You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG TIỂU LUẬN NHÓM 8

CHỦ ĐỀ: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁCLÊNIN VỀ VẤN ĐỀ TÔN GIÁO VÀ LIÊN
HỆ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.

CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY

2.3. Giải pháp phát triển tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
Thứ nhất, tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn
giáo của quần chúng nhân dân.
Tín ngưỡng là niềm tin của con người được bộc lộ thông qua những phong tục, tập quán, lễ
nghi truyền thống để mang lại niềm tin về tinh thần cho cá nhân và cộng động. Ngoài ra, tôn giáo
là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm giáo lý , giáo
luật và lễ nghi. Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện để tất cả người dân đều được thực hiện quyền
tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của mình, được tự do thực hiện tham gia tuyền truyền hoặc
không tuyên truyền tôn giáo, thực hành tín ngưỡng tôn giáo và thực hiện các hoạt động tôn giáo
khác. Những thành tựu thực tiễn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta cho
thấy, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân là quan điểm, chính
sách xuyên suốt và nhất quán của Đảng, Nhà nước ta. Quan điểm đó được thể hiện trong các văn
bản của Đảng ngay từ khi mới thành lập, nhất là trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã
có nhiều đổi mới mạnh mẽ về công tác tôn giáo được ghi dấu bằng nhiều nghị quyết, tiêu biểu
như: Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa
IX) “Về công tác tôn giáo trong tình hình mới”, Chỉ thị số 18-CT/TW, ngày 10/01/2018 của Bộ
Chính trị (khóa XII) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, Văn kiện Đại hội XIII của
Đảng,
Thứ hai, khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền với quả trình cải
tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
Muốn khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền với quá trình cải tạoxã hội
cũ, xây dựng xã hội mới. Đó là quá trình lâu dài để cải tạo xã hội cũ xây dựng xã hội mới nhằm
nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân về cả vật chất lẫn tinh thần, thông qua quá trình
này mới tạo ra được những tác động nhằm gạt bỏ những ảnh hương tiêu cực của tôn giáo trong
đời sống xã hội. Nhà nước Việt Nam quan tâm đến cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, coi
trọng tuyên truyền, giáo dục thế giới quan duy vật và biện chứng với nhiều hình thức
Thứ ba, phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng, tôn
giáo trong quá trình giải quyết vấn đề tôn giáo
Trong các xã hội công xã nguyên thủy, tín ngưỡng và tôn giáo chỉ đơn thuần thể hiện tư tưởng.
Nhưng khi các tầng lớp xã hội đã xuất hiện, các dấu hiệu giai cấp chính, các giá trị ít nhiều thể
hiện rõ trong tôn giáo. Từ đó, cả về chính trị, tư tưởng thể hiện và liên hệ với nhau thường xuyên
về các vấn đề tôn giáo và bản thân mọi tôn giáo. Mặt 18
chính trị phản ánh mối quan hệ giữa tiến bộ và phản tiến bộ, mâu thuẫn giữa lợi ích kinh tế và
chính trị giữa các giai cấp, mâu thuẫn giữa các thế lực lợi dụng tôn giáo để chống lại sự nghiệp
cách mạng và mối quan hệ với lợi ích của nhân dân lao động. Về mặt tư tưởng, nó thể hiện ở sự
khác biệt về niềm tin và trình độ niềm tin giữa người có tín ngưỡng tôn giáo và người không có
tín ngưỡng tôn giáo, cũng như giữa những người thuộc các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau, thể
hiện sự mâu thuẫn.
Phân biệt mâu thuẫn chính trị và tư tưởng trong giải quyết vấn đề tôn giáo thực chất là phân biệt
bản chất khác nhau của hai loại mâu thuẫn luôn tồn tại trong bản thân tôn giáo và trong các vấn
đề tôn giáo. Cần phân biệt hai khía cạnh này để tránh khuynh hướng cực đoan trong quản lý, xử
lý các vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.
Các quan điểm lịch sử cụ thể giải quyết các vấn đề về đức tin và tôn giáo. Tôn giáo không phải là
một hiện tượng xã hội bất biến mà trái lại, nó luôn vận động, biến đổi không ngừng theo những
điều kiện kinh tế - xã hội - lịch sử cụ thể. Cần có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét, đánh giá
và giải quyết các vấn đề liên quan đến tôn giáo. 19
PHẦN KẾT LUẬN
Vấn đề tôn giáo hiện nay đang là một vấn đề nóng không chỉ riêng đối với chủ nghĩa xã hội.
Trong công cuộc đổi mới, hơn 10 năm qua nhân dân ta đã đạt được những thắng lợi, đạt
được những thành tựu cơ bản trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Để không ngừng đáp
ứng và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào tín đồ tôn giáo, nhất là nhân dân
cả nước luôn bình tâm, tràn đầy niềm tin vào sự nghiệp đổi mới của Đảng, của Nhà nước,
tích cực đóng góp sức mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam
Xã hội chủ nghĩa. Có được những thành tựu nêu trên là do đường lối, chính sách đúng đắn
của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện cơ bản để tín đồ các tôn giáo tham gia xây dựng đất
nước “dân giàu, nước mạnh, xã hội chủ nghĩa, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Ngày
nay, các tín đồ tôn giáo luôn mang trong mình lòng yêu nước, tinh thần cộng đồng, luôn bám
sát phong trào cách mạng, tiếp tục lấy phương châm “đời sống tốt đẹp hơn”, tích cực cống
hiến sức mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tôn giáo là một vấn đề vô cùng
nhạy cảm đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay. Nếu không làm rõ được
vấn đề này thì công cuộc xây dựng nền tảng tư tưởng cho xã hội mới gặp rất nhiều khó khăn,
thử thách. Xã hội chủ nghĩa chưa bao giờ chống lại tôn giáo mà luôn tạo điều kiện, thực hiện
các chính sách để chống lại các thành phần lợi dụng tôn giáo để trục lợi các nhân, hay nhằm
mục đích phản động chính trị. Vì thế chỉ có sự quán triệt sâu sắc và chạt chẽ, toàn diện trên
các nội dung về tôn giáo để có thể đấu tranh hiệu quả với các hoạt động xâm hại về tôn giáo
cũng như bảo vệ đến an ninh Quốc gian trên lĩnh vực tôn giáo.

You might also like