You are on page 1of 4

ĐẶC ĐIỂM TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

Theo thống kê, ở nước ta hiện nay có khoảng 24 triệu tín đồ tôn giáo, chiếm khoảng 27%
dân số cả nước. Trong đó, chủ yếu là tín đồ Phật giáo (hơn 11 triệu người), Công giáo
(gần 7 triệu người), Tin Lành (hơn 1 triệu người), Cao Đài (2,4 triệu người), Phật giáo
Hòa Hảo (1,5 triệu người), Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam (hơn 1 triệu người); còn lại
là tín đồ các tôn giáo khác, chiếm gần nửa triệu người. Số lượng chức sắc, nhà tu hành
khá đông, khoảng 83 nghìn người; ngoài ra còn có 250 nghìn chức việc trông coi việc đạo
ở khoảng 25 nghìn cơ sở thờ tự. Ngoài ra, ước tính hiện nay, 95% dân số nước ta có đời
sống tín ngưỡng, tôn giáo.

Với sự đa dạng các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo nói trên, người ta thường ví Việt Nam
như bảo tàng tôn giáo của thế giới. Về khía cạnh văn hoá, sự đa dạng các loại hình tín
ngưỡng, tôn giáo đã góp phần làm cho nền văn hoá Việt Nam phong phú và đặc sắc. Các
tín ngưỡng, tôn giáo dù có nguồn gốc khác nhau, phương châm hành đạo không giống
nhau nhưng không vì thế mà có sự xung đột, phá hoại lẫn nhau để phát triển riêng mình,
ngược lại trong quan hệ, họ luôn có sự gắn kết, giao lưu và tìm hiểu về nhau để cùng
truyền đạt những tinh hoa của từng tín ngưỡng, tôn giáo. Đây là nét đẹp rất riêng của các
tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam, chúng ta có thể nhận biết được một vài đặc điểm cơ
bản của tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam như sau:

Một là, các tín ngưỡng, tôn giáo có sự dung hợp, đan xen và hòa đồng, không kỳ thị,
tranh chấp và xung đột. Các tín ngưỡng truyền thống phản ánh đời sống tâm linh phong
phú, đa dạng, sự khoan dung, độ lượng, nhân ái của người Việt Nam và tinh thần đoàn
kết toàn dân tộc. Đây là những yếu tố để người Việt Nam dễ hòa đồng với nhiều tín
ngưỡng, tôn giáo khác nhau.

Hai là, các tôn giáo ở Việt Nam chủ yếu thờ Thượng đế và linh nhân là người nước
ngoài. Các nghiên cứu về lịch sử tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam cho thấy, tư tưởng tôn
giáo có từ người Việt cổ, thể hiện trực quan qua các hình tượng chim Lạc và con Rồng,
những linh nhân, như Vua Hùng, Mẫu Âu Cơ, Chúa Liễu Hạnh,... nay vẫn chỉ là niềm tin
dân gian, chỉ là các tín ngưỡng. Hệ thống giáo lý của các tôn giáo nội sinh (Phật giáo Hòa
Hảo, Cao Đài, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam,...) hầu hết đều sao chép hoặc chịu ảnh
hưởng từ các tôn giáo có trước.
Ba là, mỗi tín ngưỡng, tôn giáo mang những nét văn hóa riêng biệt nhưng đều hướng đến
Chân - Thiện - Mỹ, chịu ảnh hưởng của truyền thống dân tộc, góp phần tạo nên những nét
đẹp trong nền văn hóa đa dạng, phong phú về bản sắc của dân tộc. Thực tế, mỗi tôn giáo
đều mang trong nó một hay nhiều tín ngưỡng; các tín ngưỡng này đã có sự giao thoa với
văn hóa Việt Nam. Qua hàng trăm năm tồn tại, phát triển, văn hóa tín ngưỡng ngoại nhập
dần được Việt hóa và trở thành một bộ phận của văn hóa Việt Nam (dù không thuần
nhất).

Bốn là, trong lịch sử cận, hiện đại của dân tộc, các thế lực thực dân, đế quốc, phản động
luôn tìm mọi cách lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo và các vấn đề liên quan đến tín ngưỡng,
tôn giáo để xâm lược, đô hộ nước ta, hoặc gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự, an
toàn xã hội, phục vụ cho ý đồ đen tối của chúng. Hiện nay, các thế lực thù địch vẫn sử
dụng, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo như một thứ vũ khí nhằm thực hiện chiến lược "diễn
biến hòa bình", phá hoại công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa. Với chiêu bài "tự do tôn giáo", "nhân quyền", chúng xuyên tạc, bóp méo đường
lối, chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, âm mưu tạo ra lực
lượng và xây dựng ngọn cờ trong tôn giáo hòng lật đổ Nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

Về thực trạng công tác quản lý nhà nước về tôn giáo:

- Chủ động giải quyết các mối quan hệ giữa Nhà nước và tôn giáo, đồng thời thúc đẩy
việc tự điều chỉnh của tôn giáo để thích ứng với sự quản lý của Nhà nước XHCN.

- Phát huy những điểm tương đồng của tôn giáo và CNXH, những yếu tố tích cực của
tôn giáo trong đời sống xã hội để phát triển kinh tế - xã hội.

- Mở rộng đối ngoại trong lĩnh vực tôn giáo, chống kẻ thù lợi dụng tôn giáo

Bên cạnh những mặt tích cực, chủ động, công tác quản lý nhà nước về tôn giáo ở Việt
Nam hiện nay còn những hạn chế:

- Hệ thống các văn bản pháp luật, pháp quy về tín ngưỡng, tôn giáo chưa đồng bộ, thiếu
các quy định và điều khoản thi hành trong việc giải quyết về đất đai liên quan đến tôn
giáo; về quản lý hoạt động tín ngưỡng, sinh hoạt tôn giáo của người nước ngoài tại Việt
Nam; chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng...; thiếu các chính sách cụ
thể để đưa vào quản lý các tôn giáo chưa được công nhận về tổ chức hay các tổ chức tín
ngưỡng mang màu sắc tôn giáo, làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
Một bộ luật về tôn giáo, tín ngưỡng đến nay vẫn đang trong giai đoạn dự thảo, xin ý kiến
góp ý.

- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo các cấp có nhiều điểm chưa phù hợp với
nhiệm vụ được giao. Còn tồn tại nhận thức cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo chỉ là
Ban tôn giáo các cấp, dẫn đến việc thực hiện quản lý nhà nước về tôn giáo bị bó hẹp, hạn
chế, yếu kém. Sự phân công trách nhiệm giữa các cấp, các ngành thiếu cụ thể dẫn đến
hiện tượng chồng chéo hoặc đùn đẩy trong tổ chức thực hiện. Chế độ thông tin, báo cáo
về tình hình tôn giáo có thời điểm thực hiện chưa đầy đủ.

- Công tác quản lý nhà nước hiện tập trung nhiều vào các tôn giáo đã được Nhà nước
công nhận. Việc ngăn chặn, đấu tranh với các tôn giáo không hợp pháp và những hoạt
động tôn giáo vi phạm pháp luật còn bị động, tại nhiều thời điểm chưa khôn khéo, kịp
thời.

- Tiến độ giải quyết các thủ tục hành chính về lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng liên quan đến
nhiều cấp, ngành còn chậm. Việc phối hợp các cấp, các ngành xử lý các vấn đề nảy sinh
trong tôn giáo, liên quan đến các hoạt động đối nội, đối ngoại, kinh tế, văn hóa, xã hội
còn thiếu đồng bộ.

- Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo còn nhiều hạn chế, giảm
dần theo từng cấp; xuống đến cấp cơ sở về cơ bản năng lực chuyên môn chưa bảođảm.
Công tác đào tạo cán bộ quản lý nhà nước về tôn giáo cũng chưa được chú trọng đúng
mức.

- Thiếu một chiến lược mang tính tổng thể của ngành quản lý nhà nước về tôn giáo từ
công tác tổ chức, con người, nguyên tắc xử lý công việc. Hoạt động hiện tại vẫn nặng về
giải quyết sự vụ, sự việc...

https://mttq.bacninh.gov.vn/news/-/details/8201565/cong-tac-quan-ly-nha-nuoc-ve-ton-
giao-hien-nay#:~:text=S%E1%BB%91%20t%C3%ADn%20%C4%91%E1%BB
%93%20t%C3%B4n%20gi%C3%A1o,v%C3%B9ng%20d%C3%A2n%20t%E1%BB
%99c%20thi%E1%BB%83u%20s%E1%BB%91.

https://noivu.danang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc?dinhdanh=157833&cat=0#:~:text=M
%E1%BB%99t%20l%C3%A0%2C%20c%C3%A1c%20t%C3%ADn%20ng
%C6%B0%E1%BB%A1ng,%C4%91o%C3%A0n%20k%E1%BA%BFt%20to
%C3%A0n%20d%C3%A2n%20t%E1%BB%99c.

KẾT LUẬN
Tôn giáo không chỉ là một hình thái ý thức xã hội, mà còn là một hiện tượng xã hội, tồn
tại với những đặc trưng: cộng đồng đức tin, hệ thống nghi lễ, hệ thống tổ chức, hệ thống
luân lý. Với những đặc trưng đó, giữa tôn giáo và dân tộc có mối quan hệ tương hỗ, qua
lại, có thể làm tiền đề cho sự tồn tại của nhau, tạo nên chỉnh thể thống nhất và bản sắc
riêng của mỗi quốc gia. Bài luận đã nêu ra khái quát khái niệm, những nội dung cơ bản
của vấn đề lí luận chung về dân tộc và tôn giáo, quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt nam,
từ đó liên hệ trách nhiệm của sinh viên.Trong thời kỳ hội nhập, tăng cường quan hệ quốc
tế, chúng ta càng cần nêu cao tinh thần cảnh giác nhằm ngăn chặn sự thâm nhập của các
tổ chức, cá nhân lợi dụng tôn giáo kích động đồng bào tôn giáo chống đối chính quyền và
chế độ.

You might also like