You are on page 1of 11

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO VÀ POHE

..... .....

TIỂU LUẬN
MÔN: Chủ nghĩa Xã hội Khoa học

ĐỀ TÀI: Các nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời
kỳ quá độ lên CNXH? Là một sinh viên em thấy mình cần phải
có trách nhiệm gì đối với vấn đề tôn giáo ở nước ta hiện nay.

Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Hào


Tác giả: Nguyễn Xuân Thành Vinh
Mã sinh viên: 11216273
Lớp: Quản trị Kinh doanh Quốc tế CLC 63D

Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2022


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.......................................................................... 3
NỘI DUNG CHÍNH ....................................................... 4
I. THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ....................... 4
II. TÔN GIÁO TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA
XÃ HỘI ................................................................................................ 4
1. Khái niệm, bản chất, nguồn gốc và tính chất của tôn giáo ............................. 4
2. Nguyên nhân sự tồn tại của tôn giáo và nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn
giáo trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. .................................................. 7
III. LIÊN HỆ BẢN THÂN ................................................................. 9
KẾT LUẬN .................................................................... 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................. 11
5. Tôn giáo trong thời kì quá độ đi lên CNXH liên hệ với
Việt Nam – Studocs........................................................ 11
MỞ ĐẦU

Vấn đề tôn giáo từ lâu đã trở thành vấn đề mà không chỉ Việt Nam chúng ta
mà cả thế giới quan tâm và làm một trong những vấn đề tương đối nhạy cảm. Vì
vậy, chúng ta nên luôn luôn có một sự hiểu biết đầy đủ trước khi giải quyết những
vấn đề này. Vấn đề tôn giáo tứng bị chủ nghĩa đế quốc lợi dụng và phục vụ cho âm
mưu xâm lược, phản cách mạng, nhất là ở Việt Nam và các nước xã hội chủ nghĩa
nói chung. Chúng lợi dụng tôn giáo làm vỏ bọc cho những âm mưu diễn biến hòa
bình nhằm chống lại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và các
nước.
Việt Nam có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo, là quốc gia phát triển và
thắng lợi ở cấp quốc gia. Muốn công cuộc đổi mới của chúng ta được hưởng lợi,
trước hết đảng và nhà nước ta phải có nhận thức đúng đắn về lý luận và thực tiễn
về vấn đề tôn giáo và có chính sách tôn giáo phù hợp, linh hoạt trong hoàn cảnh
hiện nay của chúng ta. Vì những lý do trên, và để giúp ích cho việc nghiên cứu chủ
nghĩa xã hội khoa học, em chỉ tập trung và hướng vào việc phân tích một số vấn đề
chung nhất của tín ngưỡng và tôn giáo trong khuôn khổ hạn hẹp của bài tiểu luận,
giải quyết các vấn đề tôn giáo của đảng và nhà nước ta.
Chính vì thế, em chọn đề tài “Các nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong
thời kỳ quá độ lên CNXH? Là một sinh viên em thấy mình cần phải có trách nhiệm
gì đối với vấn đề tôn giáo ở nước ta hiện nay.” để có thể tham gia nghiên cứu. Dù
đã rất cố gắng hoàn thành bài tiểu luận nhưng do trình độ của em còn có hạn và
vốn hiểu biết còn hạn hẹp nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình
viết tiểu luận, rất mong nhận được sự đóng góp của Cô. Em xin chân thành cảm
ơn!
NỘI DUNG CHÍNH

I. THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

- Đó là thời kỳ cải tạo từ cách mạng xã hội chủ nghĩa tư bản chủ nghĩa thành xã hội
xã hội chủ nghĩa, bắt đầu bằng việc giai cấp công nhân giành chính quyền và kết
thúc bằng việc đặt nền móng cho chủ nghĩa xã hội. Đặc điểm kinh tế của thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội là cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Nhiệm vụ cơ bản
của nhà nước quá độ là một mặt khẳng định đầy đủ quyền dân chủ của người lao
động, mặt khác hoàn thành chế độ độc tài với mọi âm mưu chống phá xã hội chủ
nghĩa, mặt khác từng bước cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.

- Ở Việt Nam, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bắt đầu ở miền Bắc từ năm
1954, và sau khi đất nước hoàn toàn độc lập, thống nhất đất nước từ năm 1975,
cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân bắt đầu, và nước ta đã giành thắng lợi
hoàn toàn. Trên phạm vi cả nước, cả nước sẽ đoàn kết thực hiện cách mạng xã hội
chủ nghĩa và cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội.

II. TÔN GIÁO TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ


NGHĨA XÃ HỘI

1. Khái niệm, bản chất, nguồn gốc và tính chất của tôn giáo
a. Khái niệm
- Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội được hình thành từ những quan niệm dựa
trên niềm tin vào các thế lực siêu nhiên, vô hình, thần thánh, trực giác và giả ảo,
nhằm giải thích các vấn đề ở thế giới cũng như ở thế giới bên kia.
b. Bản chất
- Tôn giáo là hệ thống những quan niệm tín ngưỡng, sùng bái một hay nhiều vị thần
linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy.

- Về bản chất, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội.
- Về mặt hình thức biểu hiện, mõi tôn giáo bao gồm hệ thống các quan niệm tín
ngưỡng (giáo lý), các quy định về kiêng cữ, cấm kỵ (giáo luật), các hình thức về
thờ cúng, lễ bái (giáo lễ) và những cơ sở vật chất để thực hiện các nghi lễ tôn giáo
(giáo đường - cơ sở thờ tự).

- Phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng và mê tín dị đoan:


• Giống:
+, Đều tin vào những điều mang tính chất thần bí, không thực
+, Đều là khi niềm tin của con người được gửi gắm vào những đối tượng
siêu hình
• Khác:
+, Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hiện thực khách quan
một cách hoang đường và huyền ảo, làm cho sức mạnh của tự nhiên trở nên
siêu nhiên và huyền bí. Các tôn giáo bao gồm niềm tin tôn giáo, giáo lý, giáo
luật, nghi lễ, nơi thờ tự và bộ máy tổ chức chặt chẽ. Các tôn giáo lớn thường
mang tính quốc tế.
+, Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua các nghi lễ
liên quan đến phong tục tập quán truyền thống nhằm đem lại sự bình yên về
mặt tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
+, Mê tín dị đoan là niềm tin vào một điều gì đó ngẫu nhiên, mơ hồ, phi thực
tế, không phù hợp với quy luật tự nhiên, chủ yếu xảy ra trong lĩnh vực tâm
linh, không chỉ về mặt cá nhân, gia đình mà còn gây hậu quả tai hại cho toàn
bộ cộng đồng, nguy hiểm đến tài sản, sức khỏe và cả tính mạng con người.

c. Nguồn gốc
- Nguồn gốc kinh tế - xã hội:
• Xuất phát từ sự bất lực của con người đến môi trường tự nhiên nên tự con
người gắn cho thiên nhiên những sức mạnh, thần lực huyền bí.
• Sự bất lực của chính con người trong mối quan hệ con người – con người, sự
phân chia giai cấp, từ đó con người mong chờ vào sự giải phóng của một lực
lượng siêu nhiên ngoài trần thế.
• Như vậy, từ sự thiếu hiểu biết, sự bần cùng về áp bức, bất công bằng của xã
hội là nguyên nhân sâu xa của tôn giáo.

- Nguồn gốc nhận thức:


• Do sự nhận thức của con người về thế giới và về bản thân mình có giới hạn.
• Do đặc điểm nhận thức của con người là khái quát hóa, trừu tượng hóa; tuyệt
đối hóa mặt chủ thể nhận thức.

- Nguồn gốc tâm lý:


• Do ảnh hưởng của trạng thái tâm lý tiêu cực: sợ hãi, lo âu,...
• Do ảnh hưởng của trạng thái tâm lý tích cực: tình yêu, lòng biết ơn, kính
trọng,...

d. Tính chất
- Tính lịch sử của tôn giáo:
• Con người tạo ra tôn giáo, tôn giáo chỉ xuất hiện khi khả năng tư duy về trừu
tượng của con người đạt đến một mức độ nhất định. Tôn giáo đã tồn tại
trong một khoảng thời gian rất dài trong lịch sử loài người, tôn giáo là một
phạm trù lịch sử.
• Tôn giáo là sản phẩm của lịch sử. Trong từng thời kỳ của lịch sử, tôn giáo có
sự biến đổi cho phù hợp với kết cấu chính trị và xã hội của thời đại đó.
• Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, khi đến một giai đoạn mà tôn
giáo sẽ dần dần mất đi vị trí của nó trong đời sống xã hội và cả trong nhận
thức, niềm tin của mỗi người, thì lúc đó khoa học và giáo dục giúp cho đại
đa số quần chúng nhân dân nhận thức được bản chất các hiện tượng tự nhiên
và xã hội. Nhưng để đạt đến mức độ phát triển như vậy thì xã hội loại người
còn cần phải trải qua quá trình phát triển lâu dài.

- Tính quần chúng:


• Tôn giáo là một hiện tượng xã hội rất phổ biến ở tất cả dân tộc, quốc gia hay
lãnh thổ trên thế giới này, nếu chỉ tính các tôn giáo lớn, đã có tới từ 1/3 đến
một nửa dân số thế giới chịu ảnh hưởng của tôn giáo. Số lượng tín đồ rất
đông đảo, thuộc nhiều gia cấp, tầng lớp trong xã hội.
• Tôn giáo đưa con người đến một niềm tin tuyệt vời vào sự sung túc của thế
giới bên kia, điều này luôn phản ánh khát vọng của người lao động về một
xã hội tươi đẹp, bình đẳng, hoà thuận. Mặt khác, nhiều tôn giáo mang tính
nhân đạo, nhân nghĩa nên được nhiều người trong các ngành khác nhau, nhất
là những người lao động tin theo.

- Tính chính trị:


• Tính chất này của tôn giáo chỉ xuất hiện khi có sự phân chia, khác biệt về
giai cấp.
• Khi các giai cấp tầng trên sử dụng tôn giáo để bóc lột, thống trị, sự dụng tôn
giáo để mang lại lợi ích cho giai cấp đó.

2. Nguyên nhân sự tồn tại của tôn giáo và nguyên tắc giải quyết vấn đề
tôn giáo trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
a. Nguyễn nhân
- Nguyên nhân nhận thức: Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, ý thức và
trình độ dân trí của nhân dân đã được nâng cao ở mức độ nào đó, nhưng còn nhiều
hạn chế mà nhân dân chưa nhận thức được hoặc chưa nhận thức được. Hạn chế này
khiến người ta dễ dàng tiếp cận tín ngưỡng tôn giáo hơn.

- Nguyên nhân kinh tế: Kinh tế là xương sống của mỗi quốc gia, ảnh hưởng trực
tiếp tới đời sống của nhân dân. Đặc biệt trong thời kì này còn nhiều thành phần
kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường với những lợi ích khác nhau giữa các giai
cấp, tầng lớp... vẫn là một thực tế; trong nền kinh tế đó, con người vẫn chịu sự tác
động chi phối bởi các yếu tố tất nhiên, ngẫu nhiên, may rủi …Từ đó làm con người
tin vào lực lượng siêu nhiên.

- Nguyên nhân tâm lý: Tôn giáo đã tồn tại rất lâu đời trong suốt hành trình lịch sử
của nhân loại, đã ăn sâu vào tiềm thức, tâm trí của mỗi con người. Niềm tin tôn
giáo đã có tác động lớn đến suy nghĩ và cuộc sống của một số người trong nhiều
thế hệ. Nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa tinh thần
của đời sống.
- Nguyên nhân chính trị - xã hội: Dưới chủ nghĩa xã hội, nhất là trong giai đoạn
đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đang diễn ra ở nước ta, mọi mặt kinh
tế, đạo đức, văn hóa, chính trị, tinh thần… vẫn còn nguyên những dấu vết của xã
hội cũ ngày càng. Vì vậy, vẫn có cơ sở cho sự tồn tại của tín ngưỡng, tôn giáo.
- Nguyên nhân văn hoá: Nền văn hóa của mỗi quốc gia phát triển trong mối quan
hệ chặt chẽ với lịch sử của mỗi quốc gia. Hầu hết các tín ngưỡng, tôn giáo đều gắn
liền với sinh hoạt văn hóa của nhân dân. Vì vậy, ở một mức độ nào đó, việc giữ gìn
và phát huy bản sắc văn hóa của một quốc gia cần phải có sự bảo tồn của tôn giáo.

b. Nguyễn tắc giải quyết vấn đề tôn giáo ở Việt Nam

- Do tôn giáo là một vấn đề nhạy cảm trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,
nên việc giải quyết những vấn đề tôn giáo cần quán triệt dựa trên những nguyên tắc
cơ bản của chủ nghĩa Mac – Lênin:
• Tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín
ngưỡng, tôn giáo của mọi người. Mọi người đều bình đẳng về nghĩa vụ và
quyền lợi trước pháp luật, không phân biệt người theo đạo và không theo
đạo, cũng như giữa tôn giáo khác nhau. Tín ngưỡng tôn giáo là niềm tin sâu
sắc của con người vào Đấng tối cao, và một đấng linh thiêng mà họ tôn thờ
trong lĩnh vực ý thức hệ. Vì vậy, tự do tôn giáo và tự do phi tôn giáo thuộc
quyền tự do tư tưởng của mọi người. Quyền này là việc tuân theo tôn giáo,
thay đổi tôn giáo hoặc không tuân theo tôn giáo là một phần của sự lựa chọn
tự do của mọi công dân và các cá nhân và tổ chức, bao gồm cả các quan
chức tôn giáo cấp cao và các tổ chức nhà thờ không có quyền can thiệp vào
việc đó.
• Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền với
quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Nguyên tắc này nhằm đảm
bảo rằng chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ nhằm giải quyết những ảnh hưởng tiêu
cực của tôn giáo đối với quần chúng, mà không tuyên bố can thiệp vào công
việc nội bộ của tôn giáo. Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ, muốn thay đổi ý
thức xã hội, trước hết phải thay đổi chính tồn tại xã hội. Nếu bạn muốn
thoát khỏi những ảo tưởng do tư tưởng của con người tạo ra, bạn cần phải
thoát khỏi nguồn gốc của những ảo tưởng đó.
• Phân biệt rõ hai mặt chính trị và tư tương trong vấn đề tôn giáo để giải quyết
cho đúng. Cụ thể:
+ Nếu tôn giáo biểu hiện mặt tư tưởng thì phải tuyên truyền.
+ Nếu tôn giáo mang màu sắc chính trị thì phải có biện pháp ngăn chặn,
thậm chí có thể dùng bạo lực.
• Quán triệt quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết vấn đê tôn giáo
• Đoàn kết, gắn bó đồng bào theo tôn giáo và không theo tôn giáo trong khối
đại đoàn kết toàn dân. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

III. LIÊN HỆ BẢN THÂN

- Là một sinh viên, em nghĩ mình cần phải:


• Tuân thủ các luật pháp, nguyên tác mà Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đưa
ra về vấn đề tôn giáo
• Không tuyên truyền, loan tin thiếu chính xác về tôn giáo
• Đấu tranh phòng chống mê tín dị đoan
• Biết nhìn nhận, chọn lọc để có thể gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc, tôn giáo
đa dạng.
KẾT LUẬN
Các vấn đề tôn giáo trong thế giới ngày nay là chủ đề nóng, không chỉ là chủ
nghĩa xã hội. Vì vậy, giải quyết vấn đề tôn giáo phải được xem là vấn đề cấp
bách, cần có giải pháp đúng đắn. Có thể nói, các nước xã hội chủ nghĩa chưa bao
giờ phản đối tôn giáo mà chỉ ban hành chính sách chống những kẻ lợi dụng tôn
giáo vì mục đích chính trị phản động. Chỉ có quán triệt sâu sắc, toàn diện nội dung
các quan điểm trên, vận dụng linh hoạt, khoa học vào thực tiễn thì mới có thể đấu
tranh có hiệu quả các hoạt động lợi dụng tôn giáo xâm hại an ninh quốc gia, bảo vệ
vững chắc an ninh quốc gia trong lĩnh vực tôn giáo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu giảng dạy của cô Nguyễn Thị Hào trên lms neu
2. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo và sự vận dụng để giải quyết
vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay
3. Hướng dẫn chi tiết chuyên đề “Vấn đề tôn giáo và chính sách tôn giáo” - Văn
kiện Đảng
4. Viện nghiên cứu Tôn giáo và tín ngưỡng: Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn
giáo ở Việt Nam (tài liệu tham khảo), Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2007, tr.323.
5. Tôn giáo trong thời kì quá độ đi lên CNXH liên hệ với Việt Nam – Studocs

You might also like