You are on page 1of 10

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÀI TẬP LỚN MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC


ĐỀ TÀI:
Vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tìm
hiểu những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện chính sách
tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
LỚP L03--- NHÓM 09--- HK 221

Giảng viên hướng dẫn: An Thị Ngọc Trinh

Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên Điểm số


Trần Quốc Huy 2013337
Trần Công Huy 2013331
Đinh Thị Kiêm Huyền 2013343
Hà Thị Huyên 2013344
Phạm Đức Huynh 2011305
Huỳnh Đăng Khang 1911333

Thành phó Hồ Chí Minh - 2022


MỤC LỤC
Trang
1. PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................
2. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH
1.1 Chủ nghĩa Mác – Lenin về tôn giáo ......................................................................
1.1.1 Bản chất của tôn giáo ......................................................................................
1.1.2 Nguồn gốc tôn giáo ........................................................................................
1.1.3 Tính chất lịch sử của tôn giáo ........................................................................
1.2 Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên CNXH ...........
Chương 2. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam ..............................................................................
2.2 Khái quát về chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ..................................
2.3 Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện chính sách tôn
giáo ở Việt Nam Hiện
nay ....................................................................................................
2.3.1 Những thuận lợi trong việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Việt Nam hiện
nay ................................................................................................................................
2.3.2 Những khó khăn nhất định trong việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Việt
Nam hiện nay ...............................................................................................................
2.4 Những giải pháp khắc phục hạn chế trong việc thực hiện chính sách tôn giáo
ở Việt Nam hiện nay ......................................................................................................
3. KẾT LUẬN .............................................................................................................
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................
BẢNG KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
CNXH: Chủ nghĩa xã hội
1. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong đời sống tinh thần của con người tôn giáo luôn đóng một vai trò quan trọng
nhất định. Cùng với sự phát triển của loài người, tôn giáo ra đời và trở thành một hiện
tượng xã hội. Có nhiều tôn giáo khác nhau trên thế giới nhưng nhìn chung mọi tôn
giáo đều hướng con người đến cái chân - thiện - mỹ với những giá trị tốt đẹp. Ở Việt
Nam, tôn giáo cũng đóng một vai trò nhất định trong đời sống tinh thần. Nhìn chung
mọi đạo lý của tôn giáo đều chứa đựng tính nhân văn sâu sắc. Những chiết lý ấy giúp
cho con người sống với nhau gần giũ hơn, có trách nhiệm hơn với bản thân, cộng
đồng,với sự phát triển chung của toàn xã hội. Đó cũng là lý do em quyết định chọn đề
tài “ Vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tìm hiểu những thuận
lợi và khó khăn trong việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Việt Nam hiện nay ” để
nghiên cứu và làm rõ vai trò của tôn giáo với sự phát triển chung của xã hội.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: dựa trên cở sở lý luận về tôn giáo của chủ nghĩa Mác-Lenin và những
chính sách về tôn giáo của Việt Nam trong thời kì quá độ lên CNXH, tiểu luận tìm
hiểu và làm rõ những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện chính tôn giáo ở Việt
Nam hiện nay.
- Nhiệm vụ:
 Khái quát những quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lenin về tôn giáo, cơ sở lý
luận để xây dựng chính sách tông giáo của Đảng và Nhà nước ta.
 Nêu ra những khó khăn và thuận lợi của chính sách tôn giáo ở Viêt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


- Đối tượng nghiên cứu: Chính sách của Đảng và nước về vấn đề tôn giáo. Những
thuận lợi và khó khăn của tôn giáo.
- Phạm vi nghiên cứu:
 Không gian: trong đất nước Việt Nam.
 Thời gian: thời kì quá độ lên CNXH tại Việt Nam

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu


- Cơ sở lý luận: Tiểu luận được thể hiện dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mac –
Lenin, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo nói chung và chính sách tôn
giáo nói riêng.
- Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện tiểu luận này, em sử dụng mối quan hệ
biện chứng giữa khách quan - chủ quan, giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng,
giữa lý luận và thực tiễn. Đồng thời sử dụng tổng hợp các phương pháp logic- lịch sử,
phân tích - tổng hợp, điều tra xã hội học nhằm mục đích và hoàn thành nhiệm vụ mà
đề tài đặt ra.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lý luận: làm sâu sắc hơn về những vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng trong
những chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề này. Từ đó có những nhìn nhận
đúng đắn về vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng.
- Ý nghĩa thực tiễn: Hiểu được bản chất, nguồn gốc và các vấn đề của tôn giáo. Biết
được nguyên nhân tồn tại và nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giao trong quá trình xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Nắm vững và biết vận dụng nhiều quan điểm, chính sách tôn
giáo của Đảng và nhà nước ta trong qua trình học tập và công tác.
2. NỘI DUNG
Chương 1. VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH
1.1 Chủ nghĩa Mac-Lenin về tôn giáo
1.1.1 Bản chất cúa tôn giáo
Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản
ánh hư ảo hiện thực khách quan. Chủ nghĩa Mác- Lênin khẳng đình rằng: “Tôn giáo là
một hiện tượng xã hội – văn hóa do con người sáng tạo ra.”
Tôn giáo là một thực thể xã hội, với các tiêu chí cơ bản, phù hợp với thế giới
quan của con người. Ví dụ như Công giáo, Tin lành, Phật giáo…
Tín ngưỡng là hệ thống niềm tin, sự ngưỡng mô, cũng như cách thể hiện niềm
tin của con người trước các sự vật, hiện tượng, lực lượng có tính thần thánh, linh
thiêng để cầu mong sự che chở, giúp đỡ.
Tôn giáo và tín ngưỡng không đồng nhất, nhưng có sự giao thoa nhất định.
1.1.2 Nguồn gốc của tôn giáo
Nguồn gốc tự nhiên, kinh tế - xã hội: do lịch sử loài người hình thành nên.
Nguồn gốc nhận thức: do nhận thức của con người về tự nhiên, xã hội và chính
bản thân mình là có giới hạn. Khi mà khoảng cách giữa biết và chưa biết vẫn tồn tại,
khi những điều mà khoa học chưa giải thích được, thì điều đó thường được giải thích
thông qua lăng kính các tôn giáo.
Nguồn gốc tâm lý: do sự sợ hãi trước những hiện tượng tự nhiên, xã hội hay
trong những lúc ốm đau, bệnh tật; ngay cả những may rủi bất ngờ xảy ra, hoặc tâm lý
muốn được bình yên khi làm một việc lớn, con người cũng dễ tìm đến tôn giáo.
1.1.3 Tính chất của tôn giáo
Tính lịch sử của tôn giáo: tôn giáo là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử, nghĩa
là nó có sự hình thành, tồn tại và phát triển và có khả năng biến đổi trong những giai
đoạn lịch sử nhất định để thích nghi với nhiều chế độ chính trị - xã hội. Khi các điều
kiện kinh tế - xã hội, lịch sử thay đổi, tôn giáo cũng có sự thay đổi theo.
Tính quần chúng của tôn giáo: tôn giáo là hiện tưỡng xã hội phổ biến ở tất cả các
dân tộc, quốc gia, châu lục. Tính quần chúng của tôn giáo không chỉ biểu hiện ở số
lượng tín đồ rất đông đảo (gồm ¾ dân số thế giới); mà còn thể hiện ở chỗ, các tôn giáo
là nơi sinh hoạt văn hóa, tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân.
Tính chính trị của tôn giáo: chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia giai cấp, có sự
khác biệt, sự đối kháng về lợi ích giai cấp. Trước hết, do tôn giáo là sản phẩm của
những điều kiện kinh tế - xã hội, phản ánh lợi ích, nguyện vọng của các giai cấp khác
nhau trong cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc, nên tôn giáo mang tính chính trị.
1.2 Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên CNXH
Tôn trọng, đảm bảo quyên tự do tín ngưỡng của nhân dân.
Khắc phục các ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền với quá trình cải tạo
xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng của tôn giáo trong quá trình giải quyết các
vấn đề tôn giáo.
Quan điểm lịch sử cụ thể trong giải quyết vấn đề tín ngưỡng tôn giáo

Chương 2. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Đặc điểm tổn giáo ở Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo.
Tôn giáo ở Việt Nam đa dạng, đan xen, chung sống hòa bình và không có xung
đột, chiến tranh tôn giáo.
Tín đồ các tôn giáo Việt Nam phần lớn là nhân dân lao động, có lòng yêu nước,
tinh thần dân tộc.
Hàng ngũ chức sắc các tôn giáo có vai trò, vị trí quan trọng trong giáo hội, có uy
tín, ảnh hưởng đến các tín đồ.
Các tôn giáo ở Việt Nam đều có quan hệ với các tổ chức, cá nhân tôn giáo ở nước
ngoài.
2.2 Khái quát về chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước
Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ
tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tín ngưỡng,
tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo theo đúng pháp luật.
Đảng, Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc.
Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là vận động quần chúng.
Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.
Vấn đề theo đạo và truyền đạo.
2.3 Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện chính sách tôn
giáo ở Việt Nam hiện nay
2.3.1 Những thuận lợi trong việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Việt Nam
hiện nay
Được Đảng và nhà nước đảm bảo sự tồn tại lâu dài trong quá trình xây dựng
CNXH.
Được đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và bình đẳng trước pháp luật
Nghiêm cấm mọi hành vi chi rẽ, phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín
ngưỡng, tôn giáo
Giữ gìn và phát triển những giá trị tích cực cua truyền thống thờ cúng tổ tiên
Đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa vùng đồng bào theo tôn giáo
2.3.2 Những khó khăn nhất định trong việc thực hiện chính sách tôn giáo ở
Việt Nam hiện nay
Hệ thống chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo trong thời gian qua đã
được xây dựng và ban hành nhưng còn thiếu tính hệ thống.
Cho đến nay, hệ thống các quy định chính sách, pháp luật cũng chưa phân định
cụ thể cho cơ quan nào quản lý các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo là danh lam thắng cảnh
được các cơ quan chức năng xếp hạng.
Cùng với đó, một số cá nhân lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo để hành
nghề mê tín dị đoan, trục lợi cá nhân làm ảnh hưởng không nhỏ đến cộng đồng và an
ninh trật tự xã hội.
2.4 Những giải pháp khắc phục hạn chế trong việc thực hiện chính sách tôn giáo
ở Việt Nam hiện nay
Chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc, tôn giáo.
Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động Nhân dân hiểu rõ và nắm vững
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về dân tộc, tôn giáo.
Củng cố và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh.
3. KẾT LUẬN
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO

You might also like