You are on page 1of 8

Mục Lục

1. Phân tích các nguyên tắc của chủ nghĩa Mác – Lênin về giải quyết vấn đề tôn giáo
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ?......................................................................1
2. Hãy nêu quan điểm cá nhân về nội dung thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước
Việt Nam đối với vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay ?.................................................2
3. Mối quan hệ giữa dân tộc với tôn giáo ở Việt Nam và ảnh hưởng của mối quan hệ
này đến sự ổn định chính trị - xã hội của nước ta ?..........................................................4
1. Phân tích các nguyên tắc của chủ nghĩa Mác – Lênin về giải quyết vấn đề tôn giáo trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ?
a. Tôn trọng, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân
Việc theo đạo hay không theo đạo là quyền tự do của mỗi người dân, mọi hành vi cấm đoán,
ngăn cản đều xâm phạm đến quyền tự do tư tưởng của họ. Tôn trọng tự do tín ngưỡng cũng chính
là tôn trọng quyền con người, thể hiện bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Tôn trọng
tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng của nhân dân là cơ sở để đoàn kết các lực lượng
quần chúng có tín ngưỡng và không tín ngưỡng tôn giáo. Tôn trọng tự do tín ngưỡng và tự do
không tín ngưỡng còn là để giúp các tôn giáo phát huy tính tích cực của mình thể hiện trong giáo
lý, nghi thức tôn giáo, hạn chế mặt tiêu cực, lạc hậu.
b. Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền với quá trình cải
tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới
Nguyên tắc này khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ hướng vào giải quyết những ảnh hưởng
tiêu cực của tôn giáo đối với quần chúng lao động. Không chủ trương can thiệp vào công việc
nội bộ của các tôn giáo, không tuyên chiến với tôn giáo. Các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa
học chỉ ra rằng, muốn xóa bỏ nguồn gốc sinh ra ảo tưởng trong tư tưởng con người, trước hết là
phải xác lập được một xã hội hiện thực không có áp bức, bất công, nghèo đói,... và các tệ nạn
này sinh trong xã hội. Đây là một quá trình lâu dài, và không thể thực hiện được nếu tách rời việc
cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
c. Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tin ngưỡng, tôn
giáo trong quá trình giải quyết vấn đề tôn giáo
Khi xã hội chưa có giai cấp, tín ngưỡng, tôn giáo biểu hiện thuần túy mặt tư tường. Khi xã có
giai cấp thì mặt chính trị được thể hiện trong các tôn giáo. Hai mặt chính trị và tư tưởng có mối
quan hệ với nhau và luôn thể hiện trong mỗi tôn giáo.
Mặt chính trị thể hiện sự lợi dụng tôn giáo để chống lại sự nghiệp đấu tranh cách mạng, xây dựng
CNXH của những phần tử phản động đội lốt tôn giáo. Mặt tư tưởng thể hiện sự tín ngưỡng trong
tôn giáo. Biểu hiện sự khác nhau về niềm tin, mức độ tin giữa người có tôn giáo với người không
theo tôn giáo, giữa những người theo tôn giáo khác nhau.
Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo thực chất là phân
biệt tính chất khác nhau của hai loại mâu thuẫn luôn tồn tại trong bản thân tôn giáo và trong vấn
đề tôn giáo
d. Quan điểm lịch sử cụ thể trong giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo
Cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét, đánh giá đối vớ những vấn đề có liên quan
đến tôn giáo, bởi vì, ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò, tác động của từng tôn giáo đối
với đời sống xã hội không giống nhau. Quan điểm, thái độ của các giáo hội, giáo sĩ, giáo dân về
các lĩnh vực của đời sống xã hội luôn có sự khác biệt.
1
Phân tích:
Các nguyên tắc này thể hiện bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, là nền tảng để xây
dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Nguyên tắc “Tôn trọng, đảm bảo quyền tự do
tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân” chính là nền tảng, là tiền để cho sự phát triển
của các thể loại tôn giáo tín ngưỡng tốt đẹp, nó còn thể hiện quyền con người, quyền dân chủ
trong sự tự do lựa chọn tín ngưỡng. Bên cạnh đó không có nghĩa là chúng ta chấp nhận bất kì
hình thức tôn giáo nào, mà chúng ta luôn trong quá trình phát triền và đào thải những cái xấu,
tiêu cực với nguyên tắc “Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn
liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới”, Nguyên tắc này thể hiện quan điểm
của chủ nghĩa Mác - Lênin về bản chất, nguồn gốc của tôn giáo và cách giải quyết vấn đề tôn
giáo trong thời kỳ quá độ. Quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới là quá trình giải quyết
những mâu thuẫn, bất công trong xã hội, xây dựng một xã hội công bằng, văn minh. Quá trình
này sẽ góp phần làm giảm bớt những điều kiện khách quan cho sự ra đời và tồn tại của tôn giáo,
đồng thời nâng cao trình độ hiểu biết của con người về thế giới tự nhiên và xã hội, làm cho những
người theo tôn giáo nhận thức được bản chất của tôn giáo, từ đó giảm bớt những ảnh hưởng tiêu
cực của tôn giáo. Nguyên tắc “Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo
và lợi dụng tin ngưỡng, tôn giáo trong quá trình giải quyết vấn đề tôn giáo” đưa ra cái nhìn
rõ hơn về 2 mặt của tôn giáo, tín ngưỡng: đối với mặt chính trị của tôn giáo, cần kiên quyết đấu
tranh với những biểu hiện lợi dụng tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân. Đối với
mặt tư tưởng của tôn giáo, cần tôn trọng, tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động đúng pháp
luật, phát huy tính tích cực, hạn chế mặt tiêu cực, lạc hậu. Nguyên tắc cuối cùng “. Quan điểm
lịch sử cụ thể trong giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo” là một trong những nguyên tắc
quan trọng trong giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nguyên
tắc này thể hiện quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về bản chất, nguồn gốc của tôn giáo và
cách giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ.
2. Hãy nêu quan điểm cá nhân về nội dung thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước Việt
Nam đối với vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay ?
Các chính sách của Đảng và nhà nước ta được thực hiện chú trọng trên các nội dung và chủ
trương sau: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn
tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH; Đảng và nhà nước thực hiện nhất quán chính
sách đại đoàn kết dân tộc; Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị; Nội dung
cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng; Vấn đề truyền đạo. Các chính
sách của Đảng và Nhà nước ta đối với vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo được thực hiện trên cơ sở các
nguyên tắc quan trọng, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với các tôn giáo, góp
phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy vai trò tích cực của các tôn giáo trong
đời sống xã hội.
Thứ nhất, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo là nhất quán, xuyên
suốt, thể hiện sự tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Điều này
được thể hiện trong các văn bản pháp luật của Đảng và Nhà nước, như Hiến pháp năm 2013, Luật
Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016, Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/9/2018 của Ban Chấp hành

2
Trung ương Đảng khóa XII về "Tăng cường và đổi mới công tác đối với tôn giáo trong thời kỳ mới".
Theo đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam khẳng định: "Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của
một bộ phận nhân dân. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một
tôn giáo nào, không ai được cưỡng ép tín ngưỡng, tôn giáo. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật".
Thứ hai,

Thứ ba, nội dung thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo đã
đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ vững
an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Cụ thể, đã có hơn 30 triệu người Việt Nam theo các tôn
giáo, trong đó Phật giáo chiếm 26,8%, Công giáo chiếm 7,9%, Tin Lành chiếm 12,7%, Phật giáo
Hòa Hảo chiếm 1,5%, Cao Đài chiếm 1,1%, các tôn giáo khác chiếm 30%. Các hoạt động tín
ngưỡng, tôn giáo diễn ra bình thường, tuân thủ pháp luật, góp phần tích cực vào đời sống xã hội,
như: xây dựng đời sống văn hóa, đạo đức, giáo dục con người, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần
cho tín đồ, tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới,
đô thị văn minh...

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục, như:
Nhận thức của một số người về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo chưa đầy đủ, dẫn đến những việc
làm vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Một số cơ quan, tổ chức, cá nhân chưa thực hiện tốt
chức năng, nhiệm vụ của mình trong công tác tôn giáo. Hệ thống pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo
còn chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Để tiếp tục thực hiện tốt chính sách của
Đảng, Nhà nước Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo trong thời gian tới, cần có những giải pháp sau:
Tiếp tục tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của toàn xã hội về quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, bảo đảm thực hiện nghiêm pháp luật về
tín ngưỡng, tôn giáo. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.

Bên cạnh đó, đi cùng với sự phát triển của thời đại-thời đại kỹ thuật số như nhiện nay, mặc dù nó
cũng giúp cho chính phủ có thêm phương tiện thông báo, tuyên truyền, giáo dục người dân về các
vấn đề chung và riêng như tôn giáo, nhưng nó cũng mang đến những thách thức, hạn chế cần được
xem xét và khắc phục: Một trong những hạn chế lớn nhất là sự phát triển của các thông tin sai lệch,
tin giả về tôn giáo. Các thông tin sai lệch, tin giả có thể được lan truyền nhanh chóng trên mạng xã
hội, gây ảnh hưởng đến nhận thức của người dân về tôn giáo. Điều này có thể dẫn đến những hậu
quả nghiêm trọng, như gây hoang mang, chia rẽ xã hội,... Hạn chế thứ hai là sự lợi dụng của các thế
lực thù địch để chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ. Các thế lực thù địch có thể lợi dụng các hoạt
động tín ngưỡng, tôn giáo để tuyên truyền, kích động, lôi kéo người dân, gây mất ổn định chính trị,
xã hội. Hạn chế thứ ba là sự khó khăn trong việc quản lý, kiểm soát các hoạt động tín ngưỡng, tôn
giáo trên không gian mạng. Không gian mạng là một môi trường mở, khó kiểm soát, do đó các hoạt
động tín ngưỡng, tôn giáo trên không gian mạng có thể diễn ra phức tạp, khó kiểm soát.

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, dành sự tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
của nhân dân. Trên cơ sở đó, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật về tôn
giáo, góp phần tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động đúng pháp luật, phát huy mặt tích cực, hạn
chế mặt tiêu cực, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc,với những nỗ lực của cả hệ
thống chính trị và toàn xã hội, tôi tin rằng Đảng đã và đang xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp,
văn minh.
3
3. Mối quan hệ giữa dân tộc với tôn giáo ở Việt Nam và ảnh hưởng của mối quan hệ này
đến sự ổn định chính trị - xã hội của nước ta ?
Đặc điểm quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam chủ yếu gồm ba nội dung:
Thứ nhất, Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo. Quan hệ dân tộc và tôn giáo được thiết
lập và củng cố trên cơ sở cộng đồng quốc gia - dân tộc thống nhất. Việt Nam có 54 dân tộc và là
nước có nhiều tôn giáo. Trong lịch sử đựng nước, giữ nước và hiện nay, các tôn giáo ở nước ta
luôn đồng hành cùng dân tộc và có truyền thống gắn bó chặt chẽ với dân tộc. Tất cả công dân
Việt Nam không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng và tôn giáo đều ý thức về một quốc gia- dân tộc
thống nhất. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quan hệ dân tộc và tôn giáo ở nước ta luôn được coi
trọng và giải quyết khá tốt, không dẫn đến những xung đột lớn trong nội bộ quốc gia. Tuy nhiên,
trong triển khai hoạt động thực tiễn, do nhận thức hoặc do thực hiện chưa đúng chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước về dân tộc và tôn giáo nên đôi khi dẫn đến những mâu thuẫn, vì vậy
cần phải nhận diện rõ và đánh giá khách quan, khoa học để giải quyết những mâu thuẫn, đảm
bảo sự ổn định chính trị - xã hội.
Thứ hai, quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi tín ngưỡng truyền
thống. Tín ngưỡng truyền thống ở nước ta được biểu hiện dưới nhiều cấp độ: cấp độ gia đình,
thờ cúng tổ tiên là hoạt động phổ biến, là truyền thống, nét đẹp văn hóa của mỗi gia đình. Cấp
độ làng xã, tất cả các làng xã của Việt Nam đều thờ cúng các vị có công với làng xã. Cấp độ quốc
gia, đỉnh cao của sự hội tụ đoàn kết thống nhất cộng đồng dân tộc của người Việt Nam là dù sinh
sống ở bất cứ nơi nào, trong nước hay nước ngoài, dù có khác nhau về ngôn ngữ, tín ngưỡng, tôn
giáo,... đều hướng về cội nguồn chung - nơi các Vua Hùng đã có công dựng nước - thực hiện các
nghi lễ tế tự, thờ cúng thể hiện lòng tôn kính, niềm tự hào dân tộc về con Lạc cháu Hồng, về
nghĩa “đồng bào” đoàn kết gắn bó chặt chẽ trong một cộng đồng quốc gia - dân tộc thống nhất.
Tín ngưỡng truyền thống đã tạo nên nét đặc thù trong quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam,
thậm chí còn chi phối, làm biến đổi các nền văn hóa và các tôn giáo bên ngoài khi du nhập vào
Việt Nam.
Thứ ba, các hiện tượng tôn giáo mới có xu hướng phát triển mạnh tác động đến đời sống cộng
đồng và khối đại đoàn kết dân tộc. Trước bối cảnh mới của toàn cầu hóa, mở cửa và hội nhập,
kinh tế thị trường thì đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt Nam phát triển, đã xuất hiện
một số hiện tượng tôn giáo mới làm ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng và khối đại đoàn kết dân
tộc. Do đó, cần quản lý tốt các hiện tượng tôn giáo mới nhằm đảm bảo sự ổn định chính trị của
đất nước và giải quyết tốt quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam.
Ảnh hưởng của mối quan hệ này với sự ổn định chính trị ở nước ta:
Dân tộc và tôn giáo là hai yếu tố quan trọng trong đời sống và hành trình phát triễn của mỗi quốc
gia. Đặc biệt là một quốc gia đa dân tộc, tôn giáo như Việt Nam. Nếu xem dân tộc như là khung
xương nòng cốt của quốc gia thì cũng có thể xem tôn giáo như là nhựa sống tinh thần của quốc
gia đó, tôn giáo ra đời với sứ mệnh là một chổ dựa tinh thần cho con người. Vì vậy mà chỉ khi
dân tộc vững mạnh, tôn giáo phát triển đem đến cho con người một niềm tin vững chãi, một tinh
thần kiên cường thì quốc gia đó mới có thể phát triển bền vững. Thế nên mối quan hệ giữa dân
tộc và tôn giáo ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự ổn định chính trị ở Việt Nam.
4
Sự ảnh hưởng đó được thể hiện qua các phương diện chính sau:
Tăng cường sự thống nhất trong khối đại đoàn kết dân tộc: Các dân tộc ở Việt Nam, dù theo tôn
giáo nào thì cũng hướng về một sứ mệnh chung, thiêng liêng đó là xây dựng đất nước giàu mạnh,
dân tộc phồn vinh, một xã hội công bằng, văn minh. Các tôn giáo ở Việt Nam cũng đều có chung
quan điểm về hòa bình, hữu nghị, hợp tác. Điều này giúp tăng cường đoàn kết, thống nhất giữa
những con dân Việt Nam, góp phần củng cố vững chắc nền tảng chính trị của nước ta.

Góp công xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc: Các dân tộc ở Việt
Nam đều có những tín ngưỡng, tôn giáo riêng, góp phần làm phong phú, đa dạng bản sắc văn
hóa dân tộc. Các tôn giáo ở Việt Nam cũng đều có vai trò quan trọng trong việc giáo dục, hướng
dẫn đạo đức, lối sống, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc.

Tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội: Các dân tộc ở Việt Nam, dù theo tôn
giáo nào cũng đều là lực lượng lao động quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước. Các tôn giáo ở Việt Nam cũng đều có vai trò quan trọng trong việc giáo dục, hướng
dẫn đạo đức, lối sống, góp phần tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

Bên cạnh đó thì như có khai thác ở trên, tôn giáo ra đời với sứ mệnh là một điểm tựa tinh thần
cho con người, vì vậy mà khi có bất kì sự cố nào xảy ra liên quan đến chính trị-xã hội, thì người
dân sẽ có nơi để trấn an tinh thần, đảm bảo không có sự hỗn loạn. Điều này là vô cùng hữu ích
và cần thiết nếu chính phủ có thể quản lý tốt khía cạnh tôn giáo.

Tuy nhiên, vẫn còn đang tồn tại những ảnh hưởng tiêu cực gây ra bởi sự mâu thuẫn trong mối
quan hệ dân tộc và tôn giáo cần được chú ý và điều chỉnh:

Gây chia rẽ, mất đoàn kết trong xã hội: Khi mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo căng thẳng, đối
lập, sẽ dẫn đến sự chia rẽ, mất đoàn kết trong xã hội, tạo điều kiện cho các thế lực thù địch lợi
dụng, gây rối, phá hoại.

Gây bất ổn chính trị, xã hội: Mối quan hệ căng thẳng, đối lập giữa dân tộc và tôn giáo có thể dẫn
đến những xung đột, bạo lực, gây bất ổn chính trị, xã hội, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của
đất nước. Các phần tử phản động, gây rối loạn dựa hơi tôn giáo, các giáo phái đi ngược lại với
thuần phong mỹ tục, trái với luân thương lẽ phải dụ dỗ người dân gây ra những sự hỗn loạn trong
cộng đồng và xã hội.

Để ngăn chặn những tác động tiêu cực này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành,
các tổ chức tôn giáo, các tầng lớp nhân dân trong việc tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức
về mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo. Đồng thời, cần tăng cường quản lý, giám sát hoạt động
của các tôn giáo theo quy định của pháp luật, ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực của tôn giáo,
bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

5
Lời Cảm Ơn
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Đại học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh (UEH)
đã đưa môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học vào chương trình giảng dạy để em cơ hội tiếp cận và
nghiên cứu đề tài này.
Tiếp theo, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – TS NGUYỄN VĂN SÁNG
đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học. Cảm ơn thầy đã nhiệt
tình chỉ dạy, trang bị kiến thức cho em để em có đủ kiến thức cũng như kỹ năng để có thể hoàn
thành bài tiểu luận này. Nhờ có thầy và phương pháp dạy học của thầy mà em có thể tiếp thu
được nhiều kiến thức từ môn Chủ nghĩa xã hội khoa học không nhàm chán. Chân thành cảm ơn
thầy vì đã tậm tâm chỉ dạy cũng như tận tình chỉ bảo và góp ý để sinh viên cải thiện.
Tuy dành rất nhiều thời gian, tâm huyết để nguyên cứu nhưng bởi lẽ kiến thức là biển rộng còn
hiểu biết của em chỉ là một giọt nước nhỏ nên không tránh khỏi những sai sót, kính mong thầy
bỏ qua và góp ý để em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

You might also like