You are on page 1of 14

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG


---------------
BÀI TIỂU LUẬN
NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA
MAC-LENIN

Đề tài: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề tôn giáo và
liên hệ thực trạng phát triển tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.

Giảng viên: Nguyễn Văn Thiên

Lớp: chiều thứ 2 ca 2 Nhóm:07

TP.Hồ Chí Minh, Tháng 5 năm 2021

1
Danh sách thành viên trong nhóm:

HỌ VÀ TÊN MSSV

Nguyễn Anh Tú 181303194

Lê Thị Thành 181303200

Thái Hướng Dương 181303156

Lâm Sáng Cơ 181303020

Trần Lê Thanh Trúc 181303111

Nguyễn Nguyên Minh Tâm 181303144

Lê Thị Huyền Trâm 181303172

Lê Thị Ngọc Nở 181303015

Hoàng Trịnh Hồng Quyên 181303131

Nguyễn Gia Bảo Trân 181303067

2
MỞ ĐẦU
Chúng ta đang sống những năm đầu tiên của một thiên niên kỷ mới: thiên niên kỷ
thứ 3. Xã hội loài người đã có những bước phát triển vượt bậc về mọi mặt: kinh tế,
chính trị, khoa học kỹ thuật. và nghệ thuật. Trong một xã hội như vậy có một bộ
phận không thể thiếu, vì nó là bộ phận cấu thành kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ
tầng cơ bản của một xã hội, đó là tôn giáo. Tôn giáo là một vấn đề tưởng chừng
như vô cùng cũ nhưng thực tế lại luôn mới. Cũng bởi vì tôn giáo là một bộ phận
cấu thành nên xã hội này, cùng với sự thay đổi của nhân loại, tôn giáo cũng có
những thay đổi, dù là nội dung hay chỉ là hình thức. Tôn giáo - một hiện tượng xã
hội phức tạp, chỉ có thể được giải thích một cách khách quan khoa học dựa trên
quan niệm của triết học duy vật về lịch sử cũng như nhận thức duy vật khoa học.
Tôn giáo là một hình thức phản ánh ảo tưởng, xuyên tạc cuộc sống hiện thực và đã
ra đời cách đây hàng vạn năm, nhưng ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học công nghệ trên thế giới, tôn giáo dường như vẫn đa dạng về hình thức và
rộng lớn về quy mô. Vì vậy, dường như không thể giải quyết vấn đề tôn giáo một
cách đơn giản về mặt nhận thức xã hội. Mặt khác, vai trò của tôn giáo trong đời
sống xã hội ngày càng thể hiện rõ nét, tôn giáo tham gia vào nhiều lĩnh vực của đời
sống tinh thần, các tôn giáo lớn thường không chỉ có ảnh hưởng sâu rộng trong
phạm vi một quốc gia. cá nhân, nhưng ảnh hưởng cũng mang tính quốc tế. Một số
học giả phương Tây còn cho rằng trong thế kỷ tới cuộc đấu tranh tư tưởng sẽ
không còn nữa mà chuyển sang đấu tranh tôn giáo. được Đảng và Nhà nước ta xem
xét, đánh giá lại theo quan điểm khách quan hơn, không xóa một cách duy ý chí
như trước nữa mà nhìn nhận trên quan điểm phát huy những mặt tích cực, gạt bỏ
3
những mặt tiêu cực trong các tôn giáo. đặc biệt là các thị chỉ về tôn giáo, hay điểm
quan trọng của các tôn giáo hiện nay là: sống tốt đời đẹp đạo.

4
Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề Btôn

giáo và liên hệ thực trạng phát triển tôn giáo ở Việt

Nam hiện nay.

1:Bản chất, nguồn gốc và tính chất của tôn giáo

2: Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá

độ lên chủ nghĩa xã hội.

3: Liên hệ thực trang phát triển tôn giáo ở Việt Nam hiện

nay

5
1:Bản chất, nguồn gốc và tính chất của tôn giáo

a.Bản chất Tôn giáo


Chủ nghĩa Mác - Lênin coi tín ngưỡng, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản
ánh một cách hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan. Qua hình thức phản ánh
của tôn giáo, những sức mạnh tự phát trong tự nhiên và xã hội đều trở thành thần
bí. C. Mác và Ph. Ăngghen còn cho rằng, tôn giáo là một hiện tượng xã hội, văn
hóa, lịch sử; một lực lượng xã hội trần thế. Giữa tín ngưỡng và tôn giáo có sự khác
nhau, song lại có quan hệ chặt chẽ mà ranh giới để phân biệt chúng chỉ là tương
đối. Tín ngưỡng là một khái niệm rộng hơn tôn giáo. ở đây chúng ta chỉ đề cập một
dạng tín ngưỡng - đó là tín ngưỡng tôn giáo (gọi tắt là tôn giáo).

Tôn giáo thường được hiểu là một hiện tượng xã hội bao gồm có ý thức tôn giáo
lấy niềm tin tôn giáo làm cơ sở, hành vi và các tổ chức hoạt động tín ngưỡng tôn
giáo - nghĩa là, tôn giáo thường có giáo lý, giáo luật, lễ nghi và các tổ chức giáo
hội. Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện lịch sử tự nhiên
và lịch sử xã hội xác định. Do đó, xét về mặt bản chất, tôn giáo là một hiện tượng
xã hội phản ánh sự bất lực, bế tắc của con người trước tự nhiên và xã hội.. Tuy
nhiên, tôn giáo cũng chứa đựng một số giá trị văn hoá, phù hợp với đạo đức, đạo lý
của xã hội. Về phương diện thế giới quan, thế giới quan duy vật mácxít và thế giới
quan tôn giáo là đối lập nhau. Sự sáng tạo ra tôn giáo của con người được thực
hiện thông qua con đường nhận thức Chủ thể tạo ra tôn giáo là con người, đối
tượng của phản ánh mà con người tạo ra tôn giáo là sức mạnh bên ngoài Cuộc sống
giá trị của ngày hàng của con người, còn phương thức nhận thức để tạo ra tôn giáo
là áo hường .Với chủ thể, đối tượng và phương thức nhận thức như trên thi kết quả
là con người tạo ra siêu nhiên thần thảnh trong đầu của minh thuộc lĩnh vực, niềm
tin.

6
b.Nguồn gốc của tôn giáo

Tôn giáo xuất hiện rất sớm trong lịch sử xã hội loài người, hoàn thiện và biến đổi
cùng với sự phát triển của các quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội. Sự xuất hiện và
biến đổi đó gắn liền với các nguồn gốc sau:
- Nguồn gốc kinh tế - xã hội của tôn giáo
Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ, do trình độ lực lượng sản xuất thấp kém, con
người cảm thấy yếu đuối và bất lực trước thiên nhiên rộng lớn và bí ẩn, vì vậy, họ
đã gán cho tự nhiên những sức mạnh, quyền lực to lớn, thần thánh hoá những sức
mạnh đó. Đó là hình thức tồn tại đầu tiên của tôn giáo.
Khi xã hội xuất hiện những giai cấp đối kháng, bên cạnh cảm giác yếu đuối trước
sức mạnh của tự nhiên, con người lại cảm thấy bất lực trước những sức mạnh tự
phát hoặc của thế lực nào đó của xã hội. Không giải thích được nguồn gốc của sự
phân hoá giai cấp và áp bức bóc lột, tội ác, v.v., và của những yếu tố ngẫu nhiên,
may rủi, con người thường hướng niềm tin ảo tưởng vào "thế giới bên kia" dưới
hình thức các tôn giáo.
Như vậy, sự yếu kém của trình độ phát triển lực lượng sản xuất, sự bần cùng về
kinh tế, áp bức về chính trị, thất vọng, bất lực trước những bất công xã hội là
nguồn gốc sâu xa của tôn giáo.
- Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo
Các nhà duy vật trước C. Mác thường nhấn mạnh về nguồn gốc nhận thức của tôn
giáo.Còn các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, lại quan tâm trước hết đến
nguồn gốc kinh tế - xã hội của tôn giáo. Tuy nhiên, chủ nghĩa Mác-Lênin không
phủ nhận nguồn gốc nhận thức của tôn giáo mà còn làm sáng tỏ một cách có cơ sở
khoa học nguồn gốc đó.Ở một giai đoạn lịch sử nhất định, nhận thức của con người
về tự nhiên, xã hội và bản thân mình là có giới hạn. Khoa học có nhiệm vụ từng
bước khám phá những điều chưa biết. Song, khoảng cách giữa biết và chưa biết

7
luôn luôn tồn tại; điều gì mà khoa học chưa giải thích được thì điều đó dễ bị tôn
giáo thay thế.Sự xuất hiện và tồn tại của tôn giáo còn gắn liền với đặc điểm nhận
thức của con người. Con người ngày càng nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn thế
giới khách quan, khái quát hoá thành các khái niệm, phạm trù, quy luật. Nhưng
càng khái quát hoá, trừu tượng hoá đến mức hư ảo thì sự vật, hiện tượng được con
người nhận thức càng có khả năng xa rời hiện thực và dễ phản ánh sai lệch hiện
thực. Sự nhận thức bị tuyệt đối hoá, cường điệu hoá của chủ thể nhận thức sẽ dẫn
đến thiếu khách quan, mất dần cơ sở hiện thực, dễ rơi vào ảo tưởng, thần thánh hoá
đối tượng.
- Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo
Các nhà duy vật cổ đại thường đưa ra luận điểm "sự sợ hãi sinh ra thần linh". V.I.
Lênin tán thành và phân tích thêm: sợ hãi trước thế lực mù quáng của tư bản..., sự
phá sản "đột ngột", "bất ngờ", "ngẫu nhiên", làm họ bị diệt vong..., dồn họ vào
cảnh chết đói, đó chính là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo hiện đại.
Ngoài sự sợ hãi trước sức mạnh của tự nhiên và xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo làm
nảy sinh những tình cảm như lòng biết ơn, sự kính trọng, tình yêu trong quan hệ
giữa con người với tự nhiên và con người với con người. Đó là những giá trị tích
cực của tín ngưỡng, tôn giáo.
Tín ngưỡng, tôn giáo đã đáp ứng nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, góp
phần bù đắp những hụt hẫng trong cuộc sống, nỗi trống vắng trong tâm hồn, an ủi,
vỗ về, xoa dịu cho các số phận lúc sa cơ lỡ vận. Vì thế, dù chỉ là hạnh phúc hư ảo,
nhưng nhiều người vẫn tin, vẫn bám víu vào. C. Mác đã nói, tôn giáo là trái tim
của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của trạng thái xã hội
không có tinh thần.

8
c.Tính chất Tôn Giáo

-Tính lịch sử :

Tôn giáo là một phạm trù có tính lịch sử, nghĩa là nó ra đời và tồn tại trong một
giai đoạn lịch sử nhất định, nó sẽ mất đi chừng nào các nguồn gốc sinh ra nó không
còn nữa. Mặt khác, tôn giáo là hình thái ý thức xã hội, nó sẽ biến đổi theo sự biến
đổi của các điều kiện kinh tế, xã hội.

- Tính quần chúng :

Tôn giáo là nơi sinh hoạt văn hóa, tinh thần của một số bộ phần quần chúng, nhân
dân lao động. Hiện nay số lượng tín đồ của các tôn giáo chiếm tỉ lệ khá cao trong
dân số thế giới.

Tuy tôn giáo phản ánh hạnh phúc hư hảo, song nó phản ánh khát vọng của những
con người bị áp bức về một xã hội tự do, bình đẳng, bác ái. Bởi vì tôn giáo thường
có tính nhân văn, nhân đạo, hướng thiện. Vì vậy còn nhiều người ở trong các tầng
lớp khác nhau của xã hội tin theo.

-Tính chính trị :

Tính chính trị của tôn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia giai cấp, các giai
cấp chính trị đã lợi dụng tôn giáo để phục vụ lợi ích của mình.

Trong nội bộ các tôn giáo cuộc đấu tranh giữa các dòng, hệ, phái nhiều khi cũng
mang tính chính trị. Trong những cuộc đấu tranh ý thức hệ, thì tôn giáo thường là
một bộ phận của đấu tranh giai cấp.

Ngày nay tôn giáo đang có chiều hướng phát triển đa dạng, phức tạp không chỉ ở
quốc gia mà còn cả phạm vi quốc tế. Đó là sự xuất hiện các tổ chức quốc tế của tôn
giáo với thế lực lớn đã tác động đến nhiều mặt, trong đó chính trị – kinh tế – văn
hóa – xã hội. Vì vậy cần nhận thức rõ: đa số quần chúng đến với tôn giáo nhằm
thỏa mãn nhu cầu tinh thần. Song trên thực tế đã và đang bị các thế lực chính trị –
xã hội lợi dụng để thực hiện mục đích ngoài tôn giáo của họ.

9
2: Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Tín ngưỡng, tôn giáo là những vấn đề nhạy cảm và phức tạp. Những vấn đề nảy
sinh từ tôn giáo cần phải được xem xét, giải quyết hết sức thận trọng cần dựa trên
những nguyên tắc sau:
-Một là, khắc phục dần:những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời sống xã
hội phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Đó là yêu
cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

-Hai là, khi tín ngưỡng tôn giáo còn là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân
thì nhà nước xã hội chủ nghĩa phải tôn trọng và bảo đảm quyền tự đo tín ngưỡng
và không tín ngưỡng của mọi công dân. Công dân có tôn giáo hay không có tôn
giáo đều bình đẳng trước pháp luật, đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau. Cần
phát huy những giá trị tích cực của tôn giáo, nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm
quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công dân.

-Ba là, thực hiện đoàn kết những người có tôn giáo với những người không có tôn
giáo, đoàn kết các tôn giáo, đoàn kết những người theo tôn giáo với những người
không theo tôn giáo, đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Nghiêm
cấm mọi hành vi chia rẽ cộng đồng vì lý do tín ngưỡng tôn giáo.

-Bốn là, phân biệt rõ hai mặt chính trị và tư tưởng trong vấn đề tôn giáo. Mặt tư
tưởng thể hiện sự tín ngưỡng trong tôn giáo. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa
xã hội, khắc phục mặt này là việc làm thường xuyên, lâu dài. Mặt chính trị là sự lợi
dụng tôn giáo của những phần tử phản động nhằm chống lại sự nghiệp cách mạng,
sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đấu tranh loại bỏ mặt chính trị phản động
10
trong lĩnh vực tôn giáo là nhiệm vụ thường xuyên, vừa phải khẩn trương, kiên
quyết, vừa phải thận trọng và phải có sách lược phù hợp với thực tế.

-Năm là, phải có quan điểm lịch sử - cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo. Trong
mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò và sự tác động của từng tôn giáo đối với đời
sống xã hội cũng khác nhau. Quan điểm, thái độ của các giáo hội, giáo sĩ, giáo dân
về các lĩnh vực, các vấn đề của xã hội có sự khác biệt. Do đó, cần phải có quan
điểm lịch sử - cụ thể khi xem xét, đánh giá và giải quyết những vấn đề liên quan
đến tôn giáo. Người mácxít phải biết chú ý đến toàn bộ tình hình cụ thể - đó là điều
mà V.I.Lênin đã từng nhắc nhở khi giải quyết vấn đề tôn giáo. Nhà nước xã hội
chủ nghĩa cần phải có quan điểm và phương thức ứng xử phù hợp với từng trường
hợp cụ thể khi giải quyết các vấn đề tôn giáo.

3: Liên hệ thực trang phát triển tôn giáo ở Việt Nam


hiện nay
Tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc ở Gia Lai thực trạng và xu hướng:
* Quá trình du nhập của các tôn giáo vào Gia Lai:
- Theo dòng thời gian, đã có 4 tôn giáo hiện diện trong đời sống dân cư Gia Lai: Phật
giáo, Công giáo, Cao Đài, Tin Lành (Hiện nay tôn giáo BHai đang làm thủ tục đăng ký
hoạt động, có 42 tín đồ ở 01 huyện, 01 thị xã và thành phố Pleiku);
Có một thực tế lịch sử là: Trước năm 1975, hoạt động truyền đạo của đạo Công giáo, đạo
Tin Lành trên địa bàn tỉnh Gia Lai là không tách rời với hoạt động xâm lược của thực dân
(Pháp), đế quốc (Mỹ);
- Trong quá trình du nhập của các tôn giáo đến nay, trong cư dân bản địa Gia Lai có một
bộ phận đông đảo là tín đồ Tin Lành, một bộ phận đáng kể là tín đồ Công giáo, một bộ
phận rất nhỏ là tín đồ Phật giáo, và chưa có tín đồ đạo Cao Đài.
* Thực trạng tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc ở Gia Lai:

11
Tổng số tín đồ của 4 tôn giáo này có khoảng 273.363 tín đồ, chiếm tỉ lệ khoảng 23% dân
số toàn tỉnh, trong đó có hơn 132.478 nghìn tín đồ là người các dân tộc Jrai và Bahnar
theo đạo Công giáo và Tin lành; và 04 tín đồ theo đạo Phật và người Bahnar. Trong số tín
đồ Công giáo và đạo Tin Lành là người các dân tộc thiểu số, có tuyệt đại đa số là cư dân
bản địa (Jrai và Bahnar), trong đó phần lớn là người Jrai.
Đến nay, ngoài hệ phái Tin Lành Việt Nam (miền Nam) trên địa bàn tỉnh Gia Lai có 08 hệ
phái Tin Lành với 5.396 tín đồ, đang củng cố thực lực về tổ chức và truyền đạo để lôi kéo
đồng bào dân tộc thiểu số theo đạo và tranh giành tín đồ bao gồm:
Hệ phái truyền giáo cơ đốc: 1.756 tín đồ;
Hệ phái Cơ đốc phục lâm Việt Nam: 33 tín đồ;
Hệ phái Bắp tít: 36 tín đồ;
Hệ phái Cơ đốc Phục Lâm An thất nhật: 400 tín đồ;
Hệ Liên hữu Cơ đốc: 1.022 tín đồ;
Hệ phái Menonite: 429 tín đồ;
Hệ phải Tin lành Giám lý: 238 tín đồ;
Hệ phái Tin lành Khánh Khiết: 1.482 tín đồ;
Tổng số tín đồ của 09 hệ phái là 88.391 tín đồ, trong đó 82.995 tín đồ thuộc Hội thánh Tin
Lành miền Nam Việt Nam, số tín đồ là người dân tộc thiểu số có trên 81 nghìn người (trên
62 nghìn là người Jrai và trên 19 nghìn là người Bahnar), trong đó có hơn 3.000 người đã
từng theo tổ chức “Tin Lành Đêga”, nay được cảm hóa, giáo dục mà quay lại sinh hoạt
với Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam).
- Dự báo xu hướng phát triển của các cộng đồng tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc
thiểu số ở Gia Lai:
Công giáo tiếp tục phát triển theo chiều rộng và chiều sâu:
Tính đến tháng 7 năm 2002, Giáo phận Kon Tum có 181.063 tín đồ trong đó có 103.567
tín đồ là người dân tộc thiểu số, chủ yếu là người Bahnar, Xê Đăng và Jrai. Trong khi tín
đồ Công giáo ở tỉnh Kon Tum có khoảng 70% là người dân tộc thiểu số, thì ở Gia Lai chỉ
12
có khoảng 30% là người dân tộc thiểu số. Vào thời điểm tháng 6 năm 2003, toàn tỉnh Gia
Lai thống kê được 75.708 người là tín đồ Công giáo, trong đó có 25.325 người thuộc hai
thành phần dân tộc Jai và Bahnar.
Đội ngũ linh mục am tường phong tục tập quán, biết tiếng dân tộc, nhiệt huyết với hoạt
động truyền giáo. Xu hướng truyền đạo trong cư dân Gia Lai trong tương lai gần sẽ tạo ra
được những làng Công giáo toàn tòng cũng có nghĩa là tạo ra các giáo xứ, giáo họ gắn với
những địa bàn cư trú cổ truyền Đội ngũ giáo phu ngày càng gia tăng, giáo hạt Gia Lai có
297 giáo phu (9/2003). Hiện tại và tương lai hội đoàn sẽ có xu hướng phát triển mạnh
trong các giáo xứ, giáo họ là người dân tộc thiểu số.
+ Xu hướng phát triển:
Hoạt động tôn giáo của giáo hội vận hành theo con đường ổn định, Giáo hội ngày càng
gắn bó hơn với cách mạng.
Vấn đề chính trị hóa Công giáo và dân tộc của các thế lực thù địch vẫn có nguy cơ tiềm
ẩn; Lợi dụng quá trình dân chủ hóa, đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước
ta, dưới sự chỉ đạo của Tòa giám mục, quần chúng tín đồ là người dân tộc thiểu số vẫn có
thể sẽ bị kích động.
Đạo Tin Lành tiếp tục phát triển và có những hoạt động phức tạp + Hội thánh Tin Lành
Việt Nam (miền Nam):
Củng cố tổ chức các chi hội cơ sở: đến đầu năm 2007 có 37 chi hội được chính quyền địa
phương công nhận và cho phép tiến hành Hội đồng.
Chính quyền đã cho phép giáo hội tổ chức 1 lớp Thánh Kinh hàm thụ với 46 học viên, đã
bế giảng; Hiện nay đang mở lớp Thánh Kinh hàm thụ thứ 2. Công việc này sẽ còn được
giáo hội tiếp tục đặt ra trong thời gian tới.
Các cơ sở cũ và việc xin chính quyền cấp đất để xây dựng nhà thờ, nhà nguyện cho các
chi hội đã được chính quyền tỉnh bước đầu giải quyết.

HẾT
13
14

You might also like