You are on page 1of 2

2.3.

Những cơ hội và thách thức đối với thu hút FDI ở Việt Nam
hiện nay
2.3.1. Những cơ hội đối với thu hút FDI ở Việt Nam hiện nay
Thứ nhất, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tạo cơ hội cho Việt Nam
thu hút các dòng FDI mới.
Kể từ khi Mỹ và Trung Quốc tiến hành chiến tranh thương mại, nước ta
có hiệu quả ấn tượng trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Theo số
liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, tổng số dự án tiếp tục tăng mạnh với
17.6% năm 2018 và 41% năm 2019. Đặc biệt vào nam 2019, số dự án
FDI đạt mức hơn 15000 dự án/năm.

Tình hình thu hút FDI 2012 - 2019


(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài)

Nhìn chung, do ảnh hưởng của căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, giai
đoạn 2017 - 2019 đánh dấu sự tăng trưởng về FDI tại Việt Nam. Cộng
thêm đà phát triển FDI trong giai đoạn trước đó, đến cuối năm 2019, số
tổng số vốn đăng ký đạt ngưỡng hơn 38 tỷ USD.

Mặc dù đến năm 2019 căng thẳng Mỹ - Trung đã bắt đầu hạ nhiệt, tuy
nhiên đã có dấu hiệu chuyển biến khó lường trong mối quan hệ của hai
cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Chính vì thế, cơ hội là vẫn còn để
Việt Nam có thể thu hút thêm FDI chảy vào trong tương lai.

Thứ hai, Việt Nam đã gây dựng một hình ảnh tốt đẹp trong mắt bạn bè
quốc tế qua các hội nghị quốc tế.
“Việt Nam đã làm tất cả để hội nghị diễn ra một cách hiệu quả và thành
công. Hội nghị đã dành nhiều sự chú ý vào các vấn đề kinh tế. Các vấn đề
được thảo luận cũng rất thực tế và được các nền kinh tế thành viên quan
tâm”, đó là lời của tổng thống Vladimir Putin sau sự thành công của hội
nghị APEC 2017. Hay như nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế
Thế giới (WEF) - ông Klaus Schwab cho hay, Hội nghị WEF ASEAN
2018 do Việt Nam đăng cai là hội nghị thành công nhất trong 27 năm
WEF tổ chức hội nghị tại khu vực.

Nhìn chung, sự thành công của các hội nghị quốc tế tại Việt Nam đã góp
phần nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Qua đó đánh dấu
sự hội nhập quốc tế của Việt Nam và tạo tiền đề thu hút FDI.

Một số hội nghị quốc tế tại Việt Nam giai đoạn 2010-2020 bao gồm:
1. Đại hội đồng Liên minh nghị viện thế giới (IPU-132) năm 2015
2. Diễn đàn APEC 2017
3. Hội nghị GMS-6 và CLV-10
4. Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN 2018 (WEF ASEAN
2018)

Bằng những cố gắng trên trường quốc tế của mình, Việt Nam đã thành
công trong việc ký kết hai hiệp định vô cùng quan trọng với EU là Hiệp
định Thương mại (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) vào
năm 2020. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng ký kết thành công Hiệp định Đối
tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Đây là tiền
đề quan trọng giúp Việt Nam tiếp cận nền kinh tế của hơn 60 quốc gia,
trong đó có 15/20 quốc gia thuộc G20. Qua đó, Việt Nam có cơ hội thu
hút thêm nhiều luồng FDI mới trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

Thứ ba, sự ổn định về mặt chính trị là điểm thu hút đặc biệt với các
nhà đầu tư nước ngoài.
Theo báo “South China Morning Post” ngày 19/10/2020, sức hấp dẫn của
môi trường chính trị ổn định của Việt Nam là không thể đánh giá thấp.
Việt Nam luôn nổi tiếng là quốc gia có sự ổn định về mặt chính trị cao
trên thế giới. Bằng chứng là Việt Nam được chọn là địa điểm tổ chức các
hội nghị quốc tế đã nói ở trên cũng như hội nghị giải quyết căng thẳng
chính trị như Hội nghị Mỹ - Triều 2019.

Với việc các quốc gia trong khu vực như Phillipines, Malaysia, Indonesia
và Thái Lan đối mặt với các vấn đề chính trị, Việt Nam trở thành điểm
đến lý tưởng cho các nhà đầu tư với môi trường phát triển ổn định lâu dài.

Trong thập kỷ qua, Việt Nam trở thành trung tâm thu hút FDI với tốc độ
tăng trưởng hằng năm ổn định ở mức 10,4% trong giai đoạn từ năm 2013
đến năm 2019 (đạt 16,12 tỷ USD trong năm 2019 - tăng 81%). Cũng
trong 6 năm qua, Singapore ghi nhận mức tăng 63%, trong khi dòng vốn
FDI của Thái Lan và Malaysia thực sự suy giảm.

You might also like