You are on page 1of 5

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC


I. ĐỀ BÀI:
Bằng kiến thức đã học, Anh (Chị) hãy trả lời các yêu cầu sau:
1. Hãy phân tích tác động của tôn giáo đối với đời sống xã hội. Nêu giải pháp hạn
chế những tác động tiêu cực.
2. Từ những dẫn chứng cụ thể (có nguồn trích dẫn rõ ràng, tin cậy) hãy phân tích
những biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Anh, chị chọn
phân tích 1 chức năng của gia đình)? Cần phải làm gì để xây dựng gia đình Việt Nam
trước những biến đổi đó? (đề xuất cá nhân về cách giải quyết) .
II) BÀI LÀM:
Câu 1:
Tôn giáo là một hiện tượng văn hóa xã hội. Các tôn giáo ra đời trong những điều
kiện lịch sử và xã hội cụ thể. Các cộng đồng dân cư tiếp nhận các tôn giáo phần lớn do
quá trình giao lưu tiếp xúc. Tiếp nhận tôn giáo là tiếp nhận những giá trị văn hóa mới góp
phần làm phong phú văn hóa của chính cộng đồng dân cư đó, bởi vì, mỗi tôn giáo đều có
giáo luật, giáo lý quy định các hành vi ứng xử của chức sắc, tín đồ đối với môi trường tự
nhiên, xã hội nơi cộng đồng tín đồ đó sinh sống.
Tôn giáo bao gồm hệ thống hoàn chỉnh các quan niệm, ý thức tín ngưỡng, thể
hiện tập trung ở lòng tin, tình cảm tôn giáo, hành vi và hoạt động tôn giáo. Tôn giáo là
hình thức tín ngưỡng có giáo lý, giáo luật, lễ nghi và giáo hội, được tổ chức chặt chẽ. Tôn
giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, được chấp
nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách hư ảo, nhằm lý giải những vấn đề
trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia. Niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tuỳ
thuộc vào những thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý - văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội
dung từng tôn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác
nhau của từng cộng đồng xã hội tôn giáo khác nhau.
Thế giới ngày nay đang trong quá trình vận động, biến đổi rất nhanh chóng về mọi
phương diện. Tôn giáo, với tư cách là một loại hình ý thức xã hội, một thực thể xã hội
cũng không nằm ngoài sự vận động, biến đổi chung đó. Trong quá trình vận động, phát
triển, mỗi quốc gia đang từng bước hoàn thiện hệ thống luật pháp liên quan đến tôn giáo
cho phù hợp với xu thế vận động chung.
Điểm đặc biệt cần nhấn mạnh ở đây là hệ thống luật pháp đó đều chú ý khuyến
khích sự đoàn kết, khoan dung giữa các tôn giáo, đồng thời có chính sách để phát huy các
giá trị tốt đẹp của tôn giáo (không chỉ là giá trị văn hóa, đạo đức) và vai trò của các tôn
giáo với tư cách là một nguồn lực để phát triển xã hội, hoặc nhìn nhận các tôn giáo (chân
chính) là nguồn sức mạnh mềm của quốc gia.
Thực tiễn đời sống tôn giáo ở nước ta cũng như trên thế giới và kết quả nghiên cứu
về vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội cho thấy, tôn giáo không chỉ có vai trò xây
dựng đối với xã hội thông qua các giá trị văn hoá, đạo đức của nó, mà tôn giáo còn có thể
đóng góp những giá trị tốt đẹp khác đối với ổn định xã hội, đoàn kết dân tộc và phát triển
bền vững.
Tôn giáo cũng là một kênh quan trọng để thúc đẩy mở rộng đối ngoại nhân dân;
tham gia giải quyết các vấn đề có tính chất toàn cầu như: Bảo vệ môi trường, bảo vệ chủ
quyền quốc gia, chống chiến tranh, bá quyền, bạo lực, nghèo đói... Tôn giáo cũng là một
kênh quan trọng để chúng ta tăng cường đoàn kết, tập hợp đồng bào ta đang sinh sống,
làm ăn ở nước ngoài. Tôn giáo của người Việt Nam cũng là một kênh quan trọng để giới
thiệu, quảng bá hình ảnh, văn hoá tốt đẹp của Việt Nam ra nước ngoài.
Các truyền thống tôn giáo lớn trên thế giới, khi ra đời cách đây hàng ngàn năm,
không nhất thiết đưa ra một cách giải quyết sự phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội hay bảo
vệ môi trường sống. Nhưng một cách tự nhiên, các truyền thống tôn giáo ấy chỉ ra những
con đường kiến tạo những cộng đồng và xã hội có những tiêu chí khá tương đồng. Phật
giáo được cho là đề cao sự bình đẳng xã hội và cách đề cao đó có thể phản ánh tư tưởng
rằng đảm bảo bình đẳng và xóa đi các ranh giới của phân biệt đẳng cấp xã hội là một
trong những nguyên tắc nhằm xây dựng một xã hội có sự ổn định và hài hòa.
Kitô giáo lên tiếng vì tầng lớp người nghèo khó, cổ súy cho việc xây dựng xã hội
dựa trên nền tảng đạo đức, sự khiêm nhường, đức hi sinh vì người khác, và cái nguy hại
của thói tham lam của cải vật chất, v.v... Islam giáo cũng có những tiêu chí rèn luyện cá
nhân và kiến tạo cộng đồng không có nhiều khác biệt. Nhìn chung, sự nhấn mạnh thường
đặt vào mối quan hệ hài hòa giữa các cá nhân hay các nhóm dân cư, tính chính trực, lòng
khoan dung, đức hi sinh, và sự quan tâm tương trợ người nghèo khó và đau khổ. Những
tiêu chí quá tốt đẹp này, dù không phải lúc nào cũng dễ trở thành hiện thực, rõ ràng có
thể được xem là những nền tảng hay điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của xã hội một
cách bền vững. Trong quá trình lan tỏa ra khắp thế giới, các truyền thống tôn giáo này
thích ứng với các môi trường cụ thể, kiến tạo và hỗ trợ sự phát triển của nền văn minh
nhân loại và văn hóa của các vùng hay quốc gia.
Nhưng các tôn giáo có những mục đích của riêng mình, không nhất thiết phải
tương thích với các đòi hỏi phát triển cụ thể của mỗi quốc gia hay khu vực. Do đó, vai trò
của tôn giáo trong phát triển đã thể hiện cả phương diện tích cực và tiêu cực. Chúng tôi
bắt đầu với với những vai trò tích cực của tôn giáo, như sẽ trình bày dưới đây.
Nhiều công trình nghiên cứu sau này đã khá phá lại một cách thận trọng vai trò và
ý nghĩa của tôn giáo trong sự phát triển của xã hội một cách bền vững. Nói cách khác là
trả lời câu hỏi: Tôn giáo có thể tham gia theo những cách nào vào phát triển xã hội? Một
trong các nghiên cứu đáng chú ý là của Stephen Ellis và Gerrie Ter Haar công bố năm
2005. Trong bài viết này, lấy Châu Phi như là khu vực tập trung các quốc gia đang phát
triển làm trường hợp nghiên cứu, hai tác giả đã chỉ ra 06 lĩnh vực mà tôn giáo có thể đóng
vai trò tích cực cho phát triển, bao gồm:
Phòng chống xung đột và kiến tạo hòa bình (nhiều xung đột ở châu Phi là các
xung đột có vũ trang. Các biện pháp can thiệp quốc tế nhằm phòng chống và giải quyết
xung đột đều xem xét tôn giáo như một yếu tố);
Quản trị xã hội (trong khi năng lực quản trị xã hội và cung cấp phúc lợi của các
chính phủ còn yếu, một số tổ chức tôn giáo cho thấy có thể làm tốt việc quản trị và phân
bổ phúc lợi xã hội)
Tạo của cải và năng lực sản xuất (Tôn giáo cung cấp các ý tưởng về việc trở nên
thịnh vượng cũng như cách thức quản lý tài nguyên đất đai);
Y tế và Giáo dục (ở Châu Phi việc mắc bệnh và chữa bệnh được nhìn nhận một
cách tổng thể. Chữa bệnh nghĩa là chữa trị cả về tâm lý và thể chết. Tôn giáo đóng vai trò
quan trọng trong chữa bệnh ở nơi đây).
Theo cách nhìn từ kinh nghiệm quốc tế này, ta thấy tôn giáo hiện diện trong hầu
hết các hoạt động quan trọng nhất của bất cứ xã hội nào mà vẫn thỏa mãn yêu cầu về tính
bền vững, từ chính trị, kinh tế, an ninh, bình đẳng nam-nữ, chăm sóc sức khỏe và đảm
bảo khả năng phát triển cho các thế hệ tương lai.

Câu 2:
-Biến đổi chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm:
Đây là chức năng thường xuyên của gia đình, bao gồm việc thỏa mãn nhu cầu tình
cảm, văn hóa, tinh thần cho các thành viên, đảm bảo sự cân bằng tâm lý, bảo vệ chăm sóc
sức khỏe người ốm, người già, trẻ em. Sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau giữa các thành
viên trong gia đình vừa là nhu cầu tình cảm vừa là trách nhiệm, đạo lý, lương tâm của
mỗi người. Do vậy, gia đình là chỗ dựa tình cảm cho mỗi cá nhân, là nơi nương tựa về
mặt tinh thần chứ không chỉ là nơi nương tựa về vật chất của con người.Với việc duy trì
tình cảm giữa các thành viên, gia đình có ý nghĩa quyết định đến sự ổn định và phát triển
của xã hội. Khi quan hệ tình cảm gia đình rạn nứt, quan hệ tình cảm trong xã hội cũng có
nguy cơ bị phá vỡ.
Ngoài những chức năng trên, gia đình còn có chức năng văn hóa, chức năng chính
trị… Với chức năng văn hóa, gia đình là nơi lưu giữ truyền thống văn hóa của dân tộc
cũng như tộc người. Những phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa của cộng đồng được
thực hiện trong gia đình. Gia đình không chỉ là nơi lưu giữ mà còn là nơi sáng tạo và thụ
hưởng những giá trị văn hóa của xã hội. Với chức năng chính trị, gia đình là một tổ chức
chính trị của xã hội, là nơi tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước và quy
chế (hương ước) của làng xã và hưởng lợi từ hệ thống pháp luật, chính sách và quy chế
đó. Gia đình là cầu nối của mối quan hệ giữa nhà nước với công dân.
Trong xã hội hiện đại, độ bền vững của gia đình không chỉ phụ thuộc vào sự ràng
buộc của các mối quan hệ về trách nhiệm, nghĩa vụ giữa vợ và chồng; cha mẹ và con cái;
sự hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích gia đình, mà nó còn bị chi phối bởi các mối quan hệ
hòa hợp tình cảm giữa chồng và vợ; cha mẹ và con cái, sự đảm bảo hạnh phúc cá nhân,
sinh hoạt tự do, chính đáng của mỗi thành viên gia đình trong cuộc sống chung.
Trong gia đình Việt Nam hiện nay, nhu cầu thỏa mãn tâm lý - tình cảm đang tăng
lên, do gia đình có xu hướng chuyển đổi từ chủ yếu là đơn vị kinh tế sang chủ yếu là đơn
vị tình cảm. Việc thực hiện chức năng này là một yếu tố rất quan trọng tác động đến sự
tồn tại, bền vững của hôn nhân và hạnh phúc gia đình, đặc biệt là việc bảo vệ chăm sóc
trẻ em và người cao tuổi, nhưng hiện nay, các gia đình đang đối mặt với rất nhiều khó
khăn, thách thức. Đặc biệt, trong tương lai gần, khi mà tỷ lệ các gia đình chỉ có một con
tăng lên thì đời sống tâm lý - tình cảm của nhiều trẻ em và kể cả người lớn cũng sẽ kém
phong phú hơn, do thiếu đi tình cảm về anh, chị em trong cuộc sống gia đình.
Tác động của công nghiệp hóa và toàn cầu hóa dẫn tới tình trạng phân hóa giàu
nghèo sâu sắc, làm cho một số hộ gia đình có cơ may mở rộng sản xuất, tích lũy tài sản,
đất đai, tư liệu sản xuất thì trở nên giàu có, trong khi đại bộ phận các gia đình trở thành
lao động làm thuê do không có cơ hội phát triển sản xuất, mất đất đai và các tư liệu sản
xuất khác, không có khả năng tích lũy tài sản, mở rộng sản xuất. Nhà nước cần có chính
sách hỗ trợ các hô nghèo, khắc phục khoảng cách giàu nghèo đang có xu hướng ngày
càng gia tăng.
-Vấn đề đặt ra là cần phải thay đổi tâm lý truyền thống về vai trò của con trai, tạo
dựng quan niệm bình đẳng giữa con trai và con gái trong trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm
sóc cha mẹ già và thờ phụng tổ tiên. Nhà nước cần có những giải pháp, biện pháp nhằm
bảo đảm an toàn tình dục, giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho các thành viên sẽ
là chủ gia đình tương lai; củng cố chức năng xã hội hóa của gia đình, xây dựng những
chuẩn mực và mô hình mới về giáo dục gia đình, xây dựng nội dung và phương pháp
mới về giáo dục gia đình, giúp cho các bậc cha mẹ có định hướng trong giáo dục và
hình thành nhân cách trẻ em; giải quyết thỏa đáng mâu thuẫn giữa nhu cầu tự do, tiến bộ
của người phụ nữ hiện đại với trách nhiệm làm dâu theo quan niệm truyền thống, mâu
thuẫn về lợi ích giữa các thế hệ, giữa cha mẹ và con cái. Nó đòi hỏi phải hình thành
những chuẩn mực mới, bảo đảm sự hài hòa lợi ích giữa các thành viên trong gia đình
cũng như lợi ích giữa gia đình và xã hội.

 TÀI LIỆU THAM KHẢO:


1. Nguyễn Văn Minh, 2009, "Tổng quan về tôn giáo mới trên thế giới và Việt Nam", Tạp
chí Dân tộc học, số 6/2009.
2. GS.TS. Hoàng Chí Bảo (2021).Giáo trình “Chủ nghĩa xã hội khoa học”(dành cho bậc
đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), NXB Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội.
3. Kiều Giang (2021). “Biến đổi về cấu trúc và chức năng các gia đình Việt ngày càng
sâu sắc”, Báo văn hóa
4. Phan Thuận (2018). “Chức năng gia đình và sự biến đổi từ tiếp cận lý thuyết cấu trúc
chức năng”, Tổng cục dân số - kế hoạch hóa gia đình, số 7-2018
5. Trần Thị Minh Thi, “Những biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay và một số
khuyến nghị chính sách”, Tạp chí Cộng sản ngày 10 tháng 06 năm 2020

You might also like