You are on page 1of 8

P.

Hồ Chí ĐẠI HỌC UEH Minh,


ngày 8 tháng 5
năm 2022 TRƯỜNG KINH DOANH
TP. Hồ Chí KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Minh,
ngày 8 tháng 5
năm 2022

TIỂU LUẬN

Giảng viên: Nguyễn Minh Tuấn


Lớp học phần – Phòng học: 22D1POL51002529 _ B2-310
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hoàng Hải My
Mã số sinh viên: 31211025644

TP. Hồ Chí Minh, ngày 2 tháng 6 năm 2022


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................3
CHƯƠNG 1: TRÌNH BÀY QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN
VỀ VẤN ĐỀ TÔN GIÁO......................................................................................3
I. Bản chất của tôn giáo....................................................................................3
II. Nguồn gốc của tôn giáo.............................................................................4
III. Tính chất của tôn giáo................................................................................4
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT
NAM VỀ TÔN GIÁO............................................................................................5
CHƯƠNG 3: QUA NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ TÔN GIÁO, HÃY CHO BIẾT
QUAN ĐIỂM CỦA BẠN VỀ VẤN ĐỀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
................................................................................................................................6
LỜI KẾT..................................................................................................................7
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................8
LỜI MỞ ĐẦU
Vấn đề tôn giáo từ lâu là một vấn đề nhạy cảm không chỉ đối với Việt Nam mà còn với
nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, tôn giáo ngày càng can thiệp sâu hơn vào đời sống
chính trị với nhiều hình thức khác nhau, vì thế luôn cần có hiểu biết thấu đáo trước khi
giải quyết về các vấn đề.
Tôn giáo còn đang là nhu cầu của một bộ phận nhân dân giúp họ “giải thoát” khỏi
những đau khổ và “đền bù” cho họ những hụt hẫng, những bất lực trong cuộc sống. Thêm
vào đó, sự phức tạp của cuộc đấu tranh giai cấp ngày nay, các giai cấp, tầng lớp phản
động có những thủ đoạn lợi dụng tôn giáo ngày càng tinh vi hơn. Để có thể thích nghi với
thời đại, bản thân các tôn giáo cũng đã và đang có những biến đổi sâu sắc hơn (thay đổi
diện mạo tôn giáo; thế tục hóa và văn hóa tôn giáo,xuất hiện những phong trào tôn giáo
mới,…)
Đất nước ta là quốc gia đa tín ngưỡng, đa tôn giáo. và đa dạng về chiều hướng phát
triển trên phạm vi cả nước. Vì vậy để tiến hành thắng lợi công cuộc đổi mới ở nước ta,
trước hết đòi hỏi Đảng và nhà nước ta cần phải có cái nhìn đúng đắn những vấn đề lí luận
và thực tiễn về vấn đề tôn giáo cũng như có những chính sách về tôn giáo một cách phù
hợp và linh hoạt trong tình hình hiện nay. Nhìn chung mọi giáo lý của các tôn giáo đều
chứa đựng tính nhân văn sâu sắc. Những chiết lý ấy giúp cho con người sống với nhau
gần gũi hơn, có trách nhiệm hơn với bản thân, cộng đồng, với sự phát triển chung của
toàn xã hội. Vì vậy trong định hướng trên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa, Đảng và
nhà nước ta luôn coi trọng vai trò của các tôn giáo. Và đó cũng là nội dung của bài tiểu
luận sau đây.
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành vẫn còn khá nhiều thiếu sót em mong nhận
được sự góp ý của thầy cô để tiểu luận này được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm
ơn !

CHƯƠNG 1: TRÌNH BÀY QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ VẤN
ĐỀ TÔN GIÁO
I. Bản chất của tôn giáo.
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh hư ảo hiện thực khách quan, thông
qua hệ thống các biểu tượng siêu nhiên và niềm tin. Theo Ph. Ăngghen cho rằng: “tất cả
mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo – vào trong đầu óc của con người – của
những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hằng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh
trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”
Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện lịch sử tự nhiên và lịch
sử xã hội xác định, là một hiện tượng xã hội phản ánh sự yếu thế, bất lực, bế tắc của con
người trước tự nhiên, xã hội và trước các thế lực trong đời sống.
Tôn giáo là một thực thể xã hội – các tôn giáo cụ thể bao gồm: Công giáo, Tinh Lành,
Phật giáo,... với các tiêu chí cơ bản ( có niềm tin sâu sắc vào đấng siêu nhiên, đấng tối
cao để tôn thờ; có hệ thống giáo thuyết; có tổ chức nhân sự, quản lí điều hành việc đạo;
có hệ thống tín đồ đông đảo, những người nguyện tin theo một tôn giáo nào đó và được
tôn giáo đó thừa nhận.
Tuy nhiên, việc sáng tạo ra tôn giáo, niềm tin vào tôn giáo quá đỗi sâu sắc có thể dẫn
đến bị lệ thuộc, tuyệt đối hóa vào tôn giáo và phục tùng vô điều kiện. Đó được gọi là mê
tín dị đoan. Cuồng tín quá mức, mê tín dị đoan gây ra những sai lệch với những chuẩn
mực xã hội, đi ngược lại với tiêu chuẩn đạo đức và pháp luật, con người đánh mất bản
chất của chính mình, phá hoại đi những giá trị nhân văn vốn có của tôn giáo, gây tổn hại
cho cá nhân và cộng đồng.
II. Nguồn gốc của tôn giáo.
a) Nguồn gốc tự nhiên, kinh tế - xã hội:
Nguồn gốc của tôn giáo bắt nguồn từ sự bất lực của con người trước những thế lực tự
nhiên – xã hội. V.I.Lênin cũng khẳng định: “Sự bất lực của giai cấp bị bóc lột trong cuộc
đấu tranh chống bọn bóc lột tất nhiên đẻ ra lòng tin vào cuộc đời tốt đẹp ở thế giới bên
kia, cũng giống y như sự bất lực của người dã man trong cuộc đấu tranh chống thiên
nhiên đẻ ra lòng tin vào thần thánh, ma quỷ và những phép màu”
C.Mác đã viết: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế
giới không có trái tim, cũng như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn
giáo là thuốc phiện của nhân dân”. Trái tim đó sẽ sẵn sàng bao dung, tha thứ, chở che và
tiếp thêm sức mạnh cho họ để họ có thể vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.Với ông,
tôn giáo như là “vầng hào quang” ảo tưởng, là những vòng hoa giả đầy màu sắc và đẹp
một cách hoàn mỹ, là ước mơ, là niềm hy vọng và điểm tựa tinh thần vô cùng to lớn cho
những số phận bé nhỏ, bất lực trước cuộc sống hiện thực.
b) Nguồn gốc nhận thức:
Khi nhận thức có giới hạn, con người không thể giải thích được những sự kiện diễn ra
trong tự nhiên, xã hội. Những điều chưa biết được giải thích một cách thần thánh hóa và
cường điệu hơn, thông qua lăng kính của tôn giáo. Và dần dần hình thành và in sâu trong
tâm trí mỗi người, khi vấn đề được chứng minh một cách khoa học, cụ thể bởi chưa thể
nhận thức đầy đủ thì đây vẫn là điều kiện cho sự ra đời của tôn giáo
c) Nguồn gốc tâm lý:
Chứng kiến những cảnh bóc lột, cường bạo của các giai cấp thống trị, sự hà khắc của
điều kiện tự nhiên và những giờ lao động khổ sai, những cảnh bạo bệnh, đấu tranh với
hiện thực khắc nghiệt khiến cho sự sợ hãi ngày càng lớn. Khi ấy, con người sẽ tìm đến
tôn giáo - một điểm tựa để gửi gắm niềm tin, hy vọng cho một cuộc sống được như ý
nguyện, được suôn sẻ và hạnh phúc trong tương lai.
Sự kính trọng, lòng biết ơn, tình yêu thương cũng khiến con người tìm đến tôn giáo.
Đối với những vị anh hùng, người có công với cách mạng, người thân đã mất,... Đó là
những tình cảm làm nảy sinh và duy trì niềm tin tôn giáo. ( tôn thờ, lập đền,...)

III. Tính chất của tôn giáo


a) Tính lịch sử.
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử, tức là có sự hình thành, tồn tại và
phát triển. Ngoài ra, nó còn có khả năng biến đổi trong những điều kiện, những giai đoạn
lịch sử nhất định cho phù hợp với tình hình chính trị - xã hội của thời đại đó. Trong quá
trình vận động thay đổi, tôn giáo đã phân tách và phát triển thành nhiều hướng khác nhau,
hình thành nên các hình thức tôn giáo, hệ phái khác nhau
b) Tính quần chúng
Tính quần chúng của tôn giáo không chỉ biểu hiện ở số lượng tín đồ theo tín ngưỡng
mà còn thể hiện ở nơi sinh hoạt văn hóa, tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân
lao động. Bởi tính nhân văn, luôn hướng đến những giá trị đạo đức cốt lõi của con người,
khát vọng tự do và mưu cầu hạnh phúc nên được các tầng lớp, quần chúng đặc biệt tin
theo.
c) Tính chính trị.
Xã hội hình thành, phân chia giai cấp cũng chính là lúc tôn giáo mang tính chính trị.
Tôn giáo phản ánh ước nguyện, lợi ích của các giai cấp khác nhau trong cuộc đấu tranh
giai cấp, đấu tranh dân tộc nên tôn giáo mang tính chính trị. Khi giai cấp thông trị lợi
dụng tôn giáo để phục vụ cho lợi ích của giai cấp mình, chống lại các giai cấp lao động
và tiến bộ xã hội thì tôn giáo ở đây mang tính chính trị tiêu cực.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
VỀ TÔN GIÁO
1. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ
tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH
Đảng ta khẳng định, tôn giáo sẽ tồn tại lâu cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nước ta nên Nhà nước ta thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo
đảm quyền tự do tín ngưỡng theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn
giáo bình thường đúng theo quy định của pháp luật. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn
khổ của pháp luật, bình đẳng trước pháp luật.
2. Đảng và Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc.
Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau và giữa các đồng bào theo tôn giáo và
đồng bào không theo tôn giáo. Nhà nước ta một mặt nghiêm cấm mọi hành vi chia rẽ,
phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; mặt khác vận động quần chúng nhân dân
tham gia lao động sản xuất, hoạt động xã hội thực tiễn, nâng cao đời sống vật chất tinh
thần, trình độ kiến thức... để tăng cường tính đoàn kết vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh”.
Giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh
những người có công với Cách mạng và Tổ quốc. Nghiêm cấm các hành vi mê tín dị
đoan, hoạt động tín ngưỡng trái pháp luật, lợi dụng tôn giáo tín ngưỡng để thực hiện
những hành vi kích động, chia rẽ nhân dân, gây rối và xâm phạm an ninh xã hội.
3. Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị
Công tác tôn giáo không chỉ liên quan đến chức sắc, tín đồ mà còn có liên quan đến
nhiều lĩnh vực đời sống xã hội, chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng, Nhà nước; gắn
với công tác đấu tranh chống những âm mưu lợi dụng tôn giáo gây thương hại đến lợi ích
của dân tộc. Do vậy, thực hiện tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống
chính trị, bao gồm hệ thống tổ chức Đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính
trị do Đảng lãnh đạo.
4. Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng
Công tác vận động quần chúng các tôn giáo nhằm động viên đồng bào nêu cao tinh
thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất của Tổ quốc; thông qua việc thực
hiện tốt các chính sách kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, đảm bảo lợi ích vật chất và
tinh thần của nhân dân nói chung, trong đó có đồng bào tôn giáo.
5. Vấn đề theo đạo và truyền đạo
Mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo quy
định của pháp luật. Các tổ chúc tôn giáo được Nhà nước thừa nhận, được hoạt động theo
pháp luật và được pháp luật bảo hộ. Việc theo đạo, truyền đạo cũng như mọi hoạt động
tôn giáo khác đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
CHƯƠNG 3: QUA NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ TÔN GIÁO, HÃY CHO BIẾT QUAN
ĐIỂM CỦA BẠN VỀ VẤN ĐỀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Tôn giáo tại Việt Nam khá đa dạng, gồm có các nhánh Phật giáo như Đại thừa, Tiểu
thừa, Hòa Hảo,… Một số thánh Kito giáo như Công giáo Rooma, tin lành, tôn giáo nội
sinh như Đao Cao Đài, và một số tôn giáo khác . nền tín ngưỡng dân gian bản địa cho tới
nay vẫn có những ảnh hưởng nhất định tại Việt Nam, cùng với đó, tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên là một loại hình sinh hoạt tôn giáo phổ biến, được thực hành bởi đa số dân cư. Chính
vì thế, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định chủ
trương, chính sách nhất quán là tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và
tự do không tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào các dân tộc.
Mọi tôn giáo ở Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, được pháp luật bảo vệ, được
tự do hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Tuyệt nhiên không một tôn
giáo nào hoạt động đúng pháp luật mà bị chính quyền ngăn cấm. Chức sắc, tín đồ các tôn
giáo luôn gắn bó với quốc gia, dân tộc theo phương châm “Đạo pháp dân tộc và CNXH”,
thực hiện “sống phúc âm trong lòng dân tộc”, “nước vinh đạo sáng”, vừa làm tròn bổn
phận của tín đồ đối với tôn giáo, vừa hăng hái lao động sản xuất, góp phần cùng toàn dân
đẩy mạnh thực hiện công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa – hiện đại hóa, phải xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
Tôn giáo mang lại sự giao thoa tinh hoa văn hóa, đồng thời cũng là nhân tố để các thế
lực trong và ngoài nước lợi dụng chống phá cách mạng Việt Nam. Các hội Phật giáo giả
mạo lợi dụng niềm tin của người dân, dẫn đến những quan điểm , suy nghĩ sai trái về tôn
giáo Việt Nam, ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Chúng gắn vấn đề “dân chủ”,
“nhân quyền” với cái gọi là “tự do tôn giáo” để chia rẽ tôn giáo, dân tộc; chúng tài trợ ,
xúi giục các phần tử xấu trong các tôn giáo truyền đạo trái phép, lôi kéo các tôn giáo vào
các hoạt động trái pháp luật, gây mất ổn định chính trị. Ví dụ như “Hội Đức Thánh chúa
trời”.
Chính vì thế, mỗi cá nhân, mỗi con người phải có hiểu biết, nhận thức đúng đắn về tôn
giáo trong tình hình mới. Phân biệt được và bài trừ những tư tưởng sai lệch tiêu chuẩn xã
hội, hành vi đi ngược lại với giá trị đạo đức cốt lõi của con người. Kiên quyết đấu tranh,
đập tan những âm mưu chống phá cách mạng của các thế lực thù địch.
LỜI KẾT
Tôn giáo vẫn luôn là vấn đề nóng bỏng trong xã hội hiện nay. Những lí luận đúng đắn
của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề tôn giáo đã chỉ ra được mặt tích cực và tiêu cực của
tôn giáo. Từ đó những giải pháp đúng đắn về tôn giáo được vạch ra một cách cụ thể và
tinh tế, vừa góp phần phát triển tôn giáo ngày một lớn mạnh và lành mạnh hơn đồng thời
vừa không đụng chạm đến các đức tin của các tín đồ tôn giáo. Chúng ta cần phải đoàn
kết, chung sức đóng góp cho cộng đồng tôn giáo lành mạnh, phát huy những mặt tích cực
và hạn chế những mặt tiêu cực của tôn giáo
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học, trường Đại
học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh

2. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học

3. V.I.Lênin toàn tập. sdd, t.12,tr.169-170

4. C.Mác và Ph.Ăngghen. Sdd, t.12, tr.169-170

5. QPTD, Tình hình tôn giáo tại Việt Nam – thực tiễn sinh động. Truy cập
ngày 14/04/2014, tại http://tapchiqptd.vn/vi/phong-chong-dbhb-tu-dienbien-tu-
chuyen-hoa/tinh-hinh-ton-giao-tai-viet-nam-%E2%80%93-thuctien-sinh-dong/
5366.html

You might also like