You are on page 1of 2

1.

Nhiệm vụ đề tài

Một là, làm rõ khái niệm, đặc trưng cơ bản của tôn giáo

Hai là, làm rõ quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề tôn giáo

Ba là, làm rõ vấn đề đoàn kết tôn giáo trong Văn kiện Đại hội XIII của ĐCSVN

Bốn là, làm rõ thực trạng về vấn đề đoàn kết tôn giáo trong Văn kiện Đại hội XIII của
ĐCSVN

Năm là, làm rõ những đề xuất, giải pháp khắc phục hạn chế về đoàn kết tôn giáo

KẾT LUẬN

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, bản chất của tôn giáo được khẳng định:
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội – văn hóa do con người sáng tạo ra. Con người sáng
tạo ra tôn giáo vì mục đích, lợi ích của họ, phản ánh những ước mơ, nguyện vọng, suy
nghĩ của họ. Tuy nhiên, trên thực tế, tôn giáo đã và đang bị các thế lực chính trị - xã hội
lợi dụng thực hiện mục đích ngoài tôn giáo của họ. Chủ nghĩa Mác - Lênin đã kịch liệt
phản đối những hành vi cực đoan, tấn công trực diện vào tôn giáo một cách thô bạo. Thay
vào đó, đảm bảo các nguyên tắc tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín
ngưỡng của nhân dân, khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cự của tôn giáo phải gắn liền
với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Khi giải quyết các vấn đề về tín
ngưỡng, tôn giáo, cần phải phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng của tôn giáo và xem
xét vấn đề trên quan điểm lịch sử cụ thể.

Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã khẳng định: “Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân theo quy định của pháp
luật”. Bên cạnh đó, Đảng ta còn nhấn mạnh: “Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt
đẹp của các tôn giáo; động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp
đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Tín
ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam có những đặc điểm nổi bật như: có nhiều hình thức tín
ngưỡng, tôn giáo khác nhau đang tồn tại làm nên tính đan xen, hoà đồng, khoan dung của
tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam. Ngoài ra, hầu hết tín đồ các tôn giáo là nông dân lao động
và họ đề cao yếu tố nữ trong hệ thống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, thần thánh hoá
những người có công với gia đình, làng, nước. Tuy nhiên, một số tôn giáo bị các thế lực
thù địch phản động trong và ngoài nước lợi dụng vì mục đích chính trị và hoạt động tôn
giáo trong những năm gần đây có biểu hiện mang tính chất thị trường.

Trong Văn kiện Đại hội XIII của ĐCSVN, Đảng khẳng định tôn giáo vẫn tồn tại lâu dài
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vẫn là nhu cầu tinh thần của một bộ phận quần
chúng nhân dân. Dựa trên Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế
- xã hội 5 năm 2016 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
2021 - 2025, Đất nước ta đạt được những thành tựu nổi bật: tình hình tôn giáo ổn định; đa
số chức sắc, chức việc và đồng bào có đạo yên tâm, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng,
Nhà nước, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, góp phần đấu tranh, phản bác luận điệu
xuyên tạc, vu cáo chính quyền vi phạm nhân quyền, tự do tôn giáo. Tuy nhiên, vẫn còn
tồn tại mặt hạn chế bao gồm quản lý Nhà nước về văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo, tín
ngưỡng có mặt chưa được quán triệt sát sao, cụ thể. Đồng thời, có hiện tượng thương mại
hóa các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở một số địa phương. Một số giải pháp được đề
xuất bao gồm: Một là, tiếp tục phát huy các nhân tố tích cực, nhân văn trong các tôn giáo,
tín ngưỡng. Hai là, vận động, đoàn kết, tập hợp các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ
sống “tốt đời, đẹp đạo”, đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ba là, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho mọi người. Bốn là, kiên quyết đấu
tranh và xử lý nghiêm minh những đối tượng lợi dụng tôn giáo chống phá Đảng, Nhà
nước, chế độ xã hội chủ nghĩa. Năm là, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà
nước về công tác tôn giáo. Phát huy và phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các tổ chức trong
hệ thống chính trị để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn
giáo.

You might also like