You are on page 1of 5

TRẢ LỜI CÂU HỎI PHẢN BIỆN

CÂU 1 : Vì sao cần phải có quan điểm lịch sử khi giải quyết vấn
đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên CNXH?

Cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn
giáo, bởi vì: ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò, tác động
của từng tôn giáo đối với đời sống xã hội không như nhau. Quan
điểm, thái độ của các giáo hội, giáo sĩ, giáo dân về các lĩnh vực
của đời sống xã hội luôn có sự khác biệt. Vì vậy cần phải có
quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét, đánh giá và ứng xử đối
với những vấn đề có liên quan đến tôn giáo.
Câu 2: Theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin giải quyết vấn đề
tôn giáo có quan hệ như thế nào với cách mạng xã hội chủ
nghĩa?
Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tôn giáo là sự
phản ánh một cách biến dạng, sai lệch, hư ảo về giới tự
nhiên và con người, về các quan hệ xã hội. Hay nói cách
khác, tôn giáo là sự nhân cách hoá giới tự nhiên, là sự “đánh
mất bản chất người”. Chính con người đã khoác cho thần
thánh những sức mạnh siêu nhiên khác với bản chất của
mình để rồi từ đó con người có chỗ dựa, được chở che, an ủi
- dù đó chỉ là chỗ dựa “hư ảo”. Chỉ ra bản chất sâu xa của
hiện tượng đó, Ph.Ăngghen đã viết: “Con người vẫn chưa
hiểu rằng họ đã nghiêng mình trước bản chất của chính mình
và đã thần thánh hoá nó như một bản chất xa lạ nào đó”. Lột
tả bản chất của tôn giáo, ông cho rằng, “tôn giáo chẳng qua
chỉ là sự phản ánh hư ảo – vào đầu óc của con người – của
những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày
của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần
thế mang hình thức những lực lượng siêu trần thế” Chủ
nghĩa Mác - Lênin cũng đưa ra nhiều quan điểm để giải
quyết vấn đề tôn giáo. Một trong những ý theo quan điểm
của Chủ nghĩa Mác - Lênin, giải quyết vấn đề tôn giáo trong
cách mạng XHCN là quán triệt quan điểm lịch sử cụ thể.
Quan điểm lịch sử cụ thể là quan điểm mà khi nghiên cứu và
xem xét hiện tượng, sự vật hay sự việc chúng ta phải quan
tâm đến tất cả các yếu tố từ khách quan đến chủ quan có liên
quan đến sự vật.Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và
nguyên lý về sự phát triển là cơ sở hình thành quan điểm lịch
sử cụ thể. Mọi sự vật hiện tượng của thế giới đều tồn tại, vận
động và phát triển trong những điều kiện không gian và thời
gian cụ thể khác nhau. Điều kiện không gian và thời gian
này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất, đặc điểm của sự
vật đó.Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự
phát triển là cơ sở hình thành quan điểm lịch sử cụ thể. Mọi
sự vật, hiện tượng trên thế giới đều tồn tại, vận động và phát
triển trong những điều kiện không gian và thời gian nhất
định.

Câu 3: Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội? 5 nguyên nhân

Nguyên nhân nhận thức. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã
hội nhiều hiện tượng tự nhiên, xã hội và của con người mà khoa
học chưa thể lý giải được. Do đó trước những sức mạnh tự phát
của giới tự nhiên và xã hội mà con người vẫn chưa thể nhận
thức và chế ngự được đã khiến một bộ phận nhân dân đi tìm sự
an ủi, che chở và lý giải từ sức mạnh của đấng siêu nhiên.

Nguyên nhân kinh tế. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã
hội, với sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần với những
lợi ích khác nhau của các giai cấp, tầng lớp xã hội, với những sự
bất bình đẳng nhất định về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội đã
mang đến cho con người những yếu tố ngẫu nhiên, may rủi, làm
cho con người dễ trở nên thụ động với tư tưởng nhờ cậy, cầu
mong vào những lực lượng siêu nhiên.

Nguyên nhân tâm lý. Tôn giáo là một trong những hình thái ý
thức xã hội bảo thủ nhất, đã in sâu vào đời sống tinh thần, ảnh
hưởng khá sâu đậm đến nếp nghĩ, lối sống của một bộ phận
nhân dân qua nhiều thế hệ. Vì vậy, dù có thể có những biến đổi
lớn lao về kinh tế, chính trị, xã hội thì tôn giáo cũng không thay
đổi ngay theo tiến độ của những biến đổi kinh tế-xã hội mà nó
phản ánh.

Nguyên nhân chính trị-xã hội. Tôn giáo có những điểm còn phù
hợp với chủ nghĩa xã hội, với đường lối, chính sách của Nhà
nước xã hội chủ nghĩa. Giá trị đạo đức, văn hoá của tôn giáo đáp
ứng được nhu cầu của một bộ phận nhân dân. Chính vì vậy,
trong một chừng mực nhất định, tôn giáo vẫn có sức thu hút
mạnh mẽ đối với một bộ phận quần chúng.

Nguyên nhân văn hoá. Trong thực tế, sinh hoạt tôn giáo đã đáp
ứng được phần nào nhu cầu văn hoá tinh thần của cộng đồng xã
hội và trong một mức độ nhất định, có ý nghĩa giáo dục ý thức
cộng đồng, phong cách, lối sống của cá nhân trong cộng đồng.
Vì vậy, sinh hoạt tôn giáo đã lôi cuốn một bộ phận nhân dân
xuất phát từ nhu cầu văn hoá tinh thần, tình cảm của họ.

—> Từ những nguyên nhân trên đã dẫn đến sự tồn tại của tôn
giáo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Song cũng cần
nhận thức được rằng tôn giáo cũng có những biến đổi cùng với
sự biến đổi của những điều kiện kinh tế-xã hội của quá trình cải
tạo và xây dựng xã hội mới.
Câu 4: Yếu tố tôn giáo ảnh hưởng sâu sắc nhất đến quá trình
phát triển chủ nghĩa xã hội là gì?
Tôn giáo ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội.
Một trong những yếu tố làm ảnh hưởng sâu sắc nhất đến quá
trình của chủ nghĩa xh : đó chính là sự đối lập về thế giới quan
của tôn giáo và thế giới quan duy vật biện chứng trong nền tảng
tư tưởng của Đảng. Đây là cơ sở để chúng khoét sâu khoảng
cách mâu thuẫn giữa chế độ ta với tôn giáo. Lợi dụng sự đối lập
này, các thế lực thù địch đi sâu tuyên truyền, gieo rắc tâm lý cho
rằng, chủ nghĩa xã hội không chấp nhận tôn giáo, xóa bỏ tôn
giáo, từ đó tạo ra khoảng cách, sự đối kháng giữa tôn giáo với
Đảng, Nhà nước và chủ nghĩa xã hội; trên cơ sở đó, kích động
tôn giáo chống lại chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Câu 5: Có ý kiến cho rằng, con người và vạn vật được tạo nên
bởi Thiên Chúa, còn theo quan điểm của C.Mác đã khẳng định:
“Con người sáng tạo ra tôn giáo chứ tôn giáo không sáng tạo ra
con người”. Theo bạn, ý kiến nào là đúng? Vì sao?

Theo tôi, đồng ý với quan điểm của C.Mác. Vì C.Mác nêu lên
những vấn đề mang tính phương pháp luận để xem xét các hình
thái tôn giáo, với câu nói nổi tiếng: “Con người sáng tạo ra tôn
giáo, chứ tôn giáo không sáng tạo ra con người... Nhưng con
người không phải là một sinh vật trừu tượng, ẩn náu đâu đó ở
ngoài thế giới. Con người chính là thế giới con người, là nhà
nước, là xã hội. Nhà nước ấy, xã hội ấy sản sinh ra tôn giáo”.
Như vậy, con người sinh ra tôn giáo, theo C.Mác là con người
hiện thực của lịch sử, “là nhà nước, là xã hội” chứ không phải là
con người chung chung, trừu tượng như L.Phơbách đã nói. Cái
“Nhà nước ấy, xã hội ấy” chính là những đặc điểm địa lý tự
nhiên, truyền thống lịch sử, cơ sở kinh tế, đặc trưng xã hội, văn
hoá, phong tục, tập quán, tâm lý, lối sống của mỗi dân tộc, quốc
gia, khu vực sản sinh ra tôn giáo. Đây là vấn đề có tính phương
pháp luận quan trọng để lý giải về sự khác nhau giữa tôn giáo ở
nơi này với tôn giáo ở nơi khác, giữa tôn giáo phương Đông và
tôn giáo phương Tây, tôn giáo của dân tộc này với tôn giáo của
dân tộc khác.
Thực tế sự phát triển của tôn giáo trong xã hội hiện đại cho thấy,
cơ sở tồn tại và điều kiện tiêu vong của tôn giáo trở nên rất phức
tạp. Vì con người ngày nay vẫn chưa xử lý được một cách thỏa
đáng và hợp lý mối quan hệ đối lập giữa chủ quan và khách
quan, giữa lý tưởng và hiện thực, giữa tất nhiên và ngẫu nhiên,
giữa hữu hạn và vô hạn, giữa đau khổ và vui sướng, giữa tình
cảm và lý trí, giữa mục đích và kết quả,... Con người trong xã
hội ngày nay vẫn phải đối mặt với những nỗi bất hạnh cá nhân,
những cảm giác trống rỗng, thiếu hụt và mất cân bằng về tâm lý
trước dịch bệnh hiểm nghèo, hiểm họa thiên tai, chiến tranh, sự
chênh lệch giàu nghèo, rủi ro, sự khác nhau về trình độ nhận
thức. Đó là những cơ sở cho tôn giáo tiếp tục tồn tại và phát
triển.

You might also like