You are on page 1of 5

I.

Khái niệm:
Tâm linh là lĩnh vực phức tạp, cần tiếp tục nghiên cứu ở nhiều góc độ. Cho đến
nay, ý kiến về vấn đề này rất khác nhau. Bài viết tìm hiểu các định nghĩa khác nhau
về tâm linh, từ đó đưa ra định nghĩa tâm linh theo nghĩa rộng, nghĩa hẹp và nghĩa
chung với mong muốn có sự nhất quán trong tiếp cận đời sống tâm linh ở nước ta
hiện nay.
Tâm linh là một khái niệm được phát triển, thay đổi theo thời gian và có nhiều
cách hiểu khác nhau. Nó được hiểu một cách truyền thống như là một tiến trình tôn
giáo nhằm tái tạo dạng thức nguyên gốc của con người, hướng tới hình ảnh thần
linh như là một đấng sáng thế, cùng với các văn bản tôn giáo thiêng liêng của các
tôn giáo trên thế giới.
mỗi tôn giáo sẽ có một niềm tin khác nhau và tất cả đều hướng về đạo lý tốt đẹp,
những ai sống theo chủ nghĩa duy tâm mới có thể hiểu một cách sâu sắc, và nếu ai
sống theo chủ nghĩa duy vật thì sẽ không tin vào tâm linh.
II.Biểu hiện:
Tôn giáo tại Việt Nam khá đa dạng như:
Phật giáo, Kitô giáo, tôn giáo nội sinh như đạo Cao Đài, và một số tôn giáo khác
(Ấn Độ giáo và Hồi giáo). Các loại hình tín ngưỡng dân gian cũng có nhiều ảnh
hưởng tại Việt Nam.

Phật giáo:
Kito giáo:

Các hoạt động: Thờ cúng tổ tiên, đọc kinh, cúng ngày rằm, đi chùa, đi nhà thờ, đi
lễ, tảo mộ người thân,…
Ngoài ra tâm linh có thể được cho là các hiện tượng và khả năng phi thường của
con người như ngoại cảm, đầu thai, lên đồng, ma nhập,... mà được xem là giả khoa
học, mê tín dị đoan.
Lên đồng:
xem bói:
III.Ảnh hưởng và tác động của tâm linh đến đời sống con người:
Chúng ta đang sống trong một môi trường mà những điều tâm linh luôn hiện hữu
xung quanh, tâm linh có thể tác động tích cực hay tiêu cực phụ thuộc vào chính
con người.
Tích cực: Khi căng thẳng mệt mỏi với tranh đấu cuộc sống, xu hướng tìm đến chốn
thanh tịnh thường xuất hiện nhiều. Cũng vì vậy mà nhiều người đến với tâm linh
để làm dịu đi cảm xúc tiêu cực và cải thiện vấn đề về sức khỏe cũng như căn bệnh
tâm lý.

Dựa trên nhiều nghiên cứu, tâm linh được cho là một thói quen tinh thần lành
mạnh. Những người tham gia hoạt động tâm linh có xu hướng lạc quan yêu đời. Từ
đó giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh trầm cảm lo âu, huyết áp hay đột quỵ. Sau
một thời gian dài gắn bó, họ sẽ cảm nhận sức khỏe tăng lên và tràn đầy sức sống
cùng năng lượng cho mọi việc.

Đa phần người cao tuổi sau khi tham gia các hoạt động tâm linh để cải thiện cảm
xúc và tuổi thọ thường dài hơn những người ít hoặc không tham gia.

Tiêu cực: Các cá nhân, tổ chức lợi dụng đời sống tâm linh để tuyên truyền những
hoạt động tâm linh mang nặng tính mê muội, lạc hậu đi ngược với sự văn minh,
tính nhân văn, bản chất tốt đẹp của đời sống tín ngưỡng. Một số nơi, mê tín dị đoan
ăn sâu vào đời sống tâm linh, tác động lớn đến đời sống của nhân dân theo hướng
người ta sống như thế nào không quan trọng, chỉ cần cầu khẩn với “lễ cao”, “mâm
đầy”, đặt nhiều tiền bạc thì người ta có thể “cầu gì được nấy”; làm điều ác có thể
hóa giải bằng lễ “dâng sao giải hạn”, không sợ “quả báo”, “thỉnh vong oan gia
trái chủ” chữa bệnh cho người dân… Đáng chú ý một số đối tượng lợi dụng đặc
điểm, văn hóa tâm linh của nhân dân trên địa bàn để thực hiện các hoạt động mang
đậm màu sắc mê tín, dị đoan nhằm trục lợi, gây mất an ninh trật tư, như: Bói toán,
đồng bóng, gọi hồn, cúng ma, gọi vong, phán số kiếp, thỉnh oan gia trái chủ…
Không ít người tin rằng có thánh thần, ma quỷ và các lực lượng siêu nhiên có khả
năng sắp đặt, điều chỉnh đời sống con người nên họ không không lo rèn luyện phấn
đấu, tính toán làm ăn mà chỉ lo mời thầy cúng; nhiều người bệnh không tới bệnh
viện điều trị mà chỉ lo mời thầy mo, thầy cúng. Không ít phong tục tập quán, sinh
hoạt văn hóa, lễ hội tốt đẹp của cộng đồng bị lạm dụng, xuyên tạc, đan cài thêm
những yếu tố mê tín, dị đoan, nhưng trò nhảm nhí, phản cảm, không phù hợp với
thuần phong, mỹ tục của dân tộc; nhiều lễ hội, hình thức tín ngưỡng, tôn giáo chân
chính bị biến tướng không còn ý nghĩa như xưa, trở thành nơi buôn thần, bán
thánh; cũng do mê tín dị đoan mà trong xã hội xuất hiện nhiều tà đạo, những hiện
tượng tôn giáo lạ hoạt động trái pháp luật.

https://www.youtube.com/watch?v=4jR6Zwi539s&pp=ygUTeGVtIGLDs2kgYuG7iyBi4bqvdA
%3D%3D

You might also like