You are on page 1of 6

SS | Nhóm 8 | Câu hỏi thảo luận chương 6

1. Phân biệt khái niệm dân tộc theo nghĩa tộc người và dân tộc theo nghĩa
quốc gia?

Dân tộc - tộc người (Ethnies) Dân tộc - quốc gia (Nation)

Khái niệm Một cộng đồng người có mối liên hệ cộng đồng người ổn định hợp thành
chặt chẽ và bền vững, có sinh hoạt nhân dân một nước, có lãnh thổ, quốc
kinh tế chung, có ngôn ngữ riêng và gia, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ
những nét văn hóa đặc thù, xuất chung và có ý thức về sự thống nhất
hiện sau bộ lạc, bộ tộc quốc của mình, gắn bó với nhau bởi
→ dân tộc ở đây là một bộ phận lợi ích chính trị, kinh tế, truyền thống,
của quốc gia: Việt Nam có 54 dân văn hóa và truyền thống đấu tranh
tộc anh em chung suốt quá trình lịch sử lâu dài
dựng nước và giữ nước
→ dân tộc là toàn bộ nhân dân của
quốc gia đó – dân tộc Việt Nam

Hình thái Là hình thái đặc thù của một tập Là hình thái phát triển cao nhất của
đoàn người, xuất hiện trong quá tộc người, xuất hiện trong xã hội tư
trình phát triển của tự nhiên và xã bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa
hội (hình thái của tộc người trong xã hội
nguyên thủy là bộ lạc, trong xã hội nô
lệ và xã hội phong kiến là bộ tộc)

Đặc trưng 3 đặc trưng cơ bản là - Có chung phương thức sinh


- Ngôn ngữ hoạt kinh tế. ​
- Văn hoá - Có lãnh thổ chung ổn định,
- Ý thức tự giác về cộng đồng, không bị chia cắt.​
mang tính bền vững qua - Có sự quản lý của một nhà
hàng nghìn năm lịch sử nước. ​
- Có ngôn ngữ chung của quốc
gia.​
- Có nét tâm lý biểu hiện qua
nền văn hóa dân tộc.

2. Vì sao Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu
dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam?
● Đặc điểm của dân tộc Việt Nam:
+ Các dân tộc ở Việt Nam có lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời.
+ Các dân tộc sống xen kẽ và phân bố rộng rãi, trong đó dân tộc thiểu số
chiếm đa số, sống ở miền núi, cao nguyên, biên giới ... có vị trí quan
trọng về chính trị, kinh tế và quốc phòng.
+ Quá trình phát triển trong lịch sử đã gây ra những khoảng cách về trình
độ phát triển kinh tế và xã hội của các dân tộc khác nhau.
+ Cơ cấu nhân khẩu của các dân tộc không đồng đều nhưng mỗi dân tộc
lại có những nét văn hóa riêng, tạo thành sự thống nhất trong đa dạng
của văn hóa Việt Nam.
+ Các dân tộc đều có chung một vận mệnh lịch sử và có quan hệ mật
thiết với sự ra đời và phát triển của Tổ quốc Việt Nam thống nhất.

● Với Hồ Chí Minh, đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của nhân dân
ta. Người cho rằng: Muốn giải phóng các dân tộc bị áp bức và nhân dân lao
động phải tự mình cứu lấy mình bằng cách mạng vô sản. Trong từng thời kỳ,
từng giai đoạn cách mạng, có thể và cần thiết phải điều chỉnh chính sách và
phương pháp tập hợp lực lượng cho phù hợp với những đối tượng khác
nhau, nhưng đại đoàn kết dân tộc luôn luôn được Người coi là vấn đề sống
còn của cách mạng.
+ Đoàn kết không phải là thủ đoạn chính trị nhất thời mà là tư tưởng cơ
bản, nhất quán, xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam.
+ Đoàn kết quyết định thành công cách mạng. Vì đoàn kết tạo nên sức
mạnh, là then chốt của thành công. Muốn đưa cách mạng đến thắng
lợi phải có lực lượng đủ mạnh, muốn có lực lượng phải quy tụ cả dân
tộc thành một khối thống nhất. Giữa đoàn kết và thắng lợi có mối quan
hệ chặt chẽ, qui mô của đoàn kết quyết định quy mô,mức độ của thành
công.
+ Đoàn kết phải luôn được nhận thức là vấn đề sống còn của cách
mạng.
● “ Vì sao có cuộc thắng lợi đó"? Một phần là vì tình hình quốc tế thuận lợi cho
ta. Nhất là vì lực lượng của toàn dân đoàn kết. Tất cả các dân tộc, các giai
cấp, các địa phương, các tôn giáo đều nổi dậy theo là cờ Việt Nam để tranh
lại quyền độc lập cho Tổ quốc.Lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn
hết. Không ai thắng được lực lượng đó”.

3. Phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan?


● Tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan có những điểm giống nhau như:
- Tất cả đều là niềm tin của con người vào những hiện tượng siêu nhiên, thần
bí, huyễn hoặc và không có thực.
- Tôn giáo và tín ngưỡng đều tin vào những điều mà chúng ta không không
thấy, tai mình không nghe thấy hình hài, giọng nói của đối tượng thờ cúng.
- Tôn giáo, tín ngưỡng đều có tác dụng điều chỉnh hành vi ứng xử giữa con
người với con người, giữa con người với xã hội, với cộng đồng, giải quyết tốt
các mối quan hệ trên cơ sở giáo lý tôn giáo và các loại hình sinh hoạt tín
ngưỡng.
- Những người có tôn giáo (Phật giáo, Thiên chúa giáo, đạo Tin lành,…) và có
sinh hoạt tín ngưỡng dân gian như: thờ cúng tổ tiên, thờ Thành hoàng, thờ
Mẫu,…đều tin vào những điều mà tôn giáo đó và các loại hình tín ngưỡng đó
truyền dạy, mặc dù họ không hề được trông thấy Chúa Trời, đức Phật hay cụ
kỵ tổ tiên hiện hình và cũng không được nghe giọng nói của các đấng linh
thiêng đó.
- Về tín ngưỡng, tôn giáo nó mang tính chất là niềm tin, là lối sống, là phong
tục tập quán và tình cảm của con người.
- Ví dụ: tục thờ cúng tổ tiên, giỗ chạp, thờ thành hoàng, thờ mẫu…ở trong mỗi
gia đình người Việt đều lập một bàn thờ, thờ cúng tổ tiên, thờ cúng những
người thân đã khuất để thể hiện sự hiếu lễ với người đã khuất, sự biết ơn của
con cháu với tổ tiên, nhằm giáo dục các giá trị truyền thống gia phong của
mỗi gia đình. Ngoài ra, vào các ngày rằm, mùng một nhiều người còn đến
đền, chùa, đình, miếu để cầu phúc, cầu bình an cho bản thân và gia đình, nó
thể hiện nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng của cộng đồng.
- Xét về mục đích, nếu sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có mục đích là thể hiện
nhu cầu của đời sống tinh thần, đời sống tâm linh, thì ngược lại người hoạt
động mê tín dị đoan lợi dụng vào tôn giáo, tín ngưỡng và các đối tượng mê
muội, mất niềm tin vào chính họ và cuộc sống của họ để nhằm mục đích kiếm
tiền, đem lại thu nhập cho gia đình và bản thân họ là chính. Nếu sinh hoạt tín
ngưỡng có cơ sở thờ tự riêng như: chùa, đình, từ đường, miếu,…, thì những
người hoạt động mê tín dị đoan thường phải lợi dụng một không gian nào đó
của những cơ sở thờ tự để hành nghề hoặc hành nghề tại gia đình của họ.
Những người có sinh hoạt tín ngưỡng thường sinh hoạt định kỳ tại cơ sở thờ
tự (vào các ngày mùng một, ngày rằm hàng tháng tại đình, chùa, đền miếu,
ngày giỗ tổ tiên, ông bà, bố mẹ,người thân đã khuất…) thì những người hoạt
động mê tín dị đoan thường hoạt động không có định kỳ, vì người đi xem bói
chỉ gặp thầy bói khi có những việc bất thường xảy ra như: mất của, sinh con
đẻ cái, chết, ốm đau, hỏa hoạn, tai nạn và bế tắc trong cuộc sống,.. Nếu sinh
hoạt tín ngưỡng được pháp luật cho phép, được xã hội thừa nhận tạo điều
kiện cho thực hành, thì hoạt động mê tín dị đoan bị xã hội lên án, phê phán,
bài trừ
● Tín ngưỡng với mê tín dị đoan có một số điểm khác biệt nhưng cũng có một
số điểm tương đồng. Chính từ những điểm tương đồng này khiến chúng có
mối quan hệ với nhau, mối quan hệ này thể hiện: Các nhà truyền giáo của
các tôn giáo phải dựa vào tín ngưỡng bản địa để truyền bá và thực hành vào
trong giáo hội, tôn giáo của mình. Về phía cộng đồng có đời sống tín ngưỡng
cũng học hỏi được một số điểm phù hợp của một số tôn giáo về nghi thức
hành lễ, về phẩm phục, về cách bài trí nơi thờ tự,..; đối với hoạt động mê tín
dị đoan, do không có cơ sở thờ tự chính thức, những người hành nghề đã
mượn cơ sở thờ tự của tôn giáo và cơ sở thờ tự của tín ngưỡng dân gian để
hành nghề. Cũng do hành nghề tại các cơ sở thờ tự tôn giáo và tín ngưỡng
dân gian mà trong một mức độ nào đó, “độ tin cậy” của những người mê tín
dị đoan có thể được nâng cao; một số tôn giáo và tín ngưỡng dân gian (tín
ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng thờ Thành hoàng) dựa vào sự thiếu hiểu biết
của một bộ phận dân cư đã sử dụng một số thủ thuật của mê tín dị đoan để
tăng thêm sự thần bí của một số lễ thức ngoài tôn giáo và tín ngưỡng như:
xin âm dương, rút thẻ, bói quẻ…mà tôn giáo, tín ngưỡng nào đó đã vay
mượn.
→ Tóm lại, tôn giáo, tín ngưỡng và mê tín dị đoan có những điểm giống và khác
nhau, chúng có mối quan hệ qua lại với nhau, mối quan hệ này được tạo ra bởi
những người trực tiếp hoạt động trên những lĩnh vực đó. Phân biệt được sự giống,
khác nhau và mối quan hệ giữa chúng sẽ giúp chúng ta có cơ sở để góp phần phát
huy mặt tích cực của tôn giáo, tín ngưỡng và khắc phục mặt tiêu cực của của chúng
và bài trừ được mê tín dị đoan.

4. Vì sao cần phân biệt 2 mặt chính trị và tư tưởng; tín ngưỡng, tôn giáo?
● Thời gian gần đây, trên địa bàn các tỉnh miền Trung, một số thế lực phản
động đã lợi dụng tôn giáo để gây mất ổn định chính trị. Vì vậy, để quán triệt
và thực hiện đúng đắn quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng và đất nước
ta, một vấn đề quan trọng hiện nay là cần phân biệt rõ vấn đề tôn giáo và
chính trị trong giải quyết vấn đề.

● Các khía cạnh tư tưởng và chính trị của tôn giáo là hai mâu thuẫn khác nhau
phải được giải quyết với những thái độ khác nhau. Phương diện tư tưởng
phản ánh niềm tin tôn giáo của quần chúng nhân dân. Khắc phục những vấn
đề về tư tưởng là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài trong quá trình xây dựng
chủ nghĩa xã hội và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Việc
đấu tranh loại bỏ các phần tử chính trị phản động trong tôn giáo là nhiệm vụ
quan trọng phải được tiến hành kiên quyết.

● Trên thực tế, giải quyết mối quan hệ giữa tư tưởng tôn giáo và chính trị
không đơn giản, bởi hai mặt này đan xen, ảnh hưởng lẫn nhau, khó phân biệt
rạch ròi, nhất là khi kẻ thù luôn tồn tại. Sử dụng các khía cạnh tôn giáo để
lồng ghép các vấn đề chính trị vào các hoạt động tôn giáo. Điều này càng đòi
hỏi họ phải nghiên cứu kỹ bản chất vấn đề, bình tĩnh, thận trọng khi suy nghĩ
và giải quyết các vấn đề tôn giáo để mang lại tính chính xác và hiệu quả cao
nhất.

● Giải quyết vấn đề tôn giáo là một quá trình lâu dài, liên quan đến sự phát triển
của cách mạng xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực. Vì vậy, cần phân biệt khía
cạnh tư tưởng (tín ngưỡng) và mặt chính trị trong việc giải quyết vấn đề tôn
giáo. Những kẻ cực đoan không nên coi tôn giáo là đối tượng phê phán duy
nhất mà nên bỏ qua vấn đề đấu tranh giai cấp và tuyên chiến để tiêu diệt tôn
giáo. Không thể xóa bỏ tôn giáo bằng một mệnh lệnh hành pháp, chỉ có thể
giải phóng quần chúng khỏi những tác động tiêu cực của tôn giáo bằng cách
giải quyết dần dần nguồn gốc tự nhiên và xã hội của nó.

You might also like