You are on page 1of 10

Vấn đề tôn giáo và chính sách đối

với tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta


hiện nay
Mở đầu

Tôn giáo là một phạm trù thuộc thượng tầng kiến trúc. Tôn giáo ra đời và tác động
sâu sắc đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Tôn giáo không chỉ thuần túy giải thích
sự hình thành, phát triển của tự nhiên và xã hội; không chỉ hướng con người đến những
giá trị của đời sống tinh thần và phương thức để thực hiện những ước muốn hạnh phúc
của con người.
Xã hội càng phát triển, tri thức khoa học mở ra cho nhân loại khả năng nối dài các
giác quan để nhận thức sâu sắc hơn giới tự nhiên và bản thân con người, nhưng không vì
thế mà tôn giáo thu hẹp ảnh hưởng của mình mà trái lại, tôn giáo tiếp tục phát triển cả về
quy mô hệ, phái cả về quy mô thiết chế và tín đồ trên phạm vi toàn thế giới.
Tôn giáo ngày nay còn là công cụ để thực hiện các mục đích phi tôn giáo như
nhân quyền, chiến tranh rất tộc, chiến tranh tôn giáo...
Nhưng xét về bản chất và vai trò của tôn giáo dvjcn, đối với văn hóa, giáo dục thì
ngày nay tôn giáo có vai trò quan trọng trong việc gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa của
từng cộng đồng dân tộc trước xu hướng toàn cầu hóa, cũng như sự tác động của nó đối
với mọi mặt của đời sống chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng của các quốc gia dân tộc.
Việt Nam là một quốc gia có nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo và đang phát
triển.
Nghiên cứu về tôn giáo sẽ góp phần quan trọng để nhận thức và thực hiện quan
điểm đổi mới của Đảng về tôn giáo, góp phần bảo đảm sự ổn định chính trị - xã hội, phát
huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh.
Chương 1
Nguồn gốc bản chất của tôn giáo
và tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo

1.1. Bản chất, nguồn gốc tôn giáo


1.1.1. Bản chất
Tín ngưỡng, tôn giáo là một hiện tượng đa chiều, vì vậy các khái niệm về tôn giáo,
tín ngưỡng và mê tín dị đoan là những vấn đề có nhiều ý kiến khác nhau nhưng lại có
quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy, tiếp cận tín ngưỡng, tôn giáo, mê tín dị đoan mang
tính tương đối về ranh giới và thuộc tính.
Tín ngưỡng là niềm tin của con người vào những điều thiêng liêng, huyền bí vượt
khỏi giới tự nhiên. Còn tôn giáo là tín ngưỡng của những người cùng chung một tổ chức
có hệ thống giáo lý, giáo luật và lễ nghi.
Mê tín dị đoan là một hiện tượng xã hội tiêu cực đã xuất hiện từ lâu và vẫn tồn tại
cho đến ngày nay. Trên thực tế, mê tín dị đoan thường xen vào trong các hoạt động tín
ngưỡng, tôn giáo. Mê tín dị đoan là niềm tin mù quáng vào những điều nhảm nhí có thể
làm cho con người bị hủy hoại cả tinh thần, sức khoẻ, tài sản, tính mạng của cá nhân, gia
đình và xã hội.
Do vậy cùng với việc tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân
thì nhà nước và xã hội cần phải quan tâm giáo dục, vận động từng bước loại bỏ dần mê
tín dị đoan, làm lành mạnh các quan hệ xã hội.
1.1.2. Nguồn gốc của tôn giáo
Khi nghiên cứu nguồn gốc của tôn giáo dưới những góc độ khác nhau. Các Mác
cho rằng: Con người sáng tạo ra tôn giáo, chứ không phải tôn giáo sáng tạo ra con người.
Nhưng theo Mác, đó không phải là con người trừu tượng, mà chính là thế giới con người,
là nhà nước, là xã hội. Nhà nước, xã hội trong một trình độ phát triển nhất định của nó đẻ
ra tôn giáo. Vì vậy tìm hiểu nguồn gốc ra đời và điều kiện tồn tại của tôn giáo cũng cần
phải nghiên cứu từ hiện thực đời sống của con người trong các mối quan hệ xã hội nhất
định.
Tôn giáo được hình thành từ các nguồn gốc chủ yếu sau:
- Nguồn gốc kinh tế - xã hội: đó chính là trình độ phát triển kinh tế - xã hội, trình
độ chinh phục tự nhiên của con người. Mỗi khi con người cảm thấy nhỏ bé, yếu đuối, bất
lực trước tự nhiên thì con người giải thích tự nhiên bằng tôn giáo.
Trong xã hội có giai cấp, khi lực lượng sản xuất phát triển, của cải xã hội làm ra
nhiều, đi cùng với nó là sự xuất hiện của giai cấp và đấu tranh giai cấp dẫn đến cảnh
"người ăn không hết kẻ lần không ra", xã hội bất công triền miên con người cũng rơi vào
tình trạng bất lực đối với xã hội hiện thực, thì đó là điều kiện cho sự ra đời của tôn giáo.
- Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo: Chủ nghĩa Mác - Lênin kế thừa và phát triển
nguồn gốc nhận thức của tôn giáo và nhấn mạnh rằng:
ở một giai đoạn lịch sử nhất định thì sự nhận thức của con người về tự nhiên, xã
hội và chính bản thân con người là có giới hạn. Khoa học luôn tìm cách để nâng cao nhận
thức, hiểu biết của con người, song ở trong một thời kỳ lịch sử nhất định thì những điều
mà con người "chưa biết" thường gắn với quan niệm "không thể biết được" đó là mảnh
đất cho sự ra đời của tôn giáo.
Nguồn gốc nhận thức còn gắn liền với đặc điểm của quá trình nhận thức của con
người về thế giới khách quan, đó là một quá trình phức tạp và đầy mâu thuẫn, là một quá
trình thống nhất giữa nội dung khách quan và hình thức chủ quan của nhận thức. Sự phản
ánh đa dạng phong phú của hình thức quy định khả năng nhận thức đầy đủ, sâu sắc thế
giới khách quan. Nhận thức phải theo một quá trình từ cảm giác, tri thức, biểu tượng, khái
niệm, phán đoán đến suy lý không chỉ tạo ra khả năng nhận thức đầy đủ về thế giới mà
còn có khả năng phản ánh sai lầm và xa rời hiện thực.
1.2. Cơ sở tồn tại của tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
nước ta
Trong thời kỳ quá độ ở nước ta đang tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần phản ánh
lợi ích khác nhau của các tầng lớp xã hội. Sự bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội vẫn là một thực tế khách quan.
- Sự rủi ro cho con người trước tự nhiên, xã hội còn nhiều.
- Cuộc đấu tranh giữa các giai cấp, giai tầng xã hội diễn ra với nhiều hình thức
khác nhau, vừa tinh vi, vừa đa dạng phức tạp nhất là về tư tưởng.
- Âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch thường gắn với việc truyền bá, lợi
dụng vấn đề tôn giáo để phá hoại sự nghiệp cách mạng của nước ta.
- Bản thân các tôn giáo ở nước ta đã gắn bó với dân tộc trong suốt quá trình lịch sử
và ngày nay vẫn có giá trị đáp ứng ở mức độ nhất định nhu cầu văn hóa, tinh thần, đạo
đức, lối sống của xã hội.
Vì vậy trong thời kỳ quá độ ở nước ta, tôn giáo vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển, là
nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân.
1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo là sự kế thừa, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin
về tôn giáo, biểu hiện ở một số nội dung sau:
1.3.1. Tư tưởng đoàn kết lương giáo
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết lương giáo, đoàn kết các tôn giáo với nhau
nằm trong chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Người. Đoàn kết theo tư tưởng Hồ Chí
Minh là đoàn kết rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giai
cấp... Đoàn kết là một chiến lược lâu dài của cách mạng chứ không phải là khẩu hiệu
nhất thời.
Hồ Chí Minh nói: "Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn đoàn kết lâu dài.
Đoàn kết là một chính sách dân tộc không phải là một thủ đoạn chính trị. Ta đoàn kết để
đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước
nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn
kết với họ".
Tư tưởng đoàn kết tôn giáo của Hồ Chí Minh được hình thành trên
cơ sở:
- Kế thừa và phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc. Đây là truyền thống quý báu,
là cơ sở động lực cho dân tộc ta vượt qua mọi thử thách, chiến thắng kẻ thù xâm lược,

chế ngự thiên nhiên để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


- Đề cao vai trò của quần chúng nhân dân với tư cách là người sáng tạo ra lịch sử.
"Lực lượng nhân dân là lực lượng vĩ đại hơn hết, không ai có thể đánh bại được
lực lượng đó", hay "trong bầu trời không có gì quý hơn bằng nhân dân".

- Tư tưởng chống chia rẽ tôn giáo, chia rẽ dân tộc là tư tưởng xuyên suốt của Hồ
Chí Minh về cách mạng nước ta, Hồ Chí Minh luôn đặt lợi ích các tôn giáo thống nhất
với lợi ích của dân tộc: "Dân tộc giải phóng thì tôn giáo mới được giải phóng"; "tín đồ
Phật giáo tin ở Phật; tín đồ Gia Tô tin ở chúa trời cũng như chúng ta tin ở đạo Khổng.
Đó là những vị chí tôn nên chúng ta tin tưởng. Nhưng đối với dân ta đừng làm gì trái ý
dân. Dân muốn gì ta phải làm nấy".
Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Công giáo hay không Công giáo, Phật giáo hay không Phật
giáo đều nên phải nỗ lực đấu tranh cho nền độc lập của nước nhà".
1.3.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo và tự do không tín ngưỡng tôn giáo
1. Tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Hồ Chí Minh là tôn trọng đức tin của mỗi
người. Năm 1945 chỉ một ngày sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập ở Quảng trường Ba
Đình, trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ lâm thời, Hồ Chí Minh đề nghị
Chính phủ ta tuyên bố "tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết".
Trước sự xuyên tạc của kẻ thù về chính sách tôn giáo, Hồ Chí Minh khẳng định
"Vấn đề tôn giáo thì Đảng Lao động Việt Nam hoàn toàn tôn trọng quyền tự do tín
ngưỡng của mọi người".
2. Nội dung cơ bản về tự do tín ngưỡng trong tư tưởng Hồ Chí Minh:
- Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do thờ tự của nhân dân, không ai được
xâm phạm.
- Tôn trọng tự do tín ngưỡng nhưng kiên quyết trừng trị những kẻ lợi dụng tôn
giáo để phá hoại sự nghiệp cách mạng của nhân dân.
- Tôn trọng tự do tín ngưỡng đi đôi với bài trừ mê tín dị đoan, xây dựng nếp sống
văn hóa mới, xây dựng thuần phong mỹ tục.
- Phải tế nhị, tránh thô bạo trong việc thực hiện xây và chống bảo đảm quyền tự do
tín ngưỡng và bài trừ mê tín dị đoan trong xã hội.
Chương 2
Đặc điểm tôn giáo Việt Nam và phương hướng
công tác tôn giáo của Nhà nước ta hiện nay

2.1. Tình hình, đặc điểm tôn giáo Việt Nam


2.1.1. Việt Nam là một nước đa tín ngưỡng, tôn giáo
Việt Nam là một quốc gia nằm ở ngã ba của Đông Nam châu á, là nơi giao lưu của
các luồng tư tưởng, văn hóa khác nhau, có địa hình phong phú, đa dạng, phức tạp ảnh
hưởng trực tiếp đến nhận thức và thực tiễn cuộc sống của nhân dân.
- Trong lịch sử chống ngoại xâm đã hình thành đậm nét tinh thần uống nước nhớ
nguồn, tôn sùng và đời đời ghi nhớ công lao đối với những người có công với nước với
dân.
- Tâm lý người Việt Nam là cởi mở, khoan dung, dễ giao lưu và tiếp biến các giá
trị tín ngưỡng, tôn giáo.
Chính vì vậy, tôn giáo đã vào Việt Nam sớm, có những tôn giáo có lịch sử hàng
ngàn năm và có hàng triệu tín đồ, nhưng đồng thời có những tôn giáo, số lượng tín đồ
không đáng kể.
Lịch sử dân tộc đã ghi nhận sự đóng góp to lớn của tôn giáo như Phật giáo trong
suốt quá trình lịch sử dân tộc, nhiều chức sắc của hầu hết các tôn giáo và sự đóng góp to
lớn của nhân dân có tôn giáo trong quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước.
Tuy nhiên lịch sử dân tộc cũng ghi lại sự hạn chế mang tính lịch sử cụ thể của một
bộ phận tôn giáo đã bị các thế lực thù địch lợi dụng làm hạn chế sức mạnh đại đoàn kết
dân tộc và công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2.1.2. Đặc điểm đan xen, hoà đồng, khoan dung của tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt
Nam
Do bản lĩnh người Việt và vị trí địa lý của đất nước, làm cho văn hóa Việt Nam
sớm giao lưu, tiếp biến với các tôn giáo lớn trên thế giới.
- Phật giáo đến Việt Nam từ ấn Độ.
- Đạo giáo, Khổng giáo đến từ Trung Hoa.
- Ki tô giáo đến từ Bồ Đào Nha và kế tiếp là dòng Thừa sai Pari Pháp.
- Hồi giáo gắn liền với nhà nước Champa xưa.
Tính đan xen, hoà đồng của tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam được thể hiện ở các
yếu tố sau:
- Có tôn giáo cùng một lúc thờ đa thần cả thần, thánh, tiên, phật như Phật giáo đại
thừa và điển hình là đạo Cao Đài.
- Người dân Việt Nam cũng thờ đa thần, cả tổ tiên, phật, thần, thổ công, ông táo...
- Ngày lễ của các tôn giáo ngày càng được mọi tầng lớp nhân dân tham gia như là
những hình thức văn hóa cộng đồng hướng tới các giá trị tinh thần, tâm linh lành mạnh.
Sự phân biệt tôn giáo không gay gắt.
2.1.3. Yếu tố nữ trong hệ thống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam
Việt Nam là đất nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa và tập quán sản xuất nông
nghiệp lúa nước, gắn với sự đề cao vai trò phụ nữ trong gia đình với tư cách là tính âm -
đất - mẹ - biểu tượng cho sự sinh sôi nảy nở, bền vững, trường tồn, bao dung.
Do vậy Phật giáo, Khổng giáo, Ki tô giáo vào Việt Nam đều được Việt hoá thành
yếu tố nữ như Phật bà, Thánh mẫu, Bà chúa Liễu, Bà chúa Kho, tượng Phật bà quan âm;
Nơi Đức mẹ giáng trần ở La Vang Quảng Trị; Bà chúa nữ ở An Giang, Bà chúa đen ở
Tây Ninh...
Yếu tố nữ hoá trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam thể hiện bản sắc văn
hóa, tôn trọng phụ nữ của Việt Nam trở thành nhân tố trội trong việc giao lưu, tiếp biến,
Việt hoá các tôn giáo lớn khi vào Việt Nam, đó là tính đặc sắc của văn hóa Việt Nam.
2.1.4. Thần thánh hoá những người có công với gia đình, làng, nước
Hơn 12 thế kỷ chống ngoại xâm, dân tộc ta đã hun đúc nên truyền thống đoàn kết
dân tộc và truyền thống "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ người trồng cây". Nên tín
ngưỡng tôn giáo Việt Nam luôn thấm đượm tinh thần ấy.
Tục xây dựng nhà thờ thành hoàng làng để ghi ơn những người có công khai đất
mở làng.
Những vị Vua, Quan hiền tài có công dẹp giặc, cứu nước, khoan dân đều được
nhân dân tôn vinh xây đền thờ để tưởng nhớ, hay những người đổ đạt cao trong thiên hạ
cũng được nhân dân tôn vinh.
Thành hoàng có cả nam hay nữ, có vị là con người lịch sử nhưng có vị là con
người trong huyền thoại hay là con người nữa lịch sử nữa huyền thoại; có thiên thần và
có cả thân thần, có chính thần và có cả tà thần, dị thần như thần ăn xin, thần ăn trộm, thần
tà dâm...
Không kể lai lịch đẳng cấp, sang hèn, một khi được nhân dân tôn vinh thừa nhận
làm thành hoàng thì cả cộng đồng, làng xã ấy nhất mực kính trọng. Còn những nghi thức
tà thần dần dần bị loại bỏ trong đời sống tinh thần của nhân dân.
2.1.5. Tín đồ các tôn giáo ở Việt Nam hầu hết là nông dân lao động
Đó là đặc điểm của nền sản xuất lúa nước lạc hậu, tỷ lệ nông dân chiếm đại đa số
trong xã hội. Bản chất của họ là cần cù lao động, yêu nước, căm thù xâm lược, khát vọng
vươn tới ấm no hạnh phúc. Chính vì vậy các tín đồ tôn giáo ở Việt Nam hầu hết gắn bó
với dân tộc, đồng hành cùng dân tộc, đóng góp sức người sức của để giành độc lập dân
tộc, chống kẻ thù chung, luôn luôn mong cho quốc thái dân an, tốt đời đẹp đạo.
Mặt khác các tín đồ tôn giáo Việt Nam không am hiểu sâu sắc giáo lý, nhưng
chăm chỉ thực hiện các nghi lễ tôn giáo và sinh hoạt cộng đồng tín ngưỡng một cách nhiệt
tâm.
2.1.6. Một số tôn giáo bị các thể lực phản động trong và ngoài nước lợi dụng vì
mục đích chính trị
Đặc điểm này hình thành chủ yếu do yếu tố hoàn cảnh lịch sử của một dân tộc
luôn bị xâm lược, các thế lực xâm lược và cầm quyền phản động luôn tranh thủ các yếu
tố tôn giáo vì mục đích chính trị. Thường gắn vấn đề tôn giáo với dân chủ, tự do, nhân
quyền, dân tộc theo quan điểm phương Tây mà không tính đến đặc điểm lịch sử chính trị,
văn hóa, trình độ phát triển kinh tế và dân trí hòng làm suy yếu khối đại đoàn kết toàn
dân, phục vụ cho những mục đích chính trị đen tối, phá hoại sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc.
2.2. Quan điểm chính sách đối với tôn giáo

You might also like