You are on page 1of 8

Họ và tên: Nông Thị Thảo Vân

MSV: 2005LHOB089
Lớp: Luật 20B
BÀI KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN MÔN QLNN VỀ DÂN TỘC, TÔN GIÁO

*Đề bài : Phân tích nội dung quản lý nhà nước về tôn giáo tín ngưỡng. Lấy ví dụ thực tiễn
Bài làm
 Nguồn gốc hình thành tôn giáo theo chủ nghĩa duy vật biện chứng
*Nguồn gốc kinh tế - xã hôi
Trong xã hội nguyên thủy, do trình độ lao động sản xuất thấp kém con người cảm thấy yếu đuối
và bất lực trước thiên nhiên rộng lớn và bí ẩn, vì vậy họ đã gắn cho TN những sức mạnh, quyền
lực to lớn bí ẩn, thần thánh hóa những sức mạnh đó. Từ đó họ xây dựng nên những biểu tượng
tôn giáo để thờ cúng. Ví dụ trong sản xuất nông nghiệp của nước có tục dâng làm lễ cầu cho mưa
thuận gió hòa mùa màng bội thu. Khi xã hội phân chia thành giai cấp đối kháng, con người cảm
thấy bất lực trước sức mạnh của thế lực giai cấp thống trị. Họ không giải thích được nguồn gốc
của sự phân hóa giai cấp và áp bức bóc lột, tội ác, vv,… tất cả họ quy về số phận và định mệnh.
Từ đó, họ đã thần thánh hóa một số người thành những thần tượng có khả năng chi phối suy nghĩ
và hành động người khác mà sinh ra tôn giáo.
Như vậy sự yếu kém về trình độ phát triển của lao động sản xuất, sự bần cùng về kinh tế, áp bức
về chính trị, bất lực trước những bất công của xã hội là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo.
*Nguồn gốc nhận thức
Ở những giai đoạn lịch sử nhất định, nhận thức của con người về tự nhiên, xã hội và bản thân
mình còn giới hạn. Nhận thức bị tuyệt đối hóa, cường điệu hóa vai trò chủ thể, nhận thức sẽ dần
dẫn tới thiếu khách quan mất dần cơ sở trần thế đẻ trở thành siêu nhiên thần thánh.
Mặt khác trong tự nhiên và xã hội có nhiều điều khoa học chưa khám phá và giải thích được nên
con người lại tìm đến với tôn giáo. Sự nhận thức của con người có khi xa rời hiện thực, thiếu
khách quan dễ rơi vào ảo tưởng, thần thánh hóa đối tượng.
*Nguồn gốc tâm lí
Do sự sợ hãi, lo âu của con người trước sức mạnh của tự nhiên và xã hội mà dẫn đến việc sinh ra
tôn giáo.
Tín ngưỡng tôn giáo đáp ứng đủ nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Góp phần bù đắp
những hẫm hụt trong đời sống nỗi trống vắng trong tâm hồn, an ủi vỗ về, xoa dịu cho các số
phận sa cơ, lỡ vận. Vì thế dù chỉ là hạnh phúc hư ảo nhưng nhiều người vẫn tin vẫn bám víu vào.
 Khái niệm
Tôn giáo: là một tổ chức đại diện cho một cộng đồng người, có chung một đức tin theo một giáo
lí hay một giáo chủ và có kết cấu tổ chức là một giáo hội.
Quản lý nhà nước về tôn giáo: là quá trình chấp hành và tổ chức thực hiện pháp luật của các cơ
quan trong hệ thống hành pháp để điều chỉnh hướng dẫn hoạt đông các tôn giáo trong quy định
của pháp luật.
Nhà nước phải quản lý về tôn giáo vì:
Đảm bảo sự tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân nhưng phải đảm bảo sự quản lí của nhà nước
Một số tổ chức tôn giáo, loại hình tôn giáo hoạt động trái pháp luật gây ảnh hưởng tới Nhà nước
và nhân dân
Các đồ dùng sở vật chất hoạt động tôn giáo có thể bị sử dụng sai mục đích
Tính thương mại hóa hiện nay ở nhiều tổ chức tôn giáo tín ngưỡng
Đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.
 Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Nội vụ trong quản lý nhà nước về tôn giáo.(điều 42
nghị định số: 92/2012/NĐ-CP)
1. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn thi
hành Nghị định này.
2. Trong việc thực hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định này, những trường hợp
thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, chủ
trì phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ
quyết định. Những trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo cùng cấp có trách nhiệm tiếp
nhận hồ sơ, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định, trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân quyết định.
3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên
và Môi trường căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phối hợp với Bộ Nội vụ giúp Chính
phủ thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng; môn học lịch sử
Việt Nam, pháp luật Việt Nam; xây dựng công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo; đất đai
liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.
 Tính chất của tôn giáo
*Tính chất lịch sử: Tôn giáo do con người sáng tạo ra tồn tại trong một giai đoạn lịch sử nhất
định khi nhận thức con người đạt được tư duy trừu tượng ở một trình độ nhất định .
- Tôn giáo biến đổi theo kết cấu chính trị của thời đại
- khi con người làm chủ được nhận thức làm chủ được thế giới thì tôn giáo sẽ không còn.
*Tính chất quần chúng
- Tôn giáo là nơi sinh hoạt văn hóa của một bộ phận quần chúng nhân dân lao động tuy tôn giáo
phản ánh hạnh phúc hư ảo song nó phản ảnh khát vọng của những con người bị áp bức bóc lột,
phản ánh một xã hội tự do, bình đẳng bác ái vì vậy nhiều người tin và theo.
*Tính chất chính trị của tôn giáo
Khi xã hội đã có sự phân chia giai cấp, các giai cấp chính trị đã lợi dụng tôn giáo để phục vụ cho
lợi ích của mình. Ngày nay tôn giáo trở nên đa dạng và vấn đề tôn giáo cũng trở nên phức tạp
hơn ở nhiều quốc gia
 Vai trò của tôn giáp trong đời sống xã hội
Tôn giáo là nhịp cầu giao lưu văn hóa giữa các quốc gia trên thế giới với nhau
Tôn giáo góp phần phát triển kinh tế bền vững
Tôn giáo kiến tạo và củng cố hòa bình
Tôn giáo tham gia phát triển giáo dục
 Đối tượng quản lý nhà nước về tôn giáo
Tín đồ: là người tin, theo một tôn giáo và được tổ chức tôn giáo đó thừa nhận.
Chức sắc: là tín đồ được tổ chức tôn giáo phong phẩm hoặc suy cử để giữ phẩm vị trong tổ chức.
Nhà tu hành: Nhà tu hành là tín đồ xuất gia, thường xuyên thực hiện nếp sống riêng theo giáo lý,
giáo luật và quy định của tổ chức tôn giáo.
Chức việc: là người được tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng
nhận đăng ký hoạt động tôn giáo bổ nhiệm, bầu cử hoặc suy cử để giữ chức vụ trong tổ chức.
Nơi thời tự
Đồ dung việc đạo
Cơ sở vật chất khác của tôn giáo
Sinh hoạt tôn giáo: là việc bày tỏ niềm tin tôn giáo, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi tôn giáo.
 Nguyên tắc trong công tác tôn giáo hiện nay.
1. Tôn giáo và bảo đảm quyền tụ do tín ngưỡng tôn giáo của công dân, không phân biệt những
người theo đạo và không theo đạo cũng như giữa các tôn giáo với nhau.
2. Đoàn kết gắn bó đồng bào theo tôn giáo và không theo tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn
dân tộc
3. Mọi cá nhân và tổ chức hoạt động tín ngưỡng tôn giáo phải tuân thủ hiến pháp và pháp luật có
nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc VNXHCN, gìn giữ độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia
4. Những hoạt đông ích nước lợi dân phù hợp với nguyện vọng và lợi ích chính đáng, hợp pháp
của tín đồ được đảm bảo. Những giá trị văn hóa đạo đức tốt đẹp của tôn giáo được tôn trọng và
khuyến khích phát huy.
5. Chống mọi hành vi lợi dụng tôn giáo.
6. Các cấp ủy Đảng chính quyền, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể, tổ chức xã hội, các
tổ chức tôn giáo có trách nhiệm làm công tác vận động quần chúng và thực hiện đúng đắn chính
sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước
 Thành tựu của quản lý nhà nước về tôn giáo.
Tình hình tôn giáo cơ bản được ổn định, chính sách tôn giáo được thực hiện tốt, đồng bào các tôn
giáo đoànn kết tham gia xây dựng đất nước.
Đời sống tín ngưỡng tốn giáo và hoạt động của tổ chức, cá nhân theo tôn giáo diễn ra sôi động.
Tham mưu đề xuất chính xác, hiệu quả, giải quyết các vấn đè tôn giáo đúng chủ trương của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Việc đào tạo bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành trong tổ chức tôn giáo được duy trì và mở rộng;
việc xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự được các tổ chức tôn giáo quan tâm và đầu tư.
Phát huy các giá trị đạo đức tôn giáo, tinh thần tương than, tương ái của tổ chức cá nhân tôn giáo
tham gia nhiều hoạt động nhân đạo từ thiện vận động quần chúng nhân dân tham gia đông đảo
hơn.
 Đặc điểm cơ bản của tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.
(1) Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo tín ngưỡng
Do điều kiện địa lý nước ta là nơi thuận lợi cho việc giao lưu của nhiều luồng tư tưởng, văn hóa
khu vực và thế giới, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của hai nền văn minh lớn Trung Hoa và Ấn Độ,
đồng thời là một nước có 54 dân tộc cư trú ở nhiều khu vực với điều kiện tự nhiên, khí hậu, lối
sống, phong tục, tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau nên Việt Nam có điều kiện du nhập nhiều tín
ngưỡng tôn giáo lớn trên thế giới. Hơn nữa, bản tính người Việt vốn cởi mở, khoan dung nên
cùng một lúc họ có thể tiếp nhận nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau, cùng tồn tại
bên cạnh tín ngưỡng dân gian, bản địa của nhiều dân tộc, bộ tộc. Ước tính hiện nay ở Việt nam
có rất nhiều loại tín ngưỡng được chia làm 3 nhóm, cụ thể:
+ Nhóm tín ngưỡng phồn thực là thờ cúng sự sinh sôi, nảy nở, giao phối (Thờ cơ quan sinh dục
nam, nữ, thờ nghi thức lễ hội phồn thực;
+ Nhóm tín ngưỡng sùng bái tự nhiên; thờ tam phủ, tứ phát.
+ Nhóm tín ngưỡng sùng bái con người. thờ những người có công với nước.
Về tôn giáo hiện nay ở nước ta có sáu tôn giáo lớn đã được Nhà nước thừa nhận
về tổ chức là: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo, Cao đài, Hoà Hảo với khoảng 20 triệu tín
đồ. Ngoài ra còn hàng chục triệu người khác vẫn giữ tínngướng dân gian, truyền thống và cả tín
ngưỡng nguyên thuỷ.
Tín ngướng, tôn giáo ở nước ta chủ yếu ở cấp độ tâm lý tôn giáo. Nhiều tín đồ tôn giáo tuy khá
sùng đạo, nhưng hiểu giáo lý rất ít, gia nhập đạo phần nhiều do lan truyền tâm lý, hoặc do vận
động, lôi kéo; ý thức tôn giáo ở phần lớn tín đồ không thật sâu sắc.
(2)Tính đan xen hòa đồng trong tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam.
Với bản tính cởi mở, khoan dung, đồng thời do phải đoàn kết chống giặc ngoại xâm và chống
chọi với thiên nhiên, người Việt rất dễ tiếp nhận các loại văn hóa tín ngưỡng tôn giáo miễn sao
nó không đi ngược lại lợi ích dân tộc, đi ngược lại truyền thống văn hóa dân tộc. Đồng thời, nó
cũng phải thay đổi cho phù hợp với phong tục tập quán tuỳ ý của người Việt mà trước hết phải
được sự khảo nghiệm của lịch sử dựng nước và giữ nước, sau nữa, phải tôn trọng tôn giáo truyền
thống và hòa đồng với tín ngưỡng bản địa. Tính đan xen, hoà đồng của tín ngưỡng, tôn giáo ở
Việt nam thể hiện ở chỗ: Trên điện thờ của môt số tôn giáo có sự xuất hiện của rất nhiều vị
thánh, tiên, thần, phật của nhiều tôn giáo khác nhau, ví dụ như đạo Cao đài. Đối với người Việt
nam rất khó xác định đâu là tiêu chuẩn tôn giáo cụ thể của họ. Cùng một lúc họ có thể theo tôn
giáo và theo nhiều tín ngưỡng khác nhau. Ở Việt Nam có nhiều chức sắc, tín đồ, họ không chỉ
am hiểu giáo lý giáo luật của tôn giáo mà họ tin theo mà họ còn am hiểu giáo lý giáo luật của các
tôn giáo khác.
(3)Tín đồ và các tô giáo Việt Nam phần lớn là nông nhân lao động.
Nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, lại bị phong kiến đô hộ lâu dài với một trình độ dân trí
thấp, vì vậy những người nông dân tiếp nhận tôn giáo thông qua lăng kính của người sản xuất
nhỏ cộng với trình độ ít hiểu biết.
(4)Tính trội của yếu tố nữ trong hệ thồng tôn giáo tín ngưỡng
Đặc điểm này xuất phát từ các nguyên nhân sau:
Việt Nam là một nước nông nghiệp nên yếu tố âm - đất - mẹ được người Việt Nam quan niệm
tượng trưng cho ý thức cộng đồng. Ở Việt nam phụ nữ có vai trò rất lớn trong gia đình và ngoài
xã hội. Có một thời gian dài chế độ mầu hệ tồn tại khi thực hiện chế độ quần hôn không xác định
được cha của đứa trẻ, con mang họ mẹ, hơn nữa trong xã hội nguyên thủy công việc chính của
người phụ nữ hái lượm nuôi sống gia đình đây là côn việc hết sức quan trọng nên có thể nói
người phụ nữ đóng vai trò cực kì quan trọng trong xã hội. Việt Nam là quốc gia duy nhất trong
hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế
giới có tục thờ Mẫu. Chính vì vậy trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo ở Việt nam xuất hiện rất
nhiều các vị thánh thần là nữ, từ Bắc đến Nam ở đâu cũng có nơi thờ tự nữ thần: Phật Bà, Thánh
Mẫu ... như Đền thờ Bà chúa Kho (Bắc Ninh), Bà chúa Liễu ở Phủ Tây Hồ (Hà Nội), Bà chúa
Đen (Tây Ninh), Bà chúa Sứ (An Giang).
(5)Tôn giáo ở Việt Nam có nơi có lúc bị các thế lực thù địch lợi dụng vì mục đích chính trị.
Khai thác những thiếu sót trong việc thực hiện chính sách tôn giáo ở cơ sở để xuyên tạc tình hình
tôn giáo ở nước ta nhằm vu khống ta vi phạm tự do tôn giáo, tự do nhân quyền.
Thao túng và lợi dụng các diễn đàn quốc tế, các tổ chức quốc tế để thông tin sai lạc về tình hình
tôn giáo ở nước ta nhằm cô lập ta trên trường quốc tế.
Lôi kéo, mua chuộc, nuôi dưỡng các phần tử cực đoan ly khai trong các tôn giáo ở
trong và ngoài nước.
Khai thác lợi thế của một nước có tiềm lực về kinh tế và quân sự. VD: năm 1998 Mỹ lập ra Ủy
ban xem xét các chính sách TG của các nước, trong đó có Việt nam.
Tìm cách chính trị hoá vấn đề tôn giáo, nhất là tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số,
luôn gắn vấn đề tôn giáo với vấn đề dân tộc.
Các "điểm nóng" về tôn giáo trong thời gian gần đây như các hoạt động trái phép
nhằm lập ra tổ chức đạo "Tin lành Đề Ga" ở Tây Nguyên.. đã phản ánh điều đó. Hiệu ứng tiêu
cực của các hoạt động đó là sự mất ổn định trong đời sống dân cư, gây chia rẽ từ trong nội bộ gia
đình, làng xóm, thôn bản, chia rẽ dân tộc này với dân tộc khác, làm phương hại đến tình hình
kinh tế, an ninh, trật tự xã hội, khối đoàn kết dân tộc.
Quản lý nhà nước về tôn giáo: là quá trình chấp hành và tổ chức thực hiện pháp luật
của các cơn quan trong hệ thống hành pháp để điều chỉnh hướng dẫn hoạt đông các tôn giáo
trong quy định của pháp luật.
Theo quy định hiện hành tại Điều 60 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 thì nội dung quản lý nhà
nước về tín ngưỡng, tôn giáo bao gồm:
1. Xây dựng chính sách, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
4. Phổ biến, giáo dục pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
5. Nghiên cứu trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên
chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo.
6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn
giáo.
7. Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.
Nội dung quản lý nhà nước về tôn giáo.
1.Quản lí đối với việc xát duyệt công nhận các pháp nhân tôn giáo
2.Xét duyệt chương trinh mục vụ thường xuyên và đột xuất
3.Quản lí việc xét duyệt một số việc thuộc hành chính đạo
- Phong chức cho các chức sắc
- Điều kiện con dấu, làm con dấu mới,
- Tách nhập hành chính đạo, điều chuyển chức sắc các hội đoàn tôn giáo
4. Quản lý trong lĩnh vực đào tạo chức sắc tôn giáo, nhà tu hành
- Các hoạt động đào tạo phải trong khuôn khổ pháp luật nhà nước
5. Quản lí xét duyệt quá trình sửa chữa nơi thờ tự
- Cơ sở thờ tự của tổ chức tôn giáo là cơ sở hữu chung cộng đồng tôn giáo tín đồ được nhà nước
bảo hộ là tài sản của tôn giáo và giá trị văn hóa chung của nhân dân.
- Sửa chữa nhỏ thông báo cho chủ tịch UBND xã được biết.
- Sửa chữa lớn xây dựng nhà, tường, bia, thông báo và làm đơn xin phép chủ tịch UBND cấp
tỉnh
6. Xét duyệt quá trình sản xuất lưu thông đồ dung việc đạo
- Việc xuất nhập những ấn phẩm tôn giáo do Bộ VHTT-DL và Ban tôn giáo Chỉnh phủ xem xét
việc in ấn theo Luật xuất bản và pháp luật tín ngưỡng tôn giáo nay là Luật tín ngưỡng tôn giáo.
Những dụng cụ cồng, chiêng, kèn… cần bảo quản và giữ gìn cất giữ.
7. Quản lí xét duyệt các hoạt động từ thiện xã hội.
- Hoạt động từ thiện của tôn giáo được khuyến khích và cần có hướng dẫn cụ thể trong văn bản
của Ban tôn giáo Chính phủ và Bộ GDDT về mở trường tư thục giáo hội công giáo VN.
8. Quản lí xét duyệt hoạt động đối ngoại tôn giáo: hoạt động quốc tế và đối ngoại tôn giáo phải
tuân thủ phù hợp với chính sách đối ngoại của Nhà nước Việt Nam.
9. Xử lí các chính sách yếu tố khiếu nại lien quan đến tôn giáo vi phạm chính sách tôn giáo: Việc
giải quyết phải có lí có tình đúng chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước
10. Đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo.
Nghiêm cấm những hành vi mê tín dị đoan, chống lợi dụng tôn giáo để trục lợi hoặc móc nối với
tổ chức nước ngoài để hoạt động chính trị phản động, chống những âm mưu thủ đoạn lợi dụng
tôn giáo chống phá nhà nước chủ quyền quốc gia phá hoại đoàn kết dân tộc ngăn cản các tín đồ
thưc hiện nghĩa vụ công dân.
**Ví dụ thực tiễn: Tỉnh Tuyên Quang hiện nay có trên 400 cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo hoạt
động phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo cho chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo, Nhân dân
và du khách ngoài tỉnh đến tham quan, du lịch.
Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không
theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật; chính sách đại
đoàn kết dân tộc, trong những năm qua, các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở thường xuyên quan
tâm, chú trọng đến công tác tín ngưỡng, tôn giáo. Trọng tâm là chủ động tuyên truyền đến chức
sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo và Nhân dân chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước, vận động đồng bào có đạo tích cực tham gia phong trào thi
đua yêu nước, phát triển kinh tế - xã hội, áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất,
tham gia đóng góp xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ sản xuất và dân sinh do Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp phát động. Hoạt động tôn giáo theo đúng
đường hướng của các tổ chức tôn giáo, sống “tốt đời, đẹp đạo”, tích cực tham gia xây dựng đời
sống văn hóa tinh thần lành mạnh, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu trong sinh hoạt văn hóa, thực hiện
nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang; giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của
dân tộc mình; nêu cao vai trò, trách nhiệm của mình trong đời sống xã hội, tích cực tham gia các
hoạt động nhân đạo, từ thiện, các hoạt động an sinh xã hội, qua đó, góp phần xây dựng khu dân
cư văn hóa, thôn bản văn hóa.
Trong năm 2022, các cơ quan chức năng của tỉnh, UBND huyện, thành phố đã chủ động tham
mưu, đề xuất với cấp có thẩm quyền thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn
giáo, như: tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho tập
thể Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Tuyên Quang đã có nhiều thành tích trong công tác Phật sự xã hội
giai đoạn 2017-2022; tăng cường gặp gỡ thăm hỏi, gặp gỡ, chúc chức sắc, chức việc nhân dịp tết
cổ truyền dân tộc và các ngày lễ trọng của các tôn giáo và đề nghị các chức sắc, chức việc phối
hợp với cấp ủy, chính quyền các cấp tuyên truyền, vận động quần chúng tín đồ chấp hành chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo và các quy định tại
địa phương; ban hành kế hoạch và tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn
giáo cho trên 300 lượt chức sắc, chức việc và tín đồ tôn giáo tại các cơ sở tôn giáo, điểm sinh
hoạt tôn giáo tập trung; tập huấn kiến thức và pháp luật cho 145 cán bộ, công chức làm công tác
tín ngưỡng, tôn giáo cấp huyện, cấp xã…Tiếp nhận, giải quyết trước hạn và đúng hạn 19 thủ tục
hành chính lĩnh vực tôn giáo đảm bảo trình tự, thủ tục theo quy định; ban hành Quy chế phối hợp
trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các
tổ chức tôn giáo trực thuộc, cơ sở tôn giáo theo quy định của pháp luật về đất đai; phối hợp với
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đưa 10 chức việc tôn giáo trên địa bàn tỉnh tham dự Hội nghị bồi
dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn giáo năm
2022 do Hội đồng Giáo dục Quốc phòng và An ninh Trung ương tổ chức tại thành phố Vĩnh
Yên, tỉnh Vĩnh Phúc…
Việc quan tâm, giải quyết kịp thời các kiến nghị, đề nghị chính đáng, hợp pháp của các tổ chức,
cá nhân tôn giáo, giải quyết thủ tục hành chính về tín ngưỡng, tôn giáo thuận lợi theo quy định
đã tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân hoạt động tôn giáo theo đúng quy định của pháp luật
nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, góp
phần bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương.

You might also like