You are on page 1of 75

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

CẤP TRƯỜNG NĂM 2015

Tên công trình:

« Mối quan hệ tương tác giữa những người cao tuổi sinh sống tại mái ấm »

(Điển cứu: Mái ấm tình thương Chùa Diệu Pháp, 188 Nơ Trang Long, Phường 13,
Quận Bình Thạnh, TP.HCM)

Sinh viên thực hiện:

Chủ nhiệm: Trần Nguyễn Thái Thanh, lớp K06, 2012 - 2016

Thành viên: Đặng Thị Mỹ Dung, lớp K06, 2012 - 2016

Võ Thị Hà, lớp K06, 2012 - 2016

Lê Hoài Thanh Tâm, lớp K06, 2012 – 2016

Nguyễn Trang Anh, lớp K06, 2012 - 2016

Người hướng dẫn: Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Tùng


Khoa Công tác xã hội
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu.........................................................1
3. Lý do chọn đề tài, mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài............................1
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.........................................1
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, giới hạn của đề tài.......................1
6. Đóng góp mới của đề tài....................................................................1
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn...................................................1
7. Kết cấu nghiên cứu.............................................................................1
PHẦN NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lý luận và hướng tiếp cận lý thuyết
1.1. Tháo tác hóa khái niệm...................................................................14
1.2. Các tiếp cận và lý thuyết ứng dụng.................................................16
1.3. Câu hỏi nghiên cứu.........................................................................19
1.4. Khung phân tích..............................................................................20
1.5. Khái quát quá trình nghiên cứu.......................................................20

Chương II: Kết quả nghiên cứu


2.1. Thực trạng mối quan hệ tương tác của những NCT ở mái ấm..27
2.2. Những cản trở trong việc gây dựng mối quan hệ thân thiết với nhau giữa
những NCT tại mái ấm........................................................................34
2.3. Lợi ích của việc xây dựng mối quan hệ tương giữa những NCT tại mái ấm.
...............................................................................................................38

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................39


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC BẢN CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:

Vấn đề người cao tuổi (NCT) là một vấn đề có nhiều người quan tâm, trong
nước hiện tại có khá nhiều đề tài về NCT. Số lượng NCT ở Việt Nam có số lượng gia
tăng gần đây. Tuy nhiên, khi tìm hiểu về đời sống tinh thần của NCT có thể nhận thấy
những NCT ở các mái ấm vẫn chưa được quan tấm đúng cách. Con người con cần có
những mối quan hệ xã hội chủ đích, NCT sống cùng người thân có mối quan hệ xã hội
chủ đạo với gia đình, vậy NCT tại mái ấm thì như thế nào? Có được đẩy mạnh thiết
lập như những NCT khác không. Do đó, đề tài hướng tới nghiên cứu và tìm ra nguyên
nhân của những mối quan hệ tương tác không tốt của NCT để hỗ trợ việc chăm sóc và
đáp nhu cầu cho NCT tại mái ấm.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài:

Như chúng ta biết NCT đã góp một phần không nhỏ trong đời sống văn hóa –
xã hội. Tuy nhiên cuộc sống có nhiều bất cập nên đời sống của những NCT, đặc biệt là
những người NCT neo đơn sinh sống tại các viện dưỡng lão, các mái ấm tình thương
càng có nhiều vấn đề cần được quan tâm hơn. Để làm rõ cũng như hướng đến tìm hiểu
mối quan hệ tương tác giữa những NCT sống tại mái ấm, chúng tôi đã tiếp cận các
nguồn kênh thông tin là các sách, đề tài nghiên cứu, bài báo, tập chí về NCT và các
nguồn kênh có thông tin nghiên cứu liên quan.

Ngoài nước:

Thông Tấn Xã Việt Nam ngày 3/2/2004 cho biết biết kết quả của viện nghiên
cứu pháp (INED), thực hiện các nước thành viên Châu âu (EU) bao gồm Bồ Đào Nha,
Cộng Hòa Séc, Hà Lan, Đức, Italia,… người già ở phía nam EU thì thích sống với
những người thân trong gia đình. Các nước phía bắc EU thì tình trạng người cao tuổi
sống tại các trung tâm dưỡng lão đang có xu hướng ngày càng tăng. Ví dụ : Hà Lan,
chỉ có 8% số người già trên 75 tuổi đã ly hôn, góa bụa, hoặc độc thân sống chung với
các thành viên khác trong gia đình, số còn lại sống trong cơ sở xã hội. cộng hòa Séc và
Bồ Đào Nha có đến 50 % người sống chung với người thân. Đức và Hà Lan rất nhiều
người sống một mình trong nhà của họ vì các dịch vụ tạo điều kiện chăm sóc tại nhà
tương đối phát triển. Sự khác biệt trong cách chọn nhà của người già ở nước EU là do
chuẩn mực về văn hóa, lý do về kinh tế, chính sách xã hội của từng quốc gia là khác
nhau. kết quả nghiên cứu của INED cho thấy ngày càng có nhiều người trên 75 tuổi
sống trong các cơ sở xã hội. (theo chương lão hóa và người lớn tuổi của John
J.Macionis, XHH năm 2004)

Chương “Lão hóa và người lớn tuổi” của John J.Macionis trong tác phẩm “Xã
hội học” (2004) đã trình bày rõ thực trạng người cao tuổi đang gặp phải ở các nước,
các nền văn hóa khác nhau. Tác giả đã phân tích và lí giải dưới nhiều góc độ khác
nhau về hiện trạng số lượng người cao tuồi ờ Mỹ thêm đông. Tác phẩm đã làm rõ được
vấn đề tình trạng người cao tuổi ở các nước phát triển đang phải đối mặt như: phân
biệt đối xử và định kiến xã hội trong vần đề nghèo đói. Sự cô lập của xã hội đang dần
trở thành nổi lo âu của hàng triệu người cao tuổi, trong đó nữ giới chiếm số đông. Một
thống kê của Mỹ vào năm 1985 cho thấy, khoảng 40% sống một mình so với nam giới
chiếm đến 14%, tỷ lệ sống với người thân chiếm 17,8 % đối với nữ và 7,4 % đối với
nam hay sống trong nhà dưỡng lão nữ 3,7 % nam là 1,3 %.

Căn cứ vào những thông tin và chỉ báo ta thấy rằng, số lượng người cao tuổi
sống tại các trung tâm đang có dấu hiệu tăng dần. Nguyên nhân chủ yếu là họ không
có gia đình hoặc con cái không muốn sống chung với họ, tuy nhiên tùy thuộc vào quan
điểm và cách sống của mỗi quốc gia mà thực trạng này diễn ra nhiều hay ít. Người cao
tuổi khi được đưa vào viện dưỡng lão để chăm sóc đã ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần
và tâm lí họ, bởi vì đặc điểm tâm lí người cao tuổi khi về già muốn được sống bên con
cháu và người thân tron gia đình, họ muốn chia sẻ những kinh nghiệm mà minh đã
từng trải cho con cháu thông qua việc hồi tưởng quá khứ. Do đó, chúng ta cần phải
quan tâm và cải thiện mối quan hệ giữa các thành viên trong trung tâm để học có một
cuộc sống ý nghĩa hơn, có động lực đế tiếp tục cuộc sống.

Trong nước:

Theo bài viết của Tiến sĩ Hoàng Mộc Lan (Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân Văn) “Đời sống tinh thần của người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay” Đứng
trên góc độ phân tích của một nhà tâm lí học. Theo tác giả, NCT ở Việt Nam hiện nay
vấn đề được cho là đáng quan tâm ở khía cạnh đời sống tinh thần là: việc làm, thu
nhập và nhu cầu lao động, sức khỏe và nhu cầu được chăm sóc sức khỏe, quan hệ xã
hội và nhu cầu được quan tâm, tôn trọng.

Xét về hoạt động lao động và nhu cầu lao động, NCT thu nhập dựa trên ba
nguồn:

“- Từ lao động sản xuất hàng ngày của người cao tuổi;

- Tích lũy từ lao động của người cao tuổi lúc còn trẻ dưới dạng bảo hiểm hưu trí, tiết
kiệm hoặc vật chất khác;

- Từ nguồn trợ cấp của con cái hoặc trợ cấp của Nhà nước (cho các cụ già cô đơn
không nơi nương tựa).”

Bên cạnh đó, bài nghiên cứu cũng phân tích về thu nhập của NCT neo đơn
không nơi nương tựa. Tác giả cho biết, những nguồn thu nhập của đối tượng này
thường từ việc buôn bán hàng rong, hưởng các chế độ chính sách, trợ cấp dành cho
người già hoặc từ chính quyền địa phương, các cơ sở, tổ chức xã hội. Phân bố người
cao tuổi không đồng đều, và nguyện vọng lớn nhất của NCT là được quan tâm, chăm
sóc. Bên cạnh đó, bài viết còn phân tích về mặt sức khỏe của NCT, những chứng bệnh
NCT hay mắc phải. Đề cập đến mối quan hệ xã hội và nhu cầu quan tâm, tôn trọng.
Tác giả đã làm những khảo sát tại các vùng thuộc các tỉnh phía Bắc và rút ra kết luận:
“Hoạt động xã hội của người cao tuổi hiện nay co lại trong phạm vi gia đình, thân tộc
nhiều hơn. Các hoạt động xã hội rộng lớn, mang tính cộng đồng làng, xã còn rất
nghèo nàn. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến lạc hậu về thời cuộc và cô đơn
trong cuộc sống của người cao tuổi.”

Tác giả cũng đã đưa ra được những trách nhiệm của gia đình, xã hội đối với đời
sống tinh thần của người cao tuổi. Bài viết đã nêu lên được phần nào các khía cạnh đời
sống tinh thần của NCT, tuy nhiên, bài nghiên cứu của TS. Hoàng Mộc Lan còn đi
chung chung và không nhấn mạnh quá nhiều đến các mối quan hệ tương tác giữa
những NCT với nhau. Đưa ra được mức độ quan hệ xã hội của NCT chỉ ở mức khá,
nhưng chưa nêu lên đặc điểm tâm lí tương quan. Chúng tôi sử dụng những nhận định
và kết quả phân tích về mối quan hệ xã hội và nhu cầu của NCT neo đơn trong bài
nghiên cứu để làm cơ sở và nhận định cho mối tương quan giữa NCT neo đơn như thế
nào.

Công trình nghiên cứu “Một số vấn để cơ bản về người cao tuổi ở Việt Nam
giai đoạn 2011 - 2020” của Ts. Lê Ngọc Lân - Viện nghiên cứu Gia đình và giới -
Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Đề tài đã đề cập tới một số nội dung như: khái niệm,
các tiếp cận nghiên cứu về người cao tuổi, kinh nghiệm nghiên cứu người cao tuổi ở
các nước và quan điểm của Đảng về người cao tuổi, một số vấn đề cơ bản về đời sống
của người cao tuổi hiện nay, một số vấn đề trong chăm sóc người cao tuổi trong các
gia đình, cộng đồng và xã hội. Đồng thời, đề tài cũng là cơ sở thực tiễn để điều chỉnh
chính sách nhằm phát huy hơn nữa vai trò của người cao tuổi và chăm sóc người cao
tuổi tốt hơn trong giai đoạn 2011 – 2015.

Theo tạp chí Dân số và Phát triển (số 5/ 2006), website Tổng cục dân số và Kế
hoach hóa Gia đình, đề tài “Nghiên cứu đặc trưng của người cao tuổi Việt Nam và
đánh giá mô hình chăm sóc người cao tuổi đang áp dụng” là đề tài đề cập đến các
đặc trưng cơ bản về người cao tuổi ở Việt Nam, so sánh với thế giới và các nước trong
khu vực; khảo sát nghiên cứu chuyên sâu các đặc trưng kinh tế - xã hội của người cao
tuổi ở vùng đực trưng, người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt. Đồng thời, lựa chọn được
những tác động, can thiệp phù hợp.

Đề tài “Tìm hiểu mức độ trầm cảm ở người già sống trong trung tâm bảo
trợ xã hội thành phố Đà Nẵng” của hai sinh viên Nguyễn Thị Hoa và Nguyễn Thị
Sánh lớp 06CTL – Khoa Tâm lí - Giáo dục đã cho chúng ta thấy được mức độ trầm
cảm và những yếu tố ảnh hưởng đến trầm cảm ở người già sống trong Trung tâm bảo
trợ xã hội Đà Nẵng, giúp ban quản lý trung tâm nói riêng, cộng đồng người dân nói
chung hiểu rõ và sâu sắc hơn về vấn đề trầm cảm, đặc biệt là trầm cảm ở người già
sống trong các trung tâm bảo trợ xã hội. Từ đó có các biện pháp ngăn ngừa và chữa trị
phù hợp, các mô hình hỗ trợ có hiệu quả đối với những người già ở hoàn cảnh này.

Theo kết quả nghiên cứu về “Nhu cầu tinh thần của người cao tuổi tại các cơ
sở xã hội Tp.HCM” của nhóm Sinh viên Ngô Ngọc Mị nghiên cứu. Đề tài đã nêu lên
được nguyên nhân và thực trạng của vấn đề đời sống tinh người cao tuổi việt nam
hiện nay tại hai mái ấm chùa Lâm Quang và nhà dưỡng lão Tân Thông Hội, nghiên
cứu đã làm nỗi bật lên được tâm lí, nhu cầu và sự đáp ứng từ xã hội, những khó khăn
trung tâm đang gặp phải trong quá trình đáp ứng nhu cầu của người cao tuổi. Tuy
nhiên, nhiên cứu chưa làm rõ được mối quan hệ của những người cao tuổi và nhân
viên tại trung tâm.

Công trình nghiên cứu “Xây dựng trung tâm tư vấn miễn phí cho người cao
tuổi” của nhóm sinh viên Lê Thị Hồng Phúc. Bài nghiên cứu đã nói lên dược nhu cầu
của người cao tuổi như về sức khỏe, tâm lý, chỗ ở và việc làm, thực trạng người cao
tuổi hiện nay tại các trung tâm nuôi dưỡng và bảo trợ. Bên cạnh đó bài nghiên cứu còn
đi sâu vào phân tích nhu cầu của người cao tuổi trong việc đáp ứng nhu cầu bản thân
trong cuộc sống. Ngoài ra, bài nghiên cứu còn làm cho thấy rõ sự quan tâm của mọi
người xung quanh đến người cao tuổi tại trung tâm. Xây dựng được các mô hình tư
vấn miễn phí cho người cao tuổi .Tuy nhiên, bài nghiên cứu chỉ làm rõ mối quan tâm
của mọi người xung quanh đối với người cao tuổi chứ không đề cập đến mối quan hệ
tương tác giữa người cao tuổi tại trung tâm với nhau. Mặt khác mối quan tâm của mọi
người xung quanh đối với người cao tuổi vẫn chưa được làm rõ cụ thể.

Theo tác phẩm “Tiếp cận văn hóa người cao tuổi” của Tiến sĩ Nguyễn
Phương Lan: “Người cao tuổi chuyển đổi từ môi trường hoạt động tích cực sang môi
trường nghĩ ngơi hoàn toàn. Với thời gian rỗi qua nhiều trong khi sức khỏe ngày càng
kém đi đã khiến cho họ rơi vào trạng thái tâm lí cô lập vớ thế giới xung quanh, đòi hỏi
cần có nhu cầu giao tiếp mãnh liệt. Do kinh nghiệm sống của các cụ nhiều khi hơn lớp
trẻ, được tiếp xúc với nhiều nên văn hóa mang tính truyền thống. Khác với lớp trẻ văn
hóa của người cao tuổi không chỉ có đơn thuần là giao tiếp xã hội mà mang tính
truyền thống với ba loại giao tiếp cơ bản:

Giao tiếp với tự nhiên, với thế giới xung quanh.

Giao tiếp với thần linh, lực lượng siêu nhiên.

Giao tiếp với xã hội, con người”.

Tác giả đã nhận định đối với các cụ trong đời sống hiện nay thì nhu cầu giao
tiếp xã hội, với con người ta là quan trọng nhất. Vì khi về tuổi già họ luôn có xu hướng
mặc cảm bản thân, chán nản, hay giận dỗi không kiềm nén được cảm xúc bản thân…
do đó ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ giữa mọi người xung quanh. Dựa trên đặc
điểm này ta có thề tìm ra các biện pháp can thiệp để cải thiện tình trạng giao tiếp theo
chiều hướng tốt nhất.

Đề tài nghiên cứu khoa học: “Nhu cầu quan hệ của người già cô đơn, không
nơi nương tựa tại trung tâm bảo trợ xã hội và vai trò can thiệp của nhân viên
công tác xã hội” Khoa Xã hội học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà
Nội. Đề tài đã đề cập đến người già cô đơn, không nơi nương tựa tại Trung tâm bảo trợ
xã hội IV, Ba Vì – Hà Nội được thu nhận và nuôi dưỡng, sống cách biệt về địa lí với
gia đình, người thân và thế giới bên ngoài. Do đó, người già ở các trung tâm thường
hạn chế về các mối quan hệ xã hội bên ngoài. Kèm theo đó là thiếu thốn về nhu cầu
quan hệ tình cảm khi sống trong môi trường nuôi dưỡng của trung tâm. Nhu cầu tình
cảm và các mối quan hệ của người già cô đơn đã được đề tài thể hiện rõ ràng. Đề tài
nghiên cứu đưa ra thực trạng, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp về vấn đề hạn chế các
mối quan hệ ở người cao tuổi ở trung tâm bảo trợ xã hội và đi vào đưa ra hướng giải
quyết.

Đề tài đi sâu vào nghiên cứu các mối quan hệ giữa những người già cô dơn,
không nơi nương tựa với gia đình, người thân, bạn bè và các tổ chức xã hội, cùng với
mối quan hệ với cán bộ, nhân viên cơ sở, người nuôi dưỡng và môi trường sống tại
trung tâm. Bên cạnh đó còn nêu lên mối quan hệ khác giới giữa người già với nhau
trong trung tâm. Nhóm nghiên cứu đã khai thác tất cả rõ tất cả các mối quan hệ của
những người cao tuổi tại trung tâm, chỉ ra cho chúng ta thấy nhiều mặt của các mối
quan hệ này đồng thời cũng là để hiểu rõ thêm về tâm lí người cao tuổi.

Đồng thời đề tài cũng đi vào tìm hiểu về nhu cầu quan hệ của người già cô đơn,
đặc biệt là nhu cầu quan hệ về mặt tình cảm, tìm ra những trở ngại và khó khăn trong
việc đáp ứng nhu cầu quan hệ của người già. Từ đó đưa ra giải pháp can thiệp hỗ trợ
cho nhân viên cơ sở và đội ngũ nhân viên công tác xã hội.

Cẩm nang “Sức khỏe người cao tuổi” của Ban công tác Câu lạc bộ Hội người
cao tuổi Việt Nam - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia cung cấp những kiến thức cần
thiết về việc chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe thể chất cho người cao tuổi.
Người cao tuổi thường có thói quen ít đi lại. Sự giảm hoạt động này là một trong
những nguyên nhân dẫn đến các rối loạn chức năng và bệnh lý của cơ thể mà chủ yếu
là các bệnh về xương khớp. Ngoài ra, ở người cao tuổi thường xuất hiện các bệnh như:
Huyết áp cao, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến,… Vì thế việc rèn luyện
thể lực là rất cần thiết.

Cẩm nang gồm 4 phần lớn, nghiên cứu những vấn đề xoay quanh việc chăm sóc
sức khỏe thể chất cho người cao tuổi. Trong phần I, Cẩm nang hướng dẫn cách tự
chăm sóc như việc rèn luyện thể lực, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và hình thức hoạt động
để người lớn tuổi luôn khỏe mạnh, đẩy lùi được bệnh tật và kéo dài tuổi thọ “Không
nên giận dỗi; không nên sống cô độc mà phải biết thăm hỏi kết thân với bạn bè và
những người xung quanh, luôn cởi mở, rộng lượng, vị tha với mọi người; không nên
sống quá nghiêm túc, nghiêm khắc với bản thân ,với những người xung quanh; không
nên có tâm lý tự ti, bi quan; tránh sống xa lánh mọi người , mà phải luôn giữ mối
tương quan tốt và thân thiết với mọi người, lắng nghe những ý kiên và lời khuyên của
mọi người. Tinh thần và thể chất luôn có mối tương quan chặt chẽ, đời sống tinh thần
thoải mái, vui vẻ thì sức khỏe sẽ theo đó tốt lên”.

Đối với phần II, III và IV, Cẩm nang đề cập đến những yếu tố bên ngoài có tác
động đến sức khỏe thể chất cùa người cao tuổi. Bên cạnh đó, cẩm nang còn trình bày
các lời khuyên dành cho giấc ngủ, cách bố trí phòng ngủ, chữa bệnh mất ngủ và một số
bài thuốc, vị thuốc có tác dụng chữa trị một số chứng bệnh thường gặp. Cẩm nang này
đề cập đến những cách phòng, chữa bệnh cho người cao tuổi. Một số cách và phương
pháp làm cho cơ thể thoải mái để phòng chữa bệnh. Ngoài ra, còn nói đến cách ăn ngủ
ở người cao tuổi như thế nào là tốt, một số thức ăn tốt cho cơ thể và những bài thuốc
quý dành chữa bệnh cho người cao tuổi.

Tuy nhiên, trong cuốn sách cẩm nang vẫn chưa nói đến các bệnh mà người cao
tuổi thường gặp. Bên cạnh đó, chưa nói tới vấn đề dinh dưỡng cho người cao tuổi.
Sách chưa đề cập đến một số phương pháp để người cao tuổi ở tại các cơ sở mái ấm
không thể vận động được có cách chăm sóc sức khỏe mình tốt hơn. Cuối cùng cuốn
sách đã nhắc đến vấn đề tinh thần nhưng chưa đi sâu vào cách chăm sóc đời sống tinh
thần như thế nào phù hợp.
“Tìm hiểu đời sống người cao tuổi ở Mái ấm tình thương Chùa Diệu
pháp”, đăng trên website chuadieuphap.com.vn là một đề tài gần gũi nhất với đề tài
mà chúng tôi đang nói đến. Đề tài đã cho chúng ta thấy được thực trạng đời sống của
người cao tuổi tại Mái ấm tình thương Chùa Diệu Pháp trên tất cả các mặt: chế độ dinh
dưỡng, chế độ sinh hoạt, điều kiện chăm sóc sức khỏe, sự quan tâm của cán bộ quản
lý, của nhân viên phục vụ. Ngoài ra đề tài còn đề cập đến một số đặc điểm tâm lý điển
hình của những người cao tuổi đang sống tại Mái ấm. Từ đó, đề tài đưa ra những giải
pháp thiết thực để cải thiện đời sống tinh thần cho các cụ.

Qua các đề tài nghiên cứu trên chúng tôi thấy phần lớn các đề tài đều chú trọng
đến nghiên cứu những đặc trưng xoay quanh tâm lý của người cao tuổi cũng như đánh
giá các mô hình áp dụng đối với đối tượng người cao tuổi. Đề tài “Tìm hiểu đời sống
người cao tuổi ở Mái ấm tình thương Chùa Diệu Pháp” đã có đề cập đến vấn đề đời
sống tinh thần nhưng mức độ tiếp cận còn ít. Chính vì vậy nhóm chúng tôi rất muốn đi
sâu tìm hiểu đời sống tinh thần của những người già tại các mái ấm tình thương, cái
mà rất ít đề tài đề cập đến.

3. Lý do chọn đề tài, mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài:

Lý do chọn đề tài:

Người cao tuổi nước ta giữ vai trò quan trọng trong việc kết nối các các giá trị
truyền thống về đạo đức, lịch sử, văn hóa giữa các thời đại, là lớp người đã từng trải
qua hai cuộc kháng chiến gian khổ. Ngày nay, trong đời sống xã hội vai trò của người
cao tuổi lại càng được thể hiện rõ nét. Họ là một trong những lực lương nòng cốt trong
xã hội và là tấm gương nuôi dạy con cháu trong mỗi gia đình. Hiện nay, người cao tuổi
trên thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng đang có xu hướng tăng nhanh, và
là mối quan tâm của nhiều quốc gia. Sau Tổng điều tra Dân số năm 2009 1, các nhà
khoa học đã dự báo đến năm 2017 Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn già hóa dân số
nhưng năm 2011, tỷ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên là 7%, Việt Nam đã chính thức bước
vào giai đoạn “già hóa dân số”, sớm hơn 6 năm so với dự báo. Nguyên nhân là tuổi
thọ người dân tăng nhanh, làm tăng số lượng và tỷ lệ người cao tuổi; đồng thời do làm
tốt công tác giảm sinh nên số lượng và tỷ lệ trẻ em cũng giảm mạnh.
1
http://thuvienphapluat.vn/archive/Bao-cao-23-BC-UBND-nam-2014-cong-tac-nguoi-cao-tuoi-2013-phuong-
huong-nhiem-vu-Ho-Chi-Minh-vb220646.aspx
Tỷ trọng dân số cao tuổi tăng lên, dẫn đến gia tăng chỉ số già hóa (tỷ số giữa
nhóm dân số từ 60 tuổi trở lên so với nhóm dân số dưới 15 tuổi tính theo phần trăm) từ
16% năm 1979 lên 24,3% năm 1999 và 42,7 năm 2012 – cao hơn mức trung bình của
Đông Nam Á (30%). Như vậy, nếu năm 1989, khoảng 6 trẻ em có 1 người già thì đến
năm 2012, khoảng 2,3 trẻ em có một người già.

Tính toán thống kê theo số liệu của Đỗ Hoài Nam, cho thấy người cao tuổi ở
các nước đang phát triển sẽ tăng gấp đôi trong vòng 25 năm, tới đạt 850 triệu người
vào năm 2025, chiếm 12% tổng số dân các nước và đến năm 2030 người cao tuổi sẽ
tăng lên 2 tỉ người.

Theo báo cáo của Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA) 2, trên thế giới, cứ một
giây qua đi, lại có hai người tổ chức sinh nhật tròn 60 tuổi – trung bình một năm có
gần 58 triệu người tròn 60 tuổi. Hiện nay, toàn thế giới cứ chín người lại có một người
từ 60 tuổi trở lên. Con số này dự tính đến năm 2050 sẽ tăng tới mức cứ năm người sẽ
có một người trên 60 tuổi. Như vậy, già hóa dân số thế giới là một vấn đề không thể bỏ
qua. Vấn đề này đang diễn ra trên tất cả các khu vực và quốc gia với các tốc độ khác
nhau, đặc biệt tốc độ nhanh ở các nước đang phát triển. Hiện nay, 7 trong số 15 nước
có hơn 10 triệu người già là thuộc các nước đang phát triển.

Ở Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đang già hóa dân
số với tốc độ nhanh, theo kết quả điều tra của hội người cao tuổi thành phố thì tổng số
người cao tuổi của thành phố Hồ Chí Minh năm 2013 là 469.353 người, chiếm tỉ lệ
6,06% dân số. Theo Trưởng phòng Bảo trợ xã hội (Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội thành phố) Lê Chu Giang, xã hội càng phát triển thì nhiều người cao tuổi có nhu
cầu muốn vào trung tâm dưỡng lão, vì con cháu quá bận bịu với công việc không có
thời gian chăm sóc hay chỉ vì muốn giáo dục con tính tự lập không dựa dẫm vào cha
mẹ. Nhu cầu đáp ứng các dịch vụ để chăm sóc cho những người già trong trung tâm
dưỡng lão càng ngày càng được quan tâm hơn, nhưng hiện nay các trung tâm cung cấp
dưỡng lão còn rất ít. Mặt khác, đa phần các viện dưỡng lão hay trung tâm bảo trợ xã
hội nhận nuôi dưỡng, chăm sóc những người cao tuổi thuộc diện gia đình chính sách
hay có công với cách mạng. Thành phần những người cao tuổi lang thang không nơi
nương tựa, hoặc có con cái nhưng không thể phụng dưỡng, hoặc bị con cái ngược đãi
2
http://vietnam.unfpa.org/public/lang/vi/pid/6038
có dự liệu gia tăng. Tuy nhiên, chính quyền địa phương, các nhà chức năng lại không
đáp ứng đủ so với nhu cầu, dẫn đến những tổ chức thiện nguyện thuộc tôn giáo ra đời.
Và Mái ấm tình thương chùa Diệu Pháp là một trong những cơ sở có xuất phát tôn
giáo.

Theo như bài viết của Tiến sĩ Hoàng Mộc Lan trong bài nghiên cứu “Đời sống
tinh thần của người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay”, ở NCT có rất nhiều đòi hỏi về
mặt tinh thần, đặc biệt với NCT neo đơn còn cần nhiều hơn. Việc thiết lập và duy trì
các mối tương quan giữa những NCT với nhau cũng là một trong những đều được
quan tâm. Với đặc tính tâm lí lứa tuổi, việc kết thân giữa những NCT tuổi dựa trên rất
nhiều yếu tố. Mặt khác, trong môi trường là những không quen biết nhiều, có khác biệt
nhiều về văn hóa mối tương quan giữa những NCT với nhau hẳn có nhiều vấn đề.

Tuy biết rằng có rất nhiều đề tài nghiên cứu về NCT nói chung cũng như NCT
sống tại các mái ấm nói riêng. Nhưng nét khác biệt mà chúng tôi có là ở việc nghiên
cứu mối quan hệ tương tác giữa những NCT với nhau, thay vì tìm hiểu về nhiều khía
cạnh của đời sống tinh thần hay vật chất.

Từ những lí do trên, nhóm nghiên cứu quyết định chọn đề tài “Mối quan hệ
tương tác giữa những người cao tuổi sinh sống tại mái ấm” làm mục tiêu nghiên
cứu. Điển cứu tại Mái ấm tình thương chùa Diệu Pháp, 188 Nơ Trang Long, phường
13, quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh.

Mục tiêu của đề tài:

Mục tiêu tổng quát: Tìm hiểu về mối tương tác giữa những người cao tuổi sinh
sống tại mái ấm.

Mục tiêu cụ thể:

Thông qua khảo sát thực tế tại mái ấm, đề tài nghiên cứu thực hiện các mục tiêu
cụ thể sau:

- Xác định được mối quan hệ tương tác hiện tại của NCT sống tại mái ấm.

- Tìm hiểu những cản trở trong việc gây dựng mối quan hệ thân thiết với nhau
giữa những người cao tuổi tại mái ấm.
- Nhận định những những giá trị lợi ích nhất định cho đời sống tinh thần thêm
phong phú giữa những NCT với nhau.

Nhiệm cụ của đề tài:

Nghiên cứu cơ sở lý luận về mối quan hệ tương tác giữa những NCT tại mái
ấm. Tìm hiểu mối quan hệ tương tác giữa những NCT. Trình bày một số giải pháp để
phát huy ưu điểm trong các mối quan hệ tương tác giữa những NCT.

Trong đó, nhiệm vụ chính yếu mà bài viết tập trung làm sáng tỏ là nhiệm vụ:
tìm hiểu mối quan hệ tương tác giữa những NCT.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:

Cơ sở lý luận: Đề tài nghiên cứu dựa trên các tham khảo từ chính các bài
nghiên cứu, thông tin, bài viết liên quan đến NCT. Vận dụng các thuyết nhu cầu,
thuyết hành động xã hội và hành vi… Các mẫu phỏng vấn mà đề tài có những phân
tích để đưa ra kết quả.

Phương pháp nghiên cứu:

Vì tính chất của đề tài nghiên cứu, có liên quan đến những khía cạnh đời sống
riêng của NCT, nên chúng tôi chọn phương pháp nghiên cứu định tính. Thêm vào đó,
để tránh trường hợp các cụ không biết chữ, hoặc khó đọc, và để tạo mối quan hệ tin
cậy với khách thể của mình, sử dụng phương pháp này, chúng tôi sẽ có được những
thông tin vừa có tính xác thực cao, vừa sinh động và mang nhiều ý nghĩa.

Qua các cuộc phỏng vấn sâu, chúng tôi sẽ có cơ hội quan sát, cảm nhận nhiều
hơn về khách thể nghiên cứu của mình. Bởi vì, với đề tài nghiên cứu khoa học, mục
tiêu không chỉ là những thông tin, những kết luận có tính khám phá, mà quan trọng
hơn là những thông tin có ý nghĩa nhân văn và truyền tải được thông điệp của những
người nghiên cứu. Do vậy, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính là chính
với công cụ là phỏng vấn sâu.

Chúng tôi dự định tiến hành 15 cuộc phỏng vấn sâu:

- 10 cuộc phỏng vấn khách thể trực tiếp: NCT sống tại mái ấm.
- 5 cuộc phỏng vấn khách thể gián tiếp: Người quản lý và nhân viên tại mái ấm;
khách đến thăm hỏi NCT.

Ngoài ra đề tài còn kết hợp phân tích tư liệu sẵn có như sách, báo, internet và
quan sát NCT trong mái ấm giao tiếp với nhau như thế nào.

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, giới hạn của đề tài:

Đối tượng nghiên cứu:

Mối quan hệ tương tác giữa những NCT sinh sống tại Mái ấm tình thương Chùa
Diệu Pháp - 188 Nơ Trang Long, phường 13, Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh.

Phạm vi nghiên cứu:

Mái ấm tình thương Chùa Diệu Pháp, 188 Nơ Trang Long, phường 13, Quận
Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh.

Giới hạn của đề tài:

Đề tài chỉ nghiên cứu một phần của góc độ tâm lý của NCT, chúng tôi chỉ quan
tâm đến khía cạnh xây dựng cũng mối quan hệ tương giữa những NCT với nhau. Đồng
thời, cũng tìm hiểu thêm một phần mối quan hệ xã hội của NCT tại mái ấm.

6. Đóng góp mới của đề tài:

Đề tài nhằm hướng giúp tìm hiểu thêm một phần của đời sống tinh thần của
NCT đặc biệt là những NCT sống tại mái ấm. Bên cạnh đó, còn tìm ra được nguyên
nhân cũng như có những góp góp để cải thiện mối quan hệ của những NCT với những
người xung quanh.

7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn:

Ý nghĩa lý luận:

Đề tài là tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên cứu sau này, về vấn đề mối
quan hệ tương tác giữa những NCT sinh sống tại mái ấm. Ngoài ra còn làm rõ hơn
việc xây dựng mối quan hệ tương tác giữa những người cao tuổi nói chung và người
cao tuổi sống tại các mái ấm tình thương nói riêng. Từ đó góp phần làm sáng tỏ hơn
các lý thuyết xã hội học: thuyết nhu cầu, thuyết hành động xã hội, thuyết năng động
tâm lý.

Ý nghĩa thực tiễn:

Tìm hiểu về mối quan hệ tương tác giữa những NCT ở mái ấm nói riêng và đại
biểu cho những người cao tuổi sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn đúng hơn về mối quan
hệ tương tác giữa những NCT. Từ đó, để mọi người trong xã hội hướng đến các nhu
cầu NCT trong đời sống tình cảm.

8. Kết cấu của đề tài:

Để đề tài nghiên cứu “Mối quan hệ tương tác giữa những người cao tuổi sinh
sống tại mái ấm” được rõ ràng, mạch lạc và đi theo một kết cấu nhất định, đảm bảo
đầy đủ nội dung, bài báo cáo được chia làm các phần cụ thể như sau:
Thứ nhất, Phần mở đầu bao gồm các nội dung như: Tính cấp thiết của đề tài:
Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài; Lý do chọn đề tài, mục tiêu và nhiệm vụ của đề
tài; Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu; Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, giới
hạn của đề tài; Đóng góp mới của đề tài; Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn; Kết cấu
của đề tài. Tất cả các nội dung nêu trên, như là cơ sở ban đầu, hướng đi cho toàn bài
viết. Đồng thời, phần dẫn nhập trú trọng làm rõ mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. Đây
được xem như nội dung, công việc có tính nền tảng để đề tài nghiên cứu được tiến
hành đúng hướng và khoa học. Do vậy, khi xác định mục tiêu, nhiệm vụ cần được xây
dựng một cách kỹ lưỡng vừa mang tính thực tế vừa mang tính khoa học.
Thứ hai, Phần nội dung, bao gồm hai chương:
Chương I: Cơ sở lý luận và hướng tiếp cận lý thuyết: Nội dung nghiên cứu
cũng được phân mục cụ thể thành các phần nhỏ, giúp người đọc dễ dàng nắm bắt đề
tài: Các khái niệm có liên quan; Cách tiếp cận và lý thuyết ứng dụng; Câu hỏi nghiên
cứu; Khung phân tích.
Chương II: Kết quả nghiên cứu: đây là phần phân tích những thông tin, mẫu
phỏng vấn thu được qua quá trình khảo sát thực tế. Từ đó làm sáng rõ mục tiêu, nhiệm
vụ mà đề tài nêu ra và đối chiếu kết quả thu được với mục tiêu; ghi nhận những cái
làm được, chưa làm được. Đồng thời, phần kết quả nghiên cứu còn giải đáp những câu
hỏi, giả thuyết mà chính nhóm nghiên cứu đặt ra trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Thứ ba, Phần kết luận, đây là bước tổng kết lại toàn bộ nội dung của bài
nghiên cứu một cách ngắn gọn, cô đọng và nhấn mạnh lại những gì đã đạt được trong
quá trình nghiên cứu, những bài học kinh nghiệm. Ngoài ra, đề tài có thể đề cập đến
những ý kiến sáng tạo dựa trên những kết quả đã phân tích để làm khuyến nghị cho đề
tài.
PHẦN NỘI DUNG

Chương I: Cơ sở lý luận và hướng tiếp cận lý thuyết

1. Thao tác hóa khái niệm

1.1. Người cao tuổi

Người cao tuổi: hay còn gọi người cao niên hay người già là những người lớn
tuổi, thường có độ tuổi khoảng từ 60 trở lên. Pháp lệnh người cao tuổi ở Việt Nam (số
23/2000/PL-UBTVQH, ra ngày 28/04/2000) nhận định: "người cao tuổi có công sinh
thành, nuôi dưỡng, giáo dục con cháu về nhân cách và vai trò quan trọng trong gia
đình và xã hội".3

Không có định nghĩa khái niệm riêng biệt cho mối quan hệ tương tác, tuy nhiên
chúng tôi tìm được những khái niệm có tính liên quan với khái niệm trên.

1.2. Mối quan hệ xã hội

“Mối quan hệ xã hội là những quan hệ giữa người với người hình thành trong
quá trình hoạt động kinh tế, xã hội, chính trị, pháp luật, tư tưởng, đạo đức, văn hóa,...
Trong toàn bộ các quan hệ xã hội, quan hệ sản xuất là quan hệ có vai trò quyết định.
Những quan hệ xã hội khác (chính trị, văn hóa, pháp luật, đạo đức, tôn giáo,...) là
những quan hệ phụ thuộc nhưng cũng có tác động tích cực trở lại đối với quan hệ sản
xuất. Việc nhận thức mối liên hệ biện chứng ấy giữa các quan hệ xã hội là chỗ dựa cho
việc giải thích một cách khoa học về quy luật phát triển của xã hội. Vì vậy, khái niệm
về một mối quan hệ xã hội, trong thực tế có thể tham khảo một hoặc nhiều các loại
tương tác xã hội, có thể quy định tiêu chuẩn của xã hội, giữa những người có một vị trí
xã hội và thực hiện một vai trò xã hội.”4

1.3. Tương tác xã hội

Tương tác xã hội: có nhiều định nghĩa nhưng chúng tôi xin trích hai định nghĩa
dưới đây với hai nguồn sau:
3
Theo Bách khoa toàn thư mở - Wikipedia Tiếng Việt
4
Trang từ điển học và Bách khoa toàn thư của Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam
(http://bachkhoatoanthu.vass.gov.vn/noidung/tudien/Lists/GiaiNghia/View_Detail.aspx?
TuKhoa=quan%20h%E1%BB%87%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i
“Tương tác xã hội là sự tác động qua lại chi phối phụ thuộc lẫn nhau giữa các
chủ thể hành động trong việc thoả mãn vì nhu cầu xã hội căn bản của con người (Quá
trình thông tin và giao tiếp). Không đơn giản chỉ là hành động và sự phản ứng mà là
quá trình tương tác gián tiếp của ít nhất hai chủ thể hành động có sự thích ứng lẫn nhau
của các chủ thể. Tương tác xã hội diễn ra ở cả hai cấp độ vi mô và vĩ mô.” 5
“Tương tác xã hội là hình thức giao tiếp xã hội hay trao đổi giữa xá nhân và các
cộng đồng, trong đó mối quan hệ qua lại của chúng  được thưc hiện, hành động xã hội
được diễn ra và được sự thích ứng của một hành động này với một hành động khác,
qua đó cũng tìm thấy cái chung trong sự hiểu biểt tình huống, ý nghĩa hành động,
nhằm đạt được mức độ hợp tác nhất định hoặc sự đồng tình giữa chúng.” 6
Phân loại tương tác xã hội gồm:
+ Dựa vào mối liên hệ XH giữa các chủ thể hành động:
- Sự tiếp xúc không gian
- Sự tiếp xúc tâm lý
- Sự tiếp xúc XH
- Sự tương tác
- Quan hệ XH
+ Theo các dạng hoạt động chung
- Hoạt động cá nhân cùng nhau
- Hoạt động tiếp nối cùng nhau
- Hoạt động tương hỗ cùng nhau
+ Theo chủ thể hành động trong tãơng tác
- Tương tác liên cá nhân
- Tương tác cá nhân-xã hội
- Tương tác nhóm xã hội
- Tương tác nhóm-nhóm
- Tương tác nhóm-xã hội
- Tương tác giữa những cá nhân với tư cách là đại diện các nhóm khác nhau.
- Tương tác gián tiếp

1.4. Mái ấm tình thương

5
Theo định nghĩa Tương tác xã hội trên trang web Kilobooks.com.
6
Theo định nghĩa Tương tác xã hội trên trang web Tailieuontap.com
Không có định nghĩa chính xác cho khái niệm này, tuy nhiên có thể theo cách
đơn giản là: nơi dành cho những người cơ nhỡ như, trẻ em, NCT… sinh sống.

2. Cách tiếp cận và lý thuyết ứng dụng

2.1. Lý thuyết hành động xã hội7

Theo Max Weber, hành động xã hội khi xuất hiện khi hành động mang tư duy,
tình cảm của con người trong đó. Để có được một hành động xã hội, cá nhân phải xuất
phát từ nhu cầu, từ ý nghĩa của hành động đó đối với bản thân, với người khác chứ
không đơn thuần là những phản ứng có điều kiện trước những tác động bên ngoài của
hoàn cảnh (điều kiện sống). Có bốn loại hành động gồm Hành động do cảm xúc, Hành
động mang tính truyền thống, Hành động hợp lý vế giá trị và hành động hợp mục đích.

Hành động xã hội là sự trao đổi trực tiếp giữa các cá nhân cũng như các khuôn
mẫu quan hệ được cấu trúc hóa bên trên các nhóm, tổ chức, thiết chế và xã hội. Một
thực tế có thể quan sát được trong mọi tình huống cá nhân và công cộng hàng ngày là
hành động xã hội của con người diễn ra theo những quy tắc nhất định và trong những
hình thái nhất định, những quy tắc và hình thái này có một sứ bất biến tương đối. Đối
với các cá nhân, những điều trên là rõ ràng và hiển nhiên, dựa trên nhận thức và kinh
nghiệm thực tiễn. Nhưng xã hội học vượt qua nhận thức hàng ngày đó, đặt ra câu hỏi
về cơ sở và điều kiện của những hành động như vậy.

Cũng là lý thuyết hành động xã hội nhưng G.H. Mead lại chú trọng nhiều hơn
đến việc hành động xã hội được hình thành từ mối quan hệ liên cá nhân (người –
người). Ông cho rằng tương tác xã hội là rất quan trọng để con người được phát triển
nhân cách. Thuyết hành động của ông chú trọng vào hành động giao tiếp giữa người
với người.

2.2. Thuyết nhu cầu

7
TS. Trần Thị Kim Xuyến (Chủ biên), ThS.Nguyễn Thị Hồng Xoan (2009), Nhập môn Xã hội học, Nxb Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh, tr. 100 – 105.
Thuyết nhu cầu của Maslow nhằm giải thích những nhu cầu nhất định của con
người cần được đáp ứng như thế nào để một cá nhân hướng đến cuộc sống lành mạnh
và có ích cả về thể chất lẫn tinh thần, đồng thời giúp cho sự hiểu biết của chúng ta về
những nhu cầu của con người bằng cách nhận diện một hệ thống thứ bậc các nhu cầu.
Ông đã đem các loại nhu cầu khác nhau của con người, căn cứ theo tính đòi hỏi của nó
và thứ tự phát sinh trước sau của chúng để quy về 5 loại sắp xếp thành thang bậc về
nhu cầu của con người từ thấp đến cao.

Nhu cầu về sinh lý (physiological needs): Đây là nhu cầu cơ bản để duy trì
cuộc sống của con người như nhu cầu ăn uống, ngủ, nhà ở, sưởi ấm và thoả mãn về
tình dục,… Nếu thiếu những nhu cầu cơ bản này con người sẽ không tồn tại được.
Nhu cầu về an toàn (safety needs): Khi con người đã được đáp ứng các nhu
cầu cơ bản, tức các nhu cầu này không còn điều khiển suy nghĩ và hành động của họ
nữa, khi đó các nhu cầu về an toàn, an ninh sẽ bắt đầu được kích hoạt. Nhu cầu an toàn
và an ninh này thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần. Con người mong muốn có sự
bảo vệ cho sự sống còn của mình khỏi các nguy hiểm.
Nhu cầu về xã hội (social needs): Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu mong
muốn thuộc về một bộ phận, một tổ chức nào đó (belonging needs) hoặc nhu cầu về
tình cảm, tình thương (needs of love). Nhu cầu này thể hiện qua quá trình giao tiếp
như việc tìm kiếm và kết bạn, tìm người yêu, lập gia đình, tham gia cộng đồng nào đó,
đi làm việc, đi chơi….
Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs): Nhu cầu này còn được gọi là nhu
cầu tự trọng (self esteem needs) vì nó thể hiện 2 cấp độ: nhu cầu được người khác quý
mến, nể trọng thông qua các thành quả của bản thân và nhu cầu cảm nhận, quý trọng
chính bản thân, danh tiếng của mình.
Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs): Maslow mô tả nhu cầu
này như sau: nhu cầu của một cá nhân mong muốn được là chính mình, được làm
những cái mà mình sinh ra để làm. Nói một cách đơn giản hơn, đây chính là nhu cầu
được sử dụng hết khả năng, tiềm năng của mình để tự khẳng định mình, để làm việc,
đạt các thành quả trong xã hội và được mọi người công nhận.
Sau đó, vào những năm 1970 và 1990, sự phân cấp đã được Maslow hiệu chỉnh
thành 7 bậc và cuối cùng là 8 bậc: Nhu cầu cơ bản (basic needs), nhu cầu về an toàn
(safety needs), nhu cầu về xã hội (social needs), nhu cầu về được quý trọng (esteem
needs), nhu cầu về nhận thức (cognitive needs), nhu cầu thẩm mỹ (aesthetic needs),
nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs), sự siêu nghiệm (transcendence).
Theo Maslow thì các nhu cầu của con người phải thỏa mãn các trình tự thang
bậc mà ông đưa ra. Ông cho rằng mỗi cá nhân sau khi đạt một nhu cầu căn bản nào đó
thì mới tiếp tục hành động để thỏa mãn những nhu cầu tiếp theo.8
Thuyết nhu cầu của A. Maslow là thuyết đạt tới đỉnh cao trong việc nhận dạng
các nhu cầu tự nhiên của con người nói chung. Cho đến nay, chưa có thuyết nào thay
thế tốt hơn thuyết này mặc dù cũng có khá nhiều “ứng cử viên" có ý định thay thế.
Theo thuyết A. Maslow, nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành các thang
bậc khác nhau từ "đáy” lên tới “đỉnh”, phản ánh mức độ "cơ bản” của nó đối với sự
tồn tại và phát triển của con người vừa là một sinh vật tự nhiên, vừa là một thực thể xã
hội.

Nhóm áp dụng lí thuyết này vào cho thấy nhu cầu xây dựng mối quan hệ tương
tác cũng là một trong những nhu cầu phải có của con người. Đồng thời, nhu cầu này ở
bật thứ 3 của tháp. Qua lý thuyết này, nhóm sẽ nhận định được nguyên nhân dẫn đến
mối quan hệ tương tác của NCT.

8
Trích: Ts.Trần Thị Kim Xuyến (chủ biên). Ths. Nguyễn Thị Hồng Xoan. Nhập môn
xã hội học. Nxb Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh.
2.3. Thuyết hành vi

Lý thuyết hành vi có nguồn gốc từ Nga với những thực nghiệm của Pavlov,
gồm quá trình thực nghiệm điều kiện hóa phản ứng của con chó để đáp ứng (tiết nước
bọt) khi nghe tiếng chuông chứ không phải khi nhìn thấy thức ăn, nhưng việc áp dụng
lý thuyết hành vi trong tâm lý trị liệu chỉ được bắt đầu vào mãi thời gian sau này chứ
không phải ngay thời điểm đó. Pavlov chỉ cho ta thấy rằng tất cả chúng ta đều được
điều kiện hóa để hành động theo một cách khác nếu chúng ta muốn có những thay đổi
hiệu quả.

Thuyết hành vi Watson (1912) đã dấy lên một làn sóng lớn ở Mỹ về quan niệm
hành vi. Theo ông, tâm lí học hành vi không mô tả, không giảng giải các trạng thái ý
thức, mà quan tâm đến hành vi của tồn tại người. Các sự kiện quan sát thấy đều được
lý giải theo nguyên tắc: khi có một kích thích nào đó tác động vào cơ thể tạo ra một
phản ứng nhất định. Do đó, mọi hành vi do có thể tạo ra đều được biểu đạt theo công
thức kích thích – phản ứng (S - R), và hành vi chỉ còn lại là các cử động bề ngoài,
hoàn toàn không liên quan gì với ý thức được coi là cái bên trong.

Skinner là một lớp học tâm lý học hành vi người Mỹ, ông là người tiếp nối tư
tưởng của Watson. Lý thuyết này đơn giản như sau: loại trừ hoặc dập tắt hành vi
không mong muốn bằng cách loại bỏ những yếu tố củng cố và thay thế nó bằng một
hành vi mong muốn và hỗ trợ để đạt được nó. Thay đổi hành vi được dùng để thay đổi
rất nhiều loại hành vi khác nhau từ nghiện đến nhút nhát, đến tự kỷ, và thậm chí đến
những bệnh lý nghiêm trọng trong tâm thần như tâm thần phân liệt. Nó tỏ ra rất hiệu
quả đối với trẻ em có rối loạn chống đối. Skinner xây dựng thuyết hành vi xã hội.
Thuyết này xây dựng trên nguyên tắc phản ứng, lấy các khái niệm củng cố, thích nghi,
cân bằng với môi trường làm các khái niệm cơ bản.

Áp dụng thuyết: chúng tôi muốn thấy được sự thay đổi hành vi của người cao
tuổi trong những hoàn cảnh thiếu thốn về đời sống tinh thần. Yếu tố hành vi có tác
động như thế nào đến tâm lý những người cao tuổi?

3. Câu hỏi nghiên cứu

Làm đề tài này chúng tôi đặt ra những câu hỏi như sau:
- Mối quan hệ tương tác của NCT tại mái ấm như thế nào?

- Những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc xây dựng mối quan hệ thân thiết của NCT?

- Lợi ích của việc xây dựng mối quan hệ tương tác giữa NCT là gì?

4. Khung phân tích

Bản thân NCT trong Người tới Quản lý, nhân viên
NCT mái ấm thăm mái ấm mái ấm

Mối quan hệ tương tác giữa


những NCT với nhau

Mối quan hệ tương Nguyên nhân ảnh


tác lẫn nhau giữa Lợi ích của việc xây
hưởng đến thiết lập dựng mối quan hệ
các cụ trong hiện mối quan hệ tương
tại. tương tác giữa NCT
tác giữa những
NCT với nhau.

5. Khái quát quá trình nghiên cứu

5.1. Khái quát tình hình quận Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh

Quận Bình Thạnh có diện tích: 2076 ha, dân số: 464397 người. Gồm 21 dân tộc
sinh sống, đa số là người Kinh.

Quận Bình Thạnh nằm về phía Đông Bắc thành phố Hồ Chí Minh, ở vị trí cửa
ngõ thành phố, là vùng đất có một vị trí chiến lược quan trọng. Phía Đông Bắc giáp
với quận 2 và Thủ Đức; ở phía Nam, Bình Thạnh và quận 1 cách nhau bởi con rạch
Thị Nghè; về phía Tây - Tây Bắc giáp với quận Gò Vấp và Phú Nhuận. Quận Bình
Thạnh có sông Sài Gòn bao quanh mạn Đông Bắc.

Quận Bình Thạnh được xem là một nút giao thông quan trọng của thành phố Hồ
Chí Minh bởi vì Bình Thạnh là điểm đầu mối gặp gỡ các quốc lộ: Quốc lộ 1, Quốc lộ
13; là cửa ngõ đón con tàu thống nhất Bắc Nam qua cầu Bình Lợi vào ga Hòa Hưng và
lại có Bến xe khách Miền Đông.

Bình Thạnh là một trong những khu vực có người cư trú khá cổ xưa của thành
phố, nơi qui tụ của nhiều lớp cư dân qua các thời kỳ lịch sử hình thành Thành phố Hồ
Chí Minh ngày nay. Ở Bình Thạnh, cho đến nay, hầu như có mặt nhiều người từ Bắc,
Trung, Nam đến sinh sống lập nghiệp .Chính vì vậy mà các hoạt động văn hóa vừa
phong phú vừa đa dạng. Những lớp dân cư xưa của Bình Thạnh đã đến đây khai phá,
sinh nhai, trong hành trang của mình, văn hóa như một nhu cầu quan trọng để sống và
tồn tại. Mặt khác, trong buổi đầu chinh phục vùng đất Bình Thạnh hôm nay, những
người Bình Thạnh xưa đã phải chống chọi với bao nổi gian nguy, khắc nghiệt của
thiên nhiên, sinh hoạt văn hóa đã trở nên chỗ dựa cần thiết. Bên cạnh nền văn hóa vốn
có, những lớp dân cư xưa ấy đã có thêm những nét văn hóa mới nảy sinh trong công
cuộc khai phá, chinh phục thiên nhiên và rồi để truyền lại cho con cháu hôm nay như
một truyền thống văn hóa.

Tại quận Bình Thạnh, có nhiều các cơ sở tôn giáo làm các hoạt động tương trợ
xã hội, trong đó, Mái ấm tình thương chùa Diệu Pháp là điểm đến của những người mộ
đạo đi hành hương lễ Phật, cúng dường làm phúc.

5.2. Tổng quan Mái ấm tình thương chùa Diệu Pháp

Mái ấm tình thương chùa Diệu Pháp do cố hòa thượng Thích Tâm Khai sáng
lập vào đầu năm 1990 để nuôi dưỡng, cưu mang những người già yếu, bệnh tật không
con cháu hoặc bị con cháu bỏ rơi, có hoàn cảnh neo đơn, không nơi nương tựa. Cơ sở
vật chất ban đầu chỉ là một gian nhà lá mộc mạc vỏn vẹn vài chục mét vuông nằm
cạnh điện thờ, mái tường bị nứt do sạt lỡ đất, chỉ nuôi dưỡng và người.

Mái ấm chùa Diệu Pháp là nơi nương tựa của các cụ già neo đơn, tàn tật, nhiều
cụ còn bị mắc bệnh hiểm nghèo, sức khỏe yếu, mọi sinh hoạt đều phải nhờ đến sự trợ
giúp của người khác. Các cụ đến từ khắp ba miền Bắc, Trung, Nam với nhiều hoàn
cảnh khác nhau, người không con, không cháu, cô đơn không nơi nương tựa, người bị
con cháu ruồng bỏ, người thì con cháu không nuôi nổi nên cũng xin vào mái ấm.
Ngày 14 tháng 7 năm 2007, chùa Diệu Pháp đã khánh thành cơ sở bảo trợ xã hội mái
ấm tình thương mới rộng hơn 300 mét, gồm một trệt, hai lầu, sức chứa tối đa 100
người, với những trang thiết bị cơ bản phục vụ đời sống người già, bệnh tật.

Thời gian đầu, số lượng các cụ già ở mái ấm tình thương chùa Diệu Pháp chỉ độ
hơn 10 người nhưng về sau các cụ tìm về ngày một đông; năm 2011 đã có 55 cụ và
hiện tại bây giờ thì số lượng chỉ còn 38 người do các cụ bệnh tật nhiều, sức lại yếu.
Bây giờ Chủ nhiệm chính của mái ấm là thầy Thích Nhuận Quang.

Từ tháng 8 năm 2012, NCT tại cơ sở xã hội được trung tâm đáp ứng nhiều mặt
để nâng cao đồi sống tinh thần. Đặc biệt là về mặt tâm linh, nhiều cụ tại trung tâm
thường xuyên được theo đoàn xe của chùa đến tham quan học hỏi tại các cơ sở phật
giáo khác nhau.

Đồng thời bên cạnh đó cơ sở còn liên kết với các bác sỉ tình nguyện tại thành
phố Hồ Chí Minh để khám chữa bệnh và cấp phát thuốc miên phí. Theo dõi sức khỏe
hàng tháng cho các cụ, để đảm bảo rằng các cụ tại trung tâm có một sức khỏe dồi dào
sống một cuộc sống hạnh phúc cùng mọi người tại trung tâm.

Vào những dịp lễ như Vu Lan báo hiếu, tết Trung Thu hằng năm, các ngày lễ
khác, cơ sở xã hội cùng với cac mạnh thường quân tại chùa tiến hành tổ chức các sự
kiện thiện nguyện nhằm giúp đở những người khó khăn. Trong các ngày này, cơ sở tạo
điều kiện cho các cụ hoạt động cùng mọi người đề không cảm thấy cô đơn và thấy
rằng cuộc sống của mình ý nghĩa hơn.

Song song các hoạt động đó, cơ sở xã hội chùa Diệu Pháp còn kết hợp với các
sinh viên tình nguyện tại các trường đại học trên địa bàn thành phố thường xuyên đến
thăm hỏi, trò chuyển cùng các cụ, tổ chức tư vấn sức khỏe và hướng dẫn các cụ cách
chăm sóc bản thân, các hoạt động vận động cơ thể và trí não thu hút được sự tham gia
nhiệt tình của các cụ tại trung tâm.
Những hoạt động mà cơ sở xã hội chùa Diệu Pháp đang thực hiện có nghĩa rất
lớn về mặt an sinh xa hội, chăm lo cho cuộc sống người cao tuồi có hoàn cảnh khó
khăn, là tiềm năng động lực thúc đẩy cái nhìn của xã hội về thực trạng người cao tuổi
hiện nay ở nước ta. Góp phần thúc đẩy sự phát triển nên kinh tế xã hội khi đã giúp nhà
nước giải quyết đươc một vấn đề khá to lớn.

5.3. Tình hình NCT tại Việt Nam9

Cơ cấu dân số nước ta hiện nay đang trên tiến trình già hóa, nó làm ảnh hưởng
rất lớn cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Trong lĩnh vực xã hội, già hóa sẽ làm ảnh
hưởng đến việc chăm sóc sức khỏe cũng như cơ cấu gia đình còn trong lĩnh vực kinh
tế sẽ làm giảm nguồn lao động, tăng các gánh nặng cho gia đình và xã hội. Các vấn
đề về chăm sóc sức khỏe và an sinh xã hội tăng dần theo từng năm.

Ông Đàm Hữu Đắc, Phó chủ tịch thường trực Hội người cao tuổi cho biết, Việt
Nam (VN) hiện có khoảng 8,15 triệu người cao tuổi, chiếm 9,4% dân số, tuổi thọ trung
bình đã gần đạt 73 tuổi. Dự báo, tỷ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên ở VN sẽ chạm ngưỡng
10% tổng dân số vào năm 2017, tức là dân số VN chính thức bước vào giai đoạn “già
hóa” từ năm 2017. Dự đoán từ năm 2017 - 2037, VN sẽ có tỷ trọng người từ 60 tuổi
trở lên lớn hơn hoặc bằng 20% tổng dân số. Đây cũng là những con số đáng lo ngại về
vấn đề già hóa, khi đất nước ta chưa đáp ứng đủ mọi mặt cho cao tuổi

Theo Hội thảo công bố kết quả “Điều tra quốc gia về người cao tuổi Việt Nam”
do Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam phối hợp với Hội Người cao tuổi Việt Nam, Viện
nghiên cứu y - Xã hội học và công ty nghiên cứu và Tư vấn Đông Dương tổ chức vào
năm 2012 cho biết gần 59% người cao tuổi đang làm các công việc khác nhau, khoảng
85% người cao tuổi tự làm việc. Trong khi ấy, vấn đề tài chính có tới 63% người cao
tuổi cho rằng cuộc sống còn thiếu thốn.

Theo kết quả Điều tra Gia đình Việt Nam năm 2006 của Bộ Văn hóa – Thể thao
– Du lịch, phần lớn NCT (64%) cho biết họ gặp khó khăn trong cuộc sống, trong đó
46% sức khỏe yếu, 34% không đủ tiền sinh hoạt, 17,8% không đủ tiền chữa bệnh.
Giữa các nhóm trong dân số cao tuổi cũng có sự khác biệt nhất định, khó khăn về sức

9
http://suckhoesinhsan.org/index.php?option=com_content&view=article&id=6483:cong-b-kt-qu-iu-tra-quc-gia-
v-ngi-cao-tui-vit-nam--gia-hoa-thc-s-la-thanh-tu-&catid=262:him-mun&Itemid=695
khỏe tập trung ở nhóm 80+ (61,3%) và giảm xuống 39,9% ở nhóm 60-69 tuổi. Trong
khi đó, tỷ lệ NCT không đủ tiền sinh hoạt lại tập trung ở nhóm 60-69 tuổi (36,7%) và
giảm xuống 22,5% ở nhóm từ 80 tuổi trở lên.

Tiến sĩ Hoàng Mộc Lan nhận định trong “Đời sống tinh thần của người cao tuổi
Việt Nam”: “Hoạt động xã hội của người cao tuổi hiện nay co lại trong phạm vi gia
đình, thân tộc nhiều hơn. Các hoạt động xã hội rộng lớn, mang tính cộng đồng làng, xã
còn rất nghèo nàn. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến lạc hậu về thời cuộc và cô
đơn trong cuộc sống của người cao tuổi.”

Một nghiên cứu khác của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối
hợp cùng Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam, Viện nghiên cứu Y – Xã hội học
và Công ty Nghiên cứu và Tư vấn Đông Dương thì Có đến 63% người cao tuổi (NCT)
cho rằng cuộc sống còn thiếu thốn; 59% NCT đang làm các công việc khác nhau; 50%
số NCT tuổi được phỏng vấn cho rằng tình trạng sức khỏe hiện tại là yếu hoặc rất
yếu... Kết quả “Điều tra quốc gia về người cao tuổi Việt Nam” vừa được công bố ngày
4/5 đã cho thấy những khó khăn mà NCT đang phải đối mặt trong bối cảnh tốc độ già
hóa dân số đang tăng nhanh. Hơn 4.000 người đại diện cho nhóm dân số cận cao tuổi
và cao tuổi (từ 50 tuổi trở lên) đã được phỏng vấn trong cuộc điều tra này cho thấy một
bức tranh chung về đời sống của NCT Việt Nam. Kết quả điều tra cho thấy về điều
kiện sống của NCT chưa được như mong muốn. Hầu hết số NCT sống trong các gia
đình có sử dụng điện lưới quốc gia, 80% số NCT sống trong gia đình có hố xí tự hoại
nhưng chỉ có chưa đầy 1/3 số hộ có NCT được sử dụng nước máy cho sinh hoạt và ăn
uống. TS Giang Thanh Long - Phó Viện trưởng Viện Chính sách Công và Quản lý,
Đại học Kinh tế Quốc dân, Trưởng nhóm điều tra cho hay: Theo kết quả điều tra 60%
NCT sống trong nhà bán kiên cố. So với số liệu báo cáo của Quỹ Dân số Liên Hợp
Quốc (UNFPA) năm 2011 thì đây là những con số thể hiện sự cải thiện rõ rệt về điều
kiện nhà ở. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 7% NCT đang sống trong nhà tạm hoặc loại
nhà tương đương.

Tự đánh giá về tình hình tài chính của gia đình, có đến 63% NCT cho rằng cuộc
sống còn thiếu thốn. Khoảng 35% cho rằng cuộc sống đầy đủ và chưa đến 2% nói rằng
cuộc sống rất đầy đủ. So với 3 năm trước, cảm nhận của người cao tuổi cho thấy có
đến khoảng 30% cho rằng cuộc sống tốt hơn, còn lại cho rằng cuộc sống vẫn không
thay đổi (gần 39%), thậm chí kém hơn trước (24%). Từ số liệu thu thập được cho thấy,
nguồn thu nhập chính của NCT chủ yếu từ hai nguồn: làm việc (29,4%) và được hỗ trợ
từ con cái (31,9%), còn các khoản trợ cấp xã hội và lương hưu chiếm khoảng 25% thu
nhập. Chính vì vậy, để đảm bảo cho cuộc sống vật chất của mình, 59% NCT vẫn đang
phải làm các công việc khác nhau, trong đó phần lớn làm nông nghiệp. Phần lớn, tiền
tiết kiệm được NCT để dành cho công việc khẩn cấp như ốm đau, bệnh tật chiếm tới
67%, tiếp đó dành cho con cháu là 12% và chỉ có 10% là dành cho việc dưỡng già.

Người cao tuổi được gia đình và xã hội tôn trọng và có đóng góp tích cực cho
công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Tuy nhiên, các thống kê và nghiên cứu gần
đây cho thấy NCT vẫn thuộc nhóm dân số dễ bị tổn thương và nghèo nhất.

Hiện tượng nữ hóa dân số NCT ở nước ta đang diễn ra mạnh mẽ; xu hướng
người già ít sống với con cháu trở nên phổ biến, là thách thức đối với công tác chăm
sóc NCT hiện nay. Cũng theo nghiên cứu, có tới trên 50% số NCT được phỏng vấn
cho rằng tình trạng sức khỏe hiện tại là yếu hoặc rất yếu, gần 50% trong số họ không
đủ tiền để chi trả cho các dịch vụ y tế. Có tới gần 46% NCT từ 50 trở lên bị đau ốm
hoặc chấn thương cần điều trị nhưng không nhận được bất kỳ điều trị nào. Mặt khác,
chỉ có 50% NCT biết đến quyền được hưởng trợ cấp hoặc mừng thọ, còn các quyền lợi
khác thì tỷ lệ NCT biết rõ còn khá khiêm tốn.

Theo kết quả nghiên cứu, tỷ lệ NCT bị đối xử không tốt như bị nói nặng, bị từ
chối nói chuyện, bị đánh đập hoặc đe dọa không cao nhưng có sự khác biệt rõ rệt giữa
các nhóm dân số.

Về cảm giác buồn hoặc thất vọng, tỷ lệ người cao tuổi có cảm giác này ít nhất
một vài lần trong tuần là khoảng 40%. Tỷ lệ người cao tuổi có cảm giác này hầu như
cả tuần dao động từ 7-8%, song tăng lên gần gấp 2 ở nhóm NCT trên 80 tuổi (15,5%).
Có gần 30% người cao tuổi không thể chia sẻ với ai khi cảm thấy không vui hoặc
buồn.

Từ những khảo sát tình hình chung và thực tế, chúng tôi tạm thời đưa ra kết
luận : NCT là đối tượng cần được quan tâm toàn diện về cả vật chất lẫn tinh thần. Mặt
khác, việc xây dựng các mối quan hệ tương tác giữa người với người luôn cần thiết ở
mỗi giai đoạn tuổi. Ở từng lứa tuổi khác nhau sẽ có cách nhìn nhận và đặt nền móng
mối quan hệ khác nhau. NCT luôn ít mở lòng hoặc cho co cụm trong cụm nhỏ theo
từng đặc điểm riêng biệt nhóm. Do đó, cần hỗ trợ họ xác định và định hình các mối
quan hệ tương tác. Lên án các hành vi ngược đãi hay xâm phạm đến sức khỏe tinh thần
và thể xác người cao tuổi. Quan tâm chăm sóc đặc biệt dành cho NCT tại gia đình đặc
biệt là người cao tuồi tại các trung tâm bảo trỡ xã hội. Tránh gây những tổn thương
tâm lý do vô tình hay cố tình chúng ta gây ra cho NCT. Điều góp phần rất lớn đối với
NCT, tác động không nhỏ đến người cao tuổi làm cho họ cảm thấy yêu đời hơn và kéo
dài tuổi thọ. Mặt khác, chúng ta duy trì được truyền thống hiếu thảo với ông ba của tổ
tiên để lại, là tấm gương sáng đề tuổi trẻ noi theo.

Song song đó, việc quan tâm đến NCT còn góp phàn làm cho nền kinh tế được
phát triển hơn khi 1 vấn đề được giải quyết thì sẽ có điều kiện quan tâm đến những vấn
đề khác trong xã hội.
CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thực trạng mối quan hệ tương tác của những NCT tại mái ấm

1.1. Mối quan hệ tương tác giữa những NCT với nhau tại mái ấm

NCT là một trong những đối tượng có nhiều đặc điểm tâm lý rất riêng biệt. Ở
độ tuổi này, chúng ta thấy có rất nhiều sự thay đổi tâm lý, những diễn biến phức tạp
của tâm lý đôi khi làm cho đời sống tinh thần của họ thay đổi rõ rệt. Khác với những
NCT nói chung, những NCT tại Mái ấm tình thương Chùa Diệu Pháp đa số đều xuất
thân nghèo khó, sống cuộc đời khổ cực, không gia đình, không của cải, không có nơi
nương tựa,… Chính vì vậy, đặc điểm tâm lý của họ có nhiều nét khác biệt.

Biểu hiện cụ thể đó là khả năng chịu đựng. Đối với một số NCT khả năng chịu
đựng xuất phát từ những kinh nghiệm sống của bản thân, qua quá trình tương tác với
xã hội thì những NCT ở Mái ấm tình thương Chùa Diệu Pháp lại học hỏi được những
khả năng ấy thông qua việc bương chải với cuộc sống, lăn lộn với những khó khăn nảy
sinh từ hoàn cảnh bất hạnh của mình. Những người sống ở đây có những hoàn cảnh
khác nhau: người thân không quan tâm chăm sóc, gia cảnh khó khăn, không có nhà ở,

“Lúc trước tôi sống khổ quen rồi…” (Cụ M, 75 tuổi, PVS 2)

Chia sẻ của cụ Đ “Hồi kia bà không có chỗ ở đi ngoài đường thầy thấy thế nên
đưa bà vào đây cho có chỗ ăn chỗ ở, chứ bà có giấy tờ gì đâu.” (82 tuổi, PVS 1)

Cụ N.T.K.L lại chia sẻ: “Thì sống chết có số mà” (78 tuổi, PVS 6)

Những chia sẻ trên của các cụ chứng minh cho những suy nghĩ của người đã
sống hơn nữa đời người. Tin vào số mệnh, tin vào một sự tín ngưỡng thần thánh như
Phật Trời… thể hiện trong việc đọc kinh, đi lễ chùa. Họ chấp nhận những khó khăn
hay mất mát như một điều hiển nhiên.

Không những thế, nét điển hình trong đặc điểm tâm lý của những người NCT
tại Mái ấm còn biểu hiện ở sự an phận. Điều này xuất phát từ khi NCT vào sống tại
Mái ấm. Trải qua rất nhiều biến cố trong cuộc sống, với các cụ việc được nhận vào
sống tại Mái ấm đã là sự may mắn. Ở trong Mái ấm đã không còn phải chịu cảnh nắng
31

mưa, không phải lo lắng đến từng bữa ăn hằng ngày, lại được sống trong môi trường
sạch sẽ, thoáng mát, an toàn, được đọc sách báo, được sống trong sự quan tâm của
những người cùng cảnh ngộ, lại có người chăm sóc và nhất là được Quý Thầy lo hậu
sự lúc chẳng may, như vậy là đã cảm thấy mãn nguyện.

Cụ M, 75 tuổi cho hay: “Thỉnh thoảng chùa tổ chức tập dưỡng sinh, ngồi thiền,
đọc kinh nhưng tôi ít tham gia lắm.” (PVS 2)

Cụ L.B.N, 53 tuổi trả lời câu hỏi cảm nhận cuộc sống của cụ tại mái ấm là
“Cũng tốt lắm.” hay cụ N.T.K.L cũng có đánh giá tương tự “Ừ, đây vậy là tốt rồi.”

Vì vậy, họ bằng lòng với cuộc sống hiện tại và cho rằng như vậy đã là tốt,
không hề có mong ước cũng như đòi hỏi gì thêm.

Tuy nhiên, cuộc sống không lúc nào toàn vẹn, đôi lúc cũng có những điều khiến
họ không vui. Những NCT vào đây chủ yếu là những người có hoàn cảnh khác nhau,
từ nghèo khó đến có nguồn thu nhập trước khi vào mái ấm. Từ đấy, họ dễ tìm đến sự
đồng cảm với những hoàn cảnh giống như mình, yêu thương, đùm bọc, chia sẻ những
niềm vui, nỗi buồn, quan tâm chăm sóc cho nhau những lúc ốm đau, bệnh tật. Nhưng
đôi khi họ cũng tỏ thái độ ghen ghét, đố kị, mâu thuẫn với nhau. Tất cả được thể hiện
qua mối quan hệ tương tác giữa những NCT tại mái ấm. Từ đấy chúng tôi phân tích
mối quan hệ giữa NCT với nhau thành, mối quan hệ tích cực và mối quan hệ tiêu cực.

1.1.1. Mối quan hệ tích cực

Trong quá trình thực hiện đề tài, qua những quan sát, cũng như hiểu biết về cơ
sở, tạo lập được sự tin tưởng với NCT nơi đây, chúng tôi khai thác và nhận được về
mối quan hệ tương tác của các cụ và tiến hành phân tích.

NCT có những mối quan hệ tích cực và có khả năng phát triển tiếp tục với
nhiều lí do. Thứ nhất, cùng nhau sống dưới một Mái ấm nên phần nào NCT có những
sự tương đồng về cuộc sống, có sự chia sẻ với nhau. Vì thế, họ cũng giành tình cảm
đùm bọc, yêu thương lẫn nhau để tạo một không khí vui vẻ hòa đồng thoải mái để các
cụ cảm nhận được đây chính là một gia đình, làm vơi đi phần nào những nỗi đau hay
những tổn thương trong quá khứ.
32

“Những lúc rảnh cụ cũng hay sang phòng bên cạnh chia sẻ với nhau cuộc sống
trước đây như thế nào.” (Cụ Mấy, 75 tuổi, Phỏng vấn sâu số 2)

Đặc biệt là trong những lúc ốm đau. Cụ cũng chia sẻ thêm:

“Như cháu thấy đó, nhân viên làm việc tại mái ấm còn ít mà các cụ ở đây già
cả rồi mắc bệnh thì nhiều nên cụ thường giúp đỡ các cụ khác yếu hơn, có đêm có một
cụ đi vệ sinh ngã trong nhà vệ sinh cụ và một số cụ khác cùng nhau dìu cụ đó vào
phòng”

“Một số cụ tốt lắm cháu à, cụ bị đau khớp chân vì thế đi lại khó khăn, có lần cụ
ngã trong phòng vệ sinh các cụ giúp đỡ cụ, cụ không giặt đồ được các cụ cũng giặt
giùm cho cụ cháu à.” (Cụ Đ, 82 tuổi, Phỏng vấn sâu số 1)

Thứ hai, NCT tại đây chia sẻ với nhau về câu chuyện trong quá khứ, hỗ trợ
nhau những lúc vắng nhân viên chăm sóc đơn giản như: đỡ nhau khi ngã, giặt quần áo
giúp nhau… Từ đấy, các cụ gần nhau hơn, chưa kể các cụ còn có cùng chung một
niềm tin tôn giáo. Dần dần các cụ nhận ra rằng, sống chung trong một phòng thì việc
quan tâm, chia sẻ với nhau là việc cần thết hơn bao giờ hết, đó là một nhu cầu không
thể thiếu để giúp các cụ vượt qua những khó khăn, những tổn thương mà các cụ đã và
đang gặp phải. Ngoài ra các cụ còn hỗ trợ nhau về vật chất. Một số cụ có con kết
nghĩa hoặc có cháu nuôi tới thăm cho tiền với quà các cụ không giữ riêng cho mình mà
chia sẻ với những người trong phòng. Cụ L.B.N tâm sự: “Mọi người sống ở đây cũng
tốt cả thôi, những ai có lương nhận hàng tháng thường cho mỗi người một ít để mua
đồ ăn sáng thay đổi khẩu vị”. “Khi cụ L.T.M mất đi tôi buồn lắm, mà tôi cũng chẳng
biết làm gì cả khi mắt tôi không thấy rõ đường đi tôi phải nhờ cụ L dẫn qua chùa thắp
nhang cho cụ M.” (53 tuổi, PVS số 5)

1.1.2. Mối quan hệ tiêu cực

Bên cạnh những tình cảm tốt đẹp yêu thương đùm bọc lẫn nhau thì vẫn còn một
số cụ mâu thuẫn với nhau. Biểu hiện rõ nhất là trong giao tiếp hằng ngày, đó là sự bất
đồng quan điểm, đôi khi có những lời qua tiếng lại giữa các cụ trong phòng, kể cả khác
phòng. Không phải hiển nhiên mà có lời nhận xét: “Mọi người sống ở đây một số
33

người thì đối xử với nhau rất tốt một số cụ thì đối xử với nhau như kẻ thù vậy” (cụ
N.T.K.L, 78 tuổi, PVS 6).

Với người có thường sang trò chuyện cùng những cụ phòng khác như cụ M
cũng lên tiếng: “Thân thiết à (cười) không có chuyện đó đâu, ở trong này sống đa
phần đố kỵ, ghen ghét lẫn nhau con à.” (PVS 2)

Nhân viên làm việc tại cơ sở cũng cho biết: “Các cụ đều lớn tuổi, mà người già
thường khó tính, cho nên mặc dù cùng chung cảnh ngộ nhưng các cụ vẫn không thể
hòa đồng với nhau. Các cụ ít cảm thông với nhau mà còn ganh tị lẫn nhau, nói xấu
lẫn nhau.” (Cô H, PV số 1)

Không chỉ dừng lại ở đó, đôi lúc họ còn rất hay đi nói xấu nhau, thậm chí chỉ vì
những lý do rất đơn giản hay những lỗi nhỏ nhặt trong đời sống hằng ngày. Đó có thể
là việc vô tình va chạm, làm rơi đồ, chuyện ăn uống,… cũng có thể dẫn tới cãi vả
nhau, có trường hợp còn gây lộn, xô xát, đánh đập và chửi bới lẫn nhau khiến cho
nhân viên và Ban Quản lý cũng phải đau đầu. Theo lời của chị T. làm việc tại mái ấm:
“Các cụ ở đây tính khí thất thường lắm, không ai vừa lòng ai, chúng tôi đã chứng kiến
nhiều trường hợp các cụ trong mái ấm cãi nhau vì một chuyện nhỏ mà xô xát nhau
luôn”.

Khi trao đổi thầy T.N.Q – quản lý mái ấm về những mâu thuẫn của các cụ trong
mái ấm, thầy cũng cho biết: “Cũng có chứ con, sống với nhau lâu, cũng có người này
không thích người kia, cũng có cãi nhau… nhưng con thấy ông bà mìh lớn tuổi ở nhà
sao thì mấy cụ ở đây cũng vậy thôi.” (PVS 3)

Như vậy, rõ ràng NCT tuy dể tiếp xúc nhưng cũng không có nghĩa là đơn giản
để hòa nhập với nhau. Khác biệt về tuổi tác, vùng miền, giọng nói, hoàn cảnh trước
khi vào mái ấm… cũng là những trở ngại cho mối quan hệ của NCT với nhau. Theo
khảo sát của chúng tôi, độ tuổi của các cụ có từ 53 tuổi là thấp nhất đến hơn cả 100
tuổi.

Quan tâm nhau có nhiều, nhưng khác biệt nhiều về tính cách, bàng quan việc
mình cũng khiến mối giao hảo giữa các cụ có sự mâu thuẫn và những hành động, ứng
xử không hay với nhau.
34

“Nó ghét bà, bà cũng không quan tâm.” (Cụ L, 72 tuổi, PVS số 4)

Câu trả lời của cụ L, khi được đặt câu hỏi “Sao các cụ cùng phòng lại không
nói chuyện với nhau?” cũng nói lên những khúc mắc nho nhỏ cũng dẫn đến ngay phản
ứng tiêu cực. Có khi các danh xưng cũng bị đảo lộn bởi điều trên, không ít lần trong
cuộc trò chuyện với cụ L để ám chỉ những người xung quanh cụ đều xử dụng “nó” hay
như cách goi “chúng nó” của cụ N.T.T “Vậy mà chúng nó rắp tâm nói xấu tôi, nói tôi
tè dầm rồi mách với thầy cho tôi chuyển lên tầng 2”.

Chính những điều làm nảy sinh những khó khăn này mà khó có thể khắc phục
được trong mối quan hệ của NCT với nhau.

1.1.3. Mối quan hệ giữa NCT với người quản lý, nhân viên ở mái ấm

Ngoài việc người lớn tuổi sống trong mái ấm cần được quan tâm về mối quan
hệ lẫn nhau ,thì với nhân viên hay người quản lý cũng cần có sự chú tâm. Trong quá
trình quan sát và trao đổi với các cụ chúng tôi nhận được nhiều ý kiến đánh giá nhưng
có thể phân làm hai hướng là tích cực và tích cực.

Khi được hỏi đến mối tương tác giữa NCT với Thầy Thích Nhuận Quang chúng
tôi nhận được những câu trả lời như: “Quý thầy lo và thương chúng tôi lắm.Quý thầy
cũng thường hay qua thăm chúng tôi, quý Thầy đối xử với chúng tôi là rất tốt” như lời
cụ T.T.H (73 tuổi) hay nhận xét của cụ V (101 tuổi) “Quý thầy ở đây còn trẻ nhưng
đối xử với người già rất tốt”.

“Quý thầy cũng thường hay qua thăm chúng tôi, quý Thầy đối xử với chúng tôi
là rất tốt.” (Cụ T.T.H, 73 tuổi, PVS số 7)

Từ những nhận định trên, có thể thấy mối quan hệ giữa những người lớn tuổi và
người quản lý chính của mái ấm khá tốt. Tuy nhiên, xét về việc giao tiếp cũng như xây
dựng mối quan hệ với nhân viên thì không tốt như vậy. Từ chính những câu trả lời của
các cụ, dể dàng nhận thấy sự khác nhau về việc nhìn nhận.
35

Với câu hỏi: “Nhân viên ở đây như thế nào?” cụ M, 73 tuổi (PVS số 2) cho
biết “Các cô rất tốt, đặc biệt là cô Lượm, tôi chưa thấy ai tốt như cô, cô trẻ tuổi mà
chăm sóc, tắm rửa cho các bà. Các bà có chửi cô nhưng cô cũng không nói gì. Khi
tắm cho các bà, các bà lạnh, chửi cô mà cô cũng không chửi lại. Cô hiền lành, thùy mị
nữa.” Hay câu trả lời “Tốt lắm cháu” của Cụ T.T.H, 73 tuổi, PVS số 7.

Có cụ thì đứng ở góc độ trung lập, “Thì con người mà, nhiều khi cũng nóng
tính, rồi cũng gặp phải mấy bà nên cũng đôi khi hơi khó chịu. Tôi thì thấy, có người
tốt người không. Nói vậy chứ cũng không thể cầu tốt hết được.” (Cụ V, 101 tuổi, PVS
số 9)

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nhận được phản ứng trái chiều hay phản ứng trả
lời mập mờ, không rõ ràng từ một số cụ khác.

Cụ N.T.T, 82 tuổi cho biết “Những người làm ở đây đối xử với tôi cũng được
nhưng đôi khi hơi thô lỗ, lớn tiếng.” (PVS số 10).

“Thì cũng có người này người kia, sống ở đời mà con.” (Cụ Đ, 82 tuổi, PVS số
1)

1.1.3. Mối quan hệ tương tác giữa NCT với khách đến thăm mái ấm

Khác với các mối quan hệ với những NCT sống với gia đình có các mối quan
hệ xã hội chủ đạo là với gia đình, đồng thời có một hệ thống tương quan bao gồm họ
hàng, bạn bè, láng giềng hay đơn giản là những người bạn đồng sở thích… Không
những thế còn đa dạng về tính cách, hoàn cảnh sống, giới tính, thành phần và địa vị xã
hội khác nhau. NCT sống tại mái ấm tuy có một số điểm tương đồng nhưng cũng khác
biệt rất nhiều. Do vậy, với Mái ấm tình thương chùa Diệu Pháp một trong những cơ sở
thiện nguyện tôn giáo được nhiều người biết đến thì số lượng khách đến thăm hỏi là
khá nhiều. Chúng tôi, đưa mối quan hệ tương tác giữa NCT với khách vào phân tích
nhằm làm rõ những góc độ xây dựng mạng lưới xã hội của NCT tại đây.

“Ở đây còn có nhiều người vào thăm, cho các cụ bánh trái, sữa cũng nhiều lắm
con.” (Cụ C, 73 tuổi, PVS số 8)
36

Thầy T.N.Q cũng cho hay “Các cụ còn được các mạnh thường quân hỗ trợ
thêm về thức ăn, chăn, bánh kẹo, sữa... có khi các cụ còn được cho tiền nữa.” .“Bên
cạnh đó chủ nhật hàng tuần còn có sinh viên của các trường dến đây dọn dẹp, thăm
hỏi các cụ. Cũng có sinh viên của các trường khác đến thực tập nữa con.”

Từ những chia sẻ trên, có thể nhận thấy mối quan hệ giữa những NCT và khách
đên thăm chỉ là tương quan giữa người cho và người nhận. Các cụ được hỗ trợ về mặt
vật chất là thức ăn, bánh, hoa quả… về mặt tinh thần tuy có, nhưng cũng chỉ trong một
khoảng thời gian ngắn. Bạn H, sinh viên năm 3 - người đã đến đây làm tình nguyện
4,5 lần cũng cho biết “Tụi mình thường quét dọn mái ấm, có khi giúp đỡ các cô nấu
ăn, khi thì lên trò chuyện với các cụ nhưng ít thôi.” (PVS số 5)

TIỂU KẾT:

Với kết quả phân tích trên về mối tương quan giữa NCT tại mái ấm, chúng tôi
rút ra những điều sau:

Thứ nhất, mối quan hệ giữa những NCT với nhau vẫn là nhiều nhất nhưng tồn
tại với hai hướng khác nhau: tích cực và tiêu cực. Đồng thời, mối quan hệ của những
NCT tại đây được xây dựng trên nhiều nền tản mà đầu tiên là việc cùng sống dưới một
mái ấm. Tiếp theo là sự đồng điệu phần nào về hoàn cảnh sống, chưa kể đến những
người có cùng quê quán và đặc biệt là cùng chung một tín ngưỡng tôn giáo là Phật
giáo. Mối quan hệ này cũng được xem là chủ đạo với NCT sống tại mái ấm.

Thứ hai, tương quan giữa nhà chùa, ban quản lý và nhân viên với các cụ cũng là
mối quan hệ cần được chú tâm. Hiện tại, mối liên hệ này gần giống với liên kết trên –
dưới. Tuy nhiên, nếu không có mối tương quan này thì chắc chắn mái ấm không thể
tếp tục duy trì.

Cuối cùng, như phân tích của chúng tôi ở trên, sự tương tác giữa NCT với
khách thăm mái ấm và mạnh thường quân hỗ trợ chỉ đơn thuần là sự cho và nhận. Khi
hề có ý đi sâu vào tiếp tục xây dựng mối tương quan sâu đậm hơn.
37

2. Những cản trở trong việc gây dựng mối quan hệ thân thiết với nhau giữa
những NCT tại mái ấm

Tiếp theo những phân tích từ việc mối quan hệ của NCT tại mái ấm có sự tiêu
cực, đề tài đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân. Đa phần các câu trả lời của các cụ về đời
sống tại mái ấm luôn là “Cũng tốt lắm.” Cụ L.B.N, 53 tuổi hay tương tự. Nhưng cũng
có những từ như “kẻ thù”, “nó” hay “chúng nó” xuất hiện trong câu trả lời của một vài
cụ. Bên cạnh đó, chính NCT cũng thừa nhận rằng họ ít trò chuyện với chính những
người cùng phòng.

“Nói chuyện thì nói thôi, chứ thân thì không chắc đâu. Tôi cũng không thích đi
lại nhiều, cứ một ngày tôi lần chuỗi 1000 lần, có khi hơn ấy. Với lại mấy bà trong đây
thích yên tĩnh, ai thích đi sang chùa thì đi, không thì ở nhà niệm kinh.” (Cụ V, 101
tuổi, PVS số 9)

Hay như chia sẻ của cụ Đ, 82 tuổi (PVS số 1) “Bà ít khi nói chuyện tâm sự chia
sẻ với ai lắm, thời gian rảnh thì bà thường niệm phật thôi.”

Trong quá trình quan sát, tìm hiểu và thực hiện đề tài, chúng tôi không chỉ dừng
lại ở mức độ mối quan bó hẹp trong không gian một phòng. Việc xây dựng mối quan
tương tác cũng nằm trong những nhu cầu cần thiết với người cao tuổi. Do vậy, việc
NCT từ phòng này sẽ tiếp xúc hay giao tiếp với NCT ở phòng khác hoàn toàn dể lý
giải. Cụ C tâm sự “Ăn xong cụ thường qua phòng bên chơi, ít khi nói chuyện với các
cụ trong phòng lắm cháu à”.

Được đặt câu hỏi lý do vì sao các cụ không thân thiết nhau, chúng tôi nhận
được câu lời từ cụ Kim.L “Đâu phải ai cũng giống mình. Mà mỗi người mỗi quê cũng
khó hòa hợp lắm.” (78 tuổi, PVS số 3)

Khác biệt về vùng miền, văn hóa, giọng nói khác nhau cũng là nguyên nhân gây
cản trở mối quan hệ của những NCT với nhau. Mặt khác, nhận định được đáp nhiều
nhất trong các nguyên do là tính cách và tâm lý tuổi già.

Nhân viên tại cơ sở cũng cho biết: “Các cụ đều lớn tuổi, mà người già thường
khó tính, cho nên mặc dù cùng chung cảnh ngộ nhưng các cụ vẫn không thể hòa đồng
38

với nhau. Các cụ ít cảm thông với nhau mà còn ganh tị lẫn nhau, nói xấu lẫn nhau.”
(Cô H, PVS 1)

“Con người mà, mỗi người một tính, nhưng các cụ ở đây thì có người khó có
người dễ. Tùy thôi con.” (Chú T, PSV 2)

Độ tuổi của các cụ hoạt động chủ đạo là mối tương tác xã hội, nhưng khi các cụ
lại sống trong hoàn cảnh mái ấm tình thương không gia đình không người thân, chính
vì thế đã làm cho tính tình các ngày một khó tính hơn, ít chia sẻ hơn thụ động, và luôn
thối lui về quá khứ của mình và nó sẻ làm ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ tương
tác của các cụ với môi trường xã hội xã hội.

Theo như lý thuyết của Công tác xã hội trong lĩnh vực người cao tuổi, càng về
già thì con người bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu lão hóa và có các vấn đề của người
cao tuổi.

Xét về góc độ là vấn đề tâm lý – tình cảm

Theo như quan sát của chúng tôi và những kiến thức có được, có nhiều nguyên
nhân dẫn tình trạng các có mối tương quan không tốt với mọi người, hạn chế giao tiếp
và luôn tỏ ra thái độ khó chịu.

Đặc điểm tính cách, hoàn cảnh sống và điều kiện sống tác động đến NCT khá
nhiều. Với NCT tại mái ấm họ có xu hướng thích một mình hay thích yên tĩnh, cụ V
chia sẻ “Tôi cũng không thích đi lại nhiều […] với lại mấy bà trong đây thích yên
tĩnh…”

E ngại về tính cách của từng người riêng mà mối quan hệ tương tác giữa các cụ
trở nên mỏng dần. Cụ Kim L. tâm sự “Nói chuyện gì? Khó lắm con… Phòng thì nói
chuyện được một, hai người chứ mấy, mấy người kia… sợ lắm.”

Hay chính những hiểu lầm được chính NCT nhận định, “Bà là bà không thích
nó, nó nói xấu bà, nó là tu hành mà còn chửi bậy chửi bạ.” (Cụ L, PVS 4)

“Vậy mà chúng nó rắp tâm nói xấu tôi, nói tôi tè dầm rồi mách với thầy cho tôi
chuyển lên tầng 2.” (Cụ N.T.T, PVS 10)
39

Ngoài ra, chúng tôi cũng nhận thấy tâm lí ganh tỵ giữa những NCT, Cụ C tâm
sự “(thở dài) sau khi tôi qua phòng cụ M chơi về, một số cụ lạnh nhạt với cụ, còn nói
những lời thậm tệ như sang bên kia cho dễ ôm trai”.

Bạn H. chia sẻ “Các cụ trò chuyện cũng thoải mái, nhưng tùy người thôi. Có cụ
khi thấy mình trò chuyện với cụ khác xong thì không thèm nói chuyện với mình.”

Đối với những NCT nói chung việc cuộc sống thời trẻ có rất nhiều ảnh hưởng
đến họ. Nếu thời thanh xuân họ đạt được những mục tiêu, những lí tưởng sống của
chính mình thì về sau, ở độ tuổi này họ sẽ có những mối quan hệ tích cực, được xây
dựng bền vững và tốt đẹp. Nhưng những NCT sống tại Mái ấm lại rơi vào một trường
hợp riêng biệt.

Dựa theo “Thuyết Hệ thống cảm xúc gia đình” ta thấy rằng gia đình là yếu tố
quan trọng tác động đến tâm lý các NCT trong độ tuổi về chiều, nếu bản thân họ có
cuộc sống tốt đẹp, thỏa mãn nhu cầu bản thân, thấy rằng các mục đích sống mình đã
đạt được thì cảm thấy viên mãn, yêu thương con cháu, dễ chịu, vui vẻ... Ngược lại đối
với bản thân những người có cuộc sống gặp nhiều biến cố và không thể vượt qua thì
nó để lại một quá khứ không mấy đẹp... Vậy nên dẫn đến các cụ hay cáu gắt, chửi bới,
xét nét người khác...

“Tôi nghĩ, do mỗi bà một vùng miền khác nhau, không hiểu tập tính hay tính
cách của nhau. Có người thích sống trầm, có người thích nhộn nhịp.” (Cụ Đ, 82 tuổi)

Cụ M. lại có ý kiến “Bà nghĩ do ai cũng bảo thủ, luôn cho mình là đúng, không
ai nhường ai nên mới ghen ghét nhau như thế.”

Xét về góc độ là vấn đề sức khỏe

Cách sắp xếp và bố trí phòng ốc cũng gây khó khăn, mái ấm tổng cổng có 1 trệt
và 2 lầu, phòng ở các cụ trải đều từ trệt lên đến tầng 2. NCT sức khỏe đã có dấu hiệu
thoái hóa, các bệnh về xương khớp nhiều hơn nên việc xây dựng mối quan hệ cũng
khó khăn.

Cụ N.T.K.L cho biết “Sao mà đi được cháu, chân yếu rồi đâu bước lên cầu
thang được, vả lại nhân viên ở đây không thích các cụ đi lung tung”
40

“…già cả bệnh tật nhiều lắm cháu.” (Cụ Đ, 82 tuổi, PVS 1)

“Cũng có, nhưng lễ thôi, chứ mắt tôi kém lắm. Đi đứng cũng khó khăn.” (Cụ
L.B.N, 53 tuổi, PVS 5)

Không những thế một số bệnh cũng phát sinh ở độ tuổi của các cụ như mất ngủ,
rối loạn tiền đình, cao huyết áp… đã tác động phần nào đến tâm lý các cụ, do thức đêm
nhiều sẽ dẫn đến khó ngủ, mà đối với độ tuổi của các cụ ngủ là một điều cần thiết, vì
trong lúc ngủ cơ thể sẽ đào thải các hóa chất độc hại ra bên ngoài cơ thể. Tuy nhiên
NCT lại mất ngủ nhiều nên làm rối loạn tuyến nội tiết, thiếu máu não, máu huyết
không thể lưu thông… từ đó làm cho các cụ nóng nảy hơn, luôn tỏ ra khó chịu trước
mọi hành vi của mọi người, không muốn ai đến gần, và thường xuyên nổi các trận lôi
đình với người khác một cách vô cớ.

“Bà thì thích cái gì cũng tự làm chứ không phải cái gì cũng nhờ vả. Như bà bên
góc giường đấy, còn nhỏ tuổi hơn tôi mà cái gì cũng phải nhờ người khác làm. (chỉ ra
hướng góc giường. Tôi là tôi không thích như thế, lớn rồi mà còn lười biếng.” (Cụ V,
101 tuổi, PVS 9)

Ngoài ra, trong mái ấm việc phân chia giữa các tầng theo bệnh nặng nhẹ khiến
giao lưu giữa các cụ ở các tầng khác nhau gặp khó khăn. Chưa kể, với đặc điểm tâm lý
gây trở ngại phân tích trên các cụ chỉ thường giao lưu với nhau trong giới cả về không
gian lẫn số người giao lưu. Đặt câu hỏi về các sắp xếp phòng ốc, nhân viên lý giải “Ở
đây, chú xắp xếp cho những người hiền ở chung phòng để không gây nhau. Và những
người dữ ở chung phòng để kiềm chế nhau. Để các cụ nhận thức được về vấn đề thực
tế, biết nhường nhịn lẫn nhau và tạo được lòng tin cho nhau.” (Chú T)

* TIỂU KẾT:

Ở độ tuổi xế chiều, NCT không còn quan tâm đến nhiều vấn đề nữa, cũng
không bận tâm là phải phát triển nhiều mối quan hệ. Không cần tạo dựng nhiều mối
quan hệ vững chắc toàn diện. Họ đa phần chỉ quan tâm đến các mối quan hệ với gia
đình, với người làm trong mái ấm, với các thầy đã mở mái ấm, và với một số người
khác có thể tiếp xúc tại Mái ấm. Nhưng sau nhiều năm sống chung, thì cũng ít nhiều
biết tính cách của nhau, nên dần tìm ra được người mà mình có quan hệ tốt hơn một
41

chút, từ đó có thể chia sẻ với người đó nhiều hơn. Dẫn đến hiện trạng là có một số cụ
tìm được bạn thân của mình. Và một hiện trạng khác là không hợp tính nhau nên đố kị
nhau, ghét nhau.

Mặt khác, sống trong Mái ấm, không gian tiếp xúc không nhiều. Chỉ có với các
nhân viên ở mái ấm, và các thầy ở chùa là có mối tương quan thường xuyên còn lại chỉ
thuộc dạng đến thăm cho quà rồi về, nên các cụ cũng không có nhiều mối quan hệ
khác ngoài mối quan hệ với những người trong mái ấm. Mọi người đến thăm đơn giản
là chỉ cho quà, rồi ra về. Sinh viên đến thực tập, sinh viên đến làm tình nguyện hết giờ
rồi đi. Ít có mối quan hệ đến từ bên ngoài nào bền chắc. Điều đó đã góp phần tác động
đến suy nghĩ về các mối quan hệ của các cụ. Dường như các mối quan hệ nhiều khi chỉ
là cái cần có thế, và không nhất thiết phải hơn. Dần dà các cụ cũng áp dụng suy nghĩ
đó với các cụ trong phòng. Chỉ thông cảm với nhau vì sống khá lâu trong mái ấm cùng
với nhau chứ chẳng tha thiết gì với các mối quan hệ này.

Khách đến thăm nhiều, các cụ cứ phải ngồi dậy tiếp thường xuyên, dần tạo
thành phản xạ. Có khi các cụ chẳng vui vì có khách đến, chẳng cần những món quà mà
khách cho. Chỉ ngồi dậy cho xong nhiệm vụ.

3. Lợi ích của việc xây dựng mối quan hệ tương giữa những NCT tại mái ấm

Mái ấm được thành lập hơn 20 năm, NCT sống tại đây có khi sống cạnh nhau
nhiều có khi gần 10 năm, ít thì cũng vài tháng. Việc sống lâu cùng nhau, các cụ đều là
nữ, hoàn cảnh sống và điều kiện sống hiện tại gần như giống nhau dẫn đến việc họ có
những tương đồng. Tuy mối quan hệ có phần không quá khắng khít nhưng với những
người hay trao đổi, chia sẻ lẫn nhau cũng là một số số những lợi ích.

Thứ nhất, giúp đỡ nhau khi bệnh tật. “Như cháu thấy đó, nhân viên làm việc tại
mái ấm còn ít mà các cụ ở đây già cả rồi mắc bệnh thì nhiều nên cụ thường giúp đỡ
các cụ khác yếu hơn, có đêm có một cụ đi vệ sinh ngã trong nhà vệ sinh cụ và một số
cụ khác cùng nhau dìu cụ đó vào phòng” (Cụ Đ)

Điều này không những khiến người được sự giúp đỡ thấy vui, thấy cảm kích mà
còn góp phần làm cho việc cảm nhận sống tại mái ấm cũng có niềm hạnh phúc hơn.
42

Cụ Đ cũng tâm sự “Đây là nơi tôi sống quảng đời còn lại về già, mọi thứ đều
tốt. Nhiều lúc buồn và tủi thân vì không có người thân nhưng lại nhận được sự quan
tâm, yêu thương của mọi người trong mái ấm thế cũng là may mắn cho tôi rồi.”

Thứ hai, việc có những mối quan hệ xã hội tốt cũng sẽ làm chậm đi quá trình
lão hóa, giúp NCT yêu đời, giảm đi các nguy cơ về bệnh tật, đặc biệt là chứng trầm
cảm hay sa sút trí tuệ. Cụ M có chia sẻ “Lúc mới vào tôi chưa quen ai nên chỉ biết
ngồi thơ thẩn một mình, nhưng giờ tôi hay tâm sự với chị C.” Có một tương quan tốt
với người khác cũng là một trong những nguyên nhân giúp kéo dài tuổi thọ.
43

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu, đề tài nhận thấy và rút ra được những kết luận sau về
mối quan hệ của NCT tại mái ấm như sau:

Thứ nhất: Mối quan hệ tương tác giữa những NCT tại Mái ấm hời hợt, chỉ
mang hình thức biết mặt, biết tên còn về các phương diện đi sâu vào kết thân hầu như
rất ít.

Thứ hai: Tại mái ấm chưa thật sự tại không gian và điều kiện để NCT được troc
chuyện và tiếp xúc với nhau nhiều hơn.

Thứ ba: Mối quan hệ của NCT và nhân viên tại Mái ấm chỉ đơn thuần là người
cung cấp dịch vụ và người hưởng cung ứng dịch vụ. Không đi sâu, thêm nữa, khách
đến thăm chỉ là người đến làm phúc lợi và người hưởng phúc lợi, không mang nhiều ý
nghĩa.

Thứ tư: Do đặc thù từng vùng miền, đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau, việc
hòa hợp giữa những NCT cũng gặp không ít khó khăn. Những trở ngại về tuổi tác,
xuất thân, tính cách cũng gây cản trợ rất nhiều.

2. Kiến nghị

Thông qua nghiên cứu, nhóm chúng tôi có một số kiến nghị sau:

- Xã hội cần quan tâm đến việc đáp ứng nhu câu tinh thần, tình cảm của người
cao tuổi nói chung và người cao tuổi được nuôi dưỡng tại các cơ sở thiện nguyện nói
riêng.

- Các cơ sở thiện nguyện, các trung tâm bảo trợ xã hội cần thiết có những nhân
viên xã hội chuyên nghiệp để có thể đáp ứng nhu cầu tinh thần của các đối tượng tại cơ
sở, trung tâm tốt hơn.
44

- Các cơ quan xây dựng chính sách xã hội, các đơn vị xây dựng các cơ sở bảo
trợ xã hội cho người cao tuổi cần tính đến nhu cầu tinh thần của đối tượng này.
45

TÀI LIỆU THAM KHẢO


TIẾNG VIỆT
1. Tiến sĩ Hoàng Mộc Lan, Đời sống tinh thần của người cao tuổi ở Việt Nam hiện
nay, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
2. Tiến sĩ Lê Ngọc Lân, Một số vấn đề cơ bản về người cao tuổi ở Việt Nam giao
đoạn 2011 – 2020”, Viện nghiên cứu Gia đình và giới – Viện Khoa học xã hội
Việt Nam.
3. Tạp chí Dân số và Phát triển (số 5/2006), Nghiên cứu đặc trưng của người cao
tuổi Việt Nam và đánh giá mô hình chăm sóc người cao tuổi đang áp dụng”
4. Nguyễn Thị Hoa và Nguyễn Thị Sánh, Tìm hiểu mức độ trầm cảm ở người già
sống trong trung tâm bảo trợ xã hội thành phố Đà Nẵng, lóp 06CTL Khoa Tâm
lí – Giáo dục
5. Nhóm sinh viên Ngô Ngọc Mị, Nhu cầu tinh thần người cao tuổi tại các cơ sở
xã hội Tp.HCM
6. Nhóm sinh viên Lê Thị Hồng Phúc, Xây dựng trung tâm tư vấn miễn phí cho
người cao tuổi
7. Tiến sĩ Nguyễn Phương Lan, Tiếp cận văn hóa người cao tuổi, NXB Văn hóa
thông tin
8. Nhóm sinh viên Giăng Thị Kía, Nhu cầu quan hệ của người già cô đơn, không
nơi nương tựa tại trung tâm bảo trợ xã hội và vai trò can thiệp của nhân viên
công tác xã hội, Khoa Xã hội học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn Hà Nội
9. Ban công tác Câu lạc bộ Hội người cao tuổi Việt Nam, Cẩm nang Sức khỏe
người cao tuổi, NXB Chính trị Quốc gia.
10. Tìm hiểu đời sống người cao tuổi ở Mái ấm tình thương Chùa Diệu pháp,
Website chuadieuphap.com

TIẾNG ANH DỊCH


1. John J.Macionis, Xã hội học (2004), Chương Lão hóa và người lớn tuổi
46

PHỤ LỤC BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU

MỤC LỤC TRANG

A. Biên bản phỏng vấn sâu với khách thể trực tiếp................................... 2

B. Biên bản phỏng vấn sâu với khách thể gián tiếp....................................23

Ghi chú:

PPV: phỏng vấn viên

NTL: ngưới trả lời


47

1. Biên bản phỏng vấn với khách thể trực tiếp.

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SỐ 1

1. Nội dung phỏng vấn:

- Thời gian tiến hành phỏng vấn: 10 giờ, ngày 03 tháng 10 năm 2014.

- Địa điểm phỏng vấn: Mái ấm tình thương chùa Diệu Pháp 188 đường Nơ Trang Long
- phường 13 - Quận Bình Thạnh - Tp HCM

- Cách thức ghi nhận thông tin: Lắng nghe và ghi chép.

1.1. PVV tự giới thiệu và nêu mục đích của cuộc phỏng vấn:

Người phỏng vấn: Võ Thị Hà.


Người trả lời: Cụ Đ – 82 tuổi

1.2. Câu hỏi phỏng vấn:

PVV: Chào bà. Bà tên gì ạ?

NTL: Ừ, chào cháu. Bà tên Đ cháu à.

PVV: Năm nay bà bao nhiêu tuổi?

NTL : Bà nay được 82 tuổi rồi, già cả bệnh tật nhiều lắm cháu.

PVV: Quê bà ở đâu?

NTL: Bà ở trong này lâu rồi.

PVV: Bà được giới thiệu vào mái ấm từ đâu? Vào năm nào?

NTL: Bà vào trong mái ấm lâu rồi, từ khi họ chưa cất mái ấm này hồi kia ở nhà tranh
bên cạnh chùa đó cháu.

PVV: Để được vào mái ấm bà cần những thủ tục nào?


48

NTL: Hồi kia bà không có chỗ ở đi ngoài đường thầy thấy thế nên đưa bà vào đây cho
có chỗ ăn chỗ ở, chứ bà có giấy tờ gì đâu.

PVV : Bà thấy cơ sở vật chất ở mái ấm như thế nào?

NTL : Cuộc sống ở đây như thế này là tốt rồi, có ăn có mặc không phải suy nghĩ gì
nhiều thế là được rồi.

PVV : Mái ấm có thường tổ chức các hoạt động nào không bà? Bà tham gia
hoạt động đó như thế nào? Cảm nhận của bà về các hoạt động đó?

NTL: Thỉnh thoảng chùa tổ chức tập dưỡng sinh, ngồi thiền, đọc kinh nhưng do chân
cụ bị đau không đi được mà chỉ ở trong phòng niệm kinh phật thôi.

PVV: Trước khi vào mái ấm bà sống ở đâu? Làm việc gì?

NTL: Không kể hết được cháu à, cuộc sống mưu sinh, nay đây mai đó, việc gì kiếm
tiền để trải qua hàng ngày là bà làm, không kể công việc nặng nhọc.

PVV : Cụ thấy chế độ dinh dưỡng ở mái ấm như thế nào ?

NTL: Cơm nước ở đây cũng chu đáo lắm, có món mặn, có canh. Lâu lâu đổi chế độ ăn
cũng được. Nhưng do cụ bị tiểu đường phải kiêng nhiều thứ nên có nhiều món cụ
không ăn được.

PVV: Mức độ tới thăm của các nhà hảo tâm, mạnh tường quân như thế nào hả
bà?

NTL: Nhiều lắm con à, mỗi ngày có ít nhất 4 -5 đoàn dến thăm. Họ cho bánh, sữa,
chuối và cả tiền nữa.

PVV: Những người quản lý, chăm sóc và phục vụ trong mái ấm đối xử với các
cụ như thế nào ?

NTL : Các cô rất tốt, đặc biệt là cô Lượm, tôi chưa thấy ai tốt như cô, cô trẻ tuổi mà
chăm sóc, tắm rửa cho các bà. Các bà có chửi cô nhưng cô cũng không nói gì. Khi tắm
cho các bà, các bà lạnh, chửi cô mà cô cũng không chửi lại. Cô hiền lành, thùy mị nữa.
49

PVV : Theo bà cảm nhận, các bà trong mái ấm quan tâm nhau như thế nào?

NTL: Bà thấy bình thường cháu à, mỗi người một tính cách nên nhường nhịn nhau mà
sống thôi cháu. Còn quan tâm thì do bà hay bị đau nên các bà khác cũng thường giúp
đỡ.

PVV: Các bà thường chia sẻ với nhau về những chuyện gì?

NTL: Bà ít khi nói chuyện tâm sự chia sẻ với ai lắm, thời gian rảnh thì bà thường niệm
phật thôi.

PVV:Khi gặp chuyện buồn vui, bà thường tâm sự với ai?

NTL: (Cười) Buồn gì nữa cháu, vào đây khỏi phải suy nghĩ nhiều, có gì đâu mà buồn.

PVV: Khi bà ốm đau, các cụ trong phòng có giúp gì bà không?

NTL: Một số bà tốt lắm cháu à, bà bị đau khớp chân vì thế đi lại khó khăn, có lần bà
ngã trong phòng vệ sinh các bà giúp đỡ bà, bà không giặt đồ được các bà cũng giặt
giùm cho bà cháu à.

PVV: Lúc ốm đau trong mái ấm các bà có thường giúp đỡ nhau không à?

NTL: Sống trong này phải giúp nhau mới sống được chứ cháu.

PVV: Mức độ thân thiết của các bà trong mái ấm?

NTL: Cũng có khi cháu à, nhiều lúc cũng có cãi lộn nhau một số việc nhỏ nhặt.

PVV: Theo bà, nguyên nhân nào dẫn đến việc không thân thiết của các bà trong
mái ấm?

NTL: Bà nghĩ do ai cũng bảo thủ, luôn cho mình là đúng, không ai nhường ai nên mới
ghen ghét nhau như thế.

PVV: Bà cảm nhận như thế nào về mái ấm?


50

NTL : Đây là nơi tôi sống quảng đời còn lại về già, mọi thứ đều tốt. Nhiều lúc buồn và
tủi thân vì không có người thân nhưng lại nhận được sự quan tâm, yêu thương của mọi
người trong mái ấm thế cũng là may mắn cho tôi rồi.

PVV: Dạ, cháu cảm ơn bà.

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SỐ 2

1. Nội dung phỏng vấn:

- Thời gian tiến hành phỏng vấn: 8 giờ 45 phút, ngày 03 tháng 10 năm 2014.

- Địa điểm phỏng vấn: Mái ấm tình thương chùa Diệu Pháp 188 đường Nơ Trang Long
- phường 13 - Quận Bình Thạnh - Tp HCM

- Cách thức ghi nhận thông tin: Lắng nghe và ghi chép.

1.1. PVV tự giới thiệu và nêu mục đích của cuộc phỏng vấn:

Người phỏng vấn: Nguyễn Trang Anh.


Người trả lời: Cụ M – 75 tuổi

1.2. Câu hỏi phỏng vấn:

PVV: Chào bà. Bà tên gì ạ?

NTL: Tôi nhiều tên lắm, khi người ta gọi tôi là Mấy, khi người ta gọi là Linh.

PVV: Năm nay bà bao nhiêu tuổi?

NTL : Tôi nay 75 tuổi rồi.

PVV: Quê bà ở đâu?

NTL: Tôi ở Thanh Hóa.

PVV: Bà được giới thiệu vào mái ấm từ đâu? Vào năm nào?

NTL: Không ai hết, tự tôi tìm đến mái ấm. Tôi vào mái ấm năm 2008.

PVV: Để được vào mái ấm bà cần những thủ tục nào?


51

NTL: Tôi chỉ có trong người chứng minh nhân dân thôi.

PVV : Bà thấy cơ sở vật chất ở mái ấm như thế nào?

NTL : Tốt hơn ở nhà tôi nhiều, ở đây không phải lo nắng lo mưa.

PVV : Mái ấm có thường tổ chức các hoạt động nào không bà? Bà tham gia
hoạt động đó như thế nào? Cảm nhận của bà về các hoạt động đó?

NTL: Thỉnh thoảng chùa tổ chức tập dưỡng sinh, ngồi thiền, đọc kinh nhưng tôi ít
tham gia lắm. Thì cũng tốt cho sức khỏe, mỗi lần tập về tôi thấy thoải mái hơn.

PVV: Trước khi vào mái ấm bà sống ở đâu? Làm việc gì?

NTL: Hồi trước lúc còn chiến tranh, tôi đi làm dân công, nấu ăn cho bộ đội ở Diễn
Châu, Nghệ An. Tôi từng đi móc cua, bắt cá, mót lạc, mót đậu. Sau đó, tôi chuyển vào
Đắc Lắc trồng cà phê rồi xuống Sài Gòn chơi với người bà con.

PVV : Cụ thấy chế độ dinh dưỡng ở mái ấm như thế nào ?

NTL: Lúc trước tôi sống khổ quen rồi, giờ vào đây, có cơm ăn đủ sống là tôi mừng
rồi, tôi không quan tâm đến mấy thứ đó. Buổi sáng chúng tôi được ăn cháo trắng, buổi
trưa và buổi tối thì một chén cơm, một món mặn và canh, ai muốn ăn chay thì ăn.

PVV: Mức độ tới thăm của các nhà hảo lòng tâm, mạnh tường quân như thế
nào hả bà?

NTL: Nhiều lắm.

PVV: Những người quản lý, chăm sóc và phục vụ trong mái ấm đối xử với các
cụ như thế nào ?

NTL : (Cười) Thì cũng có người này người kia, sống ở đời mà con.

PVV : Theo bà cảm nhận, các bà trong mái ấm quan tâm nhau như thế nào?

NTL: Quan tâm thì không có đâu, thỉnh thoảng chỉ nói chuyện thôi.
52

PVV: Các bà thường chia sẻ với nhau về những chuyện gì?

NTL: Những lúc rảnh tôi cũng hay sang phòng bên cạnh chia sẻ với nhau cuộc sống
trước đây.

PVV:Khi gặp chuyện buồn vui, bà thường tâm sự với ai?

NTL: Lúc mới vào tôi chưa quen ai nên chỉ biết ngồi thơ thẩn một mình, nhưng giờ tôi
hay tâm sự với chị Cúc.

PVV: Lúc ốm đau trong mái ấm các bà có thường giúp đỡ nhau không à?

NTL: Như cháu thấy đó, nhân viên làm việc tại mái ấm còn ít mà các cụ ở đây già cả
rồi mắc bệnh thì nhiều nên cụ thường giúp đỡ các cụ khác yếu hơn, có đêm có một cụ
đi vệ sinh ngã trong nhà vệ sinh cụ và một số cụ khác cùng nhau dìu cụ đó vào phòng.

PVV: Mức độ thân thiết của các bà trong mái ấm?

NTL: Thân thiết à (cười) không có chuyện đó đâu, ở trong này sống đa phần đố kỵ,
ghen ghét lẫn nhau con à.

PVV: Theo bà, nguyên nhân nào dẫn đến việc không thân thiết của các bà trong
mái ấm?

NTL: Tôi nghĩ, do mỗi bà một vùng miền khác nhau, không hiểu tập tính hay tính
cách của nhau. Có người thích sống trầm, có người thích nhộn nhịp.

PVV: Dạ, cháu cảm ơn bà nhiều ạ.

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SỐ 3


53

1. Nội dung phỏng vấn:

- Thời gian tiến hành phỏng vấn: 9 giờ, ngày 03 tháng 10 năm 2014.

- Địa điểm phỏng vấn: Mái ấm tình thương chùa Diệu Pháp 188 đường Nơ Trang Long
- phường 13 - Quận Bình Thạnh - Tp HCM

- Cách thức ghi nhận thông tin: Lắng nghe và ghi chép.

1.1. PVV tự giới thiệu và nêu mục đích của cuộc phỏng vấn:

Người phỏng vấn: Trần Nguyễn Thái Thanh.


Người trả lời: Cụ Kim L – 78 tuổi

1.2. Câu hỏi phỏng vấn:

PVV: Dạ, chào bà, bà khỏe không ạ?

NTL: Ừ, khỏe lắm con.

PVV: À, mà bà ơi, hôm nay có chuyện gì trong mái ấm sao bà?

NTL : Bà Mỹ mất rồi, mất khuya này.

PVV: Dạ. Mà có ai biết nguyên do không bà.

NTL: Bà cũng yếu rồi, hồi ở dưới tầng té xong chuyển lên tầng hai chưa được tháng là
chết rồi.

PVV: Dạ, vậy lúc cụ Mỹ lên đó chắc cũng được chăm sóc chu đáo hơn phải
không bà?
54

NTL: Đâu, ở dưới đây tốt hơn chứ, tự do hơn, muốn ăn uống gì thì ăn, (nói nhỏ) lên
đó muốn ăn gì cũng khó, không được ăn.

PVV: Sao vậy bà?

NTL: Trên đó, cô Lượm làm hết, ăn uống bậy bạ rồi bị tiêu chảy này kia cổ la dữ lắm.

PVV : Cô Lượm làm việc ở đây chắc lâu rồi bà ha? Mà cô chỉ chăm sóc tầng
trên thôi hả bà?

NTL : Ừ, mà trên đó toàn mấy bà lãng trí, nằm một chỗ không tự chăm sóc được mình
thôi. Bữa kia, bà Thạnh bị dọa đưa lên tầng hai, sợ quá chừng.

PVV : Sao lại sợ vậy bà? Con thấy cô Lượm chăm sóc mấy bà cũng tốt mà.

NTL: Tốt mà đâu có được tự do con, làm gì cũng phải nhờ người ta. Mà còn nhiều khi
còn bị la nữa. (Nói nhỏ) Mốt rồi cũng tới mình lên đó.

PVV: Mà bà ơi, cụ Mỹ mất thì an táng ở đâu vậy bà?

NTL: Bên nhà tang lễ bên chùa đó.

PVV : Dạ. (Cụ Mấy đến thì thầm, “đến cái mền đắp cũng không có, em đã nói
mà không chịu nghe”) Chuyện gì vậy bà?

NTL: Bà Mỹ có tiền nhiều lắm, lúc chuyển lên kêu bả kêu con cháu lại chuyển đồ mà
không chịu để giờ không có cái mền đắp nữa. Mà tiền thì nói đưa thầy cũng không
chịu, để giờ còn đâu.

PVV: Dạ? Vậy mình có biết cụ để cho ai không cụ.

NTL: (Bĩu môi) Cho ai? Biết người lấy cũng không dám nói.

PVV: Mà bà ơi, bình thường các cụ trong phòng có hay nói chuyện với nhau
không bà? Con thấy bà với cụ Mấy, cụ Cúc hay nói chuyện với nhau lắm.

NTL : Nói chuyện gì? Khó lắm con… Phòng thì nói chuyện được một, hai người chứ
mấy, mấy người kia… sợ lắm.
55

PVV : Sao vậy bà? Nói chuyện cho quan tâm nhau chứ!

NTL: Đâu phải ai cũng giống mình. Mà mỗi người mỗi quê cũng khó hòa hợp lắm.

PVV: Dạ.

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SỐ 4

1. Nội dung phỏng vấn:

- Thời gian tiến hành phỏng vấn: 9 giờ, ngày 03 tháng 11 năm 2014.

- Địa điểm phỏng vấn: Mái ấm tình thương chùa Diệu Pháp 188 đường Nơ Trang Long
- phường 13 - Quận Bình Thạnh - Tp HCM

- Cách thức ghi nhận thông tin: Lắng nghe và ghi chép.

1.1. PVV tự giới thiệu và nêu mục đích của cuộc phỏng vấn:

Người phỏng vấn: Trần Nguyễn Thái Thanh.


Người trả lời: Cụ L – 72 tuổi

1.2. Câu hỏi phỏng vấn:

PVV: Dạ, chào bà, bà khỏe không ạ? Bà đang ăn sáng ạ?

NTL: Ừ.

PVV: Hôm nay ăn miếng hả bà?

NTL : Ừ, miếng gói đó, ăn cũng ngon.


56

PVV: Dạ. Hôm trước bà đi khám bệnh về thế nào ạ?

NTL: Cũng tốt con. Đi khám cho an tâm thôi.

PVV: Dạ. À, mà mấy cụ khác đâu hết rồi cụ ha?

NTL: Mấy bà đó đi đâu bà không quan tâm.

PVV: Sao vậy bà, bà không hay nói chuyện với mấy cụ khác hả?

NTL: Nói gì giờ, có thích gì nhau đâu. Mấy người đó méc thầy là là coi bói, mê tính.
Nó ghét bà, bà cũng không quan tâm.

PVV : Dạ, nhưng mà chung phòng thì nói chuyện với nhau vẫn hơn chứ.

NTL : (Nhíu mày) Bà là bà không thích nó, nó nói xấu bà, nó là tu hành mà còn chửi
bậy chửi bạ.

PVV : Nếu vậy bình thường trong phòng bà hay làm gì?

NTL: Thì bà đọc báo. Báo bà còn cả đống đọc chưa hết nữa lấy đâu dư thời gian mà
nói chuyện, quan tâm này nọ.

PVV: Dạ. Vậy bà ăn sáng tiếp đi ạ. Con ngồi chờ bà.

NTL: Ừ, con chờ bà chút.

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SỐ 5

1. Nội dung phỏng vấn:

- Thời gian tiến hành phỏng vấn: 9 giờ 45 phút, ngày 10 tháng 11 năm 2014.

- Địa điểm phỏng vấn: Mái ấm tình thương chùa Diệu Pháp 188 đường Nơ Trang Long
- phường 13 - Quận Bình Thạnh - Tp HCM

- Cách thức ghi nhận thông tin: Lắng nghe và ghi chép.

1.1. PVV tự giới thiệu và nêu mục đích của cuộc phỏng vấn:
57

Người phỏng vấn: Đặng Thị Mỹ Dung và Trần Nguyễn Thái Thanh

Người được phỏng vấn: Cụ L.B.N – 53 tuổi

1.2. Câu hỏi phỏng vấn:

PVV: Cô sống ở đây cảm thấy thế nào?

NTL: Cũng tốt lắm.

PVV: Vậy sinh hoạt trong đây thì thế nào cô?

NTL : Mọi người sống ở đây cũng tốt cả thôi, những ai có lương nhận hàng tháng
thường cho mỗi người một ít để mua đồ ăn sáng thay đổi khẩu vị.

PVV: Vậy thì mối quan hệ của mọi người chắc tốt cô nhỉ?

NTL: Thì cũng cùng chung hoàn cảnh với nhau cả thôi, giúp nhau được bao nhiêu thì
giúp thôi.

PVV: Dạ, vậy cô có chơi thân với ai ở đây không?

NTL: Thân thì cũng không thân lắm, nhưng nói chuyện, ở chung với nhau lâu cũng có
ít nhiều cảm tình. Mà cũng có nhiều cụ tốt lắm.

PVV: Dạ. Cô hay nói chuyện với ai nhất trong phòng mình ha?

NTL: Lúc trước thì là cụ L.T.M nhưng cụ mất rồi. (buồn) Khi cụ L.T.M mất đi tôi
buồn lắm, mà tôi cũng chẳng biết làm gì cả khi mắt tôi không thấy rõ đường đi tôi phải
nhờ cụ L dẫn qua chùa thắp nhang cho cụ M.

PVV : Dạ, con không biết, con xin lỗi.

NTL : Không sao đâu.

PVV : Con thấy mình cạnh chùa như vầy cô có hay sang chùa không?

NTL: Cũng có, nhưng lễ thôi, chứ mắt tôi kém lắm. Đi đứng cũng khó khăn.
58

PVV: Dạ, cô có hay đi xuống hay lên tầng gặp mấy cụ khác không, hay cụ khác
xuống thăm cô chẳng hạn.

NTL: Tôi vô đây cũng không lâu lắm, với lại mắt tôi không thấy đường đi đâu được
cô.

PVV : À, dạ.

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SỐ 6

1. Nội dung phỏng vấn:

- Thời gian tiến hành phỏng vấn: 8 giờ 45 phút, ngày 03 tháng 12 năm 2014.

- Địa điểm phỏng vấn: Mái ấm tình thương chùa Diệu Pháp 188 đường Nơ Trang Long
- phường 13 - Quận Bình Thạnh - Tp HCM

- Cách thức ghi nhận thông tin: Lắng nghe và ghi chép.

1.1. PVV tự giới thiệu và nêu mục đích của cuộc phỏng vấn:

Người phỏng vấn: Trần Nguyễn Thái Thanh

Người được phỏng vấn: Cụ N.T.K.L – 78 tuổi

1.2. Câu hỏi phỏng vấn:

PVV: Quê bà ở đâu bà ha?

NTL: Bà ở An Giang.

PVV: Dạ, con cũng đi An Giang được một lần. Vậy bà từ An Giang lên thành
phố chắc lâu rồi bà ha?

NTL : Ừ, lâu rồi con, bà ở chắc cũng gần được chục năm.

PVV: Vậy con có thể hỏi hoàn cảnh nào bà đến với mái ấm?
59

NTL: Hồi trước thiếu thốn đủ điều, bà cũng theo người ta lên thành phố làm ăn, có
chồng con ở đây , nhưng sau chồng mất rồi, con cái cũng không nuôi được nên bà tự lo
thôi.

PVV: Dạ, vậy ở đây cũng ổn hết bà ha?

NTL: Ừ, đây vậy là tốt rồi.

PVV: Con thấy bà cũng hay nói chuyện với cụ M nhỉ, chắc hai cụ cũng thân
với nhau?

NTL: Bà lúc trước ở lầu dưới, sau mới chuyển lên tầng 1 này. Nói chung thì cũng hay
nói chuyện, trong phòng chỉ có bả với bà Thạnh là chịu nói thôi, chứ mấy người còn
lại thì khó lắm… (lắc đầu)

PVV : Vậy bà thấy ở đây mọi người giao tiếp với nhau như thế nào ha?

NTL : Mọi người sống ở đây một số người thì đối xử với nhau rất tốt một số cụ thì đối
xử với nhau như kẻ thù vậy.

PVV : Sao nghe ghê quá vậy bà?

NTL: Thì vậy mà. Giống như phòng bên kia kìa, khó khăn lắm. Mà có lên tầng 2 bao
giờ chưa?

PVV: Dạ, có lên rồi bà. Nhưng có hôm bị cô Lượm la, nói không được lên đó.
Sao vậy bà?

NTL: Ừ thì cũng phải trên đó toàn bệnh nặng, mấy bà trên đó lẫn lắm rồi, không nhớ
mình nói gì, làm gì đâu, nhiều khi tiêu tiểu còn không biết đó.

PVV : Dạ, con thấy cũng có mấy cụ còn tỉnh mà bà.

NTL: Thì có bà Hà thôi chứ ai, bả trông dùm cô Lượm trên đó đó. Hồi đó bả cũng ở
dưới này, sau mới chuyển lên lầu 2.
60

PVV: Mà bà chuyển nhiều phòng rồi, có khi nào rãnh bà lên xuống lầu 1, lầu 2
thăm mấy cụ khác không?

NTL: Sao mà đi được cháu, chân yếu rồi đâu bước lên cầu thang được, vả lại nhân
viên ở đây không thích các cụ đi lung tung.

PVV: Vậy chắc hầu hết mấy cụ ở đây không ai đi đâu nhiều bà ha?

NTL: Thì ai cũng an phận hết rồi, đi đâu nữa. Ai còn sức khỏe thì qua chùa làm công
quả, đọc kinh, ai hới yếu thì ở đây niệm phận, nghe kinh…

PVV: Mà ở đây con thấy có TV nè, mấy cụ chắc cũng hay xem mấy chương
trình trên TV bà nhỉ?

NTL: Thì có mấy bà thích coi thì xuống coi thôi, chứ bà thì hay nghe tin tức hơn, mà
bà cũng không xuống thường.

PVV: Không xuống coi, bà nghe tin tức sao được?

NTL: Thì ra-đi-ô nè. (giơ lên) Cứ 5g sáng là bà nghe, vậy chứ biết thông tin hết đó,
đừng có tưởng không biết.

PVV: (cười) Dạ, con cũng đâu có nói gì. Bà vậy là hay quá chừng rồi, minh
mẫn quá trời luôn.

NTL: Thì già không có chuyện gì làm mà, nghe thời sự, đọc kinh là tốt rồi. Chứ có
biết sống chết sao đâu.

PVV: Đâu có, được như bà giờ cũng không phải nhiều đâu bà ơi, nên bà cũng
đừng bi quan quá. Mà chắc tới giờ bà ăn cơm trưa rồi, để con lấy lên giúp bà nha.

NTL: Thôi khỏi để bà đi cho vận động, con lấy dùm mấy bà khó đi đứng kìa.

PVV: Dạ.
61

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SỐ 7

1. Nội dung phỏng vấn:

- Thời gian tiến hành phỏng vấn: 8 giờ 00 phút, ngày 03 tháng 11 năm 2014.

- Địa điểm phỏng vấn: Mái ấm tình thương chùa Diệu Pháp 188 đường Nơ Trang Long
- phường 13 - Quận Bình Thạnh - Tp HCM

- Cách thức ghi nhận thông tin: Lắng nghe và ghi chép.

1.1. PVV tự giới thiệu và nêu mục đích của cuộc phỏng vấn:

Người phỏng vấn: Võ Thị Hà

Người được phỏng vấn: Cụ T.T.H – 73 tuổi

1.2. Câu hỏi phỏng vấn:

PVV: Chào bà. Bà tên gì ạ?

NTL: Ừ, chào cháu. Bà tên T.T.H.

PVV: Ở trong mái ấm mọi người thường gọi cụ là gì ạ, và cụ thích cháu gọi cụ
là gì ạ!

NTL: Ý cháu hỏi biệt danh của bà à, ở đây thường người ta gọi bà là Mập. Vì người
bà to lớn nên người ta gọi vậy đó. Cháu gọi bà là bà là được rồi, bà thấy ấm áp hơn.

PVV: Vậy khi người ta gọi bà là bà Mập bà có khó chịu gì không?

NTL: À!, lúc đầu mới nghe bà cũng khó chịu lắm, nhưng giời nghe quen rồi nên cũng
bình thường cháu à.

PVV: Năm nay bà bao nhiêu tuổi ạ?

NTL : Bà nay được 73 tuổi rồi, nhìn bà mập mạp nhưng trong người nhiều bệnh lắm.

PVV: Do tuổi tác mà bà, nhưng bà cũng nên chú ý tới sức khỏe của mình, uống
thuốc theo dơn chỉ định bà à! Quê bà ở đâu?
62

NTL: Bà ở tận ngoài miền trung cháu nà. Ngoài đó nghèo lắm nên bà vào trong này
sống cũng khá lâu rồi!

PVV: Vậy bà được giới thiệu vào mái ấm từ đâu? Vào năm nào?

NTL: Bà vào trong mái ấm cũng khá lâu rồi, chắc cũng 6 – 7 năm rồi!

PVV: Để được vào mái ấm bà có cần những thủ tục nào không bà?

NTL: Bà vào trong này lâu rồi, bà cũng không lập gia đình, về già không có ai chăm
sóc nên mọi người giới thiệu bà vào đây thôi

PVV : Bà thấy cơ sở vật chất ở mái ấm như thế nào?

NTL : Cuộc sống ở đây như thế này là tốt rồi. Ở trong này bà có ăn, có mặc không
phải mưu sinh chật vật thế là được rồi. Trong này cũng có nhiều người giống bà nên
thấy mình cũng an ủi được một phần nào.

PVV : Mái ấm có thường tổ chức các hoạt động nào không bà? Bà tham gia
hoạt động đó như thế nào?

NTL: Như cháu thấy đó, mái âm là do thầy sư lập nên vì vậy Thầy thường tổ chức
ngồi.

PVV : Cụ thấy chế độ dinh dưỡng ở mái ấm như thế nào ?

NTL: Cũng đảm bảo lắm. Các nhà hảo tâm thường đến thăm và họ cho bánh, sữa,
chuối và cả tiền nữa.

PVV: Những người quản lý, chăm sóc và phục vụ trong mái ấm đối xử với các
bà như thế nào ?

NTL: Tốt lắm cháu. Nhất là Quý thầy lo và thương chúng tôi lắm. Quý thầy cũng
thường hay qua thăm chúng tôi, quý Thầy đối xử với chúng tôi là rất tốt.

PVV : Theo bà cảm nhận, các bà trong mái ấm quan tâm nhau như thế nào?
63

NTL:Cũng bình thường cháu à. Mỗi người một tính cách mà sống chung trong một
phòng cũng có khi cãi vã nhau cháu à.

PVV:Khi gặp chuyện buồn vui, bà thường tâm sự với ai?

NTL: (Cười) Buồn gì nữa cháu, vào đây khỏi phải suy nghĩ nhiều, có gì đâu mà buồn.

PVV: Khi bà ốm đau, các cụ trong phòng có giúp gì bà không?

NTL: Không cháu à, vì có cần giúp gì thì các nhân viên giúp mình làm rồi

PVV: Theo bà, nguyên nhân nào dẫn đến việc không thân thiết của các bà trong
mái ấm?

NTL: Bà nghĩ do mỗi người một tính cách ai cũng bảo thủ, luôn cho mình là đúng,
không ai nhường ai nên mới ghen ghét nhau như thế.

PVV: Bà cảm nhận như thế nào về mái ấm?

NTL : Bà cũng chẳng sống được bao lâu nữa, vì vậy bà thấy cuộc sống như thế này là
quá tôt với bà rồi

PVV: Dạ, cháu cảm ơn bà. Chúc bà luôn sống vui vẻ, khỏe mạnh à!

NTL: Ùm bà cảm ơn cháu. Bà cũng chúc cháu hoàn thành tốt bài nha!

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SỐ 8

1. Nội dung phỏng vấn:

- Thời gian tiến hành phỏng vấn: 8 giờ 00 phút, ngày 13 tháng 11 năm 2014.

- Địa điểm phỏng vấn: Mái ấm tình thương chùa Diệu Pháp 188 đường Nơ Trang Long
- phường 13 - Quận Bình Thạnh - Tp HCM

- Cách thức ghi nhận thông tin: Lắng nghe và ghi chép.

1.1. PVV tự giới thiệu và nêu mục đích của cuộc phỏng vấn:

Người phỏng vấn: Đặng Thị Mỹ Dung


64

Người được phỏng vấn: Cụ C – 73 tuổi

1.2. Câu hỏi phỏng vấn:

NPV: Con chào cụ.

NTL: Cụ chào con.

NPV: Hôm nay cụ khỏe không?

NTL: Bình thường như mọi ngày thôi con.

NPV: Cụ thấy sống ở đây thế nào ạ?

NTL: Cũng tốt lắm con, được ăn uống đầy đủ, có chỗ ngủ đàng hoàng, còn có bạn để
nói chuyện. Ở đây còn có nhiều người vào thăm, cho các cụ bánh trái, sữa cũng nhiều
lắm con.

NPV: Ở phòng cụ có mấy người?

NTL: 4 người thôi con.

NPV: Con thấy cụ ít ở phòng lắm nha, toàn qua phòng bên cạnh chơi thôi.

NTL: Cụ không thích ở phòng, nên qua đây chơi cho vui.

NPV: Ở phòng không vui hả cụ?

NTL: Cụ không thích mấy cụ ở phòng mình, hay nói cụ thế này thế nọ. Mấy bà đó có
vẻ không thích cụ.

NPV: Có chuyện gì hả cụ?

NTL: Cụ hay qua phòng cụ M chơi, thì mấy cụ ở phòng tỏ ra lạnh nhạt với cụ, còn nói
cụ qua phòng đó để dễ ôm trai. (Thở dài rồi cười ).

NPV: Ôm trai hả cụ?

NTL: Ừ, cụ hay nói chuyện với con cháu, với mấy đứa sinh viên vào đây làm tình
nguyện rồi mấy bà đó nói như vậy. Còn xa lánh cụ nữa.

NPV: Vậy, cụ có nói chuyện này với thầy Quang không?

NTL: Không đâu con, nói làm gì đâu, cứ kệ hết mà sống thôi. Miễn là mình luôn vui
vẻ, mình không làm gì sai là được. Có việc gì phải sợ, mà nói lại đâu.

NPV: Dạ, vậy những lúc ở phòng cụ hay làm gì?

NTL: Thì nằm nghỉ, ngủ, ăn hay đọc kinh, xâu chuỗi gì đó thôi con.
65

NPV: Vậy mấy cụ bên phòng cụ M có nói gì cụ không?

NTL: Cũng có, nên cụ thường ngồi ngoài hành lang chơi chứ ít vào phòng lắm con.

NPV: Dạ, con biết rồi. Cảm ơn cụ ạ.

NTL: Có gì đâu con. (Cười )

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SỐ 9

1. Nội dung phỏng vấn:

- Thời gian tiến hành phỏng vấn: 8 giờ 00 phút, ngày 13 tháng 11 năm 2014.

- Địa điểm phỏng vấn: Mái ấm tình thương chùa Diệu Pháp 188 đường Nơ Trang Long
- phường 13 - Quận Bình Thạnh - Tp HCM

- Cách thức ghi nhận thông tin: Lắng nghe và ghi chép.

1.1. PVV tự giới thiệu và nêu mục đích của cuộc phỏng vấn:

Người phỏng vấn: Trần Nguyễn Thái Thanh

Người được phỏng vấn: Cụ V – 101 tuổi

1.2. Câu hỏi phỏng vấn:

PVV: Con chào cụ, cụ khỏe không ạ?

NTL: Cảm ơn cô, tôi khỏe.

PVV: Dạ, sáng giờ cụ đang làm gì đấy?

NTL: Tôi đang lần chuỗi này, nghe kinh nữa. Chuỗi này tôi được người ta tặng đấy.

PVV: Đẹp quá cụ ha? Mà cụ năm nay bao nhiêu rồi ạ, con thấy cụ còn minh mẫn quá
chừng luôn.

NTL: Tôi năm nay hơn 100 tuổi rồi đấy, tôi được 101 tuổi rồi. Mà tôi khỏe vầy là nhà
ngày xưa tôi ngoài Bắc cực khổ nhưng lội bùn nhiều thế giờ lại khỏe xương.

PVV: Vậy thì tốt quá rồi. Chắc cụ vào đây cũng lâu cụ nhỉ?

NTL: Thực ra tôi là người gốc miền Tây, quê ở Long An, nhưng tôi lạc mẹ năm 10
tuổi lưu lạc ra tới tận ngoài Bắc, tôi sống ở đó được người ta nuôi. Lớn lên tôi lấy
chồng, rồi có con nhưng chồng tôi mất sớm tôi nuôi con một mình.
66

PVV: Cụ vậy là giỏi giang lắm luôn đó! Cụ vào đây lâu chưa ạ?

NTL: Cũng lâu rồi, từ hồi bên nhà cũ bên chùa ấy. Chắc cũng ngót hơn chục năm.

PVV: Ở đây lâu vậy rồi, cụ có chơi thân với ai không?

NTL: Nói chuyện thì nói thôi, chứ thân thì không chắc đâu. Tôi cũng không thích đi
lại nhiều, cứ một ngày tôi lần chuỗi 1000 lần, có khi hơn ấy. Với lại mấy bà trong đây
thích yên tĩnh, ai thích đi sang chùa thì đi, không thì ở nhà niệm kinh.

PVV: Vậy cụ có sang chùa không?

NTL: Có chứ, tôi sang lúc chiều cúng lễ 5g đấy.

PVV: Dạ, mà nói vậy mấy cụ trong phòng mình lúc nào cũng mỗi người một giường
vậy sao ạ?

NTL: Cũng không phải, nhưng đâu phải ai cũng nói chuyện được. Có bà được tính có
bà không. Bà thì thích cái gì cũng tự làm chứ không phải cái gì cũng nhờ vả. Như bà
bên góc giường đấy, còn nhỏ tuổi hơn tôi mà cái gì cũng phải nhờ người khác làm.
(chỉ ra hướng góc giường. Tôi là tôi không thích như thế, lớn rồi mà còn lười biếng.

PVV: Dạ. (Cụ khác đi vào: Mẹ có muốn mua gì không?”)

NTL: Không cần đâu. (Trả lời với cụ mới vào)

PVV: Mà cụ ơi, thầy Q có hay sang thăm các cụ không ạ?

NTL: Có chứ. Thầy hay sang thăm các cụ lắm.

PVV: Thế cụ thấy thầy thế nào ạ?

NTL: Quý thầy ở đây còn trẻ nhưng đối xử với người già rất tốt.

PVV: Vậy còn mấy cô, mấy chú trong mái ấm thì sao ạ?

NTL: Thì con người mà, nhiều khi cũng nóng tính, rồi cũng gặp phải mấy bà nên cũng
đôi khi hơi khó chịu. Tôi thì thấy, có người tốt người không. Nói vậy chứ cũng không
thể cầu tốt hết được.

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SỐ 10

1. Nội dung phỏng vấn:

- Thời gian tiến hành phỏng vấn: 8 giờ 00 phút, ngày 13 tháng 12 năm 2014.

- Địa điểm phỏng vấn: Mái ấm tình thương chùa Diệu Pháp 188 đường Nơ Trang Long
- phường 13 - Quận Bình Thạnh - Tp HCM
67

- Cách thức ghi nhận thông tin: Lắng nghe và ghi chép.

1.1. PVV tự giới thiệu và nêu mục đích của cuộc phỏng vấn:

Người phỏng vấn: Trần Nguyễn Thái Thanh

Người được phỏng vấn: Cụ N.T.T – 82 tuổi

1.2. Câu hỏi phỏng vấn:

PVV: Chào bà, bà khỏe không ạ?

NTL: Cháu lại đến đấy à.

PVV: Dạ, con tới nữa rồi. Bà không vui khi thấy con hả?

NTL: Có sao không.

PVV: Dạ, dạo này bà khỏe chứ?

NTL: Thế cháu nhìn tôi xem có chỗ nào không khỏe. Vậy mà chúng nó rắp tâm nói
xấu tôi, nói tôi tè dầm rồi mách với thầy cho tôi chuyển lên tầng 2.

PVV: Vậy thế là bà không có đúng không ạ?

NTL: Đương nhiên là không có rồi. Tôi còn nhớ hết đấy, chỉ có chúng nó cố tình đuổi
tôi đi.

PVV: Con nghĩ là không có đâu, bà không cần phải lo lắng đâu. Mà sao bà lại sợ lên
tầng 2 thế?

NTL: Lên đó sợ lắm, người ta nói bệnh sắp chết rồi mới lên ấy, rồi cô Lượm cũng sợ
nữa… (nói nhỏ)

PVV: Sao vậy bà, cô ấy có gì không tốt à?

NTL: Tôi không biết, tôi không nói đâu.

PVV: Dạ, vậy với mấy cô chú khác thì sao ạ?

NTL: Những người làm ở đây đối xử với tôi cũng được nhưng đôi khi hơi thô lỗ, lớn
tiếng.

PVV: Dạ.
68

2. Biên bản phỏng vấn với khách thể gián tiếp.

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SỐ 1

1. Thông tin về người trả lời:

- Tên: H.

- Nghề nghiệp: Y tá.

- Tình trạng hôn nhân: có gia đình.

2. Nội dung phỏng vấn:

- Thời gian tiến hành phỏng vấn: 10giờ 10 phút, ngày 08 tháng 12 năm 2014.

- Địa điểm phỏng vấn: Mái ấm tình thương chùa Diệu Pháp 188 đường Nơ Trang Long
- phường 13 - Quận Bình Thạnh - Tp HCM.

- Cách thức ghi nhận thông tin: Lắng nghe, ghi chép và ghi âm.

2.1. PVV tự giới thiệu và nêu mục đích của cuộc phỏng vấn:

Người phỏng vấn: Trần Nguyễn Thái Thanh.

PPV: Chào cô, cô có thể cho con phỏng vấn một chút không ạ?

NTL: Ừ, con hỏi đi.

PVV: Nhóm con đang làm đề tài nghiên cứu về mối quan hệ của các cụ trong
mái ấm để nộp bài cuối kì. Nên con có một số vấn đề nhờ cô trả lòi giúp tụi con ạ.

NTL: Ừ. (cười)

PVV: Dạ, cô tên gì ạ?

NTL: Cô tên Hạnh.

PVV: Cô làm ở đây lâu chưa ạ?

NTL: Đến tháng 7 này là được bảy năm.

PVV: Cô làm ở đây cũng khá lâu rồi, vậy cô thấy các cụ trong mái ấm khó tính
không cô?

NTL: Con có ông bà ở nhà không? Ông bà của con như thế nào thì các cụ ở đây cũng
thế. Chỉ có điều, các cụ không sống được ở nhà mặc dù có họ hàng, có gia đình, có con
cái nhưng các cụ vẫn phải sống ở mái ấm. Đó là chưa nói đến các trường hợp các cụ bị
69

bỏ rơi, neo đơn... Cô chỉ nói như thế cho con hình dung, chứ trả lời rõ hơn thì không
thể.

PVV: Cô cho con biết mối quan hệ giữa các cụ được không ạ?

NTL: Các cụ đều lớn tuổi, mà người già thường khó tính, cho nên mặc dù cùng chung
cảnh ngộ nhưng các cụ vẫn không thể hòa đồng với nhau. Các cụ ít cảm thông với
nhau mà còn ganh tị lẫn nhau, nói xấu lẫn nhau.

PVV: Cô có biết lí do chủ yếu là gì không ạ?

NTL: Ông bà ta nói: “gừng càng già càng cay”. Các cụ ở đây ai cũng có cách sống
riêng, ai cũng có cách suy nghĩ riêng. Và các cụ cũng khá bảo thủ, ít khi chịu chấp
nhận quan điểm của người khác nên dẫn đến gây gỗ với nhau.

PVV: Một ngày cô làm ở đây mấy tiếng ạ?

NTL: Cô làm từ 7h30 đến 1h30.

PVV: Ở đây thì cô đóng vai trò là y tá, và khi các cụ bị bệnh thù cô đưa các cụ
đi bệnh viện phải không ạ?

NTL: Nếu ở bệnh viện, cô là y tá cô có thể hỗ trợ khám bệnh nhưng khi ở đây làm
việc, thì vai trò của cô là làm bạn với các cụ.

PVV: Nhiều người nói làm việc ở đây phải xuất phát từ cái Tâm, cô nghĩ sao ạ?

NTL: Tâm là điểm xuất phát của mọi nghề. Nhưng tùy trường hợp mà bộc lộ nó ra, ở
mái ấm cái tâm của cô là phải hòa đồng với các cụ, có thể chia sẻ buồn vui cúng các
cụ. Chứ làm ở đây thì không thể nghiêm khắc được. Như thế sẽ không thể hòa đồng
cùng các cụ được. Cái nghiêm khắc phải để dành khi ở bệnh viện.

PVV: Công việc ở đây có nhiều không cô?

NTL: Không nhiều dồn dập nhưng cũng không ít. Công việc rất khó hình dung. Mình
tới đây làm được gì thì làm, cho được gì thì cho. (cười)

PVV: Cảm ơn cô ạ. Chúc cô mãi có niềm vui khi làm việc

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SỐ 2


1. Thông tin về người trả lời:
- Tên: chú T
- Nghề nghiệp: Trực phòng khách.

- Tình trạng hôn nhân: có gia đình.


2. Nội dung phỏng vấn:
70

- Thời gian tiến hành phỏng vấn: 10giờ 30 phút, ngày 08 tháng 12 năm 2014.
- Địa điểm phỏng vấn: Mái ấm tình thương chùa Diệu Pháp 188 đường Nơ Trang Long
- phường 13 - Quận Bình Thạnh - Tp HCM.
- Cách thức ghi nhận thông tin: Lắng nghe, ghi chép và ghi âm.
2.1. PVV tự giới thiệu và nêu mục đích của cuộc phỏng vấn:
Người phỏng vấn: Trần Nguyễn Thái Thanh, Đặng Thị Mỹ Dung.
PPV: Con chào chú ạ. Nhóm con đang làm đề tài nghiên cứu về mối quan hệ
giữa các cụ trong mái ấm để phục vụ bài cuối kì. Chú có thể cho con ít thời gian để hỏi
chú về vấn đề này được không chú?

NTL: Ừ, con hỏi đi.

PVV: Đặc điểm tính cách của các cụ ở đây như thế nào ạ?

NTL: Con người mà, mỗi người một tính, nhưng các cụ ở đây thì có người khó có
người dễ. Tùy thôi con.

PVV: Vậy thì mình sẽ tiếp xúc như thế nào mới hợp lí ạ?

NTL: Đương nhiên là phải làm từ việc dễ đến việc khó chứ. Ta phải tiếp xúc với các
cụ dễ tính trước, khó tính sau. Ở đây còn có các cụ bị đãng trí, con cần hiểu và thông
cảm và phải học cách cư xử với những người như thế. Bên cạnh đó con cũng phải làm
việc một cách chặt chẽ.

PVV: Các cụ ở đây có cãi nhau không ạ?

NTL: Có cãi nhau nhưng không thường xuyên. Khi xảy ra mâu thuẫn, không ai
nhường ai, ai cũng muốn mình đúng, và khi không thể nói được nữa thì mời thầy
Quang qua giải quyết.

PVV: Vậy việc gì cũng cần thầy Quang giải quyết ạ?

NTL: Các cụ rất nghe lời thầy Quang, khi cãi nhau cũng mời thầy giải quyết. Khi
không hài lòng với điều gì đó cũng mời thầy giải quyết luôn.

PVV: Chú làm việc ở đây lâu chưa ạ?

NTL: Đủ lâu để nắm rõ được mái ấm và hiểu về các cụ.

PVV: Cách xắp xếp phòng ở đây có dụng ý gì không chú. Tại con thấy có mấy
cụ thân nhau nhưng không ở chung phòng, còn có mấy cụ không thân nhau cũng ở
chung một phòng?

NTL: Có chứ con. Ở đây, chú xắp xếp cho những người hiền ở chung phòng để không
gây nhau. Và những người dữ ở chung phòng để kiềm chế nhau. Để các cụ nhận thức
được về vấn đề thực tế, biết nhường nhịn lẫn nhau và tạo được lòng tin cho nhau.
71

PVV: Dạ, con rất cảm ơn chú

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SỐ 3


1. Thông tin về người trả lời:
- Tên: Thầy T.N.Q
- Nghề nghiệp: Quản lí mái ấm
2. Nội dung phỏng vấn:
- Thời gian tiến hành phỏng vấn: 11giờ 30 phút, ngày 08 tháng 12 năm 2014.
- Địa điểm phỏng vấn: Mái ấm tình thương chùa Diệu Pháp 188 đường Nơ Trang Long
- phường 13 - Quận Bình Thạnh - Tp HCM.
- Cách thức ghi nhận thông tin: Lắng nghe, ghi chép.
2.1. PVV tự giới thiệu và nêu mục đích của cuộc phỏng vấn:
Người phỏng vấn: Trần Nguyễn Thái Thanh, Đặng Thị Mỹ Dung.
PVV: Con chào thầy ạ.
NTL: Ừ, thầy chào con.
PVV: Dạ, thầy cho con phỏng vấn một chút về các cụ trong mái ấm , được không
thầy?
NTL: Ừ, con hỏi đi.
PVV: Mái ấm hoạt động lâu chưa thầy?
NTL: Cũng lâu rồi con, từ năm 1990.
PVV: Thầy có thường xuyên gặp gỡ, trò chuyện với các cụ không ạ?
NTL: Cũng thường xuyên chứ con. Hàng tuần thầy cũng qua mái ấm thăm hỏi tình
hình bên đó, các cụ cũng hay qua chùa đọc kinh, có cụ còn qua để quét dọn, nên thầy
hầu như ngày nào cũng gặp các cụ.
PVV: Các cụ ở đây đều không còn gia đình, hay người thân gì hả thầy?
NTL: Cũng không hẳn đâu con, có cụ vẫn còn gia đình, người thân nhưng họ đều bận
rộn, hoặc không đủ điều kiện để chăm sóc các cụ nên các cụ vào đây ở. Thỉnh thoảng
cũng có vài cụ xin phép thầy cho về nhà ăn giỗ, thăm con cháu...
PVV: Các cụ ở mái ấm có phải chi trả chi phí gì không thầy?
NTL: Không đâu con, ăn uống, nghỉ ngơi tại mái ấm đều không tốn chi phí. Các cụ
còn được các mạnh thường quân hỗ trợ thêm về thức ăn, chăn, bánh kẹo, sữa... có khi
các cụ còn được cho tiền nữa. Thỉnh thoảng có cụ nào thích ăn gì đó còn gửi chú Thực
mua đồ ăn giúp nữa con.
72

PVV: Các cụ có hay cãi nhau không thầy?


NTL: Cũng có chứ con, sống với nhau lâu, cũng có người này không thích người kia,
cũng có cãi nhau… nhưng con thấy ông bà mình lớn tuổi ở nhà sau thì mấy cụ ở đây
cũng vậy thôi.
PVV: Mỗi khi như vậy thì ai là người giải quyết vậy thầy?
NTL: Thầy thường là người giải quyết, nhưng cũng có khi không cần giải quyết gì. Có
khi buổi sáng các cụ cãi nhau, buổi chiều thầy qua hỏi thì thấy mọi thứ đều bình
thường. Hỏi thì các cụ nói là có cãi nhau gì đâu. Các cụ cũng lớn tuổi nên trí nhớ cũng
không còn tốt như tụi con. Cãi nhau đó, nói này nói nọ đó rồi cũng quên ngay thôi.
Nhưng vẫn có người có cảm tình với người này hơn, ghét người kia hơn.
PVV: Lỡ mà các cụ nhớ là có cãi nhau, thì thầy giả quyết như thế nào vậy thầy?
NTL: Thì thầy nghe từng người nói, rồi phân tích ra làm thế này thì không hay lắm,
hành động thế kia sẽ đúng hơn. Nói làm sao để các cụ cảm thấy xui tai là được rồi con.
Người ta cũng lớn rồi nên không để bụng dai như mình nữa đâu.
PVV: Ngày nào cũng có người đến tham mái ấm hả thầy?
NTL: Không hẳn là ngày nào cũng đến, nhưng cũng đến thăm khá thường xuyên. Bên
cạnh đó chủ nhật hàng tuần còn có sinh viên của các trường dến đây dọn dẹp, thăm hỏi
các cụ. Cũng có sinh viên của các trường khác đến thực tập nữa con.
PVV: Dạ, con cảm ơn thầy ạ.
NTL: Không có gì đâu con.
BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SỐ 4
1. Thông tin về người trả lời:
- Tên: Chị T
- Nghề nghiệp: Nhân viên chăm sóc tại mái ấm
- Tình trạng hôn nhân: độc thân
2. Nội dung phỏng vấn:
- Thời gian tiến hành phỏng vấn: 11giờ 00 phút, ngày 08 tháng 12 năm 2014.
- Địa điểm phỏng vấn: Mái ấm tình thương chùa Diệu Pháp 188 đường Nơ Trang Long
- phường 13 - Quận Bình Thạnh - Tp HCM.
- Cách thức ghi nhận thông tin: Lắng nghe, ghi chép.
2.1. PVV tự giới thiệu và nêu mục đích của cuộc phỏng vấn:
Người phỏng vấn: Đặng Thị Mỹ Dung.

NPV: Em chào chị.


73

NTL: Ừ, chào em.

PVV: Chị có thể cho em hỏi vài câu về quá trình làm việc của chị với các cụ tại mái
ấm được không chị?

NTL: Ừ, em hỏi đi, biết gì chị sẽ trả lời.

PVV: Chị làm ở đây lâu chưa chị?

NTL: Cũng được khoảng 5 năm rồi em.

PVV: Công việc chính của chị ở đây là gì?

NTL: Thì em cũng thấy rồi đó, chị phụ chia thức ăn, nấu bếp, chăm sóc, tắm rửa, cho
các cụ ở tầng ba ăn. Thỉnh thoảng cũng trò chuyện với các cụ khác.

PVV: Làm ở đây lâu như vậy, chắc chị cũng hiểu rõ tính cách của mỗi cụ chị nhỉ?

NTL: Hiểu rõ chắc không ai hiểu được đâu, các cụ ở đây tính khí thất thường lắm,
không ai vừa lòng ai, chị đã chứng kiến nhiều trường hợp các cụ trong mái ấm cãi
nhau vì một chuyện nhỏ mà xô xát nhau luôn.

PVV: Rồi trong những trường hợp đó thì giải quyết thế nào vậy chị?

NTL: Thì mời thầy Quang qua giải quyết, có khi không cần vì các cụ mau quên, cãi
nhau đó rồi quên ngay nên cũng không có gì phải để ý.

PVV: Nhưng lỡ mấy cụ mà nhớ ra thì có cãi nhau tiếp không chị?

NTL: Cũng có chứ em, người già mà, họ cũng như con nít vậy, chẳng biết đường nào
mà lường. Cũng có người ghét nhau, giận nhau, người này nói xấu người kia cho chị
nghe.

PVV: Dạ, em cảm ơn chị nha.

NTL: Không có gì đâu em.

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SỐ 5


1. Thông tin về người trả lời:
- Tên: Bạn H
- Nghề nghiệp: Sinh viên
- Tình trạng hôn nhân: độc thân
2. Nội dung phỏng vấn:
- Thời gian tiến hành phỏng vấn: 11giờ 00 phút, ngày 28 tháng 12 năm 2014.
74

- Địa điểm phỏng vấn: Mái ấm tình thương chùa Diệu Pháp 188 đường Nơ Trang Long
- phường 13 - Quận Bình Thạnh - Tp HCM.
- Cách thức ghi nhận thông tin: Lắng nghe, ghi chép.
2.1. PVV tự giới thiệu và nêu mục đích của cuộc phỏng vấn:
Người phỏng vấn: Đặng Thị Mỹ Dung.

PVV: Chào bạn.

NTL: Chào bạn lại.

PVV: Bạn có thể cho mình xin chút thời gian không? Mình muốn hỏi một số câu hỏi
về cảm nhận của bạn khi làm tình nguyện tại mái ấm.

NTL: Ừ, bạn cứ tự nhiên.

PVV: Bạn giới thiệu một chút về mình nha.

NTL: Mình tên Hiền. Sinh viên trường Bách khoa, năm 3.

PVV: Bạn đến mái ấm này được mấy lần rồi?

NTL: 4 hay 5 lần gì đó, mình không nhớ rõ nữa.

PVV: Bạn đến theo chương trình của lớp hả?

NTL: Bên trường mình có yêu cầu ngày công tác xã hội nên mình tham gia, cái này là
chương trình của lớp tổ chức.

PVV: Bạn đến đây thường làm những công việc gì?

NTL: Tụi mình thường quét dọn mái ấm, có khi giúp đỡ các cô nấu ăn, khi thì lên trò
chuyện với các cụ nhưng ít thôi.

PVV: Bạn cảm thấy thế nào khi trò chuyện với các cụ?

NTL: Các cụ trò chuyện cũng thoải mái, nhưng tùy người thôi. Có cụ khi thấy mình
trò chuyện với cụ khác xong thì không thèm nói chuyện với mình. Có cụ chỉ trả lời đại
khái rồi lại bỏ đi chỗ khác.

PVV: Ở nhà bạn có hay trò chuyện với ông bà của mình không?

NTL: Có chứ, Mình nói chuyện với ông bà hằng ngày. Bây giờ lên đây học thì ít hơn.

PVV: Khi ông bà của bạn nói chuyện với người lạ có giống các cụ trong mái ấm
không?
75

NTL: Ông bà của mình có phần dễ chịu hơn các cụ, khi gặp người lạ, ông bà mình cởi
mở hơn, dễ chịu hơn chứ không phòng thủ như các cụ. Chắc tại các cụ không sống tại
nhà, mà sống ở mái ấm nên mới như vậy.

PVV: Cảm ơn bạn nhé.

NTL: Không có gì, chào bạn.

You might also like