung vào những nội dung chủ yếu sau đây:

Một là, thừa nhận sự tồn tại của tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội và không tính những điểm tương đồng
giữa lý tưởng của tôn giáo với lý tưởng của chủ nghĩa xã hội. Đây là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng, thể hiện một cách rõ ràng, dứt khoát quan điểm của Đảng ta về vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội. Từ quan điểm "tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài" do Nghị quyết 24 của Bộ
Chính trị (1990) nêu ra, đến Nghị quyết 25 của Đảng đã phát triển lên một bước mới, khẳng định rõ hơn
tôn giáo "đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội". Nhận thức này có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, là sự phát triển có tính sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đồng thời phản ánh đúng quy luật tồn tại khách quan của tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Luận điểm này đã cụ thể hoá quan điểm "tồn tại lâu dài" của tôn
giáo, nhưng phát triển rõ hơn trong mối quan hệ giữa tôn giáo với dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Trên phương diện nhận thức, quan điểm này tránh được các cuộc tranh luận không cần thiết về vấn đề
tôn giáo sẽ tồn tại đến khi nào. Đồng thời khắc phục được tư tưởng chủ quan, duy ý trí, nóng vội cho
rằng tôn giáo sẽ mất đi nhanh chóng trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Chủ nghĩa Mác-Lênin, đã chỉ ra rằng, tôn giáo chỉ mất đi khi những cơ sở kinh tế-xã hội, thậm chí là cả cơ
sở tâm lý, nhận thức cho sự tồn tại của nó không còn nữa. Nghĩa là khi nào những cơ sở cho sự tồn tại
của tôn giáo "không còn gì để phản ánh nữa, như Ph. Ăngghen đã chỉ ra, thì khi ấy tôn giáo sẽ mất đi.
Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, mối quan hệ giữa con người với con người, giữa
con người với thế giới tự nhiên còn nhiều điều chưa thể đạt đến sự hợp lý, đặc biệt mặt trái của cơ chế
thị trường, như tội phạm, sự phân hóa giàu nghèo, những rủi ro, bệnh tật, môi trường sinh thái bị hủy
hoại,... vẫn còn là cơ sở khách quan cho tôn giáo tồn tại và phát triển trên những phạm vi nhất định. Do
đó, tôn giáo vẫn còn tồn tại, khó có thể đoán định được "tuổi thọ” của tôn giáo, song chắc chắn rằng tôn
giáo vẫn là một thực thể tồn tại trong chủ nghĩa xã hội4.

Như vậy, với cách nhìn mới, Đảng ta khẳng định tôn giáo còn tồn tại lâu dài, không thể đơn giản cho
rằng tôn giáo sẽ mất đi một sớm một chiều khi con người đã khám phá, chinh phục được thiên nhiên,
khi đời sống vật chất ngày một tăng, tức là đã giải quyết được nguồn gốc tự nhiên. Đây là một nhận định
mang tính khoa học và cách mạng sâu sắc của Đảng, phản ánh đúng tính tất yếu khách quan trong sự
tồn tại và phát triển của tín ngưỡng, tôn giáo.

Không dừng lại ở việc thừa nhận sự tồn tại của tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng
ta còn khẳng định những điểm "tương đồng" giữa lý tưởng của tôn giáo với mục tiêu lý tưởng xã hội chủ
nghĩa. Nghị quyết 25 chỉ rõ: "Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là
điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các tôn giáo với mục tiêu chung"5. Đây là một luận điểm mới có
giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, thể hiện sự vận dụng nhuần nhuyễn nét đặc sặc trong tư tưởng Hồ Chí
Minh về việc khai thác, phát huy những giá trị tốt đẹp trong văn hoá, đạo đức của các tôn giáo với mục
tiêu của công cuộc xây dựng xã hội mới ở nước ta. Một mặt, quan điểm này làm thất bại những âm mưu
tuyên truyền xuyên tạc của các thế lực thù địch về chủ nghĩa cộng sản vô thần chống tôn giáo, vi phạm
nhân quyền, dân chủ, vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Mặt khác, hạn chế mặt tiêu cực, phát
huy mặt tích cực của các tôn giáo tạo cơ sở cho sự đồng thuận xã hội. Mục tiêu “dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" chính là điểm tương đồng, là mạch kết nối, nơi gặp gỡ giữa giá trị
nhân bản trong tôn giáo với giá trị nhân văn của chủ nghĩa xã hội, có tác dụng huy động sức mạnh của
khối đại đoàn kết dân tộc trong công cuộc đổi mới đất nước. Tín ngưỡng hay không tín ngưỡng là quyền
tự do lựa chọn của mỗi công dân. Phấn đấu cho sự phồn vinh của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân là
lý tưởng thiêng liêng chung cho mọi người, là mục tiêu mà công cuộc xây dựng xã hội mới của chúng ta
đang hướng tới, đồng thời cũng chính là ước vọng mà các tôn giáo theo đuổi. Đó chính là mẫu số chung
để gắn kết đồng bào các tôn giáo với toàn thể nhân dân trong khối đại đoàn kết dân tộc trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Mục đích cao cả của Phật Thích ca và Chúa
Giêsu đều giống nhau: Thích ca và Giêsu đều muốn mọi người có cơm ăn, áo mặc, bình đẳng, tự do và
thế giới đại đồng"6. Còn: "Chúng ta kháng chiến cứu nước, thi đua tăng gia sản xuất và tiết kiệm, cải
cách ruộng đất làm cho người cày có ruộng, tín ngưỡng tự do. Như thế những việc Chính phủ và nhân
dân ta làm, đều hợp với tinh thần Phúc âm"7. Kế thừa tư tưởng ấy, Đảng ta xác định rõ nhiệm vụ: "Giáo
dục truyền thống yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất Tổ quốc, làm cho các tôn giáo gắn bó
với dân tộc, với đất nước và chủ nghĩa xã hội, hăng hái thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc"8.

Mỗi tôn giáo đều có những hạt nhân triết học hợp lý, có giá trị nhân văn sâu sắc, như đức "từ bi" của
Phật giáo, lòng "nhân nghĩa" của đạo Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo, tư tưởng "bác ái" của đạo Kitô,
truyền thống uống nước nhớ nguồn, lòng tự hào, tự tôn dân tộc của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Đó
chính là chân giá trị mà nhân loại cũng như dân tộc ta luôn hướng tới. Hồ Chủ tịch đã đúc kết một cách
sâu sắc những giá trị đạo đức của các tôn giáo lớn. Người viết: "Chúa Giêsu dạy: Đạo đức là bác ái. Phật
Thích Ca dạy: Đạo đức là từ bi. Khổng tử dạy: Đạo đức là nhân nghĩa”9. Đại đa số đồng bào tôn giáo ở
nước ta đều có tinh thần yêu nước, đồng hành cùng dân tộc trong quá trình chống giặc ngoại xâm và xây
dựng đất nước, tham gia vào xây dựng và giữ gìn bản sắc dân tộc, đó là chủ nghĩa yêu nước, dân tộc và
quốc gia có chủ quyền.

Để phát huy được những điểm tương đồng ấy đòi hỏi phải kết hợp một cách biện chứng giữa lợi ích
chung của sự phát triển đất nước với lợi ích cụ thể của đồng bào có đạo trên cả hai mặt đời sống vật
chất và đời sống tinh thần, trong đó có nhu cầu về đời sống tâm linh tôn giáo. Đây chính là động lực thúc
đẩy phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào các tôn giáo nhằm thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội và
phương châm, định hướng hành đạo gắn bó với dân tộc, tuân thủ pháp luật của các tôn giáo. Phát huy
những điểm tương đồng, hướng về mục tiêu chung của công cuộc đổi mới đất nước có tác dụng huy
động sức mạnh tiềm năng của đồng bào các tôn giáo, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giúp
đồng bào các tôn giáo đấu tranh chống các thế lực lợi dụng tôn giáo gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết
tôn giáo.

Việc Đảng ta chỉ rõ đồng bào các tôn giáo là một bộ phận trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cũng có
nghĩa là đã khẳng định đồng bào các tôn giáo là một bộ phận không thể tách rời của khối đại đoàn kết
toàn dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trước khi trở thành tín đồ của một tôn giáo, họ
là công dân của nước Việt Nam, cùng chung lo tới vận mệnh của dân tộc. Đảng ta khẳng định thực hiện
nhất quán chính sách tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền được sinh hoạt tôn giáo bình
thường theo đúng pháp luật của đồng bào có đạo và sự bình đẳng giữa các tôn giáo. Tôn trọng quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo trước hết là tạo điều kiện, đảm bảo cho quần chúng có đạo được tham gia sinh
hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật. Mặt khác, phải chăm lo đến lợi ích thiết thân của bộ
phận quần chúng đặc thù này. Nghĩa là phải chủ động giải quyết kịp thời những nhu cầu sinh hoạt tín
ngưỡng chính đáng của đồng bào có đạo đúng với pháp luật. Trong đó, quan trọng nhất là chăm lo nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần cho họ.
Hai là, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Quan điểm này có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng trong đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta về vấn đề tôn giáo. Trước đây, tôn giáo
thường tiếp cận từ hai góc độ tư tưởng triết học và chính trị với hai định nghĩa mang tính kinh điển: "tôn
giáo là hình thái ý thức xã hội" và "tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân". Đó là hướng tiếp cận đúng,
nhưng chưa đủ theo quan điểm mới của Đảng ta về vấn đề tôn giáo. Bởi vì, tôn giáo không chỉ là triết
học (một bộ phận của thượng tầng kiến trúc, phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan), không chỉ là vấn
đề chính trị (bị các thế lực chính trị xấu lợi dụng), mà tôn giáo còn là lịch sử (phản ánh tiến trình lịch sử
của nhân loại), là nhận thức (giải thích về thế giới và con người), là văn hóa (góp phần hình thành nên
những nền văn minh và nếp sống văn hóa của loài người), là đạo đức (góp phần điều chỉnh hành vi của
con người hướng tới những giá trị chân, thiện, mỹ)10, là lối sống (góp phần hình thành lối sống của
những người có đạo) và tôn giáo là một thực thể xã hội (có lực lượng tín đồ hùng hậu, có tổ chức giáo
hội, tôn giáo chân chính góp phần vào củng cố cộng đồng và sự ổn định xã hội) v.v.

Như vậy, với quan điểm nhìn nhận mới, Đảng ta không chỉ bó hẹp tôn giáo trong khuôn khổ của tư
tưởng triết học và chính trị mà đa diện hơn đúng với sự tồn tại và phản ánh của nó. Đây là một vấn đề
có tầm quan trọng đặc biệt, thể hiện tầm sâu trong tư duy nhận thức lý luận của Đảng ta về vấn đề tôn
giáo. Điều đó đã khẳng định rõ thái độ của những người cộng sản Việt Nam về sự tôn trọng nhu cầu đời
sống tâm linh của nhân dân, một nhu cầu đích thực, chính đáng của quần chúng có đạo, thể hiện sự
quan tâm và bảo đảm cho những lợi ích thiết thân của đồng bào các tôn giáo. Việc tôn trọng, bảo đảm
và thỏa mãn nhu cầu đời sống tín ngưỡng lành mạnh, chính đáng của họ cũng giống như việc bảo đảm
các quyền lợi khác của con người như ăn, ở, mặc, bảo vệ sức khoẻ, tự do, nhân quyền, dân chủ v.v.

Ba là, thừa nhận và khuyến khích phát huy những giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của tôn
giáo trong công cuộc xây dựng xã hội mới. Luận điểm này là sự kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh và của
Đảng ta trong cách mạng dân tộc, dân chủ, nhưng được bổ sung, phát triển làm sâu sắc hơn trong thời
kỳ đổi mới. Tôn giáo trong quá trình tồn tại và phát triển luôn bộc lộ hai mặt tích cực và tiêu cực. Trước
đây, do yêu cầu của cách mạng cần phải tập trung cho nhiệm vụ đấu tranh giải phóng dân tộc trong điều
kiện các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng nên chúng ta thường nhấn mạnh đến
mặt tiêu cực, hạn chế của tôn giáo, như tư tưởng yếm thế, ru ngủ con người. Nhưng quan điểm đổi mới
của Đảng, bên cạnh mặt hạn chế cần khắc phục, phải trân trọng và phát huy những giá trị tích cực của
tôn giáo, trong đó có mặt tích cực về đạo đức, văn hóa tôn giáo. Tôn giáo có chức năng điều chỉnh hành
vi xã hội của con người, hướng con người đến cái chân, thiện, mỹ. Tín đồ các tôn giáo với niềm tin vào
đấng tối cao và cuộc sống vĩnh hằng sau khi chết, lo sợ bị trừng phạt hoặc bị "quả báo" nếu phạm tội
hoặc làm điều ác nên đã có hành vi đạo đức hướng thiện. Giáo lý giáo luật và những lời răn dạy của tôn
giáo đã tạo ra những quy phạm đạo đức hướng con người làm các việc thiện lành, tránh điều ác, tu nhân
tích đức để được giải thoát (theo quan niệm của Phật giáo), được lên thiên đàng (theo quan niệm của
Kitô giáo, Hồi giáo). Các tôn giáo không chỉ "thiêng hóa" các quy phạm đạo đức mà còn tạo ra dư luận xã
hội để điều chỉnh hành vi của tín đồ hướng về cái thiện, bài trừ cái ác. Như vậy, đạo đức tôn giáo góp
phần điều chỉnh hành vi xã hội của con người. Thực tế cho thấy, ở những nơi tôn giáo ổn định, có đông
tín đồ thì các tệ nạn xã hội ít hơn, trật tự ổn định và lối sống đạo đức nền nếp hơn11.
Tôn giáo, tín ngưỡng không đơn thuần chỉ là vấn đề thuộc về đời sống tâm linh, tinh thần, mà còn là vấn
đề văn hóa, đạo đức, lối sống có những giá trị tốt đẹp mà công cuộc xây dựng xã hội mới có thể tiếp thu.
Điều ấy thể hiện một cách sâu sắc quan điểm thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, giữa tồn tại xã hội với
ý thức xã hội của Đảng ta về vấn đề tôn giáo, một lĩnh vực phức tạp và nhạy cảm. Bên cạnh những hạn
chế, tôn giáo cũng chứa đựng nhiều yếu tố hợp lý bởi tính nhân bản, nhân văn, hướng thiện của nó,
những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã
hội mới, góp phần bổ sung hoàn thiện cho việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc. Hơn nữa, mọi tôn giáo chân chính đều đều răn dạy tín đồ hướng tới cái chân, thiện, mỹ. Trong
quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội với chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, các
tôn giáo đã và sẽ có sự điều chỉnh để thích ứng với xã hội mới. Đồng bào các tôn giáo ngày càng tham
gia tích cực hơn vào phong trào thi đua yêu nước xây dựng cuộc sống "tốt đời, đẹp đạo". Quan điểm
nêu trên của Đảng đã góp phần khơi dậy, động viên tín đồ, chức sắc các tôn giáo phát huy những giá trị
tốt đẹp, mặt tích cực, điểm tương đồng của tôn giáo với chủ nghĩa xã hội; phát huy tinh thần yêu nước
của đồng bào các tôn giáo làm cho họ tự giác đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc âm mưu lợi
dụng tôn giáo của các thế lực thù địch chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Nghị quyết Đại hội
lần thứ XI của Đảng tiếp tục khẳng định: "Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn
giáo; động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực
cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tô quốc"12.

Bốn là, "giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những
người có công với Tổ quốc và nhân dân". Quan điểm này hoàn toàn mới, có tính sáng tạo trong tư duy lý
luận của Đảng ta về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo. Lần đầu tiên nội hàm của tín ngưỡng được Đảng ta đề
cập tới một cách chính thức trong văn kiện của mình. Đây là quan điểm đúng đắn, phản ánh rõ truyền
thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với làng, với nước của nhân dân ta. Trong tâm
thức của người Việt Nam, thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những có công với dân, với nước không đơn thuần
chỉ là một loại hình tín ngưỡng mà cao hơn đó còn là một đạo lý "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc.
Đó là một truyền thống lâu đời đã ăn sâu trong tiềm thức, đời sống tâm linh, văn hóa, tinh thần của mỗi
người dân Việt Nam, trở thành một di sản văn hóa phi vật thể đậm đà bản sắc dân tộc, thể hiện lòng tự
tôn, tự hào dân tộc. Chính vì vậy, các tôn giáo ngoại nhập, kể cả những tôn giáo độc thần như Công giáo
khi vào Việt Nam cũng phải thừa nhận, tiếp thu loại hình tín ngưỡng truyền thống này.

Việc Đảng ta thừa nhận những giá trị tốt đẹp của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người
có công với Tổ quốc và nhân dân, có một ý nghĩa hết sức quan trọng có tác dụng to lớn, góp phần định
hướng cho các tôn giáo đồng hành, gắn bó với dân tộc. Mặt khác, việc phát huy những giá trị tích cực
của truyền thống thờ cúng tổ tiên còn là nhân tố để khắc phục sự hẫng hụt, thiếu vắng trong đời sống
tâm linh, văn hoá, tinh thần vốn là khoảng trống để các tôn giáo, nhất là các tà đạo phát triển. Đoàn kết
đồng bào các tôn giáo, giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn
vinh những người có công với Tổ quốc và nhân dân, đồng thời phải nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với
công dân vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái pháp
luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh
quốc gia. Đó là những quan điểm mang tính biện chứng sâu sắc trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, giữa
xây dựng khối đoàn kết toàn dân với việc chống sự phân biệt, đối xử, chống âm mưu chia rẽ dân tộc,
kích động gây rối; giữa giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp với đấu tranh loại trừ các tệ nạn
mê tín hủ tục nhằm bảo đảm cho môi trường sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo lành mạnh.

Từ những nhận thức mới về vấn đề tôn giáo, Đảng ta đã nêu lên những quan điểm mới về công tác tôn
giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Một là, công tác tôn giáo vừa phải quan tâm hợp lý nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng, vừa phải kịp
thời đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo đế phá hoại cách mạng. Trong quan điểm này, Đảng ta nhấn
mạnh đến hai nội dung rất quan trọng của công tác tôn giáo. Đó là chăm lo đến đời sống tôn giáo của
nhân dân và đấu tranh chống sự lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch. Trên cơ sở xác định tôn giáo
là tình cảm, nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, Đảng ta chủ trương thực hiện nhất quán
chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Mọi người được tự do
theo hoặc không theo một tôn giáo nào, "khắc phục nhận thức thiển cận đối với tôn giáo và thái độ hẹp
hòi, thành kiến, phân biệt đối xử với đồng bào có đạo”. Tín đồ các tôn giáo được tự do sinh hoạt tôn
giáo tại gia đình và nơi thờ tự theo nghi lễ truyền thống, "có kinh sách để tu học, có chức sắc hướng dẫn
việc đạo". Đặc biệt, Nghị quyết 24 đã mở ra việc giải quyết, công nhận về mặt tổ chức các tôn giáo nếu
hội đủ các điều kiện: có đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc, có tôn chỉ, mục đích, điều lệ phù
hợp và luật pháp, chuẩn bị tốt về mặt nhân sự, . . . Sau khi đã được công nhận, tổ chức tôn giáo được
thực hiện đầy đủ theo Hiến chương, Điều lệ (hoặc giáo luật), như tổ chức đại hội, hội nghị, việc đào tạo,
phong chức, bổ nhiệm chức sắc, xuất bản kinh sách, sản xuất đồ dùng việc đạo xây sửa cơ sở thờ tự,
quan hệ đối ngoại,... Đây là quan điểm có ý nghĩa rất quan trọng để ứng xử cụ thể đối với từng tôn giáo,
một mặt tạo điều kiện cho các tôn giáo hợp pháp chăm lo đời sống sinh hoạt của tín đồ, mặt khác đưa
sinh hoạt tôn giáo vào khuôn khổ quản lý nhà nước, góp phần loại bỏ các tà đạo nhằm làm lành mạnh
hóa sinh hoạt tôn giáo.

Bên cạnh việc chăm lo đời sống mọi mặt của đồng bào các tôn giáo, phải đấu tranh chống âm mưu lợi
dụng tôn giáo của các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp cách mạng. Do đặc điểm của tôn giáo ở Việt
Nam, trước đây khi xâm lược nước ta, các thế lực đế quốc đều tìm cách lợi dụng tôn giáo để phục vụ cho
mục đích chính trị của chúng. Ngày nay, các thế lực thù địch vẫn không từ bỏ việc lợi dụng tôn giáo để
chống phá cách mạng nước ta. Vì vậy trong khi tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
của nhân dân, Đảng ta chủ trương phải cảnh giác đấu tranh với những hoạt động lợi dụng tôn giáo của
các thế lực thù địch. Hai nhiệm vụ này có mối quan hệ gắn bó hữu cơ mật thiết với nhau. Giải quyết
đúng đắn và đầy đủ nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng của quần chúng là làm cho đồng bào có
đạo yên tâm, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tin vào chế độ và sự nghiệp đổi mới đất nước, hiểu rõ
âm mưu thủ đoạn lợi dụng tôn tạo của các thế lực xấu, từ đó nêu cao cảnh giác để họ "tự giác đấu tranh
chống lại chúng, bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng chính đáng của mình, bảo vệ an ninh Tổ quốc". Ngược
lại, khi làm tốt công tác đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo sẽ tạo môi trường sinh hoạt tôn giáo lành
mạnh, không bị địch lợi dụng để quần chúng yên tâm sinh hoạt tôn giáo.
Khi xác định mối quan hệ hữu cơ giữa hai nhiệm vụ trên, Đảng ta đã đặt vấn đề giải quyết nhu cầu giáo
của quần chúng trước việc đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo nhằm khắc phục tình trạng có nơi, có
lúc khi tập trung chống địch lợi dụng tôn giáo lại chưa quan tâm đến nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của
quần chúng, thậm chí có nơi còn đồng nhất quần chúng có đạo với các phần tử lợi dụng tôn giáo chống
phá cách mạng13. Điều đó vô hình chung đã đẩy một bộ phận quần chúng có đạo về phía các thế lực lợi
dụng tôn giáo.

Hai là, nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. Đây là quan điểm thể hiện
tư duy lý luận sâu sắc của Đảng ta về công tác quần chúng nói chung, công tác tôn giáo nói riêng. Khi nói
nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng, Đảng ta muốn nhấn mạnh đến
bản chất và vai trò quyết định của công tác vận động quần chúng trong công tác tôn giáo; Suy cho cùng,
công tác vận động quần chúng có đạo là công tác đối với con người, đó là những con người-công dân-tín
đồ. Họ là một đối tượng quần chúng đặc thù, có điểm giống, nhưng cũng có điểm khác với các đối tượng
quần chúng khác. Ở họ, giữa con người công dân với con người tín đồ luôn quyện chặt vào nhau, bổ
xung cho nhau không thể tách rời và luôn hướng tới "tốt đời, đẹp đạo". Trong họ, quyền lợi và nghĩa vụ
song trùng giữa con người công dân có quyền lợi, nghĩa vụ với Tổ quốc và con người tín đồ có quyền lợi,
bổn phận với đạo, với giáo hội của mình. Bởi vậy, công tác vận động quần chúng có đạo không đơn
thuần chỉ là công tác tuyên truyền giáo dục mà còn là công tác tập hợp tín đồ các tôn giáo trong các
đoàn thể quần chúng, công tác xây dựng cốt cán, công tác đối với các chức sắc, nhà tu hành, các nhân sỹ
trí thức trong các tôn giáo. Công tác vận động quần chúng còn là "tăng cường công tác giáo dục, y tế văn
hóa, khoa học, kỹ thuật, nâng cao dân trí, nhất là ở những vùng đông đồng bào có đạo", tức là phải
chăm lo việc ăn, mặc, ở, đi lại, giáo dục, y tế, hưởng thụ văn hóa,... để nâng cao đời sống dân sinh, trình
độ dân trí cho quần chúng. Về khía cạnh tôn giáo, công tác vận động quần chúng có đạo phải thực hiện
tốt chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, chứ không phải là tuyên truyền
thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng để "giải phóng" quần chúng khỏi "đám mây mù” tôn
giáo; cũng không phải tốn thời gian vào các cuộc tranh luận vô bổ có hay không có Đấng tối cao, có hay
không có Thiên đường mà là vận động quần chúng tín đồ các tôn giáo xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh
phúc ngay trên thế gian này. Nói tóm lại, công tác vận động quần chúng có đạo là làm cho đồng bào
được "phần xác no ấm, phần hồn thong dong"14) như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy. Làm được điều đó
cũng chính là đã tạo điều kiện để đồng bào có đạo tích cực tham gia xây dựng cuộc sống "tốt đời, đẹp
đạo", góp phần cùng toàn dân thực hiện thắng lợi mục tiêu: "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh".

Ba là, làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo. Trên cơ
sở xác định công tác tôn giáo mang nét đặc thù với sự tinh tế trong nhiều mối quan hệ, không chỉ là giải
quyết chính sách đối với tín đồ, ứng xử với chức sắc và tổ chức giáo hội mà còn là công tác đấu tranh
chống địch lợi dụng tôn giáo, liên quan đến chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Do vậy,
Đảng ta xác định lực lượng làm công tác tôn giáo trong thời kỳ mới là toàn bộ hệ thống chính trị. Gồm
Đảng, chính quyền, mặt trận, các đoàn thể chính trị,... Toàn bộ hệ thống chính trị tham gia làm công tác
tôn giáo, nhưng mỗi ngành tuỳ theo chức năng có những nhiệm vụ cụ thể: Đảng giữ vai trò lãnh đạo, chỉ
đạo công tác tôn giáo thông qua chủ trương, đường lối mang tính định hướng đối với tôn giáo nói chung
và đối với từng tôn giáo cụ thể. Đồng thời, thông qua mặt trận và các đoàn thể thực hiện công tác vận
động quần chúng xây dựng lực lượng cốt cán trong tín đồ, chức sắc. Các cấp chính quyền có trách nhiệm
thể chế hóa chủ trương của Đảng bằng các văn bản quy phạm pháp luật về tôn giáo; thực hiện quản lý
các hoạt động tôn giáo, đưa cáo hoạt động tôn giáo vào khuôn khổ của pháp luật. Mặt khác, các cấp
chính quyền còn phải chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của tín đồ các tôn giáo bằng các chính
sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và đấu tranh chống các hoạt động lợi dụng tôn giáo nhằm làm
lành mạnh hóa các sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng. Mặt trận và các đoàn thể tuyên truyền, vận động
quần chúng, đưa quần chúng tín đồ các tôn giáo theo từng giới, từng lứa tuổi tham gia các đoàn thể
chính trị-xã hội, các đoàn thể xã hội và các đoàn thể nghề nghiệp khác15.

Bốn là, việc theo đạo, truyền đạo và hoạt động tôn giáo (sinh hoạt động, truyền đạo và quản đạo) phải
tuân thủ hiến pháp và pháp luật. Đây là quan điểm có vị trí đặc biệt quan trọng phản ánh rõ đời sống
sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta ngày càng được mở rộng cùng với quá trình đổi mới, dân chủ
hóa đời sống xã hội. Nhưng đồng thời cũng xuất hiện những vấn đế phức tạp trong đời sống sinh hoạt
tôn giáo cần được chấn chỉnh. Cùng với việc khẳng định quyền tự do hoạt động tôn giáo của tín đồ và
các tổ chức tôn giáo hợp pháp, cần nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân chưa được nhà nước thừa nhận tư
cách pháp nhân truyền đạo, nghiêm cấm việc lợi dụng hoạt động tôn giáo để tuyên truyền tà đạo, hoạt
động mê tín dị đoan, trục lợi cá nhân hay ép buộc người khác theo đạo. Điều đó không chỉ bảo đảm cho
hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật, giữ vững tình hình chính trị-xã hội mà còn bảo vệ các tôn
giáo chân chính, chống tà đạo, tà giáo và hiện tượng mê tín dị đoan nhằm làm lành mạnh hoá môi
trường sinh hoạt tôn giáo theo nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của quần chúng tín đồ, chức sắc các
tôn giáo.

Hoạt động tôn giáo, nhất là hoạt động truyền giáo luôn mang tính xã hội và ảnh hưởng đến nhiều mặt
của đời sống xã hội. Do đó, nó cũng phải tuân thủ và chịu sự quản lý của nhà nước thế tục. Vì vậy, bất cứ
một quốc gia nào dưới những hình thức khác nhau đều có các chính sách hay pháp luật để quản lý các
hoạt động tôn giáo, nhất là hoạt động truyền giáo nhằm giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ các giá trị văn
hóa truyền thống của mình.

Có thể nói, những quan điểm đổi mới nêu trên đã từng bước được thể chế hóa bằng chính sách, pháp
luật của nhà nước, như Nghị định 69/HĐBT năm 1991 của Chủ tịch hội đồng bộ trưởng (nay là Chính
phủ); Nghị định 26 CP năm 1999 của Chính phủ, đặc biệt Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo của UBTV Quốc
hội (2004); Nghi định 22 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều trong Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn
giáo; Chỉ thị số 01 (năm 2005) của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành. Đó là
những văn bản tạo cơ sở pháp lý quan trọng nhằm giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ đổi mới.
Theo đó, nhiều vấn đề cơ bản, quan trọng của các tôn giáo đã cơ bản được giải quyết, như sinh hoạt tôn
giáo của tín đồ; vấn đề đào tạo chức sắc, in ấn kinh sách, đồ dùng việc đạo; vấn đề đất đai, cơ sở thờ tự;
đặc biệt vấn đề thừa nhận tư cách pháp nhân về mặt tổ chức của các tôn giáo (đến nay đã có 12 tôn giáo
với 32 tổ chức, hệ phái tôn giáo đã được thừa nhận); vấn đề hoạt động từ thiện, nhân đạo, văn hóa, xã
hội, giáo dục y tế, đối ngoại,. . . của tôn giáo. Điều đó đã tạo nên niềm tin tưởng, phấn khởi của đại đa số
tín đồ, chức sắc các tôn giáo, có tác dụng động viên, khuyến khích họ tích cực tham gia công cuộc đổi
mới đất nước.
Tuy nhiên, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta còn nhiều hạn chế, chưa thể hiện đầy đủ những tư
tưởng đổi mới của Đảng về vấn đề tôn giáo cũng như chưa phù hợp với thực tiễn đời sống tôn giáo đang
đặt ra ở nước ta trong thời kỳ mở rộng, hội nhập quốc tế. Vì vậy, Đại hội lần thứ XI của Đảng chỉ rõ:
"Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng”16.
Đây là vấn đề quan trọng nhất mà thời gian tới chúng ta cần phải tiếp tục bổ sung, hoàn thiện. Trên thực
tế, nhất là Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định 22 của Chính phủ hướng dẫn một số điều trong
Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo sau 6 năm đi vào thực tế đã bộc lộ nhiều vấn đề bất cập, cần phải chinh
sửa, bổ sung, hoàn thiện và nâng cao cho phù hợp với tình hình thực tế đời sống tôn giáo đang diễn ra.
Do đó, bên cạnh những vấn đề đã được khẳng định, Đại hội lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: “Tiếp tục hoàn
thiện chính sách, pháp luật về tôn giáo, động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời đẹp
đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quan tâm và tạo điều kiện
cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo đã được nhà nước
thừa nhận, đúng quy định của pháp luật. Đồng thời chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với
những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để mê hoặc, chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc”17.

Tóm lại, cùng với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, dân chủ hóa đời sống xã hội, Đảng và Nhà nước
ta cũng từng bước xây dựng hoàn thiện chính sách đổi mới về công tác tôn giáo theo quan điểm thống
nhất giữa lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, nhiều vấn đề về chính sách, pháp luật cũng cần được bổ sung,
hoàn thiện tạo cơ sở pháp lý cho công tác tôn giáo cũng như phù hợp với tình hình thực tế cũng như tạo
điều kiện cho các tôn giáo tích cực tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội, góp phần vào sự ổn định và phát triển đất nước trong điều kiện mới./.

Những thủ đoạn chính của các thế lực thù địch trong việc
lợi dụng vấn đề Dân tộc chống phá Cách mạng Việt Nam
hiện nay
Thứ sáu - 17/04/2020 14:33

  
 

  
 

  
Tác giả bài viết: Đặng Luận
Nguồn tin: Trường Chính trị Kon Tum - Sưu tầm, biên soạn
Thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá cách mạng Việt Nam là cách làm, các biện
pháp xảo trá, lừa lọc, có bản chất xấu xa của các thế lực thù địch nhưng được che đậy, bao
bọc một cách tinh vi, làm cho người ta tin và làm theo
Vỏ bọc che đậy cho các hành vi, thủ đoạn xấu xa mà các thế lực thù địch thường dựa
vào là các chiêu bài "nhân quyền", "dân chủ", "tự do", nhất là tự do tín ngưỡng, tôn
giáo; những vấn đề do lịch sử để lại; những khó khăn trong đời sống vật chất, tinh thần
của đồng bào các dân tộc; hay thiếu sót trong việc thực hiện đường lối phát triển kinh
tế, xã hội ở miền núi, trong thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ở các địa
phương; những đặc điếm về văn hoá, đời sống tâm lý, tín ngưỡng tôn giáo của nhân
dân các dân tộc thiểu số... Nghĩa là các thế lực thù địch triệt để tận dụng, tạo ra, khai
thác mọi khe hở có thể, đế thực hiện những biện pháp chống phá cách mạng Việt Nam
về vấn đề dân tộc trên chính địa bàn các dân tộc thiểu số đang sinh sống, coi đó là
điểm xuất phát trong thực hiện mưu đồ lớn và lâu dài của chúng.

          Cách làm, biện pháp lợi dụng vấn đề dân tộc để chông phá cách mạng Việt
Nam của các thế lực thù địch hiện nay là muôn hình, muôn vẻ, tuỳ theo điều kiện của
mỗi dân tộc mà chúng có sự triển khai cụ thể khác nhau, nhưng chung nhất nổi lên mấy
thủ đoạn chính sau đây:

          Một là, về lĩnh vực tư tưởng: Kẻ địch tập trung mũi nhọn xuyên tạc chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trực tiếp nhất là quan điểm, chủ trương, đường lối,
chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nưốc ta hiện nay, đặc biệt là những nội dung liên
quan đến phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh ở miền núi, đến chính
sách dân tộc; thổi phồng những thiếu sót của ta trong quá trình thực hiện các chính
sách đó ở địa phương... nhằm vô hiệu hóa sự lãnh đạo của tổ chức đảng, của chính
quyền địa phương để chúng dễ bề nắm dân, khống chế dân.

          Đi liền với tuyên truyền xuyên tạc, chúng ra sức kích động tư tưởng dân tộc hẹp
hòi, tư tưởng ly khai dân tộc, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phá hoại sự đoàn
kết thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Đó là các hoạt động cụ thể như nhen
nhóm, khuấy động, thổi bùng cái gọi là "quyền tự trị" của các dân tộc, yêu sách thành
lập "Vương quốc riêng" của người Mông, người Chăm, người Khơ Me Nam Bộ, v.v...
tung các tin thất thiệt về đời sống tâm linh và hiện thực ở các vùng đồng bào dân tộc
sinh sống để tạo nên hàng loạt các hoạt động như vượt biên trái phép, di dân tự do,
hòng làm cho đời sống của đồng bào luôn luôn không ổn định.

          Chúng đã triệt đề lợi dụng những khó khăn trong cuộc sống của đồng bào để tổ
chức truyền đạo trái pháp luật, đội lốt tôn giáo hoạt động chính trị, móc nối xây dựng cơ
sở. Đi liền vối việc truyền các tà đạo, chúng khuyến khích đồng bào các dân tộc duy trì
tập tục lạc hậu, phản khoa học; đồng thời cổ vũ cho lối sống tư sản trong thanh niên,
thiếu niên, từng bước làm băng hoại đạo đức, bản sắc văn hoá dân tộc. Đề truyền tải
các nội dung tuyên truyền đến đối tượng, chúng đã sử dụng các phương tiện thông tin
đại chúng, phát thanh và in ấn các văn hóa phẩm bằng ngôn ngữ, chữ viết các dân tộc;
mặt khác dùng lối tuyên truyền "rỉ tai" từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong thông qua
các hoạt động thăm thân, nghiên cứu khoa học, hoạt động từ thiện của những người từ
nưởc ngoài về hoặc những người có uy tín trong dòng họ, các chức sắc tôn giáo.

          Hai là, về lĩnh vực tô chức: Chúng ráo riết xây dựng các tố chức phản động ở
vùng dân tộc thiểu số của Việt Nam. Chúng đẩy mạnh xây dựng các tố chức, lực lượng
phản động lưu vong là người Việt Nam ở nước ngoài; đồng thời liên kết chặt chẽ với
các tổ chức phản động của nước ngoài và lực lượng ngụy quân, ngụy quyền cũ. Đó là
các tố chức như: "Mặt trận giải phóng Khơ Me Crôm", "Mặt trận Chămpa", "Mặt trận
thống nhất đấu tranh của các chủng tộc bị áp bức"... Đây là những tố chức phản động
lưu vong được các thế lực phản động nước ngoài hậu thuẫn trên mọi phương diện.

          Đi liền với việc xây dựng các tổ chức trên, một thủ đoạn khác của kẻ địch là đẩy
mạnh hoạt động của các tổ chức ở nước ngoài như "Hội người Mông quốc tế", "Liên
hiệp người Mông tự trị", "Văn phòng Chămpa quốc tế", "Liên minh người Chăm tị nạn",
"Hội người Khơ Me Crôm"... Các tố chức này vừa tập hợp, phát triển lực lượng là
người các dân tộc thiểu số ở ngoài nước, vừa hỗ trợ móc nối phát triển lực lượng ở
trong nước ta; đồng thời tìm cách gây áp lực chống phá cách mạng nước ta. Đó là tổ
chức do các thế lực đế quốc nặn ra, nuôi dưỡng và chỉ đạo, nhằm mục đích chia cắt sự
thống nhất đất nước, chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc ở Việt Nam, ngăn chặn cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của Nhân dân ta. Mấy năm gần đây,
mặc dù đã bị ta truy quét nhiêu lần, tổ chức này vẫn tồn tại lay lắt, ngoan cố chống phá
cách mạng và đã gây nhiều tội ác vối đồng bào Tây Nguyên.

          Từ tháng 6 năm 1965, tại miền Nam Việt Nam, dựa vào lực lượng trong một số
tổ chức đã có thời làm tay sai cho thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đã tổ chức thành lập
"Mặt trận thống nhất đấu tranh của các chủng tộc bị áp bức", viết tắt là FULRO (viết tắt
5 chữ đầu của tổ chức này theo tiếng Pháp: Front Unifié Libération Races Opprémées).
Mục tiêu trước mắt của đế quốc Mỹ là dùng FULRO để gây sức ép với chính quyền tay
sai và chống phá cách mạng, mục tiêu lâu dài là dựng ngọn cờ FULRO để tiến tới lập
khu "tự trị" ở Tây Nguyên, hòng chia cắt sự thống nhất của đất nước ta.

          Sau ngày thành lập, FULRO tiến hành tổ chức binh lính là người các dân tộc
thiểu số trong quân đội Sài Gòn làm binh biến, cướp chính quyền ở một số nơi ở Tây
Nguyên. Cuộc binh biến bị chính quyền ngụy Sài Gòn đàn áp, FULRO bị phân hoá, một
bộ phận quay về với Nhân dân, một bộ phận hợp tác với chính quyền Sài Gòn lập ra
"Phong trào đoàn kết sắc tộc thiểu số cao nguyên miền Nam", hoạt động chống phá
cách mạng và âm mưu thành lập "Nhà nuớc Đê Ga tự trị". Dưới sự chỉ đạo của Mỹ, một
mặt FULRO vừa tăng cường chống phá cách mạng, vừa tìm cách liên lạc vối chính
quyền cách mạng để đề cao vị thế, hợp thức hóa vai trò của tổ chức này; mặt khác, vào
đầu năm 1974, chúng gửi thư cho Tổng thư ký Liên hợp quốc, kêu gọi dư luận quốc tế
can thiệp để chính quyền Sài Gòn thừa nhận FULRO là đại biểu duy nhất và cai quản
toàn bộ "miền núi Nam Đông Dương".

          Sau thất bại năm 1975, các thế lực thù địch chưa từ bỏ âm mưu chống phá
cách mạng nước ta, chúng đã tăng cường sử dụng tàn quân FULRO hoạt động tuyên
truyền xuyên tạc chính sách của Đảng, Nhà nưởc, chia rẽ đoàn kết dân tộc, dụ dỗ
thanh niên bỏ bản làng vào rừng, nhen nhóm lực lượng vũ trang, thành lập cái gọi là
"Nhà nước Đê Ga" (với các chức danh: thủ tướng, bộ trưởng, thứ trưởng...) tiếp tục
chống phá cách mạng. Trước những hành động tàn bạo của FULRO, các lực lượng vũ
trang ta đã cùng chính quyền, nhân dân địa phương truy đuổi, đại bộ phận lực lượng
của chúng đã bị truy bắt vào năm 1981, một số ít chạy sang Campuchia. Trên thực tế Ở
Tây Nguyên đến năm 1991 về cơ bản tố chức FULRO đã bị tan rã.
          Tháng 12 năm 1992, tàn quân FULRO lưu vong ở đông bắc Campuchia và một
số phần tử phản động là người dân tộc thiểu số tiếp tục được các thế lực thù địch nước
ngoài nuôi dưỡng, huấn luyện. Chúng đã tụ họp thành tổ chức FULRO lưu vong, ráo
riết chuẩn bị trở về Việt Nam. Từ năm 1995, lợi dụng chính sách ngoại giao rộng mở
của nước ta, được các thế lực thù địch nước ngoài hỗ trợ, tố chức này khôi phục và
kích động chủ nghĩa ly khai nhằm làm mất ổn định chính trị ở Việt Nam. Tổ chức của
FULRO từ đây gồm hai bộ phận: một bộ phận ở ngoài nưởc và một bộ phận ở trong
nước. Bộ phận ngoài nước chủ yếu hoạt động ở Mỹ, Thái Lan, Campuchia. Bộ phận ở
trong nước có hai lực lượng: lực lượng trốn ở trong rừng và lực lượng trà trộn trong
buôn làng. Địa bàn hoạt động trong nước chủ yếu ở Tây Nguyên. Từ năm 1997 - 1998,
các thế lực thù địch nước ngoài đã tăng cường chỉ đạo, hỗ trợ lực lượng FULRO ở
nưởc ngoài cho ra đời các tổ chức phản động lưu vong, tiếp tục hoạt động chống phá
cách mạng Việt Nam.

          Hiện nay, FULRO đang ráo riết thực hiện âm mưu vô hiệu hoá vai trò lãnh đạo
của các tố chức đảng và hiệu lực quản lý của chính quyền các cấp, chia rẽ khối đại
đoàn kết dân tộc, gieo rắc tư tưởng ly khai, đòi thành lập "Nhà nước Đê Ga tự trị", tạo
cớ để nước ngoài can thiệp chông phá Việt Nam. Thủ đoạn chính mà chúng đang thực
hiện là:

 Tuyên truyền kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, lợi dụng triệt để vấn đề tôn
giáo đế truyền đạo "Tin lành Đê Ga" - một tố chức chính trị phản động của
FULRO, và coi đây là ngòi nổ để thực hiện âm mưu "diễn biến hoà bình", bạo
loạn lật đổ ở Tây Nguyên.
 Kích động, lừa bịp đồng bào dân tộc thiểu số vượt biên trái phép sang
Campuchia, vu cáo Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo, tự do dân chủ, nhân quyền.
 Lợi dụng những khó khăn về đời sống vật chất, tinh thần của một bộ phận đồng
bào dân tộc thiểu số, tiến hành lôi kéo, khống chế, mua chuộc họ thực hiện các
kế hoạch chống phá cách mạng.
 Dùng tiền đế kích động nhân dân chặt phá rừng, mua chuộc một số cán bộ thoái
hoá biến chất, thổi phồng một số khuyết điểm, yếu kém của ta nhằm làm suy
giảm niềm tin, gây sự nghi ngờ trong dân chúng, đẩy tới các hoạt động khiếu
kiện; đồng thời tìm cách móc nối, cài cắm người của chúng vào bộ máy Đảng,
Nhà nước.

 Liên kết với các thế lực phản động người nước ngoài, bọn phản động lưu vong
người Việt, ngụy quân, ngụy quyền cũ... để chống phá cách mạng nước ta./.

Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội, ra đời và phát triển từ hàng ngàn năm nay. Quá trình tồn tại và phát
triển của tôn giáo ảnh hưởng khá sâu sắc đến đời sống chính trị, văn hoá, xã hội, đến tâm lý, đạo đức, lối
sống, phong tục, tập quán của nhiều dân tộc, quốc gia.

Việt Nam là một quốc gia có nhiều tín ngưỡng, tôn giáo cùng tồn tại lâu đời trong lịch sử của dân tộc.
Với vị trí địa lý nằm ở khu vực Đông Nam Á mà cả ba mặt đều giáp biển nên Việt Nam đã trở thành một
nơi rất thuận lợi trong việc giao lưu với các nước trên thế giới và cũng là nơi rất dễ thâm nhập các luồng
văn hoá, các tôn giáo trên thế giới. Có thể kể đến các nhánh Phật giáo như Đại thừa, Tiểu thừa, Hòa
Hảo…, một số nhánh Kitô giáo như Công giáo Rôma, Tin Lành, tôn giáo nội sinh như Đạo Cao Đài, và một
số tôn giáo khác. Cho tới nay, nền tín ngưỡng dân gian và tôn giáo ở Việt Nam vẫn có ảnh hưởng nhất
định.

Nhưng ngược lại, vấn đề về tôn giáo không chỉ ảnh hưởng đến không chỉ ở trên lãnh thổ Việt Nam mà
còn ảnh hưởng ở các nước trên thế giới. Vì thế, con người phải cần có những hiểu biết thấu đáo trước
khi giải quyết các vấn đề này. Có thể là trước đây, do đặc điểm của tôn giáo ở Việt Nam mà khi xâm lược
nước ta, các thế lực đế quốc đều tìm cách lợi dụng tôn giáo để phục vụ cho mục đích chính trị của
chúng.

Mặc dù đức tin, giáo lý và sự thờ phụng của đồng bào theo các tôn giáo khác nhau nhưng đều có những
điểm tương đồng ở tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, truyền thống văn hóa và luôn đồng hành
cùng dân tộc cả trong cách mạng giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Chính vì thế, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn
khẳng định chủ trương, chính sách nhất quán là tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và
tự do không tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào các dân tộc.

Chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
cũng như quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân. Các tôn giáo đều có quyền hoạt động
bình thường theo quy định của pháp luật và bình đẳng trước pháp luật.
Qua đó, nhằm tăng cường đoàn kết đồng bào các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát
huy sức mạnh tổng hợp, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo
vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu “dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Theo
tinh thần đó, các hoạt động truyền đạo trái phép và tà đạo không những gây nhiều hậu quả tai hại cho
lợi ích của xã hội, của Nhân dân mà còn cả cho sự hoạt động bình thường của tín ngưỡng, tôn giáo đã
được Nhà nước công nhận.

Một số “hiện tượng tôn giáo mới” trong quá trình tuyên truyền và phát triển đạo đã liên hệ đến mặt
trái, tiêu cực trong đời sống xã hội, đặc biệt là vấn đề tham nhũng, tiêu cực lãnh đạo điều hành của
chính quyền để gián tiếp phê bình thể chế chính trị của nước ta.

Từ gây phương hại đến chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo…

Hoạt động truyền đạo của các “hiện tượng tôn giáo mới” làm phương hại đến chính sách tự do tín
ngưỡng, tôn giáo, gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Chính sách nhất quán của
Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cũng như quyền tự do
không tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân. Các tôn giáo đều có quyền hoạt động bình thường theo quy
định của pháp luật và bình đẳng trước pháp luật.

Quan điểm chính sách tôn giáo của Đảng nhằm tăng cường đoàn kết đồng bào các tôn giáo trong khối
đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu “dân giầu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh”. Theo tinh thần đó, các hoạt động truyền đạo trái phép và tà đạo không những
gây nhiều hậu quả tai hại cho lợi ích của xã hội, của Nhân dân mà còn cả cho sự hoạt động bình thường
của tín ngưỡng, tôn giáo đã được Nhà nước công nhận.

Việc tập trung đông người ở nơi công cộng, phát tán kinh sách, chữa bệnh khi chưa được cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền chấp thuận của “hiện tượng tôn giáo mới” là thực hiện không đúng quy định pháp
luật; phương hại đến chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo, gây khó khăn cho quản lý nhà nước, quản lý
xã hội.

Nhận thức của những người theo “hiện tượng tôn giáo mới” đôi khi thái quá và sai lệch về Đảng và Nhà
nước. Do đó, họ dễ bị các thế lực xấu lợi dụng, xúi giục, dẫn đến hành vi chống đối, làm mất uy tín của
Đảng…; gây phương hại sự ổn định chính trị, ảnh hưởng đến khối đoàn kết cộng đồng các dân tộc; đến
sự lãnh đạo, quản lý xã hội của Đảng, Nhà nước, làm cho hệ thống chính trị cơ sở giảm hiệu lực, mất uy
tín. Thậm chí, một số “hiện tượng tôn giáo mới” bị biến thành công cụ của các thế lực thù địch, nhận sự
chỉ đạo, hỗ trợ về vật chất, tinh thần của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước.
… đến tác động tiêu cực tới đời sống kinh tế

Hoạt động của các “hiện tượng tôn giáo mới” đã gây ra những ảnh hưởng nhất định về kinh tế. Trước
hết là tổn thất về kinh tế cho chính bản thân những “tín đồ” theo “hiện tượng tôn giáo mới”. Nhiều
người theo các “hiện tượng tôn giáo mới” đã phải bỏ công việc để tham gia hoạt động của “đạo”; một
số người có sức khỏe yếu, bệnh tật hiểm nghèo tìm đến với các “hiện tượng tôn giáo mới” để nuôi hy
vọng chữa khỏi bệnh nên đã phải bỏ ra kinh phí lớn.

Một số người đứng đầu hoặc có vai trò chủ chốt trong các “hiện tượng tôn giáo mới” đã thu tiền trái
phép của “tín đồ”, thậm chí dùng tiền của “tín đồ” để tư lợi “vinh thân phì gia”, trái với lời rao giảng “xả
phú cầu bần” của họ.. Những người theo những “đạo” này thường là những gia đình có hoàn cảnh éo
le,,khó khăn về kinh tế phải đóng góp tiền bạc một cách mù quáng cho những đối tượng cầm đầu thu lợi
bất chính sẽ làm cho kinh tế gia đình họ ngày càng giảm sút, làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của
xã hội.

Bên cạnh đó, có không ít “hiện tượng tôn giáo mới” tuyên truyền tín đồ” theo “đạo” sẽ được sung
sướng; “không làm mà có ăn”, khiến “tín đồ” bê trễ sản xuất kinh doanh. Ví dụ, người theo Hội thánh
của Đức Chúa Trời Mẹ phải đóng 10% thu nhập cho người đứng đầu. Đạo Long Hoa Di lặc yêu cầu tín đồ
tu tại gia, không cần làm, chỉ cần cầu khấn là có ăn. Khi ốm không cần thuốc, chỉ uống rượu pha nước lã
đặt trên bàn thờ là khỏi, kể cả gia súc và cây cối.

Việc những người tham gia các “hiện tượng tôn giáo mới” đều phải đóng góp kinh phí để xây dựng tổ
chức và thực hiện các hoạt động sinh hoạt tôn giáo ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của những người
vốn đã có đời sống khó khăn. Việc tham gia vào các “hiện tượng tôn giáo mới” sẽ ảnh hưởng nhất định
đến lao động, sản xuất, chất lượng và hiệu quả của việc tạo ra của cải vật chất cho xã hội cũng như việc
đảm bảo đời sống kinh tế của từng cá nhân, vì họ chờ sự xuất hiện của Đấng siêu linh, lúc đó sẽ sung
sướng, không làm mà cũng có ăn, gây tâm lý hoang mang trong quần chúng,…

Việc in ấn kinh sách, xây sửa nơi thờ tự, nghi lễ thờ cúng gây phiền hà, tốn kém công sức, tiền bạc của
nhân dân. Đồng thời, họ còn tổ chức các cuộc viếng thăm, hành hương, tham quan,… kết hợp với sinh
hoạt tôn giáo trái phép ở nơi công cộng, gây tốn kém tiền của, ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự an
toàn xã hội.

You might also like