You are on page 1of 2

Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, tín ngưỡng.

Người dân Việt Nam có truyền


thống sinh hoạt, hoạt động tín ngưỡng từ lâu đời. Các dân tộc trong cộng đồng các
dân tộc Việt Nam đều có những tín ngưỡng riêng gắn liền với đời sống kinh tế và
tâm linh của mình.
Ở Việt Nam hiện có 06 tôn giáo lớn: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo,
Cao Đài, Hoà Hảo. Những tôn giáo này được lưu truyền vào đất nước từ xa xưa và
đã truyền dạy cho người dân những tư tưởng tốt đẹp, lành mạnh trong các mối
quan hệ xã hội như Phật giáo luôn dạy con người hiểu được nhân quả để biết cách
cư xử hành vi đúng mực trong đời sống.
Thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, những năm qua ngành Văn hóa đã quan tâm
xây dựng niềm tin tín ngưỡng lành mạnh trong đời sống Nhân dân; tạo điều kiện
thuận lợi cho các cơ sở tín ngưỡng hoạt động. Các loại hình tín ngưỡng có nguồn
gốc lâu đời, gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của mỗi cộng đồng dân
cư. Với các dân tộc bản địa (Cơ Ho, Chu Ru, Mạ) nổi bật là tín ngưỡng đa thần,
quan niệm vạn vật hữu linh; các dân tộc Việt, Hoa, Tày, Thái, Nùng có tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên, thờ cúng Quốc Tổ Hùng Vương, thờ anh hùng dân tộc, thờ Thành
hoàng người lập làng lập xã, thờ Mẫu, thờ cúng các tổ nghề, thổ công chúa đất…
theo đạo lý truyền thống uống nước nhớ nguồn. 
Nhưng hiện nay đang có một thực trạng, dường như người dân đi lễ, đến nơi thờ tự
mang tính thực dụng nhiều hơn là nhu cầu đi để chiêm nghiệm, tìm kiếm sự thanh
thản, tìm đến nơi thanh tịnh, linh thiêng để cho mình nhận ra giá trị, ý nghĩa của
cuộc sống. Nhiều người đến nơi thờ tự bởi nghe tuyên truyền quảng bá; người đến
để thỏa mãn hiếu kỳ, thỏa chí tò mò; có người đến vì đi theo phong trào, có người
đến cầu tài, cầu danh, thăng quan tiến chức… thậm chí cầu hại người khác. Chính
vì đến các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo với mục đích thực dụng nên dẫn đến có nhiều
biểu hiện lệch lạc, phản cảm, thậm chí mù quáng.
Trước tình hình đó, giải pháp thiết thực nhất chính là tăng cường công tác tuyên
truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; nâng cao nhận thức cho đội ngũ
cán bộ, công chức, giảm thiểu nhận thức lệch lạc, mê tín dị đoan từ trong đội ngũ
công chức và ngoài xã hội.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần có chế độ chính sách thu hút đội ngũ cán bộ làm
công tác tôn giáo; sắp xếp mô hình tổ chức bộ máy làm công tác quản lý nhà nước
về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước
về tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng thời, chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp ngăn
chặn, quản lý chặt chẽ các hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo mới có tính cực đoan,
không để hình thành tổ chức hoạt động trái pháp luật, gây bức xúc trong xã hội.
Tăng cường công tác tiếp xúc, vận động chức sắc, chức việc tôn giáo; hướng dẫn
các tổ chức tôn giáo đăng ký và tổ chức các hoạt động tôn giáo theo quy định của
pháp luật, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc

You might also like