You are on page 1of 4

Chủ đề 1: Dựa trên nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo của chủ

nghĩa Mác - Lênin, bạn có ứng xử như thế nào đối với hoạt động:
Hầu đồng, xem bói, lễ chùa, thờ thần thánh, đốt vàng mã; cúng sao
giải hạn... trong cuộc sống hiện nay.
Khái niệm
Hầu đồng hay còn gọi là hầu bóng, đồng bóng là một nghi thức trong
hoạt động tín ngưỡng dân gian và tôn giáo thờ nữ thần mẹ Đạo Mẫu
dòng Shaman giáo của nhiều dân tộc, trong đó có tín ngưỡng dân gian
Việt Nam. Về bản chất, đây là nghi thức giao tiếp với thần linh thông
qua các tín đồ Shaman.
Thờ cúng là để được Thần giúp cho người yên vật thịnh, và dù đạt
nguyện vọng hay không mục đích là cầu được yên lành, thịnh vượợng,
thoả mãn đời sống tâm linh, việc thờ cúng còn có mục tiêu giải thoát
con người, hướng con người đến lý tưởng Chân, Thiện, Mỹ, bớt nỗi
khổ đau, hạn chế điều ác, tăng thêm điều thiện.
Thờ thần thánh: Người Việt xưa thờ Thần là để nhớ ơn và cũng để tỏ
lòng hoá và trần tục.
Đốt vàng mã là một phong tục cổ truyền của người Việt, nhưng chỉ là
hình thức tượng trưng Sử dụng như những đồ dâng cúng, mang ý
nghĩa tượng trưng chứ không phải đồ thật.
Lễ chùa là truyền thống lâu đời của người Việt thường vào các dịp
Tết nhằm tỏa lòng biết ớn với bề trên
Ứng xử :
- Các hiện tượng như hầu đồng, lễ chùa, thờ thần thánh, đốt vàng
mã,... không bị pháp luật cấm
- Lễ chùa cần phải bảo tồn và phát huy vì nó là nhu cầu tâm linh
của một bộ phận lớn người dân Việt Nam.
- Nhưng ngược lại cũng phải loại bỏ những yếu tố mê tín dị đoan,
lợi dụng hầu đồng để dụ dỗ, lừa đảo, thu lợi bất chính như xem
bói
- Không nên tin tưởng một cách mù quán vào thần thánh hay các
hiện tượng siêu nhiên.
- Phải tìm hiểu rõ hơn về thế nào là thế giới quan , các hoạt động của
các tôn giáo , phương pháp luận khoa học của triết học mác- leenin
để nhìn nhận và hiểu rõ hơn các hiện tượng trên
Chủ đề 2: Bạn hãy làm rõ sự tương đồng và khác biệt của các tôn
giáo ở Việt Nam hiện nay?
Theo thống kê năm 2017 Việt Nam hiện nay có 15 tôn giáo gồm: Phật
giáo, Hồi giáo, Bahai, Công giáo, Tin lành, Mặc môn, Phật giáo Hòa
Hảo, Cao Đài, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tịnh Độ Cư Sĩ Phật Hội, Tứ Ân
Hiếu Nghĩa, Phật Đường Nam Tông Minh Sư Đạo, Minh Lý Đạo Tam
Tông Miếu, đạo Bà la môn Khơ me và Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà
Lơn.Trong đó, 5 tôn giáo lớn nhất là Công giáo, Phật giáo, Hòa Hảo,
Tin Lành, và Cao Đài; các tôn giáo khác chiếm tỷ trọng nhỏ.
* Sự tương đồng của các tôn giáo ở Việt Nam
- Tôn giáo ở Việt Nam thì đa dạng, đan xen, chung sống hòa bình và
gần như không có xung đột, đấu tranh tôn giáo.Ví dụ: Giữa những
người theo tín ngưỡng tôn giáo và những người không theo tín
ngưỡng tôn giáo họ đều tôn trọng nhau. Và những người có tín
ngưỡng tôn giáo thì tôn trọng niềm tin của nhau. Người thì tin vào
Đức Phật, người thì tin vào Chúa và Đức Chúa Trời.
- Các tôn giáo vào Việt Nam nói chung luôn đồng hành cùng dân tộc,
và có nhiều đóng góp quan trọng trong quá trình xây dựng và bảo vệ
đất nước:
- Tín đồ các tôn giáo Việt Nam phần lớn xuất thân từ nhân dân lao
động có tinh thần yêu nước, có tinh thần dân tộc: đa số tín đồ các tôn
giáo đều có tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm, tôn trọng công
lý , gắn bó với dân tộc , đi theo Đảng , theo cách mạng , hăng hái tham
gia xây dựngvà bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Trong các giai đoạn lịch
sử, tín đồ các tôn giáo Cùng với các tầng lớp nhân dân làm nên những
thắng lợi to lớn, vẻ vang của dân tộc và có ước vọng sống tốt đời đẹp
đạo.
- Hàng ngũ chức sắc các tôn giáo có vai trò, vị trí quan trọng trong
giáo hội , có uy tín, ảnh hưởng với tín đồ.
- Các tôn giáo ở Việt Nam đều có quan hệ với các tổ chức, cá nhân tôn
giáo ở nước ngoài: nhìn chung các tôn giáo ở nước ta, không chỉ các
tôn giáo ngoại nhập, mà cả các tôn giáo nội sinh đều có quan hệ với
các tổ chức, cá nhân tôn giáo ở nước ngoài hoặc các tổ chức tôn giáo
quốc tế. Nhà nước Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với gần
200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Đây chính là điều
kiện gián tiếp củng cố và phát sinh mối quan hệ giữa các tôn giáo Việt
Nam với tôn giáo ở các nước trên thế giới .
* Sự khác biệt của các tôn giáo ở Việt Nam:
Ví dụ: so sánh sự khác nhau giữa Phật giáo và các tôn giáo khác
Thần Thánh tôn thờ:
-Phật giáo: Phật giáo không tin có một đấng sáng tạo tối thượng nào,
các thần thánh thì có tồn tại nhưng các vị thần này cũng chỉ là một
chúng sinh trong vũ trụ, sức mạnh và tuổi thọ của họ vẫn có giới hạn
chứ không phải là đấng toàn năng bất tử.
- Các tôn giáo khác: Các tôn giáo đơn nhất thần tin rằng có nhiều thần
thánh với nhiều tính chất khác nhau, nhưng chỉ có một thần là cao hơn
hết như Ấn Độ giáo.
Kinh sách:
- Cung cấp cho các tín đồ cấp dưới xem những lời truyền đạt, lời dạy
hay các đạo lý của đấng tối cao. Khoa học và lý trí cũng cung cấp căn
cứ cho các tín đồ lời giải thích về các khái niệm về vạn vật, cung cấp
căn cứ cho các tín đồ để biết về nguồn cội, tập quán, hình thành tổ
chức xã hội.
Cấu trúc tổ chức
- Những tôn giáo có tổ chức trung ương thành lập một tổ chức có cơ
cấu nhằm để phát triển và giữ gìn sự trong sạch của niềm tin và giúp
đỡ tín đồ sống theo đạo. Những tôn giáo này gồm có Giáo hội Công
giáo Rôma, Hồi giáo lúc ban đầu và Đạo Do Thái theo phái Chasidut.
- Những tôn giáo không có tổ chức trung ương thường phát triển độc
lập với nhau, cho nên các niềm tin và phong tục rất phong phú. Những
tôn giáo này gồm có Ấn Độ giáo, các thần thoại của các nước Hy Lạp
và Ai Cập cổ và các đạo ngẫu tượng mới như Wicca hay Ásatrú.
Những tôn giáo không có tổ chức trung ương nhưng có những giới
luật, kinh sách để chế định hành vi của tín đồ, ví dụ như Phật giáo.
Ngoài ra còn có những Triết lý, những quan niệm về cái chết khác
nhau của mỗi tôn giáo. Do đó có thể kết luận mỗi tôn giáo khác nhau
đều mang những nét đặc trưng riêng biệt để tạo nên những bản sắc văn
hóa riêng, cũng góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng của nền văn
hóa Việt Nam thống nhất

You might also like