You are on page 1of 11

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1. VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ


NGHĨA XÃ HỘI

1.1 Khái niệm, đặc trưng cơ bản của tôn giáo

1.1.1 Khái niệm của tôn giáo

“Tôn giáo” bắt nguồn từ thuật ngữ “religion” (Tiếng Anh) và“religion” lại xuất phát từ
thuật ngữ “legere” (Tiếng Latinh) có nghĩa là thu lượm thêm sức mạnh siêu nhiên. Vào
đầu công nguyên, sau khi đạo Kitô xuất hiện, đế chế Roma yêu cầu phải có một tôn giáo
chung và muốn xóa bỏ các tôn giáo trước đó cho nên lúc này khái niệm “religion” chỉ
mới là riêng của đạo Kitô. Bởi lẽ, đương thời những đạo khác Kitô đều bị coi là tà đạo.
Đến thế kỷ XVI, với sự ra đời của đạo Tin Lành - tách ra từ Công giáo – trên diễn đàn
khoa học và thần học châu Âu, “religion” mới trở thành một thuật ngữ chỉ hai tôn giáo
thờ cùng một chúa. Với sự bành trướng của chủ nghĩa tư bản ra khỏi phạm vi Châu Âu,
với sự tiếp xúc với các tôn giáo thuộc các nền văn minh khác Kitô giáo, biểu hiện rất đa
dạng, thuật ngữ “religion” được dùng nhằm chỉ các hình thức tôn giáo khác nhau trên thế
giới. Thuật ngữ “religion” được dịch thành “Tông giáo” đầu tiên xuất hiện ở Nhật Bản
vào đầu thế kỷ XVIII vào sau đó du nhập vào Trung Hoa. Tuy nhiên, ở Trung Hoa, vào
thế kỷ XIII, thuật ngữ Tông giáo lại bao hàm một ý nghĩa hoàn toàn khác: nó nhằm chỉ
đạo Phật (Giáo: đó là lời thuyết giảng của Đức Phật, Tông: lời của các đệ tử Đức Phật).
Thuật ngữ Tông giáo được du nhập vào Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX và được đăng trên
các báo, nhưng do kỵ húy của vua Thiệu Trị nên được gọi là “Tôn giáo”. Như vậy, thuật
ngữ tôn giáo ban đầu được sử dụng ở Châu Âu nhằm chỉ một tôn giáo sau đó thuật ngữ
này lại làm nhiệm vụ chỉ những tôn giáo. Cũng như nhiều khái niệm khác, việc “định
nghĩa” về tôn giáo rất phức tạp, trong khu vực của văn minh Trung Hoa trước khi tiếp
xúc với người phương Tây, tôn giáo thường đồng nghĩa với đạo, hoặc tông giáo. Bản
thân tôn giáo có một quá trình biến đổi nội dung và khi khái niệm này trở thành phổ quát
trên toàn thế giới thì lại vấp phải những khái niệm truyền thống không tương ứng của
những cư dân thuộc các nền văn minh khác, vì vậy trên thực tế đã xuất hiện rất nhiều
quan niệm, định nghĩa khác nhau về tôn giáo của nhiều dân tộc và nhiều tác giả trên thế
giới. Các nhà thần học cho rằng “Tôn giáo là mối liên hệ giữa thần thánh và con người”.
Một số nhà tâm lý học lại cho rằng: “Tôn giáo là sự sáng tạo của mỗi cá nhân trong nỗi
cô đơn của mình, tôn giáo là sự cô đơn, nếu anh chưa từng cô đơn thì anh chưa bao giờ
có tôn giáo”. Với các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác, tôn giáo là sự phản ánh một cách
biến dạng, sai lệch, hư ảo về giới tự nhiên và con người, về các quan hệ xã hội. Hay nói
cách khác, tôn giáo là sự nhân cách hoá giới tự nhiên, là sự “đánh mất bản chất người”.
Chính con người đã khoác cho thần thánh những sức mạnh siêu nhiên khác với bản chất
của mình để rồi từ đó con người có chỗ dựa, được chở che, an ủi - dù đó chỉ là chỗ dựa
“hư ảo”. Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng, tôn giáo còn là một hình thái ý thức xã hội phản
ánh hư ảo hiện thực khách quan. Thông qua sự phản ánh đó, các lực lượng tự nhiên và xã
hội trở thành siêu nhiên, thần bí. Ph. Ăngghen cho rằng: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua
chỉ là sự phản ánh hư ảo – vào trong đầu óc của con người – của những lực lượng ở bên
ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ: chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng
trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”.
Ở một cách tiếp cận khác, tôn giáo là một thực thể xã hội – các tôn giáo cụ thể (ví dụ:
Công giáo, Tin Lành, Phật giáo...), với các tiêu chí cơ bản sau: có niềm tin sâu sắc vào
đấng siêu nhiên, đấng tối cao, thần linh để tôn thờ (niềm tin tôn giáo); có hệ thống giáo
thuyết (giáo lý, giáo luật, lễ nghi) phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan, đạo đức, lễ
nghi của otn6 giáo; có hệ thống cơ sở thờ tự; có tổ chức nhân sự, quản lý điều hành việc
đạo (người hoạt động tôn giáo huyên nghiệp hay không chuyên nghiệp); có hệ thống tín
đồ đông đảo, những người tự nguyện tin theo một tôn giáo nào đó và được tôn giáo đó
thừa nhận

1.1.2 Đặc điểm cơ bản của tôn giáo

Tôn giáo là một sản phẩm của lịch sử. Trong các tác phẩm của mình C. Mác đã khẳng
định: “Con người sáng tạo ra tôn giáo chứ tôn giáo không sáng tạo ra con người”. Tôn
giáo là một thực thể khách quan của loài người nhưng lại là một thực thể có nhiều quan
niệm phức tạp về cả nội dung cũng như hình thức biểu hiện. Về mặt nội dung, nội dung
cơ bản của tôn giáo là niềm tin (hay tín ngưỡng) tác động lên các cá nhân, các cộng đồng.
Mặc dù không có sự phân biệt tuyệt đối giữa tôn giáo và tín ngưỡng, càng không cho
rằng tôn giáo cao hơn tín ngưỡng, nhưng về mặt xã hội học thì vẫn phải thừa nhận có một
khái niệm tín ngưỡng hoặc tôn giáo dân gian khác với các tôn giáo hoàn chỉnh theo kiểu
bản thể luận và phản ánh luận của Mác. Tôn giáo thường đưa ra các giá trị có tính tuyệt
đối làm mục đích cho con người vươn tới cuộc sống tốt đẹp và nội dung ấy được thể hiện
bằng những nghi thức, những sự kiêng kỵ…
Với luận điểm “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”, C. Mác không chỉ muốn khẳng
định tính chất “ru ngủ” hay độc hại của tôn giáo, mà còn nhấn mạnh đến sự tồn tại tất yếu
của tôn giáo với tư cách một thứ thuốc giảm đau được dùng để xoa dịu những nỗi đau
trần thế. Thực vậy, người ta dùng thuốc giảm đau khi người ta bị đau đớn và chừng nào
còn đau đớn, thì chừng đó còn có nhu cầu dùng nó. Đó chính là lý do để lý giải tại sao
người ta hướng tới, hy vọng và coi tôn giáo như chiếc “phao cứu sinh” cho cuộc sống của
mình, cho dù đó chỉ là những hạnh phúc ảo tưởng, chỉ là “sự đền bù hư ảo”.
Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, tôn giáo mặc dù là sự phản ánh hoang
đường, hư ảo hiện thực, là một hiện tượng tiêu cực trong xã hội nhưng nó không phải
không có những yếu tố tích cực. Tôn giáo chỉ là những “bông hoa giả” tô điểm cho một
cuộc sống hiện thực đầy xiềng xích. Nhưng nếu không có những “bông hoa giả” ấy thì
cuộc sống của con người chỉ còn lại “xiềng xích” mà thôi. Và nếu không có thứ “thuốc
giảm đau” ấy thì con người sẽ phải vật vã đau đớn trong cuộc sống hiện thực với đầy rẫy
những áp bức, bất công và bạo lực.
Như vậy: Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng
liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách hư ảo, nhằm lý
giải những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia. Niềm tin đó được biểu hiện
rất đa dạng, tuỳ thuộc vào những thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý - văn hóa khác nhau,
phụ thuộc vào nội dung từng tôn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi
tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng xã hội tôn giáo khác nhau.
1.2. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề tôn giáo

1.2.1 Bản chất, nguồn gốc và tính chất của tôn giáo

Chỉ rõ bản chất của tôn giáo, chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định: Tôn giáo là mộ hiệ
tượng xã hội – văn hóa do con người sáng tạo ra. Con người sáng tạo ra tôn giáo vì mục
đích, lợi ích của họ, phản ánh những ước mơ, nguyện vọng, suy nghĩ của họ. Nhưng,
sáng tạo ra tôn giáo, con người lại bị lệ thuộc vào tôn giáo, tuyệt đối hóa và phục tugn2
tôn giáo vô điiều kiện. Chủ nghĩa Mác – Lênin cũng cho rằng, sản xuất vật chất và các
quan hệ kinh tế, xét đến cùng là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của các hình
thái ý thức xã hội, trong đó có tôn giáo. Do đó, mọi quan niệm về tôn giáo, các tổ chức,
thiết chế tôn giáo đều được sinh ra từ những hoạt động sản xuất, từ những điều iện sống
nhất định trong xã hội và htya đổi theo những thay đổi của cơ sở kinh tế. Về phương diện
thế giới quan, các tôn giáo mang thế giới quan duy tâm, có sự khác biệt với thế giới quan
duy vật biện chứng, khoa học của chủ nghĩa Mác -Lênin. Mặc dù có sự khác biệt về thế
giới quan, nhưng những người cộng sản với lập trường mácxit không bao giờ có thái độ
xem thường và trấn áp những nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; ngược lại, luôn
tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của nhân dân. Trong
những điều kiện cụ thể của xã hội, những người cộng sản và những người có tín ngưỡng
tôn giáo có thể cùng nhau xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn ở thế giới hiện thực. Xã hội
ấy chính là xã hội mà quần chúng tín đồ cũng từng mơ ước và phản ánh nó qua một số
tôn giáo.

Thứ hai, nguồn gốc của tôn giáo.

Nguồn gốc tự nhiên, kinh tế - xã hội: Trong xã hội công xã nguyên thủy, do lực lượng
sản xuất chưa phát triển, trước thiên nhiên hùng vĩ tác động và chi phối khiến cho con
người cảm thấy yếu đuối và bất lực, không giải thích được, nên com người đã gán cho tự
nhiên những sức mạnh, quyền lực thần bí.

Khi xã hội xuất hiện các giai cấp đối kháng, có áp bức bất công, do không giải thích được
nguồn gốc của sự phân hóa giai cấp và áp bức bốc lột bất công, tội ác, v.v., cộng với lo sợ
trước sự thống trị của các lực lượng xã hội, con người trông chờ vào sự giải phóng của
một lực lượng siêu nhiên ngoài trần thế.

Nguồn gốc nhận thức: Ở một giai đoạn lịch sử nhất định, sự nhận thức của con người về
tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình là có giới hạn. Khi mà khoảng cách giữa “biết”
và “chưa biết” vẫn tồn tại, khi những điều mà khoa học chưa giải thích được, thì điều đó
thường được giải thích thông qua lăng kính tôn giáo. Ngay cả những vấn đề đã được khoa
học chứng minh, nhưng do trình độ dân trí thấp chưa thể nhận thức đầy đủ, thì đây vẫn là
điều kiện, là mảnh đất cho tôn giáo ra đời, tồn tại và phát triển. Thực chất nguồn gốc
nhận thức của tôn giáo chính là sự tuyệt đối hóa, sự cường điệu mặt chủ thể của nhận
thức con người, biến cái nội dung khách quan thành cái siêu nhiên thần thánh.

Nguồn gốc tâm lý: Sự sợ hãi trước những hiện tượng tự nhiên, xã hội, hay trong những
lúc ốm đau, bệnh tật; ngay cả những may, rủi bất ngờ xảy ra, hoặc tâm lý muốn được
bình yên khi làm một việc lớn (ví dụ: ma chay, cưới xin, làm nhà, khởi đầu sự nghiệp
kinh doanh...), con người cũng dễ tìm đến với tôn giáo. Thậm chí cả những tình cảm tích
cực như tình yêu, lòng biết ơn, lòng kính trọng đối với những người có công với nước,
với dân cũng dễ dẫn con người đến với tôn giáo (ví dụ: thờ các anh hùng dân tộc, thờ các
thành hoàng làng...).

Thứ ba, tính chất của tôn giáo.

Tính lịch sử của tôn giáo: Tôn giáo là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử, nghĩa là có
sự hình thành, tồn tại và phát triển và có khả năng biến đổi trong những giai đoạn lịch sử
nhất định để thích nghi với nhiều chế độ chính trị - xã hội. Khi các điều kiện kinh tế - xã
hội, lịch sử thay đổi, tôn giáo cũng có sự thay đổi theo. Trong quá trình vận động của các
tôn giáo, chính các điều kiện kinh tế - xã hội, lịch sử cụ thể đã làm cho các tôn giáo bị
phân liệt, chia tách thành nhiều tôn giáo, hệ phái khác nhau.

Tôn giáo không thể tồn tại nếu chỉ đáp ứng một cách hư ảo khát vọng của com người.
Chừng nào

Theo quan diểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, đến một giai đoạn lịch sử nào đó, khi khoa
học và giáo dục giúp cho đại đa số quần chúng nhân dân nhận thức được bản chất các
hiện tượng tự nhiên và xã hội thì tôn giáo sẽ dần dần mất đi vị trí của nó trong đời sống
xã hội và cả trong nhận thức, niềm tin của mỗi người.

Tính quần chúng của tôn giáo: Tôn giáo là một hiện tượng xã hội phổ biền ở tất cả các
dân tộc, quốc gia, châu lục. Tính quần chúng của tôn giáo không chỉ biểu hiện ở số lượng
tín đồ rất đông đảo (gần ¾ dân số thế giới); mà còn thể hiện ở chỗ, các tôn giáo là nơi
sinh họa văn hóa, tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân. Dù tôn giáo hướng
con người vào niềm tin hạnh phúc hư ảo của thế giới bên kia, song nó luôn luôn phản ánh
khát vọng của những người lao động về một xã hội tự do-bình đẳng-bác ái. Mặt khác,
nhiều tôn giáo có tính nhân văn, nhân đạo và hướng thiện, vì vậy, được nhiều người ở các
tầng lớp khác nhau trong xã hội, đặc biệt là quần chúng lao động tin theo.

Tính chính trị của tôn giáo: Khi xã hội chưa có giai cấp, tôn giáo chỉ phản ánh nhận thức
hồn nhiên, ngây thơ của con người về bản thân và thế giới xung quanh mình, tôn giáo
chưa mang tính chính trị. Tính chất chính trị của tôn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân
chia giai cấp, có sự khác biệt, sự đối kháng về lợi ích giai cấp. Trước hết, do tôn giáo là
sản phẩm của những điều kiện kinh tế - xã hội, phản ánh lợi ích, nguyện vọng của các
giai cấp khác nhau trong cuộc đấu tranh giai cấp lao động và tiến bộ xã hội, tôn giáo
mang tính chính trị tiêu cực, phản tiến bộ.

Vì vậy, cần nhận rõ rằng, đa số quần chúng tín đồ đến với tôn giáo nhằm thỏa mãn nhu
cầu tinh thần; song, trên thực tế, tôn giáo đã và đang bị các thế lực chính trị - xã hội lợi
dụng thực hiện mục đích ngoài tôn giáo của họ.
Tôn giáo không thể tồn tại nếu chỉ đáp ứng một cách hư ảo khát vọng của com người.
Chừng nào con người và là con người có niềm tin tôn giáo còn sống trong cõi thế, hị vẫn
mong umốn được sống trong một xã hội công bằng, nhân ái thông qua những hành động
chủ động được thôi thúc bởi lý trì và tình cảm tự nhiên của những cá thể trong một cộng
đồng. Tôn giáo đã tìm thấy ở đó những chất liệu thật nhất, gần gũi nhất, để tạo nên hệ
thống luân lý, đạo đức của mình. Điều dễ nhận thấy nhất là giữa những hệ thống đạo đức
của những tôn giáo rất khác nhau về niềm tin, rất xa nhau về địa lý, vẫn có một mẫu số
chung, đó là nội dung khuyến thiện của các hệ thống đạo đức đó. Không thể phủ nhận
mặt tác dụng tích cực này cũa tôn giáo, khi mà hành động hướng thiện tự nhiên của con
người được tôn giáo hóa, sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, nhiệt thành hơn. Sẽ là phạm sai lầm,
nếu phủ định hoặc xem nhẹ mặt tích cực này của tôn giáo trong việc xây dựng một xã hội
tương xứng với một xã hội văn minh phát triển. Niềm tin tôn giáo, cảm xúc tôn giáo, đạo
đức tôn giáo, một khi được hình thành và nâng cao, có thể trở thành một động lực cực
mạnh, thúc đẩy com người biểu lộ lòng nhiệt thành của mình bằng hành động cụ thể,
được thể hiện trong các công trình kiến trúc, hội họa, âm nhạc, thơ văn, nghệ thuật... trác
tuyệt, những di sản văn hóa tôn giáo không thua kém gì những công trình văn hóa xuất
phát từ nhu cầu phục vụ đời thường.

1.2.2 Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội

Trên lập trường duy vật lịch sử, chủ nghĩa Mác - Lênin đã kịch liệt phản đối những hành
vi cực đoan, tấn công trực diện vào tôn giáo một cách thô bạo. Bản thân tôn giáo không
có tội và vì vậy, không nên phê phán tôn giáo mà cần phê phán cái hiện thực đã làm nảy
sinh tôn giáo. Việc phê phán tôn giáo không thể được tiến hành trực diện mà cần “làm
cho con người thoát khỏi ảo tưởng, để con người tư duy, hành động, xây dựng tính hiện
thực của mình với tư cách một con người vừa thoát khỏi ảo tưởng và đạt đến tuổi có lý
trí; để con người vận động xung quanh bản thân mình, nghĩa là vận động xung quanh cái
mặt trời thật sự của mình. Tôn giáo chỉ là cái mặt trời ảo tưởng, nó vận động xung quanh
con người chừng nào con người còn chưa bắt đầu vận động xung quanh bản thân mình”.
Như vậy, theo quan điểm của C.Mác, tôn giáo chỉ thật sự mất đi khi con người ta tự nhận
thức được về bản thân mình, từ bỏ những ảo tưởng thần thánh để quay trở về với cuộc
sống hiện thực.

Phê phán các nhà duy vật vô thần trước đó, chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định, thật sai
lầm nếu cho rằng sẽ đánh tan được những thiên kiến tôn giáo chỉ bằng tuyên truyền, giáo
dục hay mệnh lệnh hành chính. Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội nên về nguyên
tắc, nó chỉ thay đổi khi bản thân tồn tại xã hội được thay đổi, nó chỉ được giải quyết khi
bản thân hiện thực nảy sinh tôn giáo được cải tạo. Cũng trong “Phê phán triết học pháp
quyền của Hêghen”, C.Mác đã nêu rõ nguyên tắc này: “Xoá bỏ tôn giáo, coi là hạnh phúc
ảo tưởng của nhân dân, là yêu cầu thực hiện hạnh phúc thực sự của nhân dân. Đòi hỏi
nhân dân từ bỏ những ảo tưởng về tình cảnh của mình nghĩa là đòi hỏi nhân dân từ bỏ
một tình cảnh đang cần có ảo tưởng. Do đó, việc phê phán tôn giáo là hình thức manh
nha của sự phê phán cái biển khổ ấy, cái biển khổ mà tôn giáo là vòng hào quang thần
thánh”. Do đó, theo ông, “nhiệm vụ của lịch sử, sau khi thế giới bên kia của chân lý đã
mất đi, là xác lập chân lý của thế giới bên này… Như vậy, phê phán thượng giới biến
thành phê phán cõi trần, phê phán tôn giáo biến thành phê phán pháp quyền, phê phán
thần học biến thành phê phán chính trị”.

Vì vậy, muốn khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo, trước hết cần phải tạo
lập được một thế giới hiện thực không có áp bức, bất công, nghèo đói, thất học…, một
thế giới hiện thực không còn cần đến “sự đền bù hư ảo” của tôn giáo mà người ta có thể
tìm thấy những hạnh phúc thật sự ngay trong cuộc sống, một xã hội cộng sản chủ nghĩa
văn minh. Đó là một quá trình cách mạng lâu dài, gian khổ gắn liền với cải tạo xã hội cũ,
xây dựng xã hội mới.

Xuất phát từ nhận thức tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân và đó là
nhu cầu hoàn toàn chính đáng, Nhà nước xã hội chủ nghĩa cần phải tôn trọng và bảo đảm
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, không được chống tôn giáo mà chỉ chống những hành
vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá cách mạng, đi ngược lại lợi ích quốc gia,
dân tộc. Tuyệt đối không được nóng vội, chủ quan trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo.
Về vấn đề này, V.I.Lênin đã nhấn mạnh: “Những lời tuyên chiến ầm ĩ với chủ nghĩa duy
tâm, những mệnh lệnh ngăn cấm tín ngưỡng, tôn giáo là những hành vi dại dột, vô chính
phủ, làm cho kẻ thù lợi dụng để kích động tình cảm tôn giáo của tín đồ, làm cho họ ngày
càng gắn bó với tôn giáo, xa lánh thậm chí đi đến chống lại công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Đương nhiên, như vậy không có nghĩa là coi nhẹ việc giáo dục chủ nghĩa vô
thần khoa học, thế giới quan duy vật cho toàn dân, trong đó có những tín đồ tôn giáo,
việc làm đó góp phần nâng cao trình độ kiến thức cho toàn dân”.

Tôn giáo không chỉ là một hình thái ý thức xã hội, mà còn là một thiết chế xã hội, nó biến
đổi cùng với sự biến đổi của lịch sử. ở từng thời kỳ lịch sử, vai trò của tôn giáo đối với
đời sống xã hội không giống nhau. Quan điểm, thái độ của các giáo hội, giáo sĩ, giáo dân
về các lĩnh vực của đời sống xã hội luôn có sự khác biệt. Do đó, cần căn cứ vào từng
trường hợp cụ thể, trong những điều kiện cụ thể mà Nhà nước xã hội chủ nghĩa xác định
thái độ, cách ứng xử phù hợp.

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tôn giáo vẫn còn tồn tại, tuy đã có sự biến đổi
trên nhiều mặt, vì vậy, khí giải quyết vấn đề tôn giáo cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân.

Tín ngưỡng, tôn giáo là niềm tin sâu sắc của quần chúng vào đấng tối cao, đấng thiêng
liêng nào đó mà họ tôn thờ, thuộc lĩnh vực ý thức tư tưởng. Đo đó, tự do tín ngưỡng và tư
do không tín ngưỡng thuộc quyền tự do tư tưởng của nhân dân. Việc theo đạo, đổi đạo,
hay không theo đạo là thuộc quyền tự do lựa chọn của mỗi người dân, không một cá
nhân, tổ chức nào, kể cả các chức sắc tôn giáo, tổ chức giáo hội… được quyền can thiệp
vào sự lựa chọn này. Mọi hành vi cấm đoán, ngăn cản tự do theo đạo, đổi đạo, bỏ đạo hay
đe dọa, bắt buộc người dân phải theo đạo đều xâm phạm đến quyền tư do tư tưởng của
họ.

Tôn trọng tự do tín ngưỡng cũng chính là tôn trọng quyền con người, thể hiện bản chất
ưu việt của chế độ xã hội chũ nghĩa. Nhà nước xã hội chủ nghĩa không an thiệp và không
cho bất cứ ai can thiệp, xâm phạm đến quyền tự do tín ngưỡng, quyền lựa chọn theo hay
không theo tôn giáo của nhân dân. Các tôn giáo và hoạt động tôn giáo bình thường, các
cơ sở thờ tự, các phương tiện phục vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng của người dân
được nhà nước xã hội chủ nghĩa tôn trọng và bảo hộ.

- Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cự của tôn giáo phải gắn liền với quá trình
cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.

Nguyên tắc này khẳng định, chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ hướng vào giải quyết những ảnh
hưởng tiêu cực của tôn giáo đối với quần chúng nhân dân mà không chủ trương can thiệp
vào công việc nội bộ của các tôn giáo. Chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ ra rằng, muốn thay đổi
ý thức xã hội, trước hết cần phải thay đổi bản thân tồn tại xã hội; muốn xóa bỏ ảo tưởng
nảy sinh trong tư tưởng con người, phải xóa bỏ nguồn gốc sinh ra ảo tưởng ấy. Điều cần
thiết trước hết l2 phải xác lập được một thế giới hiện thực không có áp bức, bất công,
nghèo đói và thất học… cũng như những tệ nạn nảy sinh trong xã hội. Đó là một quá
trình lâu dài, và không thể thực hiện được nếu tách rời việc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã
hội mới.

- Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng của tôn giáo trong quá trình giải quyết vấn
đề tôn giáo.

Trong xã hội công xã nguyên thủy, tín ngưỡng, tôn giáo chỉ biểu hiện thuần túy về tư
tưởng. Nhưng khi xã hội đã xuất hiện giai cấp thì dấu ấn giai cấp – chính trị ít nhiều đều
in rõ trong các tôn giáo. Từ đó, hai mặt chính trị và tư tưởng thường thể hiện và có mối
quan hệ với nhau trong vấn đề tôn giáo và bản than mỗi tôn giáo.
Mặt chính trị phản ánh mối quan hệ giữa tiến bộ với phản tiến bộ, phản ánh mâu thuẫn
đối kháng về lợi ích kinh tế, chính trị giữa các giai cấp, mâu thuẫn giữa những thế lưc6
lợi dụng tôn giáo chống lại sự nghiệp cách mạng với lợi ích của nhân dân lao động. Mặt
tư tưởng biểu hiện sự khác nhau về niềm tin, mức độ tin giữa những người có tín ngưỡng,
tôn giáo và những người không theo tôn giáo, cũng như những người có tín ngưỡng, tôn
giáo khác nhau, phản ành mâu thuẫn mang tính đối kháng.
Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng trong giải quyết vấn đề tôn giáo thực chất là phân
biệt tính chất khác nhau của hai loại mâu thuẫn luôn tồn tại trong bản than tôn giáo và
trong vấn đề tôn giáo. Sự phân biệt này trong thực tế không đơn giản, bởi lẽ, trong đời
sống xã hội, hiện tượng nhiều khi phản ánh sai lệch bản chất, mà vấn đề chính trị và tư
tưởng trong tôn giáo thường đan xen vào nhau. Mặt khác, trong xã hội có đối kháng giai
cấp, tôn giáo thường bị yếu tố chính trị chi phối rất sâu sắc nên khó nhận biết vấn đề
chính trị hay tư tưởng thuần túy trong tôn giáo. Việc phân biệt hai mặt này là cần thiết
nhằm tránh khuynh hướng cực đoan trong quá trình quản lý, ứng xử những vấn đề liên
quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.

- Quan điểm lịch sử cụ thể trong giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo

Tôn giáo không phải là một hiện tượng xã hội bất thường, ngược lại nó luôn luôn vận
động và biến đổi không ngừng tùy thuộc vào những điều kiện kinh tế - xã hội – lịch sử cụ
thể. Mỗi tôn giáo đều có lịch sử hình thành, có quá trình tồn tại và phát triển nhất định. Ở
những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò, tác động của từng tôn giáo đối với đời sống xã
hội không giống nhau. Quan điểm, thái độ của các giáo hội, giáo sĩ, giáo dân về những
lĩnh vực của đời sống xã hội luôn có sự khác biệt. Vì vậy, cần phải có quan điểm lịch sử
cụ thể khi xem xét, đánh giá và ứng xử đối với những vấn đề có liên quan đến tôn giáo và
đối với từng tôn giáo cụ thể.

You might also like