You are on page 1of 8

VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI


I- QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ TÔN GIÁO
1. Khái niệm và bản chất của tôn giáo
a. Khái niệm
 Khái niệm: tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hiện thực khách
quan, thông qua sự phản ánh đó, các lực lượng tự nhiên trở thành siêu tự nhiên,
thần bí,.. (qua sự phản ánh của tôn giáo thì các lực lượng tự phát trong tự nhiên
và xã hội đều trở thành thần bí, siêu nhiên)
 Lưu ý:
- Tôn giáo có niềm tin sâu sắc vào đấng siêu nhiên thần bí (khác với khoa học,
khoa học cần chứng minh)
- Tôn giáo có hệ thống giáo thuyết (giáo lý, giáo luật, lễ nghi). Hệ thống giáo lý
phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan
- Tôn giáo có hệ thống cơ sở thờ tự (ví dụ như chùa chiền, nhà thờ). Có tổ chức
nhân sự quản lí điều hành việc đạo
- Tôn giáo phải có hệ thống tín đồ đông đảo
 So sánh tôn giáo với tín ngưỡng, mê tín dị đoan
- Tôn giáo,..
- Tín ngưỡng: là hệ thống dựa trên niềm tin, sự ngưỡng mộ. Là cách thể hiện
niềm tin của con người trước các sự vật, hiện tượng, các lực lượng có tính chất
thần thánh, linh thiêng để mong lực lượng ấy cứu vớt, giúp đỡ che chở. Có
nhiều loại tín ngưỡng như thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ các anh hùng dân tộc
- Mê tín, dị đoan: niềm tin của con người vào lực lượng siêu nhiên thần bí đến
mức độ mê muội, cuồng tín dẫn đến những hành vi cưc đoan phản văn hóa, gây
tổn hại lớn đến cá nhân, cộng đồng, xã hội. Ví dụ như hội thánh đức chúa trời
b. Bản chất
- Tôn giáo là sự phản ánh hư ảo hiện thực khách quan. Thông qua sự phản ánh
tôn giáo, các lực lượng trong tự nhiên xã hội đều trở thành thần bí.
- Tôn giáo là một hiện tượng xã hội – văn hóa. Hiện tượng xã hội – văn hóa này
do con người tạo ra. Phản ánh ước mơ, suy nghĩ của họ. Con người sáng tạo ra
tôn giáo nhưng lại lệ thuộc và phục tùng tôn giáo vô điều kiện.
2. Nguồn gốc, tính chất, chức năng của tôn giáo
a. Nguồn gốc
- Nguồn gốc tự nhiên, kinh tế - xã hội:
+ Trong xã hội nguyên thủy, lực lượng sản xuất chưa phát triển. Các hiện tượng
tự nhiên tác động đến đời sống con người, bản thân con người cảm thấy yếu
đuối, bất lực, họ không giải thích được nó => họ gán cho tự nhiên những sức
mạnh, quyền lực thần bí => thời kỳ này rất nhiều thần như thần sông, thần núi.
+ Khi xã hội phân chia và có đối kháng giai cấp, có áp bức bóc lột, do không
giải thích được sự phân hóa giai cấp, lo sợ trước sự thống trị của giai cấp thống
trị mà con người tìm đến tôn giáo, lấy tôn giáo chính làm chỗ dựa tinh thần. Họ
trông chờ vào sự giải phóng của lực lượng siêu nhiên
- Nguồn gốc nhận thức: Khi những điểu được khoa học giải thích rồi thì tôn giáo
dần mất đi vị trí vai trò ở chỗ đó. Nhưng rất nhiều điều khoa học chưa giải thích
rõ ràng, tường tận thì điều đó thường được giải thích qua lăng kính của tôn giáo
=> tôn giáo giải thích thì do lực lượng siêu nhiên thần bí nào đó chi phối đời
sống con người. Trình độ dân trí thấp là mảnh đất màu mỡ cho tôn giáo tồn tại
và phát triển.
- Nguồn gốc tâm lý: sự sợ hãi của con người trước thế giới hay lúc con người sa
cơ lỡ vận hay những yếu tố may rủi, trước khi làm việc hệ trọng,..thì con người
thường tìm đến tôn giáo
b. Tính chất
- Tính lịch sử: tôn giáo có điểm khởi đầu, tồn tại phát triển,.. tôn giáo mất đi khi
nguồn gốc và các nguyên nhân sản sinh ra nó không còn
- Tính quần chúng: biểu hiện ở số lượng tín đồ theo các tôn giáo lớn đông đảo
(chiếm khoảng gần ¾ dân số thế giới), tôn giáo là hiện tượng xã hội phổ biến ở
các dân tộc, quốc gia, châu lục
- Tính chính trị: ra đời trong xã hội có giai cấp, có áp bức và đối kháng giai cấp.
Giai cấp bóc lột thường sử dụng và lợi dụng tôn giáo để phục vụ lợi ích, mưu
đồ chính trị, dùng tôn giáo để chống lại lực lượng tiên bộ. (ví dụ như đêm
trường trung cổ, giáo hội chi phối đời sống vật chất – tinh thần trong xã hội, bao
nhiêu những nhà khoa học nói ngược với những điều của tôn giáo phải sống
trong tù tội, bị thiêu; các cuộc thập tự chinh,..)
c. Chức năng của tôn giáo
- Chức năng thế giới quan
- Chức năng đền bù hạnh phúc hư ảo
- Chức năng điều chỉnh hành vi đạo đức
- Chức năng liên kết cộng đồng, chuyền tải, bảo lưu văn hóa

II- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1. Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
- Nguyên nhân kinh tế: trong thời quá độ tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần
vận hành theo cơ chế thị trường. Mặt trái của kinh tế thị trường tác động tiêu
cực đến đời sống con người: làm cho con người tin vào yếu tố ngẫu nhiên may
rủi => một bộ phận nhân dân thụ động trông chờ vào những lực lượng siêu
nhiên, cho rằng đi nhiều nơi, cầu khấn nên được thần linh phù hộ, những người
nghèo khó rất nhanh chóng tin rằng mình chưa đi nhiều, cầu nhiều nên bị trừng
phạt => họ có tâm lý thụ động, trông chờ, ỷ lại, cầu viện vào các lực lượng siêu
nhiên
- Nguyên nhân chính trị - xã hội: trong các tôn giáo lớn có chứa đựng giá trị
đạo đức, các giá trị đó phù hợp với chủ trương chính sách pháp luật của Đảng
và nhà nước xã hội chủ nghĩa, phap luật. Ví dụ trong Phật giáo không phạm
phải ngũ giới, nếu thực hiện được điều đó thì họ là một tín đồ chân chính, là
công dân thực hiện chuẩn mực đạo đức xã hội. Bản thân các tôn giáo cũng có
khả năng tự biến đổi theo hướng đồng hành cùng dân tộc
- Nguyên nhân văn hóa: về cơ bản trong các tôn giáo lớn có chứa đựng giá trị
đạo đức văn hóa. ở một mức độ nào đó, tôn giáo có khả năng đáp ứng nhu cầu
văn hóa tinh thần và giáo dục ý thức cộng đồng, lối sống, phong cách cho một
bộ phận quần chúng nhân dân. Việt Nam chủ trương xây dựng nền văn hóa đậm
đà bản sắc dân tộc, phải kế thừa các giá trị truyền thống, trong các giá trị truyền
thống đó thì có tôn giáo => tôn giáo có điều kiện tồn tại trong thời kỳ quá độ
- Nguyên nhân nhận thức: trong thời kì quá độ khoa học đã phát triển nhưng
nhiều hạn chế, nhiều hiện tượng tự nhiên xã hội vẫn chi phối con người. Ví dụ
như hiện tượng động đất sóng thần,.. Thời quá độ, trình độ dân trí còn rất thấp
thì đó cũng là mảnh đất màu mỡ để tôn giáo có điều kiện phát triển
- Nguyên nhân tâm lý: tôn giáo đã ra đời từ rất lâu và ăn sâu vào tiềm thức của
người dân qua nhiều thế hệ, ảnh hưởng khá sâu đậm về nếp nghĩ, trở thành thói
quen của một bộ phận quần chúng nhân dân. Họ theo tôn giáo như một thói
quen, truyền thống của gia đình
2. Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội
- Tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng,
tôn giáo của quần chúng nhân dân. Biểu hiện: bất kì ai cũng được tự do theo
hoặc không theo một tôn giáo nào đó (phải là tôn giáo chân chính hợp pháp,
được pháp luật công nhận), việc vào tôn giáo xong không theo đạo nữa hoặc
chuyển sang tôn giáo khác là quyền tự do của mỗi người, nhà nước xã hội chủ
nghĩa có tín ngưỡng hay không có tín ngưỡng đều bình đẳng trước pháp luật
(khi vi phạm pháp luật thì đều bị xử lí như nha)
- Phát huy mặt tích cực, khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn
giáo gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Mặt tích
cực như văn hóa, đạo đức, các hoạt động cứu trọ, thiện nguyện thì cần phát huy.
Những ảnh hưởng tiêu cực cần khắc phục dần, các hiện tượng như mê tín dị
đoan phải loại bỏ, những kẻ khoác lên mình áo thầy tu nhưng lại là phản động
cần loại bỏ ra khỏi tín ngưỡng tôn giáo
- Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng trong việc giải quyết vấn đề tôn
giáo. Phải phân biệt hai mặt trên để có những biện pháp phù hợp. Đảng, nhà
nước, nhân dân cần phải phân biệt. Phân biệt để đảm bảo cho những sinh hoạt
tôn giáo lành mạnh, đáp ứng nhu cầu chính đáng, loại bỏ những mặt tiêu cực
trong tôn giáo
- Quan điểm lịch sử cụ thể trong giải quyết vấn đề tôn giáo. Trong mỗi thời
kỳ lịch sử thì vai trò và sự tác động của tôn giáo là khác nhau. Cần căn cứ vào
sự ra đời, sự phát triển để đưa ra chủ trương, chính sách phù hợp
3. Những biến đổi của tôn giáo thời kỳ cách mạng công nghiệp
a. Sự trở lại của niềm tin tôn giáo, biến đổi diện mạo và tái cấu trúc tôn giáo
- Sự trở lại của niềm tin tôn giáo, gia tăng nhu cầu đời sống tôn giáo, số lượng tín
đồ, chức sắc: số tín đồ của các tổ chức tôn giáo tăng lên
- Sự thay đổi diện mạo tôn giáo:
+ Thay đổi theo xu hướng ngày càng đa dạng hóa => Dẫn đến sự ra đời nhiều
tôn giáo mới. Do một số tôn giáo sau thời gian dài suy giảm nay đã được khôi
phục hoạt động trở lại, được nhà nước công nhận
+ Trước 1985 ở nước ta có ba loại hình tôn giáo (tôn giáo, tín ngưỡng bản địa;
tôn giáo du nhập từ nước ngoài; tôn giáo nội sinh) thì từ 1986 đến nay xuất hiện
thêm loại hình thứ tư là: đạo lạ
- Sự thay đổi cấu trúc tôn giáo: sự biến đổi bên trong của hệ thống tôn giáo và
từng tôn giáo, do tác động của chính sách, luật pháp tôn giáo, làm thay đổi địa
vị pháp lý của tôn giáo.
b. Sự chuyển đổi đức tin, xuất hiện hiện tượng tôn giáo mới và hình thành các
cộng đồng tôn giáo – tộc người
c. Sự biến đổi về phương thức truyền giáo và lối sống đạo
- Sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện thông tin truyền thông đại chúng,
tạo điều kiện cho các tôn giáo đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa với việc sử
dụng các phương tiện truyền giáo mới: “Phương tiện truyền giáo mềm”. Đó là
việc truyền bá đức tin tôn giáo bằng tư tưởng, văn hóa, học thuật, nghệ thuật
với việc sử dụng công cụ của các phương tiện truyền thông đại chúng như kinh
sách, đài phát thanh, truyền hình, radio, cassette, Internet và mạng điện tử, chứ
không phải bằng vũ lực, quân sự như trước đây.

III- TÔN GIÁO TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở
VIỆT NAM
1. Đặc điểm cơ bản của tôn giáo ở Việt Nam
- Việt Nam là quốc gia có nhiều tôn giáo:
+ Hiện nay theo thống kê Việt Nam có 13 tôn giáo đã được công nhận như Phật
giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi Giáo, Cao Đài, Hòa Hảo.
+ Trên 40 tổ chức tôn giáo đã được công nhận về mặt tổ chức hoặc đã đăng kí
hoạt động.
+ Tổng tín đồ theo tôn giáo là khoảng 24 triệu tín đồ theo tôn giáo.
+ Có tôn giáo du nhập từ bên ngoài (Phật giáo, Công giáo, Tin Lành du nhập
vào Việt Nam), tôn giáo nội sinh (Cao Đài, Hòa Hảo)
- Tôn giáo ở Việt Nam đa dạng, đan xen, chung sống hòa bình, không có
xung đột, chiến tranh tôn giáo. Người có đạo và không có đạo tôn trọng nhau,
các tín đồ tôn giáo tôn trọng niềm tin của nhau. Các tôn giáo từ bên ngoài du
nhập vào Việt Nam đều mang dấu ấn và chịu ảnh hưởng lớn của bản sắc văn
hóa Việt Nam
- Các tôn giáo ở Việt Nam nói chung luôn đồng hành cùng dân tộc, có nhiều
hoạt động đóng góp quan trọng trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất
nước.
+ Trong đấu tranh bảo vệ dân tộc thì các chức sắc, tín đồ tôn giáo đứng lên
cùng nhân dân bảo vệ đất nước
+ Trong giai đoạn hiện nay, 24 triệu tín đồ tham gia xây dựng đất nước trên các
góc độ chính trị, tư tưởng, văn hóa, xã hội. Các hoạt động như thiện nguyện, tín
đồ, giáo dục ý thức văn hóa cho quần chúng nhân dân
- Tín đồ các tôn giáo Việt Nam phần lớn là nhân dân lao động, có lòng yêu
nước, tinh thần dân tộc.
2. Tình hình tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
- Tôn giáo ở Việt Nam khá đa dạng, gồm có các nhánh Phật giáo (Đại thừa,
tiểu thừa,..) một số nhánh Kito giáo (Công giáo,..), tôn giáo nội sinh như Cao
Đài,..
+ Phật giáo có số tín đồ đông đảo nhất
+ Công giáo (Thiên chúa giáo) cũng có số tín đồ đông đảo và có 6000 nhà thờ
tại nhiều nơi trên cả nước
+ Đạo Hòa Hảo phát triển ở miền Tây Nam Bộ
+ Cao Đài: có 3 triệu người tự xem mình là tín đồ Cao Đài phân bố tại 39 tỉnh
thành trên cả nước
+ Tin Lành chủ yếu tập trung ở khu vực Tây Nguyên và Tây Bắc, là tôn giáo
chính của nhiều dân tộc thiểu số
+ Hầu hết tín đồ Hồi Giáo và Hindu tại Việt Nam là người Chăm
+ Ngoài ra ở Việt Nam còn có một số tôn giáo khác nhỏ lẻ không đáng kể và
còn một số người không có tôn giáo
 Điểm thuận lợi/ tích cực:
+ Việt Nam có nhiều tôn giáo => đa dạng màu sắc
+ Các tôn giáo có tính nhân văn, răn dạy đạo đức con người => nhiều tín đồ đã
sống và ứng xử đúng đạo lý
+ Phát huy những giá trị tốt đẹp về văn hóa, đạo đức của tôn giáo
+ Đạo đức tôn giáo hướng con người đến những giá trị nhân bản, góp phần tích
cực vào việc hoàn thành đạo đức cá nhân
+ Ở Việt Nam các giáo phái sinh sống hòa thuận, không mâu thuẫn cạnh tranh
xung đột dẫn đễn chiến tranh => hòa bình tôn giáo
 Khó khăn/tiêu cực:
+ Một khi đã thâm nhập vào ý thứuc con người, nó sẽ làm cho con người lãng
quên hiện thực, đặt tất cả tinh thần vào thần thánh hư ảo mà họ tin đó là giá trị
đích thực
+ Một số người lợi dụng vấn đề tâm linh để mua chuộc lòng tin nhằm chiếm
đoạt tài sản của người dân
+ Những phần tử núp dưới lớp áo tôn giáo để mưu đồ chống phá Đảng và nhà
nước ta
3. Quan điểm, chính sách của Đảng, nhà nước Việt Nam đối với tín ngưỡng
tôn giáo
- Dựa trên cơ sở lí luận: quan điểm chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
- Dựa trên cơ sở thực tiễn: tình hình tôn giáo trên thế giới và tôn giáo ở Việt Nam
(các thế lực bên ngoài cấu kết với phản động bên trong núp dưới tấm áo tôn
giáo để đi ngược lại với quần chúng nhân dân, chống phá Đảng và nhà nước
Việt Nam
- Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ
tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta
- Đảng, nhà nước thực hiện nhất quán chính sách địa đoàn kết dân tộc
- Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng
- Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị
4. Một số giải pháp cụ thể để giải quyết tôn giáo Việt Nam
- Tăng cường đoàn kết tôn giáo
+ Nâng cao nhận thức tư tưởng về vấn đề đoàn kết tôn giáo trong tình hình mới
+ Bổ sung và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
+ Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo và vai trò lãnh đọa
của Đảng, nhà nước về tôn giáo trong bối cảnh hiện nay
+ Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các tông iaos
+ Thực hiện bình đẳng giữa các tôn giáo, giữa đồng bào theo tôn giáo và đồng
bào không theo tôn giáo
+ Kiên quyết đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực trong tôn giáo và đập tan
âm mưu lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng của lực lượng thù địch
- Nhằm tăng cường công tác tôn giáo:
+ Tập trung nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm, trách nhiệm của hệ
thống chính trị và xã hội với công tác tôn giáo
+ Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục
+ Vận động quần chúng
+ Quan tâm xây dựng tổ chức, bộ máy cán bộ làm công tác tôn giáo đủ mạnh
- Đẩy mạnh tuyên truyền Luật tín ngưỡng tôn giáo:
+ Tuyên truyền, phổ biến Luật
+ Lựa chọn nội dung, đổi mới phương pháp, hình thức tuyên truyền,..
5. Thái độ của người trẻ trước các hiện tượng tôn giáo
- Tôn giáo là vấn đề nhạy cảm bởi nó gắn với niềm tin của con người đối với
thế giới đối tượng thiêng và một khi niềm tin tôn giáo bị lợi dụng cho những
mục đích xấu sẽ gây ra những hệ lụy khó lường. Vì vậy, nhận diện và phản bác
các quan điểm sai trái, thù địch về tình hình tôn giáo ở Việt Nam hiện nay cần
được quan tâm đặc biệt.
- Tôn giáo hiện nay diễn biến phức tạp và khó lường, vì vậy có một số cá nhân/
tổ chức lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá Đảng và nhà nước, gây rối an
ninh xã hội và để lại nhiều hệ quả tiêu cực. Điển hình như vấn đề từng làm xôn
xao dư luận như vụ Chùa Ba Vàng, Hội thánh đức Chúa Trời, rất nhiều người
đã bị lôi cuốn và tin theo.
- Vì vậy, là một thanh niên nói riêng và người Việt Nam nói chung, chúng ta phải
có cái nhìn sáng suốt và một tâm thế vững vàng để biết rằng cái gì nên theo và
cái gì không nên theo. Từ đó, ủng hộ tin theo những tín ngưỡng tôn giáo truyền
thống hướng đến cái thiện như đạo Phật,... Phản đối, lên án nhằm xóa bỏ những
luận điệu sai trái, những phần tử cực đoan muốn núp dưới tấm áo tôn giáo nhằm
có những âm mưu chống phá Đảng và nhà nước, gây rối xã hội. Không nên mù
quáng tin tưởng vào những hiện tượng tôn giáo lạ và sai trái.

You might also like