You are on page 1of 11

THUYẾT TRÌNH XÃ HỘI HỌC LỐI SỐNG

ĐỊNH NGHĨA VỀ TÔN GIÁO


Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng,
được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách hư ảo, nhằm lý
giải những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia. Niềm tin đó được biểu
hiện rất đa dạng, tuỳ thuộc vào những thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý - văn hóa
khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng tôn giáo, được vận hành bằng những nghi
lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng xã hội tôn giáo khác
nhau.
CHỨC NĂNG CỦA TÔN GIÁO
1. Chức năng đền bù hư ảo
Luận điểm nổi tiếng của C. Mác: “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” đã làm
nổi bật chức năng đền bù hư ảo của tôn giáo. Giống như thuốc phiện, tôn giáo đã
tạo ra cái vẻ bề ngoài của “sự giảm nhẹ” tạm thời những nỗi đau khổ của con
người, an ủi cho những sự mất mát, thiếu hụt của con người trong cuộc sống. Chức
năng đền bù hư ảo không chỉ là chức năng chủ yếu, đặc thù mà còn là chức năng
phổ biến của tôn giáo. Ở đâu có tôn giáo ở đó có chức năng đền bù hư ảo. Tôn giáo
là một hiện tượng xã hội phức tạp, nó không chỉ thực hiện một chức năng mà gồm
một hệ thống chức năng xã hội. Mặc dù là chức năng chủ yếu nhưng chức năng
đền bù hư ảo không thể tách rời các chức năng khác của tôn giáo.
2. Chức năng thế giới quan
Khi phản ánh một cách hư ảo hiện thực, tôn giáo có tham vọng tạo ra một bức
tranh của mình về thế giới nhằm thoả mãn nhu cầu nhận thức của con người dưới
một hình thức phi hiện thực. Bức tranh tôn giáo ấy bao gồm hai bộ phận: thế giới
thần thánh và thế giới trần tục và trên cơ sở đó mà tôn giáo giải thích các vấn đề
của tự nhiên cũng như xã hội. Sự lý giải của tôn giáo về thế giới nhằm hướng con
người tới cái siêu nhiên , thần thánh, do đó nó đã xem nhẹ đời sống hiện thực.
Quan niệm này có thể tác động tiêu cực đến ý thức giáo dân, đến thái độ của họ đối
với xung quanh. Chức năng điều chỉnh Tôn giáo đã tạo ra một hệ thống các chuẩn
mực, những giá trị nhằm điều chỉnh hành của những con người có đạo. Những
hành vi được điều chỉnh ở đây không chỉ là những hành vi trong thờ cúng mà ngay
cả trong cuộc sống hàng ngày trong gia đình cũng như ngoài xã hội của giáo dân.
Vì vậy, hệ thống chuẩn mực, giá trị trong lý thuyết đạo đức và xã hội mà tôn giáo
tạo ra đã ảnh hưởng quan trọng đến mọi hoạt động của con người. Tất nhiên ở đây
chúng ta cần phải chú ý rằng những chuẩn mực, giá trị tôn giáo đã bị tước bỏ khá
nhiều những đặc trưng khách quan và phụ thuộc vào những giá trị siêu nhiên, hư
ảo.
3. Chức năng giao tiếp
Chức năng giao tiếp của tôn giáo thể hiện khả năng liên hệ giữa những người có
chung một tín ngưỡng. Sự liên hệ (giao tiếp) được thực hiện chủ yếu trong hoạt
động thờ cúng. Ngoài mối liên hệ giao tiếp trong quá trình thờ cúng, giữa các giáo
dân còn có sự giao tiếp ngoài tôn giáo như liên hệ kinh tế, liên hệ cuộc sống hàng
ngày, liên hệ trong gia đình... Những mối liên hệ ngoài tôn giáo có thể lại củng cố,
tăng cường các mối liên hệ tôn giáo của họ.
4. Chức năng liên kết
Trong các xã hội trước đây, tôn giáo với tư cách là bộ phận tất yếu trong cấu trúc
thượng tầng đã đóng vai trò quan trọng của nhân tố liên kết xã hội, nghĩa là nhân tố
làm ổn định những trật tự xã hội đang tồn tại, dựa trên những hệ thống giá trị và
chuẩn mực chung của xã hội. Tuy nhiên không nên quan niệm một cách sai lầm
rằng tôn giáo bao giờ cũng là nhân tố liên kết xã hội chủ yếu, bảo đảm sự thống
nhất của xã hội. Sự thống nhất của xã hội trước hết được bảo đảm bởi hệ thống sản
xuất vật chất xã hội chú không phải bằng cộng đồng tín ngưỡng. Hơn nữa trong
những điều kiện xã hội nhất định, tôn giáo có thể biểu hiện như là ngọn cờ tư
tưởng của sự chống đối lại xã hội, chống lại chế độ phản tiến bộ đương thời.
Trên đây là hệ thống chức năng của tôn giáo, trong đó mỗi chức năng lại hàm chứa
các chức năng khác.
NIỀM TIN TÔN GIÁO ( HAY TÍNH NGƯỠNG)?.
- Niềm tin tôn giáo là một dạng nhận thức đặc biệt, dựa trên trực giác, tạo cho con
người một niềm tin có tính thiêng liêng, giúp người ta có thể nhận thức được
những sự vật mà người thường không thấy được, cho ta một sức mạnh đặc biệt
mang tính “thăng hoa” để tác động đến cuộc sống trần tục.
- Niềm tin tôn giáo là một niềm tin có thật và chắc chắn, là niềm tin mang tính chủ
quan, không cần lý giải một cách khoa học. Đó là điều kiện để con người đến với
tôn giáo. Không có niềm tin này con người không thể đến được với đạo. Để có
được niềm tin đó, người theo đạo cần phải có một sự hiểu biết nhất định về giáo lý,
tuân thủ những hành vi, phép tắc tôn giáo... theo cách của mình.
- Niềm tin tôn giáo có tính thiêng còn thể hiện ở những vật thể, những lời thề,
những sự kiêng cữ nào đó... thậm chí còn gắn với những con người cụ thể. Ví dụ:
người ta thường nói “Thần cây đa, Ma cây gạo...”, một số người được coi là thánh
nhân và trở thành đối tượng được thờ cúng: Trần Hưng Đạo được coi là Đức
Thánh Trần...
CÁC HÀNH VI TÔN GIÁO (NGHI LỄ)
1. Sự thờ cúng
- Bất kỳ tôn giáo nào muốn tồn tại phải có những hành vi thờ cúng và hành vi này
liên quan đến niềm tin, giáo lý và được thực hiện bởi các chức sắc, những người
làm nghi lễ tôn giáo chuyên nghiệp hoặc tự thực hiện dưới sự chỉ dẫn của một
nguyên lý và nội dung nhất định.
- Hành vi thờ cúng có thể được thực hiện bằng tự cá nhân hoặc dưới hình thức
cộng đồng. Những hành vi tôn giáo đó thường được gọi là nghi lễ hay lễ thức.
Nghi lễ là mối quan hệ của các thực thể ở thế giới bên kia với cuộc sống trần gian
của của cộng đồng và cá nhân, nó làm cho nội dung giáo lý tôn giáo trở nên sống
động, phổ quát qua thực hành hành vi tôn giáo
- Cần phân biệt rõ ràng giữa 2 loại nghi lễ: Nghi lễ tôn giáo và nghi lễ thế tục cho
dù trong thực tế có lúc khó mà phân biệt rạch ròi giữa hai loại nghi lễ này. Tuy
nhiên những nghi lễ tôn giáo thường đi song song với một hành vi thế tục như sự
ra đời, sự trưởng thành, sự chết chóc hay những tai nạn, thiên tai…
2. Các loại nghi lễ
Nghi lễ có tầm quan trọng rất lớn đối với các tín đồ. Nếu huyền thoại hay giáo lý
thu hút con người ta bằng lời thì nghi lễ làm phong phú thêm lời nói bằng những
hành vi tạo ra một trường tôn giáo – một ngôn ngữ hành động – cuốn hút con
người ta không chỉ một lần mà nhiều lần, được lặp di lặp lại, nhằm tạo nên một tập
quán ăn sâu vào tâm thức tôn giáo của các thành viên trong cộng đồng – một cộng
đồng thống nhất và sống động.
Có nhiều loại nghi lễ nhưng có thể chia thành 3 loại sau:
- Những nghi lễ tuân thủ theo chu kỳ thời gian: đây là những nghi lễ được các tôn
giáo tổ chức theo tháng, hàng năm, theo chu kỳ 10 năm, 12 năm, 100 năm…
- Những nghi lễ tuân thủ theo chu kỳ đời người: đây là những nghi lễ liên quan
đến những thời kỳ chuyển tiếp của đời một con người. Những nghi lễ này có khi
công khai nhưng cũng có những nghi lễ được tiến hành bí mật trong một nhóm
người của một tôn giáo hoặc chỉ riêng với các tín đồ của một tôn giáo.
- Những nghi lễ riêng của từng tôn giáo : những nghi lễ này nhằm mục đích giáo
dục các tín đồ hay chức sắc am hiểu giáo lý, tuân thủ giáo luật, giữ gìn phẩm chất
đạo đức theo mục đích của đạo.
3. Các biểu hiện cụ thể của nghi lễ
Đối với các tôn giáo, việc thực hiện nghi lễ có tác dụng dẫn con người đến với các
đối tượng mà họ thờ cúng, ngược với nội dung tôn giáo là dẫn thế giới siêu linh
đến với con người. Yêu cầu của nghi lễ là nhằm thỏa mãn một yêu cầu phi trần tục
và giúp họ có một đảm bảo an toàn trong cuộc sống đạo cũng như đời. Những biểu
hiện cụ thể của nghi lễ được thể hiện qua những hành vi khác nhau. Đó là:
Cầu nguyện, cầu xin hay khấn lễ
Đó là hình thức cơ bản nhất diễn ra do sự thúc ép của bản thân hay theo quy định
của từng tôn giáo, là hành vi thông thường, phổ biến của bất kỳ một tôn giáo nào
với tư cách cá nhân hay cộng đồng. Một số tôn giáo, trong khi cầu nguyện còn kèm
theo việc dâng lễ vật, thậm chí hiến sinh, có tôn giáo khi cầu nguyện còn đi đôi với
những hành vi khắc kỷ, những hành động hành xác hay kiêng cữ nhằm biểu lộ đức
tin.
Những sự kiêng cữ
Kiêng cữ là việc con người không được làm điều gì khác với lệ tục quy định.
Những kiêng cữ này có thể là sự kiêng cữ đối với các lễ vật, thức ăn mang tính
nghi lễ, đối với những người được coi là thiêng liêng. Một số kiêng cữ được áp
dụng trong thời kỳ lễ hội hay trong các nghi lễ, có khi trong cả đời thường. Những
sự kiêng cữ này rất đa dạng và liên quan đến hầu hết đến các lĩnh vực trong đời
sống con người. Kiêng cữ là một bộ phận của hành vi tôn giáo và trong đó có nhiều
biểu hiện lạc hậu, gần đây đã dần dần mất đi.
Lễ hội
Lễ hội là hoạt động quan trọng trong đời sống tôn giáo. Có thể nói rằng nếu không
có thờ cúng, không có lễ hội thì không có tôn giáo. Lễ hội trước hết là sự lặp đi lặp
lại trong cộng đồng nhằm khơi dậy niềm tin, gợi lên cho từng cá nhân thấy rằng
mình thuộc về một cộng đồng tôn giáo hay một xã hội nhất định. Lễ hội làm cho
con người thấy rằng mình không lẻ loi, thấy mình được sự đùm bọc và che chở của
cộng đồng. Lễ hội có khi còn gắn với hành hương. Không một tôn giáo nào lại
không có một vài nơi thiêng mà các tín đồ muốn được đến đó, chí ít là một lần
trong đời. Có thể coi đây là một hình thức tổng hợp hoàn thiện nhất của hành vi tôn
giáo. Ví dụ: người theo đạo Hồi hành hương đến thánh địa Mecca, đạo Cao Đài ở
Việt Nam hành hương về tòa thánh Tây Ninh, Công giáo hành hương đến Roma…
VAI TRÒ CỦA TÔN GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI
Với Freud, tôn giáo là lối thực hành liên quan đến những hành vi, lối sống, đạo
đức của con người. Ông cho rằng, tôn giáo không phải là cái mà chúng ta đi tìm
kiếm ở một thế giới mai sau, ở một cuộc sống đâu đó bên ngoài xã hội, cũng không
phải nhờ có tôn giáo mà con người mới được hoàn thiện mà con người phải tự giáo
dục mình để đối diện với thực tại. Tôn giáo không chỉ mang tính bề ngoài về cội
nguồn của sự phát triển bên ngoài của con người và xã hội mà nó còn chỉ ra nội
tâm phát triển bên trong của con người. Như vậy, có thể coi tôn giáo như một phần
cấu tạo nên bản chất con người và những hiện tượng của xã hội . Theo Freud, tôn
giáo là rất cần thiết cho con người bởi vì khi con người muốn thỏa mãn những ước
muốn của bản thân, nhưng do cuộc sống hiện thực chưa giúp cho con người giải
tỏa hết những ham muốn, nhu cầu của mình, do vậy, con người tìm đến tôn giáo.
Và chính nhờ vào niềm tin tôn giáo mà con người có một cuộc sống ổn định hơn
về mặt tinh thần. Hoặc khi con người muốn trốn tránh những vất vả do đời sống
tập thể mang lại và muốn quên đi cái chết, tin tưởng vào một cuộc sống tốt đẹp ở
một thế giới khác, bằng cách là chấp nhận sự tự an ủi với những huyền thoại tôn
giáo, và kêu gọi tới sự bao bọc tưởng tượng của người Cha biết thưởng, biết phạt,
một người Cha có thể che chở và cứu rỗi cho tất cả mọi người. Tôn giáo mang ý
nghĩa sâu xa là sự lập lại tuổi thơ, đó là sự thèm muốn, nhớ mong trong thời thơ ấu,
cũng như bệnh tâm thần là sự lập lại một thảm cảnh ở thời kỳ này. Có một điều cho
đến nay mọi người đều thấy rằng, khi mà khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển,
con người ngày càng khám phá ra những tri thức mang tính khách quan bao nhiêu
thì điều ấy lại càng làm cho con người thấy mình bé nhỏ trước vũ trụ bấy nhiêu.
Do vậy, để thỏa mãn những ham muốn, hiểu biết của mình, giải tỏa những ức chế
của mình trước sức mạnh của tự nhiên, xã hội và tư duy của mình, con người vẫn
cần đến sự bù đắp của tôn giáo.
Về những ảnh hưởng tích cực của đạo đức tôn giáo.
Do tôn giáo có sự đồng hành lâu dài với con người trong lịch sử, nên có thể xem
nó như một phần tài sản văn hóa của nhân loại. Trong quá trình phát triển, lan
truyền trên bình điện thế giới, tôn giáo không chỉ đơn thuần chuyển tải niềm tin
của con người, mà còn có vai trò chuyển tải, hoà nhập văn hóa và văn minh, góp
phải duy trì đạo đức xã hội nơi trần thế. Nó có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống
tinh thần của con người. Với tư cách một bộ phận của ý thức hệ, tôn giáo đã đem
lại cho cộng đồng xã hội, cho mỗi khu vực, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc những biểu
hiện độc đáo thể hiện trong cách ứng xử, lối sống, phong tục, tập quán, trong các
yếu tố văn hóa vật chất cũng như tinh thần.
Điều dễ nhận thấy là, những hệ thống đạo đức của tôn giáo rất khác nhau về niềm
tin, rất xa nhau về địa lý vẫn có một mẫu số chung là nội dung khuyên thiện. Điểm
mạnh trong truyền thụ đạo đức tôn giáo là, ngoài những điều phù hợp với tình cảm
đạo đức của nhân dân, nó được thực hiện thông qua tình cảm tín ngưỡng, mềm tin
vào giáo lý. Do đó, tình cảm đạo đức tôn giáo được tín đồ tiếp thu, tạo thành đức
tin thiêng liêng bên trong và chi phối hành vi ứng xử của họ trong các quan hệ
cộng đồng. Họat động hướng thiện của con người được tôn giáo hóa sẽ trở nên
mạnh mẽ hơn, nhiệt thành hơn.
Là hình thức phản ánh đặc thù, phản ánh hư ảo thế giới hiện thực, tôn giáo đã góp
phần chế ngự các hành vi phi đạo đức. Do tuân thủ những điều răn dạy về đạo đức
của các tôn giáo, nhiều tín đồ đã sống và ứng xử đúng đạo lý, góp phần làm cho xã
hội ngày càng thuần khiết.
Về những ảnh hương tiêu cực của đạo đức tôn giáo.
Về bản chất, chúng ta không thể quên rằng, thế giới quan tôn giáo là thế giới quan
tiêu cực. Một khi đã thâm nhập vào ý thức con người (các tín đồ, các giáo dân và
quần chúng chịu ảnh hưởng của tôn giáo), nó sẽ làm cho con người lãng quên hiện
thực, đặt tất cả tinh thần, tâm tưởng vào thần thánh hư ảo mà họ tin đó là giá trị
đích thực. Chức năng thế giới quan của tôn giáo dẫn dắt các tín đồ theo một triết lý
sống không hành động, không đấu tranh trong thực tại, lấy tu dưỡng tâm tính làm
điều cốt yếu để mau chóng được giải thoát ở bên ngoài thực tại, nơi Thiên đường
của Chúa hay Niết bàn của Phật. Theo cách nhìn của tôn giáo, cuộc đời là nơi đầy
những cám dỗ, lành ít, dữ nhiều, đầy những cạm bẫy, những cái ác, những sự ô uế,
vẩn đục làm vấy bẩn linh hồn. Muốn sớm được đến gần Chúa và trở về nơi nước
Chúa, các con chiên phải tránh xa qủy dữ.
Muốn chứng được Niết bàn (đạt đến giải thoát), các tín đồ phật tử phải từ bỏ mọi
ham muốn dục vọng, diệt trừ tham, sân, si. Tất cả những quan niệm, những triết lý
sống đó cho thấy mặt tiêu cực của thế giới quan tôn giáo.
Hạnh phúc trong đạo đức tôn giáo là hạnh phúc hư ảo. Tôn giáo không đề cao cuộc
sống trần gian. Mặt khác, nó khuyên con người nhẫn nhục trước tình cảnh nô lệ,
biết sợ hãi trước sức mạnh siêu nhiên. Chính vì vậy, tôn giáo trở thành công cụ
phục vụ đắc lực cho lợi ích của giai cấp thống trị (dù rằng, lúc đầu tôn giáo không
phải là của giai cấp thống trị). Tôn giáo làm cho nhân dân đắm chìm vào đam mê,
làm tê liệt ý chí đấu tranh giai cấp. C.Mác gọi "tôn giáo là thuốc phiện của nhân
dân là theo nghĩa đó và cũng vì vậy, đạo đức tôn giáo đối lập với đạo đức chân
chính.
Về mặt nào đó, đạo đức tôn giáo đã tạo cho con người thế giới quan và nhân sinh
quan sai lệch, làm hạn chế tính tích cực, chủ động và sáng tạo của con người. Đạo
đức tôn giáo hướng con người tới khát vọng hạnh phúc, song đó là thứ hạnh phúc
hư ảo, hão huyền. Tinh thần nhẫn nhục mà các tôn giáo đề ra thể hiện thái độ cực
đoan, thủ tiêu đấu tranh. Nó tạo cho các tín đồ thái độ bàng quan trước thế giới
hiện thực, bằng lòng với số phận. không tích cực đấu tranh chống lại những cái
xấu, cái ác, an ủi và ru ngủ con người trong niềm tin rằng kẻ gây tội ác sẽ phải chịu
"quả báo" hoặc bị trừng trị ở kiếp sau. Chính tâm lý đó đã ngăn cản con người đi
đến hạnh phúc thực sự của mình nơi trần thế.
Thêm nữa, đạo đức tôn giáo quá chú trọng đến việc hoàn thiện đạo đức cá nhân
nhưng lại bỏ quên các mối quan hệ xã hội của con người. Với tính cách một hình
thái ý thức xã hội, đạo đức cũng phản ánh tồn tại xã hội, cũng có quá trình phát
sinh, phát triển và biến đổi cùng với điều kiện sinh sống của con người. Do vậy,
muốn hoàn thiện đạo đức cá nhân, không thể tách nó khỏi những điều kiện sinh
họat vật chất cùng các quan hệ xã hội khác của con người.
SO SÁNH CÁC TÔN GIÁO TRONG CÁCH THỰC HÀNH TÔN GIÁO
Niềm tin tôn giáo là đặc trưng tâm lý quan trọng của các tín đồ tôn giáo. Niềm tin
ấy là biểu hiện sinh động qua các hành vi tôn giáo trong đời sống tín đồ.
1. Thực hành tôn giáo của đạo phật
a. Sự du nhập Phật giáo vào Việt Nam
- Phật giáo truyền vào Việt Nam rất sớm. Một số sách sử ghi rằng nơi đầu tiên là
Luy Lâu (Bắc Ninh) vào cuối thế kỷ thứ hai. Phật giáo vào Việt Nam bằng hai con
đường: đường thủy thông qua việc buôn bán với thương gia Ấn Độ và đường bộ
qua sự giao lưu văn hóa với Trung Quốc.
b. Thực hành tôn giáo của phật giáo
Việc thực hành tôn giáo của Đạo Phật được thực hiện qua các hành vi với Đức
Phật, giáo lí, tăng đoàn ở gia đình, ngoài xã hội, nơi cơ sở Phật giáo. Trong đó mức
độ tham gia các ngày lễ, khóa tu được tổ chức tại cơ sở Phật giáo được xem là hoạt
động sinh động nhất trong đời sống tín đồ Phật giáo. Vì nếu không có các hoạt
động này sẽ không có phật giáo.
Các ngày lễ, Điểm Xếp Không có Thỉnh Thường Rất
khóa tu trung hạng thoảng xuyên thường
bình xuyên
Lễ rước Xuân 2,74 5 14,1 27,1 29,1 29,7
(Mồng một lễ )
Lễ cầu quốc thái 2,86 3 7,8 27,5 28,9 28,9
dân an ( Rằm
tháng giêng)
Lễ Phật đản 3,25 2 0,6 13,7 39,4 39,4
( Rằm tháng
bảy)
Lễ vu Lan báo 3,27 1 0,8 12,7 41,8 41,8
hiếu ( Rằm
tháng tám )
Lễ tết Trung thu 2,67 9 8,6 37,1 21,1 21,1
( Rằm tháng
tám)
Lễ Hạ nguyên 2,69 7 7,6 38,0 21,9 21,9
(Rằm tháng
mười)
Lễ xám hối định 2,82 4 7,6 31,3 28,7 28,7

Các khóa tu tổ 2,68 8 11,8 29,5 20,9 20,9
chức định kì
Lễ giỗ kỵ 2,46 11 13,1 44,6 16,9 16,9
thường niên ở
các chùa
Các lễ vía chư 2,70 6 7,2 37,6 21,5 21,5
Phật, Bồ Tát
Lễ đưa chư 2,29 12 22,5 40,8 14,5 14,5
Thiên ( ngày 25
tháng chạp )
Lễ cầu an, cầu 2,61 10 11,8 38,2 22,5 22,5
siêu hằng ngày
Tổng hợp Trung bình: 2,75; Độ lệch chuẩn: 0,66
Nguồn : Nghiên cứu tôn giáo số 10 (166), 2017, 41-55
Thông qua việc tham dự các ngày lễ, khóa tu này niềm tin Tam bảo của tín đồ
ngày thêm sâu sắc, đồng thời họ cũng cảm thấy thanh thản, nhẹ nhàng như được
tiếp thêm ý chí, nghị lực cho cuộc sống. Tín đồ tham dự các ngày lễ, khóa tu nhằm
ba mục đích chính: tu tập, cầu nguyện và giải tỏa căng thẳng, áp lực cuộc sống.
Ví dụ: Vị trí xếp đầu bảng xếp hạng có điểm trung bình: 3,27, thu hút 86,4% tín
đồ tham gia ở mức thường xuyên và rất thường xuyên là lễ Vu Lan báo hiếu. Vu
Lan là ngày lễ tôn vinh công ơn cha mẹ gắn liền với truyền thống uống nước nhớ
nguồn của người dân Việt Nam. Vu lan là dịp để tín đồ thể hiện tấm lòng hiếu kính
đối với hai đấng sanh thành qua hành vi về chùa cài hoa hiếu hạnh và nguyện cầu
Tam bảo gia hộ cho cửu huyền thất tổ, cha mẹ quá vãng được siêu sanh về cảnh
giới an lành; cầu sức khỏe, bình an đến cha mẹ còn sống. Ngày nay lễ Vu lan còn
mang ý nghĩa “ xá tội vong nhân” tức là siêu độ cúng thí cho những vong hồn vật
vờ không nơi nương tựa vì không có ai là thân nhân cúng bái.
2. Thực hành tôn giáo của đạo Kitô giáo (Thiên Chúa giáo)
a. Sự ra đời Kitô giáo
- Kitô giáo xuất hiện vào thế kỷ thứ I ở các tỉnh phía đông của đế quốc La Mã với
chế độ chiếm hữu nô lệ. Đế chế La Mã tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược
tàn khốc, tạo ra nhiều mâu thuẫn và xung đột gay gắt trong đời sống xã hội. Trong
bối cảnh ấy đã làm nảy sinh những tư tưởng được giải phóng và tự do. Bên cạnh
đó, vùng Trung Cận đông là nơi tiếp giáp 3 châu lục, dân cư ở đây vốn theo đa
thần giáo, trong quá trình thống nhất của đế chế đã xuất hiện yêu cầu thống nhất về
tư tưởng, trong đó có nhu cầu về tôn giáo độc thần, vì vậy Kitô giáo đã ra đời trên
cơ sở của Do Thái giáo vốn đang tồn tại ở vùng này.
b. Thực hành tôn giáo của Kitô giáo
Thực hành nghi lễ tôn giáo của Kitô giáo thể hiện qua việc các tín đồ tham dự
Thánh lễ , xưng tội và rước lễ ( chịu phép mình Thánh ), đọc kinh sớm tối. đồng
thời tín đồ thể hiện niềm tin tôn giáo của mình qua các tiêu chí sau:
+ Loài người sinh ra bởi Chúa
+ Tội tổ tông truyền
+ Có Chúa Ba ngôi
+ Ngày tận thế
+ Phép Thánh thể hiệp thông với Chúa.
Mức độ hoạt động tôn giáo ở từng cộng đồng giáo xứ khác nhau. Càng đi vào nội
thành, giáo dân tham dự các hành vi tôn giáo ở mức độ thường xuyên càng thấp.
Có thể giải thích là giáo dân nội thành mang đậm tính cá thể, là những người buôn
bán nhỏ, làm nghề tự do, công việc thành thị xô bồ khiến họ mệt mỏi. Ở thành thị,
tín đồ đạo công giáo sống xen kè với những người theo các tôn giáo khác, tính
cộng đồng giữa họ kết cấu rời rạc, giáo dân không bị thúc bách về mặt dư luận.
Cuộc sống thành thì với nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ chi phối tình
cảm.
3. Thực hành tôn giáo của đạo Tin Lành
a. Sự ra đời đạo Tin lành
Sự phân liệt lần thứ hai của đạo Kitô vào đầu thế kỷ XVI dẫn đến sự ra đời của
đạo Tin lành. Cuộc cải cách này gắn liền với tên tuổi hai đại biểu la Máctin Luthơ
(1483 – 1546) và Giăng Canvanh (1509 – 1546).
b. Thực hành tôn giáo của đạo Tin Lành
Nói chung về nội dung cơ bản của đạo Tin lành vẫn giữ nguyên như Công giáo
nhưng về luật lệ, lễ nghi, cách thức hành đạo và cơ cấu tổ chức Giáo hội có nhiều
thay đổi, ảnh hưởng khá đậm nét tư tưởng dân chủ tư sản, nhấn mạnh ý chí cá
nhân.
Đạo không thờ tranh ảnh, hình tượng cũng như di vật. Thánh ca trở thành phương
tiện diễn đạt hàng đầu. Tín đồ đạo Tin lành chỉ thừa nhận hai bí tích rửa tội và
thánh thể song quan niệm và cách tiến hành nghi lễ đó cũng có nhiều nội dung
khác với Công giáo. Do nghi lễ đơn giản, những tín đồ Tin lành ít bị gò bó vào
nghi thức, họ có khả năng “giao thiệp với Chúa”, mặt khác đạo Tin lành quan tâm
đến các vấn đề của cuộc sống hàng ngày như khuyên dạy con người sống văn
minh, từ bỏ những hủ tục (trong ma chay, cưới xin, cúng lễ…), quy định những
điều cấm kỵ như không quan hệ nam nữ bất chính, không có vợ bé, không cờ bạc
rượu chè, ma tuý, đánh chửi nhau… và vì thế đạo Tin lành dễ lôi kéo quần chúng
theo đạo. - Đạo Tin lành có một đặc điểm là không chấp nhận điều gì trái với Kinh
thánh, không cho tín đồ thờ cúng tổ tiên, các lễ hội… là cái bị coi là khác điều
chúa dạy. Vì lẽ đó những thành viên của nhiều dân tộc theo đạo Tin lành bị buộc
phải từ bỏ tôn giáo, văn hóa truyền thống của dân tộc minh.

You might also like