You are on page 1of 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG

KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT VÀ QUỐC PHÒNG AN NINH


*****
BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN

Họ và tên: Lương Võ Trọng Phát Mã số sinh viên: 2033230217


Lớp: 14DHTH07-1001662115 Nhóm: 7

Điểm Nhận xét: ………………………………………………………….


……………………………………………………………………..
……………………………………………………………………..
……………………………………………………………………..
……………………………………………………………………..

Câu hỏi: Trong các quan điểm giải quyết vấn đề tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta hiện
nay. Bạn hiểu gì về quan điểm: Mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo hợp pháp theo
quy định của pháp luật?
Bài Làm:
Trong luật pháp Việt Nam có quy định khá rộng về nội dung này sau khi đọc và
kết luận có một số ý chính như sau:
- Một là tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ
tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các
dân tộc tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo là một trong
những quyền quan trọng của công dân luôn được Đảng và Nhà nước ta công khai thừa
nhận và tôn trọng.
Tôn trọng và đảm bảo quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín
ngưỡng, tôn giáo của công dân. Mọi công dân đều bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi
trước pháp luật, không phân biệt người theo đạo và không theo đạo cũng như giữa các
tôn giáo khác nhau...
Đoàn kết gắn bó đồng bào theo các tôn giáo và không theo tôn giáo trong khối
đại đoàn kết toàn dân. Mọi cá nhân và tổ chức hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phải tuân
thủ Hiến pháp và pháp luật; có nghĩa vụ bảo vệ lợi ích của Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa; giữ gìn độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia.

- Hai là: Đảng, Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc,
không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
Trong đó, đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau; đoàn kết đồng bào
theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. Tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo,
đồng thời chống lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái
pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ dân tộc, gây
rối, xâm phạm đến lợi ích quốc gia.
Trong bối cảnh xung đột dân tộc, sắc tộc trên thế giới, cần cảnh giác chống việc
lợi dụng tôn giáo và dân tộc kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ dân tộc, gây rối, xâm
phạm an ninh quốc gia. Giữ gìn, phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ
cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với tổ quốc và nhân dân nhằm phát huy sức
mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc khai thác điểm tương đồng giữa những người có tôn
giáo và không có tôn giáo, giữa những người theo tôn giáo khác nhau.

- Ba là vấn đề theo đạo và truyền đạo:


Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước thừa nhận được hoạt động theo pháp luật và
được pháp luật bảo hộ. Mỗi tín đồ có quyền tự bày tỏ niềm tin tôn giáo của mình tại gia
đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Việc theo đạo, truyền đạo cũng như mọi hoạt động tôn giáo khác đều phải tuân
thủ Hiến pháp và pháp luật: không được lợi dụng tôn giáo tuyên truyền tà đạo, hoạt
động mê tín, dị đoan, không được ép buộc người dân theo đạo.
Đồng thời, nghiêm cấm các tổ chức truyền đạo, người truyền đạo và các cách
thức truyền đạo trái phép, vi phạm các quy định Hiến pháp và pháp luật. Các tổ chức
tôn giáo có tôn chỉ, mục đích, đường hướng hành đạo, cơ cấu tổ chức phù hợp với pháp
luật được Nhà nước cho phép, được pháp luật bảo hộ, được mở trường đào tạo chức
sắc, nhà tu hành, xuất bản kinh thánh và giữ gìn, sửa chữa, xây dựng cơ sở thờ tự tôn
giáo của mình theo đúng quy định pháp luật...
Từ Đại hội Đảng lần thứ X (4/2006) đã khẳng định: “Phát huy giá trị văn hóa,
đạo đức tốt đẹp của tôn giáo. Động viên, giúp đỡ đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn
giáo sống “tốt đời, đẹp đạo”. Tại Đại hội Đảng lần thứ XII (1/2016), Đảng ta khẳng
định: “Phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo”. Đến Đại hội Đảng
lần thứ XIII (6/2021), Đảng ta nêu rõ: “Phát huy các nhân tố tích cực, nhân văn trong
các tôn giáo, tín ngưỡng. Phê phán và ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, mê tín, dị
đoan”.
Tóm lại ta có kết luận như sau: Có thể thấy Nhà nước ta nhận định vấn đề về tôn
giáo là một vấn đề xuyên suốt và nhất quán xoay quanh ba luận điểm vừa nêu và đảm
bảo nguyên tắc mọi hoạt động tôn giáo đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, hướng
đến mục tiêu chung đoàn kết gắn bó đồng bào theo các tôn giáo và không theo tôn giáo
trong khối đại đoàn kết toàn dân.

You might also like