You are on page 1of 7

2.

1 Khái quát về tôn giáo ở Việt Nam

2.1.1 Tình hình tôn giáo ở Việt Nam


Việt Nam là một quốc gia có nhiều tín ngưỡng, tôn giáo cùng tồn tại
lâu đời trong lịch sử của dân tộc. Mặc dù đức tin, giáo lý và sự thờ phụng
của đồng bào theo các tôn giáo khác nhau nhưng đều có điểm tương đồng
ở tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, truyền thống văn hóa và luôn
đồng hành cùng dân tộc cả trong cách mạng giải phóng dân tộc trước đây
cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Chính vì
thế, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng
định chủ trương, chính sách nhất quán là tôn trọng, bảo đảm quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào
các dân tộc. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã khẳng định: “Tôn trọng
và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng tôn
giáo của nhân dân theo quy định của pháp luật”1. Hiến pháp nước Cộng
hòa XHCN Việt Nam (năm 2013), Điều 24 quy định “1. Mọi người có
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo
nào… 2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín
ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”. Đây là cơ sở pháp lý rất quan
trọng để nhân dân ta thực hiện quyền bình đẳng trong chính sách tự do
tôn giáo theo nguyên tắc: bình đẳng về tín ngưỡng, bình đẳng về quyền
lợi, nghĩa vụ (nghĩa vụ tôn giáo, nghĩa vụ công dân) và bình đẳng về pháp
luật.
Trên thực tế, mọi tôn giáo ở Việt Nam đều bình đẳng trước pháp
luật, được pháp luật bảo vệ, được tự do hoạt động trong khuôn khổ Hiến
pháp và pháp luật. Tuyệt nhiên không một tôn giáo nào hoạt động đúng
pháp luật mà bị chính quyền ngăn cấm. Chức sắc, tín đồ các tôn giáo luôn
gắn bó với quốc gia, dân tộc theo phương châm “Đạo pháp dân tộc và
CNXH”, thực hiện “sống phúc âm trong lòng dân tộc”, “nước vinh đạo
sáng”, vừa làm tròn bổn phận của tín đồ đối với tôn giáo, vừa hăng hái
lao động sản xuất, góp phần cùng toàn dân đẩy mạnh thực hiện công cuộc
đổi mới, CNH,HĐH phải xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực tiễn sinh
động đó đã, đang được khẳng định qua những thành tựu đã đạt và được
nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế đánh giá cao. Thế nhưng, các thế lực
thù địch cùng các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí lại ra sức tung tin
xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tôn giáo tại Việt Nam. Chúng lợi dụng một
số phần tử đội lốt tôn giáo, vi phạm luật pháp và bị pháp luật xử lý để vu
cáo Việt Nam đàn áp tôn giáo, ngăn cấm xây, sửa nơi thờ tự, cản trở các
hoạt động tín ngưỡng của các chức sắc tôn giáo, nhà tu hành,… Không
những thế, các tổ chức thiếu thiện chí ở nước ngoài đã dựa trên những
thông tin bịa đặt từ một nhóm người có hoạt động chống Nhà nước Việt
Nam để đưa ra những luận điệu vu cáo “Việt Nam đàn áp, tấn công tôn
giáo”. Gần đây nhất, trong phiên điều trần tại Quốc hội Hoa Kỳ về các
cộng đồng thiên chúa giáo thiểu số bị đàn áp trên thế giới, ông Cơ-rít X-
mít lại cố tình đưa vấn đề hoàn toàn trái với sự thật rằng: Nhà nước Việt
Nam đang có sự phân biệt đối xử về tôn giáo; rằng Việt Nam đang đi
những bước lùi về tôn giáo, v.v.
Đánh giá đó là sự xuyên tạc một cách trắng trợn về tự do tín
ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như những
thông tin mà dân biểu Cơ-rít X-mít đưa ra, rồi cáo buộc Việt Nam là đúng
sự thật khách quan và không phải xuất phát từ động cơ chính trị xấu nào
hay chỉ là sự lặp lại những định kiến, áp đặt chủ quan cũ rích, bất chấp
những thành tựu về tự do tôn giáo ở Việt Nam. Dư luận cũng đang đặt
câu hỏi, phải chăng các “nhà dân chủ” Mỹ và phương Tây đang thực sự
đấu tranh vì quyền con người, vì đối thoại xây dựng, vì sự phát triển tín
ngưỡng, tôn giáo cho các dân tộc? Có thể khẳng định ngay rằng, hoàn
toàn không phải như vậy, mà thực chất là họ đã và đang lợi dụng vấn đề
nhân quyền, tự do tôn giáo để chống phá các nhà nước không thân thiện
với họ, trong đó có Việt Nam. Mục đích của họ không có gì khác là nhằm
hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, tiến tới xóa bỏ chế độ XHCN ở nước
ta. Một số phần tử cơ hội chính trị ở trong nước đã ngay lập tức “tát nước
theo mưa”, lợi dụng lòng tin của nhân dân để thực hiện các động cơ chính
trị đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc, kích động quần chúng chống
phá, gây rối an ninh trật tự, tạo các “điểm nóng” về chính trị, v.v.
Song sự thật vẫn là sự thật. Dù họ có phớt lờ hoặc cố tình không
nhận thấy thì sự phát triển và những thành tựu về tôn giáo ở Việt Nam tự
nó đã làm bẽ mặt những kẻ lâu nay vẫn rắp tâm chống phá. Trong những
năm qua, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã nỗ lực thực hiện một cách
toàn diện từ việc hoàn thiện hệ thống pháp luật đến việc triển khai thực
hiện việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho nhân dân. Các
bản hiến pháp của nước Việt Nam đều có các điều, khoản về quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo của công dân; Quốc hội Khóa XI đã ban hành Pháp
lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; Chính phủ đã ban hành Nghị định
22/2005/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín
ngưỡng, tôn giáo. Điều đáng chú ý là, cùng với các quy định về tín
ngưỡng, tôn giáo của Nhà nước, Nghị quyết Đại hội XI của Đảng còn
nhấn mạnh: “Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn
giáo; động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp
đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc”2. Như vậy, quan điểm nhất quán của Đảng ta không chỉ tôn trọng
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào
mà còn đánh giá cao vai trò, vị trí của các tôn giáo đối với sự nghiệp cách
mạng của dân tộc. Điều này đã phản bác các luận điệu xuyên tạc cho
rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam là vô thần và chủ trương diệt trừ tôn giáo.
Không chỉ dừng lại ở việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, Chính phủ
Việt Nam đã cụ thể hóa và đưa những quy định đó vào hiện thực cuộc
sống. Đến nay, theo số liệu thống kê, cả nước đã có 12 tôn giáo với 37 tổ
chức tôn giáo được Nhà nước thừa nhận hoạt động trong khuôn khổ pháp
luật (tăng gấp 2 lần so với năm 2006), với hơn 100.000 chức sắc và nhà
tu hành, gần 26.000 cơ sở thờ tự và trên 30 triệu tín đồ, chiếm 1/3 dân số
cả nước. Trong đó, tín đồ Phật giáo 14 triệu, Thiên Chúa giáo 6 triệu, Tin
lành 1,5 triệu, Cao Đài gần 3,5 triệu, Phật giáo Hòa Hảo 1,5 triệu, Tịnh
độ Cư sĩ Phật hội 1,5 triệu, Tứ Ân Hữu Nghĩa 78.000 và Hồi giáo 67.000,
… Riêng trên địa bàn Tây Nguyên, năm 1975 chỉ có 50.000 người/200
thôn, làng theo đạo Tin lành, đến nay, đã là hơn 500.000 người/18.000
thôn, làng. Bên cạnh đó, việc học tập, đào tạo của các tôn giáo cũng được
phát triển nhanh. Từ chỗ chỉ có 22 trường cao đẳng, trung cấp Phật học
(năm 1993), đến nay, cả nước đã có 4 học viện Phật giáo và 49 trường
cao đẳng, trung cấp, sơ cấp Phật học; Giáo hội Công giáo có 6 Đại Chủng
viện với hàng nghìn chủng sinh,... Không những thế, Nhà nước còn tạo
điều kiện cho hàng trăm tu sĩ đi học tập, hội thảo nâng cao trình độ ở
nước ngoài và nhiều người đã trở thành tiến sĩ Phật học. Việc in ấn, xuất
bản kinh sách được Nhà nước quan tâm, hầu hết các tổ chức tôn giáo đều
có báo, tạp chí, bản tin, đáp ứng yêu cầu hoạt động của các tôn giáo. Chỉ
tính riêng Nhà xuất bản Tôn giáo, mỗi năm đã cấp phép xuất bản hơn
1.000 ấn phẩm liên quan đến tôn giáo. Hằng năm, có khoảng 8.500 lễ hội
tín ngưỡng, tôn giáo được tổ chức ở các quy mô khác nhau trên phạm vi
cả nước; trong đó, các sự kiện trọng đại của các tôn giáo đều được chính
quyền các cấp tạo điều kiện tổ chức và lãnh đạo Đảng, Nhà nước, địa
phương đều quan tâm, động viên, chúc mừng. Năm 2011, đã diễn ra Đại
lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam với sự
tham gia của hàng nghìn tăng ni, phật tử trong nước và trên 2.000 chức
sắc, tín đồ đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài ra, quan hệ đối
ngoại của các tôn giáo cũng được Nhà nước tạo điều kiện và ngày càng
mở rộng, nhất là quan hệ với các tổ chức tôn giáo ở khu vực Đông Nam
Á, Tây Âu và Tòa thánh Va-ti-căng, góp phần làm cho bạn bè quốc tế
hiểu rõ hơn chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước
cũng như tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam. Những con
số biết nói nêu trên là bằng chứng sinh động bác bỏ những luận điệu
xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tôn giáo tại Việt Nam. Thử hỏi rằng, nếu
Việt Nam kỳ thị tôn giáo, hạn chế và đàn áp tôn giáo, vi phạm tự do tín
ngưỡng, tôn giáo như các luận điệu mà thế lực thù địch vẫn thường rêu
rao thì các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam liệc có thể xác lập vị trí và phát
triển ổn định như hiện nay không; bức tranh tôn giáo ở Việt Nam không
thể phong phú, đa dạng đến như vậy hay không? Ông Giôn Hen-pho, Đại
sứ lưu động phụ trách tự do tôn giáo Mỹ có dịp đến Việt Nam đã phải
thốt lên rằng, “Việt Nam đã có những bước tiến bộ đáng kể trong việc
đẩy mạnh tự do tôn giáo”. Đồng quan điểm này, Thượng nghị sĩ Mỹ Jim
Oép – Chủ tịch Tiểu ban Đông Á - châu Á - Thái Bình Dương thuộc Ủy
ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ trong cuộc gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng gần đây đã đánh giá: cho dù vẫn còn những quan điểm cá nhân về
một vài việc cụ thể liên quan đến tự do tôn giáo tại Việt Nam, nhưng
không thể phủ nhận những tiến bộ về tự do tôn giáo mà Việt Nam đã đạt
được, nhất là từ năm 1991 đến nay, v.v.
Cần thấy rằng, tín ngưỡng, tôn giáo là vấn đề mang tính văn hóa, tư
tưởng, sự vận động và phát triển của nó gắn liền với điều kiện phát triển
kinh tế - xã hội, lịch sử, hệ tư tưởng, văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc,
nên không thể sao chép “tiêu chuẩn” tôn giáo của quốc gia, dân tộc này
cho quốc gia, dân tộc khác và càng không thể áp đặt theo ý muốn chủ
quan của một chủ thể nào đó từ bên ngoài. Hơn thế nữa, các tổ chức tôn
giáo về thực chất vẫn là một tổ chức xã hội, bao gồm nhiều tín đồ với các
lứa tuổi, trình độ, thành phần…, khác nhau, hoạt động và tồn tại trong
khuôn khổ pháp luật nhất định; do đó, việc một vài tín đồ tôn giáo vi
phạm pháp luật, bị xử lý cũng là việc bình thường trên con đường phát
triển. Song, lợi dụng điều đó để vu cáo chính quyền đàn áp tôn giáo như
đối với Việt Nam là điều không thể chấp nhận được. Ngay ở các nước
phương Tây, được coi là những “quốc gia dân chủ nhất”, các giáo phái
hoạt động trái pháp luật cũng đều bị nghiêm trị, liệu đó có phải là hành
động đàn áp tôn giáo không?
Nhân đây, cũng cần nhắc lại rằng, nhiều năm qua, vấn đề tự do tôn
giáo luôn được các thế lực thù địch và những kẻ cực đoan trong nước triệt
để lợi dụng để chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam. Nhân dân ta cũng
quá hiểu những thủ đoạn này là nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng
Cộng sản, xóa bỏ chế độ XHCN ở nước ta. Vì ý đồ đen tối đó, chúng sẽ
còn xuyên tạc, bịa đặt, bóp méo sự thật nhiều vấn đề khác nhằm bôi đen
và hạ uy tín của Việt Nam. Song sự thật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo ở Việt Nam luôn được tôn trọng và bảo đảm đã và sẽ là một trong
những thứ vũ khí sắc bén, lâu bền, vững chắc nhất đập tan những luận
điệu xuyên tạc của chúng.

2.1.2 Đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam


Từ đặc điểm tự nhiên, lịch sử và văn hoá đó đã tác động sâu sắc đến
tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam, làm cho tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam
có những đặc điểm sau:
Một là, Việt Nam là một quóc gia có nhiều hình thức tín ngưỡng,
tôn giáo khác nhau đang tồn tại.
Đó là do điều kiện địa lý nước ta thuận lợi cho việc giao lưu của
nhiều luồng tư tưởng, văn hoá khu vực và thế giới, lại chịu ảnh hưởng
của hai nền văn minh lớn của thế giới là Trung Hoa và Aán Độ.
Nước ta có nhiều dân tộc cư trú(54 dân tộc) ở nhiều khu vực khác
nhau, với điều kiện tự nhiên, khí hậu, lối sống, phong tục, tín ngưỡng, tôn
giáo khác nhau. Hơn nữa, bản tính người Việt luôn cởi mở, khoan dung
nên cùng một lúc họ có thể tiếp nhận nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn
giáo khác nhau. Từ những hình thức tôn giáotín ngưỡng sơ khai đến hiện
đại, từ tôn giáo phương Đông cổ đại đến phương Tây cận, hiện đại, tất cả
đã và đang cùng tồn tại bên cạnh tín ngưỡng dân gian, bản địa của nhiều
dân tộc, bộ tộc khác nhau.
Hai là, Tính đan xen, hoà đồng, khoan dung của tín ngưỡng, tôn
giáo Việt Nam. Điều đó được biểu hiện:
Trên điện thờ của một số tôn giáo có sự hiện diện của một số vị
thần, thánh, tiên ,phật... của nhiều tôn giáo.
Đối với người Việt Nam, rất khó xác định tiêu chuẩn tôn giáo của
họ. Người ta không chỉ thờ phụng ở đình, chùa, am, miếu, ma còn khấn
vái “tứ phương”, kể cả những gốc cây, mô đất, khúc sông ...
Về phía giáo sĩ: ở Việt Nam có nhiều tăng ni, phật tử thông thạo
giáo lý Phật giáo, đồng thời cũng triết thuyết Khổng Mạnh và nghiên cứu
cả đạo giáo.
Giáo lý cùa các tôn giáo lớn ở Việt Nam có không ít những điều
khác biệt và trong lịch sử đã xuất hiện những mâu thuẩn nhất định, nhưng
nhìn chung, chưa có sự đối đầu dẫn đến chiến tranh tôn giáo.
Tín ngưỡng tôn giáo VN là hòa đồng, đan xen, hỗ trợ lẫn
nhau.Truyền thống “Tam giáo đồng nguyên”, “Ngũ chi hợp nhất” được
kết tinh trong đạo Cao đài. Những tôn giáo độc thần như : Công Giáo,
Tin Lành, Hồi Giáo du nhập vào nước ta cũng như tôn giáo nội sinh như :
Cao Đài, Hòa Hảo ít nhiều đều có tính đan xen, hòa đồng dung hợp với
nhau với tín ngưỡng bản địa.
Ba là, yếu tố nữ trong hệ thống tín ngưõng, tôn giáo ở Việt Nam.
Lịch sử Việt Nam là lỉch sử chống ngoại xâm, người phụ nữ có vai
trò quan trọng trong xã hội không chỉ vì họ gánh vác công việc nặng nề
thay chồng nuôi con ở hậu phương mà còn xông pha trận mạc.
Ở nước ta, dù mẫu quyền được thay thế bởi phụ quyền từ lâu, nhưng
tàn dư chế độ này còn kéo dài dai dẵng đến tận ngày nay. Hơn nữa, ở một
xứ sở thuộc nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước, vốn coi trọng yếu
tố âm-đất-mẹ, người mẹ biểu tượng cho ước muốn phong đăng, phồn
thực; hình tượng của sự sinh sôi, nãy nở, sự trường tôn của giống nòi, sự
bao dung của lòng đất. Vì vậy, một trong những đặc điểm đáng quan tâm
trong tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam là truyền thống tôn thờ yếu tố nữ.
Bốn là, thần thánh hoá những người có công với gia đình, làng,
nước.
Con người Việt Nam vốn có yêu nước, trọng tình “uống nước, nhớ
nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” nên tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam
cũng thấm đượm tinh thần ấy. Từ xưa, ở Việt Nam đã hình thành 3 cộng
đồng gắn bó với nhau là gia đình, làng xóm và quốc gia.
Gia đình là tế bào của xã hội, dù nghèo hay giàu, song nhà nào cũng
có bàn thờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ-những người đã khuất.
Làng xóm có cơ cấu, thiết chế rất chặt chẽ. Mỗ làg có phong tục, lối
sống riêng. Trong phạm vi làng xã từ lâu đã hình thành tục thờ cúng thần
địa phương và việc thờ cúng này trở nên phổ biến ở nhiều tộc người.
Những người có công với gia đình, làng xóm, đất nước đều được
người Việt Nam tôn vinh, sùng kính.
Năm là, tín đồ các tôn giáo Việt Nam hầu hết là nông dân lao động.
Nước ta là nước nông nghiệp, nông dân chiếm tỷ lệ rất lớn, nên tín
đồ hầu hết là nông dân. Nhìn chung, tín đồ các tôn giáo Việt Nam hiểu
giáo lý không sâu sắc nhưng lại chăm chỉ thực hiện những nghi lễ tôn
giáo và sinh hoạt cộng đồng tín ngưõng một cách nhiệt tâm.
Sáu là, Một số tôn giáo bị các thế lực thù địch phản động trong và
ngoài nước lợi dụng vì mục đích chính trị.
Tôn giáo nào cũng có 2 mặt: nhân thức tư tưởng và chính trị. Chín
vì vậy, tuy mức độ có khác nhau, nhưng giai đoạn lịch sử nào thì các giai
cấp thống trị, bóc lột vẫn chú ý sử dụng tôn giáo vì mục đích ngoài tôn
giáo.
Các thế lực trong và ngoài nước đang âm mưu sử dụng ngọn cờ
nhân quyền gắn với tôn giáo hong xóm xoá bỏ CNXH ở nước ta. Vì vậy,
một mặt phải đáp ứng đúng như cầu tín ngưỡng chính đáng của nhân dân,
mặt khác phải luôn cảnh giác với âm mưu lợi dụng tôn giáo của các thế
lực thù địch.
Bảy là, hoạt động tôn giáo trong những năm gần đây có biểu hiện
mang tính chất thị trường.
Những năm qua, nhờ có công cuộc đổi mới mà đời sống vật chất,
tinh thần của nhân dân được nâng cao nhưng cũng kéo theo nhưng hoạt
động của các tôn giáo sôi nổi hơn trước, việc xây mới, sửa chũa cơ sở thờ
tự diễn ra khó kiểm soát. Hiện tượng “buôn thần, ban thánh” có dấu hiệu
bùng phát làm tiêu tốn tiền bạc, thời gian, sức khoẻ của nhân dân.
Hiện nay đã xuất hiện một số chức sắc, tín đồ các tôn giáo có biểu
hiện suy thoái đạo đức, lợi dụng tôn giáo để tuyên truyền mê tín-dị đoan,
kiếm tiền bất chính.

Nguồn:
1. Tạp chí quốc phòng toàn dân

You might also like