You are on page 1of 2

Đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam

Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 24 triệu tín đồ tôn giáo, chiếm khoảng 27% dân
số cả nước. Trong đó, chủ yếu là tín đồ Phật giáo, Tin lành, Cao đài, Phật giáo Hòa
Hảo, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam,...  Cùng với những tín ngưỡng bản địa đã hình
thành từ lịch sử ngàn năm của dân tộc, như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, các tôn giáo
ngoại sinh và nội sinh đã làm phong phú và là bộ phận không thể thiếu đươc trong đời
sống tâm linh và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Với sự đa dạng các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo nói trên, người ta thường ví Việt
Nam như bảo tàng tôn giáo của thế giới. Về khía cạnh văn hoá, sự đa dạng các loại
hình tín ngưỡng, tôn giáo đã góp phần làm cho nền văn hoá Việt Nam phong phú và
đặc sắc. Các tín ngưỡng, tôn giáo dù có nguồn gốc khác nhau, phương châm hành đạo
không giống nhau nhưng không vì thế mà có sự xung đột, phá hoại lẫn nhau để phát
triển riêng mình, ngược lại trong quan hệ, họ luôn có sự gắn kết, giao lưu và tìm hiểu
về nhau để cùng truyền đạt những tinh hoa của từng tín ngưỡng, tôn giáo. Đây là nét
đẹp rất riêng của các tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam, chúng ta có thể nhận biết
được một vài đặc điểm cơ bản của tín ngưỡng, tôn gi áo ở Việt Nam như sau:

- Một là, các tín ngưỡng, tôn giáo có sự dung hợp, đan xen và hòa đồng, không kỳ
thị, tranh chấp và xung đột. Các tín ngưỡng truyền thống phản ánh đời sống tâm linh
phong phú, đa dạng, sự khoan dung, độ lượng, nhân ái của người Việt Nam và tinh
thần đoàn kết toàn dân tộc. Đây là những yếu tố để người Việt Nam dễ hòa đồng với
nhiều tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Trong nhiều cộng đồng dân cư có sự xen kẽ
giữa người có tôn giáo và người không có tôn giáo. Ở nhiều nơi, trong cùng một làng,
xã, có nhóm tín đồ của tôn giáo này sống đan xen với nhóm tín đồ của tôn giáo khác
hoặc với những người không theo tôn giáo, và họ sống hòa hợp với nhau trên nền tảng
làng, xóm, dòng họ. 

- Hai là, các tôn giáo ở Việt Nam chủ yếu thờ Thượng đế và linh nhân là người nước
ngoài. Các nghiên cứu về lịch sử tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam cho thấy, tư tưởng
tôn giáo có từ người Việt cổ, thể hiện trực quan qua các hình tượng chim Lạc và con
Rồng. Hệ thống giáo lý của các tôn giáo nội sinh (Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài, Tịnh
độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam,...) hầu hết đều sao chép hoặc chịu ảnh hưởng từ các tôn
giáo có trước. 

- Ba là, mỗi tín ngưỡng, tôn giáo mang những nét văn hóa riêng biệt nhưng đều
hướng đến Chân - Thiện - Mỹ, chịu ảnh hưởng của truyền thống dân tộc, góp phần tạo
nên những nét đẹp trong nền văn hóa đa dạng, phong phú về bản sắc của dân tộc.
Thực tế, mỗi tôn giáo đều mang trong nó một hay nhiều tín ngưỡng; các tín ngưỡng
này đã có sự giao thoa với văn hóa Việt Nam . Qua hàng trăm năm tồn tại, phát triển,
văn hóa tín ngưỡng ngoại nhập dần được Việt hóa và trở thành một bộ phận của văn
hóa Việt Nam (dù không thuần nhất).

- Bốn là, trong lịch sử cận, hiện đại của dân tộc, các thế lực thực dân, đế quốc, phản
động luôn tìm mọi cách lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo và các vấn đề liên quan đến tín
ngưỡng, tôn giáo để xâm lược, đô hộ nước ta, hoặc gây mất ổn định an ninh chính trị,
trật tự, an toàn xã hội, phục vụ cho ý đồ đen tối của chúng. Hiện nay, các thế lực thù
địch vẫn sử dụng, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo như một thứ vũ khí nhằm thực hiện
chiến lược "diễn biến hòa bình", phá hoại công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa. Với chiêu bài "tự do tôn giáo", "nhân quyền", chúng xuyên tạc,
bóp méo đường lối, chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta,
âm mưu tạo ra lực lượng và xây dựng ngọn cờ trong tôn giáo hòng lật đổ Nhà nước xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam./. 

Vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam


- Tôn giáo có vai trò trong việc liên kết, tập hợp cộng đồng.
- Tôn giáo đã đóng góp khá lớn đối với các di sản văn hóa của nhân loại và góp phần
chuyển tải các giá trị văn hóa, văn minh trong quá trình giao lưu với nhau trên thế
giới.
- Vào buổi bình minh của lịch sử, tôn giáo hình thành như là một nhu cầu khách quan
của con người, đáp ứng được những nhu cầu đó và bù đắp (hư ảo) những bất lực hiện
thực của họ.
- Trong xã hội có giai cấp trước đây, các giai cấp bóc lột thống trị thường tìm cách lợi
dụng các tôn giáo để thực hiện lợi ích của mình.
 Nói chung, nếu gác sự lợi dụng tôn giáo của các thế lực chính trị sang một bên, tôn
giáo có tác động hai mặt đối với xã hội.
- Một mặt tôn giáo phản ánh khát vọng của con người, sự trăn trở của họ về một xã
hội tốt đẹp hơn. Mặt khác, tôn giáo là sự kìm hãm quá trình hiện thực hóa khát vọng
đó bởi nó phản ánh hiện thực một cách hoang đường, hư ảo.
- Một mặt tôn giáo làm tăng sự liên kết xã hội. Mặt khác tôn giáo cũng là nguyên nhân
của sự rạn nứt các quan hệ xã hội
do sự sùng tín hay tính cục bộ cố hữu của nó.
- Một mặt tôn giáo hướng con người về những giá trị cao cả, đạo đức, hướng thiện....
Mặt khác tôn giáo lại làm tăng tính thụ động của họ theo những giáo điều có sẵn và
bất di bất dịch.
-  Một mặt tôn giáo gợi lên những suy tư, tìm tòi, hướng tới xã hội cao đẹp, dù là ở
trên trời. Mặt khác tôn giáo lại ngăn cản sự phát triển của khoa học.
-  Một mặt tôn giáo góp phần tạo dựng, tham gia sáng tạo các giá trị văn hóa của dân
tộc. Mặt khác tôn giáo lại kìm hãm sự sáng tạo hiện thực của con người ...

You might also like