You are on page 1of 6

2.1.

Thực trạng về việc thực hiện chính sách đại đoàn kết tôn giáo ở nước ta hiện nay.
2.1.1. Tổng quan về tôn giáo nước ta hiện nay.
Việt Nam là nước có nhiều tôn giáo khác nhau. Có tôn giáo du nhập vào nước ta từ những
thế kỷ đầu công nguyên, có tôn giáo mới ra đời ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. Với vị trí địa
lý nằm ở khu vực Đông Nam Á có ba mặt giáp biển, Việt Nam rất thuận lợi trong mối
giao lưu với các nước trên thế giới và cũng là nơi rất dễ cho việc thâm nhập các luồng văn
hóa, các tôn giáo trên thế giới. Về mặt cư dân, Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân
tộc. Mỗi dân tộc, kể cả người Kinh (Việt) đều lưu giữ những hình thức tín ngưỡng, tôn
giáo riêng của mình. Người Việt có các hình thức tín ngưỡng dân gian như thờ cúng ông
bà tổ tiên, thờ Thành Hoàng, thờ những người có công với cộng đồng, dân tộc, thờ thần,
thờ thánh, nhất là tục thờ Mẫu của cư dân nông nghiệp lúa nước. Đồng bào dân tộc thiểu
số với hình thức tín ngưỡng nguyên thủy như Tô tem giáo, Bái vật giáo, Sa man giáo. Ở
Việt Nam, do đặc điểm lịch sử liên tục bị xâm lược từ ngoài nên việc Lão giáo, Nho giáo
– những tôn giáo có nguồn gốc ở phía Bắc thâm nhập; Công giáo – một tôn giáo gắn với
văn minh châu Âu vào truyền đạo và sau này Tin lành đã khai thác điều kiện chiến tranh ở
miền Nam để truyền giáo thu hút người theo đạo là điều dễ hiểu. Ở Việt Nam có những
tôn giáo có nguồn gốc từ phương Đông như Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo; có tôn giáo có
nguồn gốc từ phương Tây như Thiên chúa giáo, Tin lành; có tôn giáo được sinh ra tại Việt
Nam như Cao Đài, Hòa Hảo; có tôn giáo hoàn chỉnh, có những hình thức sơ khai. Có
những tôn giáo đã phát triển và hoạt động ổn định, có những tôn giáo chưa ổn định, đang
trong quá trình tìm kiếm đường lối mới cho phù hợp.
Ước tính hiện nay ở Việt Nam có khoảng 80% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo,
trong đó có khoảng gần 20 triệu tín đồ của các tôn giáo đang hoạt động bình thường, ổn
định, chiếm 25% dân số. Cụ thể:
Phật giáo có gần 10 triệu tín đồ có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước, trong
đó tập trung đông nhất ở Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương,…
Thiên chúa giáo: Là tôn giáo xuất hiện cách đây hơn 2000 năm, được du nhập vào Việt
Nam cách đây gần 4 thế kỉ. Hiện có hơn 5,5 triệu tín đồ, có mặt ở 50 tỉnh, thành phố,
trong đó có một số tỉnh tập trung đông như Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình,…
Và những tôn giáo như đạo Cao Đài, Hòa Hảo, Tin lành,…cũng chiếm một phần không
nhỏ trong đời sống tín ngưỡng của người dân ở một số tỉnh thành trong nước.
Nguồn: https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-noi-vu-ha-noi/duty-
roster/khai-quat-tinh-hinh-ton-giao-o-vn/21022167
2.1.2. Thành tựu của tôn giáo.
Tại Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về công tác nhân quyền và thông tin đối
ngoại tháng 3/2023, ông Nguyễn Văn Long, Chánh Văn Phòng Ban Tôn giáo Chính phủ,
khẳng định, là một quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo nhưng ở Việt Nam không có tôn giáo
nào giữ vị trí độc tôn trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Các tôn giáo đều bình đẳng
trước pháp luật, Nhà nước không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Mọi
người hoàn toàn tự do lựa chọn theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào.
Người có tín ngưỡng, tín đồ các tôn giáo được tự do bày tỏ đức tin tại gia đình, cơ sở thờ
tự hoặc điểm nhóm đăng ký với chính quyền. “Ở Việt Nam, các tôn giáo chung sống hài
hòa, đoàn kết, gắn bó đồng hành với dân tộc, không có xung đột sắc tộc, xung đột tôn
giáo. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo tích cực tham gia các phong
trào xã hội, từ thiện xóa đói giảm nghèo, đóng góp thiết thực vào sự phát triển đất nước”
– ông Nguyễn Văn Long nhấn mạnh.
Không chỉ bảo đảm sự đa dạng, hòa hợp, bình đẳng tôn giáo và không phân biệt đối xử vì
lý do tín ngưỡng, tôn giáo, tại Việt Nam, các tổ chức tôn giáo được tạo điều kiện hoạt
động theo Hiến chương, Điều lệ và quy định pháp luật. Hàng năm, số lượng chức sắc,
chức việc, nhà tu hành và những người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp không ngừng
tăng nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tinh thần của nhân dân.
Bên cạnh đó, các tổ chức tôn giáo còn được khuyến khích, tạo điều kiện phát huy nguồn
lực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, trải dài từ lĩnh vực giáo dục, y tế, từ thiện nhân
đạo và bảo trợ xã hội... Theo số liệu từ Ban Tôn giáo Chính phủ, hiện cả nước có khoảng
300 trường và 2.000 cơ sở giáo dục mầm non, 12 cơ sở dạy nghề do các tổ chức tôn giáo
thực hiện. Cùng với đó là trên 500 cơ sở y tế, phòng khám chữa bệnh từ thiện do các tổ
chức tôn giáo thành lập dưới nhiều hình thức, với các hoạt động hiệu quả, góp phần cùng
chính quyền địa phương chăm lo sức khỏe và lan tỏa tinh thần yêu thương trong cộng
đồng. Hiện nay, cả nước có 113 cơ sở trợ giúp xã hội thuộc các tổ chức Phật giáo, Công
giáo, Cao Đài được cấp phép hoạt động, đang chăm sóc, nuôi dưỡng 11.800 đối tượng
bảo trợ xã hội. "Những năm qua, các tổ chức tôn giáo đã chi hàng nghìn tỷ đồng cho hoạt
động của các cơ sở giáo dục, cơ sở y tế, cơ sở bảo trợ xã hội và các hoạt động từ thiện
nhân đạo, đồng thời tích cực tham gia cùng chính quyền địa phương trong phòng, chống
thiên tai, dịch bệnh" - ông Nguyễn Văn Long nhấn mạnh.
Những thực tế trên cho thấy, Việt Nam đã đạt được thành tựu to lớn trên nhiều mặt, nhiều
lĩnh vực trong đó có thành tựu đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Đời sống tín
ngưỡng, tôn giáo có nhiều chuyển biến tích cực. Cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá
nỗ lực của Việt Nam trong xây dựng chính sách pháp luật, phù hợp với công ước quốc tế
mà Việt Nam tham gia ký kết.

Nguồn: https://dangcongsan.vn/xa-hoi/nhung-thanh-tuu-bao-dam-quyen-tu-do-tin-
nguong-ton-giao-o-viet-nam-634837.html

2.1.3. Những hạn chế của tôn giáo.

Bên cạnh những thành tựu to lớn mà tôn giáo mang lại thì cũng có những hạn chế còn tồn
tại ở khía cạnh này. Chúng ta thấy rằng hiện nay có một số tôn giáo mang nhiều tư tưởng
tiêu cực. Một khi đã thâm nhập vào ý thức con người, nó sẽ làm cho con người lãng quên
hiện thực, đặt tất cả tinh thần, tâm tưởng vào thần thánh hư ảo mà họ tin đó là giá trị đích
thực. Như vậy, tôn giáo có nhiều lãnh vực tiêu cực về phương diện trí tuệ và tâm linh lẫn
xã hội và nhân văn như sau:

– Tôn giáo nào cũng cho rằng chỉ có họ là chính giáo, chỉ có giáo điều của họ là chân lý
và tối thượng. Có những tôn giáo cho rằng tất cả tôn giáo khác đều là tà giáo. Sự tranh
chấp này đưa đến hiềm khích và chiến tranh liên tục ở mọi tầng lớp trong lịch sử nhân
loại. Đã và đang có vô số cuộc thảm sát, giết chóc xảy ra vì lý do trực tiếp liên quan đến
tôn giáo.

– Tôn giáo được xây dựng dựa trên sự sợ hãi của con người. Từ đó tôn giáo trở thành
một công cụ hữu hiệu của thiểu số cầm quyền dùng để cai trị và kiểm soát quần chúng ở
mọi tầng lớp, từ thời xưa cổ cho đến ngay cả chính ngày hôm nay.

– Nhiều tôn giáo khuyến khích con người từ bỏ trí óc lý luận và suy xét để chấp nhập
những đức tin huyễn hoặc, vô căn cứ.

– Nhiều tôn giáo khuyến khích con người tráo chuyển trách nhiệm trong quyết định, hành
vi và hậu quả của cá nhân họ ra thành trách nhiệm của “Thượng Đế”.

– Nhiều tôn giáo phủ nhận giá trị và khả năng đạo đức cơ bản tự nhiên của con người.

– Nhiều Tôn giáo không biến đổi kịp với sự tiến hóa về mặt khoa học, xã hội lẫn cả về
mặt tâm linh của con người do đó trở thành chướng ngại vật trên đường tiến hóa của
nhân loại.

– Nhiều tôn giáo tiếp tục gìn giữ và truyền dạy những giáo điều cổ hủ, lầm lạc và vô đạo
đức.

– Các tín đồ cực đoan dùng những giáo điều cổ hủ, lầm lạc và vô đạo đức trong tôn giáo
họ để làm căn bản và lý do cho các hành động độc ác. Tùy vị thế và khả năng của các
thành phần cực đoan này, các hành động độc ác của họ có thể có tai hại rộng lớn, lâu
dài và sâu xa đến vô số người vô can khác.

– Bản chất mơ hồ, phức tạp và chuyển đổi không ngừng của tôn giáo làm cho đại đa số
tín đồ không thể nhận ra được những bản chất tiêu cực cơ bản và quan trọng của nó. Các
tổ chức tôn giáo nếu có nhận ra được các bản chất tiêu cực này đi nữa thì cũng vì quyền
lợi riêng mà ém dấu hay không truyền bá chúng đến cho tín đồ.

Nguồn: https://baomoi.com/anh-huong-tich-cuc-va-tieu-cuc-cua-tin-nguong-ton-giao-o-
viet-nam-c47542131.epi

2.1.4. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của tôn giáo.
Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo. Những năm qua, cùng với đẩy mạnh phát triển kinh tế -
xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, Đảng, Nhà nước ta đã thực
hiện nhiều chủ trương, chính sách về tôn giáo, được đa số chức sắc, tín đồ các tôn giáo
trong nước và các tổ chức quốc tế đồng tình hưởng ứng và thừa nhận. Trong quá trình
lãnh đạo, quản lý đất nước, Đảng, Nhà nước ta vừa tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận
thức cho nhân dân về đường lối, chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo, vừa quan tâm tạo
điều kiện, môi trường thuận lợi để các tôn giáo hoạt động, phát triển bình đẳng trong
khuôn khổ pháp luật. Trong 15 năm qua, cả nước đã cấp phép xây dựng, sửa chữa, nâng
cấp được 7.916 cơ sở thờ tự, v.v. Đồng thời, coi trọng củng cố mối quan hệ đoàn kết
lương - giáo, cùng nhau phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng thôn, bản, địa phương vững
mạnh, giàu đẹp, văn minh, góp phần phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhưng lại có một số thành phần lại lợi dụng, coi tôn giáo là vũ khí lợi hại để chống phá
sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, với nhiều chiêu thức thâm độc,tinh vi, xảo quyệt.
Điều này xuất phát từ bản chất, mục tiêu cao nhất của các thế lực thù địch là lật đổ chế độ
chính trị của các nước tiến bộ không đi theo quỹ đạo của chúng, mà trước hết là các nước
xã hội chủ nghĩa bằng chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ. Phương thức của
chúng là tập hợp, liên kết lực lượng lấy danh nghĩa tôn giáo, thành lập các tổ chức chính
trị đối lập, đối trọng với Đảng Cộng sản Việt Nam, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân
tộc, chia rẽ lương - giáo, tách tôn giáo ra khỏi sự quản lý của Nhà nước, quốc tế hóa vấn
đề tôn giáo để dễ bề can thiệp vào công việc nội bộ của ta.

Trước hết, sự đối lập về thế giới quan của tôn giáo và thế giới quan duy vật biện chứng
trong nền tảng tư tưởng của Đảng là cơ sở để chúng lợi dụng, khoét sâu mâu thuẫn giữa
chế độ xã hội chủ nghĩa với tôn giáo. Thế giới quan của tôn giáo là thế giới quan “lộn
ngược”; “tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc của
con người - của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hằng ngày của họ; chỉ là
sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu
trần thế”. Tính chất duy tâm, thần bí của tôn giáo đối lập với khoa học, thế giới quan duy
vật biện chứng của hệ tư tưởng Mác – Lê-nin.

Lợi dụng sự đối lập này, các thế lực thù địch đi sâu tuyên truyền, gieo rắc tâm lý cho
rằng, chủ nghĩa xã hội không chấp nhận tôn giáo, xóa bỏ tôn giáo, từ đó tạo ra khoảng
cách, sự đối kháng giữa tôn giáo với đời sống hiện thực xã hội chủ nghĩa để kích động tôn
giáo chống lại Đảng, Nhà nước và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Đồng thời, tiến
hành các hoạt động nhằm thực hiện âm mưu hình thành “Ủy ban liên tôn đấu tranh đòi
quyền tự do tôn giáo”, thành lập tổ chức “Liên tôn chống cộng”. Nếu nhìn nhận phiến
diện thì đúng là có sự đối lập giữa thế giới quan tôn giáo và thế giới quan cách mạng của
Đảng. Sự đối lập đó không có nghĩa là phải xóa bỏ tôn giáo, mà đòi hỏi có cách nhìn sâu
sắc, toàn diện, lịch sử, cụ thể hơn. Chúng ta cần hiểu rằng, trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, tôn giáo tất yếu đồng hành cùng dân tộc. Thực tiễn lãnh đạo cách mạng, Chủ
tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta chưa bao giờ có tư tưởng xóa bỏ, kỳ thị hay áp bức tôn giáo
mà luôn nhất quán nhận thức: tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận
nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Do vậy,
chúng ta cần quán triệt, thực hiện và kiên quyết đấu tranh với những luận điệu sai trái, thù
địch, nhất là các luận điệu vu khống, xuyên tạc của các thế lực thù địch, cho rằng Đảng,
Nhà nước ta kỳ thị tôn giáo.

Thứ hai, lợi dụng về đức tin và sự gắn kết cộng đồng của tôn giáo nhằm lôi kéo, tập hợp
lực lượng chống phá cách mạng nước ta. Mục tiêu chỉ được chuyển hóa thành kết quả khi
có lực lượng thực hiện. Vì thế, các thế lực thù địch đã coi tôn giáo là chiêu bài để lợi
dụng, tập hợp lực lượng chống phá cách mạng, chia rẽ các tôn giáo với nhau, chia rẽ
người có tôn giáo với người không có tôn giáo, nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân
tộc. Sự xuất hiện và biến đổi của tôn giáo bao giờ cũng gắn với nguồn gốc về nhận thức,
kinh tế - xã hội và tâm lý. Cũng như nhiều quốc gia khác, tôn giáo ở Việt Nam ra đời, tồn
tại và phát triển dựa vào các yếu tố: tâm linh; sự giới hạn nhận thức của con người trước
thế giới; sự sợ hãi, bất lực trước tự nhiên rộng lớn, bí ẩn; sự tuyệt vọng về bệnh tật mà y
học chưa vươn tới; cuộc sống khó khăn, túng quẫn về kinh tế,…. Khai thác những vấn đề
đó, các thế lực thù địch dựng lên cái gọi là “tôn giáo”, nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần
của một bộ phận nhân dân, bù đắp những hụt hẫng trong cuộc sống, nỗi trống vắng trong
tâm hồn, an ủi, vỗ về, xoa dịu lúc sa cơ, lỡ vận,…. Với niềm tin được đền bù hư ảo do tôn
giáo đem lại, các tín đồ bị ràng buộc bởi thứ được gọi là giáo lý, giáo luật, thực hiện nghi
thức “tôn giáo” và những điểm tương đồng khác, hòng tạo ra sự gắn kết chặt chẽ, lâu
bền giữa những người cùng tín ngưỡng. Sự gắn kết này tạo ra sức mạnh to lớn của một
cộng đồng người và nó khác biệt với các cộng đồng người khác do tín ngưỡng, dẫn đến
chia rẽ, mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư, giữa người có đạo và không có đạo. Nguy
hiểm hơn là khi khối cộng đồng người này bị mê hoặc, cuồng tín và hoạt động theo phản
xạ tự nhiên, không tuân thủ chính sách tôn giáo của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực
hiện vô điều kiện theo sự chăn dắt của bọn chủ mưu.

Thứ ba, triệt để tận dụng những bất cập, sơ hở của các cấp chính quyền trong quản lý, tổ
chức thực hiện chính sách tôn giáo để kích động quần chúng gây mất ổn định an ninh
chính trị, trật tự, an toàn xã hội tại các địa phương. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội, vẫn còn những tàn dư của chế độ xã hội cũ. Quá trình thực hiện đường lối đổi mới
đất nước, những thành tựu là cơ bản, song khó tránh khỏi những hạn chế, khiếm khuyết
trong quản lý, điều hành xã hội, nhất là ở cơ sở. Đây là khoảnh đất trống mà các thế lực
thù địch lợi dụng tổ chức lực lượng trực diện chống phá đường lối đổi mới đất nước. Điển
hình là việc xả thải gây ô nhiễm môi trường của Công ty Formosa (Hà Tĩnh), giải tỏa đền
bù đất tại 42 Nhà Chung, Nhà thờ Thái Hà, dựng thánh giá, nhà nguyện trái phép ở giáo
xứ Đồng Chiêm (Hà Nội), Đồng Hới (Quảng Bình), giải tỏa Chùa Liên Trì (Thành phố
Hồ Chí Minh) và gần đây là các vụ việc phức tạp tại giáo phận Vinh, Kon Tum, …

Được sự hậu thuẫn của các thế lực thù địch trong và ngoài nước, một số linh mục, chức
sắc tôn giáo lợi dụng đức tin của các tín đồ đã tuyên truyền, xuyên tạc hết sức phản động
về Đảng, chế độ, chính quyền các cấp; ngang nhiên phát thư ngỏ trên mạng xã hội, kêu
gọi, kích động giáo dân chặn đường giao thông, biểu tình, gây rối, đập phá tài sản và tấn
công lực lượng chức năng. Có người cho rằng, đây chỉ là những hành động, việc làm đơn
giản, bột phát nhất thời, nhưng thực chất phía sau là cả những ý đồ đen tối, kế hoạch hết
sức sâu xa, nham hiểm, được tính toán kỹ lưỡng, nhằm gây tiếng vang, tạo cớ, can thiệp
vào các vấn đề: dân chủ, nhân quyền,…. Do vậy, chúng ta cần hết sức cảnh giác, thận
trọng, tỉnh táo, xử lý mềm dẻo, linh hoạt, uyển chuyển, bảo đảm đúng pháp luật, phù hợp
với đặc điểm, giáo lý, giáo luật tôn giáo và không để mắc mưu kẻ địch.

Nguồn: http://m.tapchiqptd.vn/vi/phong-chong-dbhb-tu-dien-bien-tuchuyen-hoa/vi-sao-
cac-the-luc-thu-dich-loi-dung-ton-giao-chongpha-cach-mang-nuoc-ta-12912.html

You might also like