You are on page 1of 3

1 Vốn đầu tư FDI vào Việt Nam giai đoạn (18-22)

Vốn đầu tư FDI thực hiện tại Việt Nam 9 tháng năm 2022 ước tính đạt 15,43 tỷ USD, tăng
16,3% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn FDI thực hiện cao nhất của 9 tháng trong 5
năm qua. Tỷ lệ vốn FDI thực hiện trên vốn đăng ký so sánh trong giai đoạn 2018-2022 cho thấy
xu hướng rất tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: Tỷ lệ vốn thực hiện trên
vốn đăng ký 9 tháng năm 2022 đạt 82,3%, là tỷ lệ đạt cao kỷ lục.

Điều này khẳng định rõ niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào môi trường đầu tư kinh
doanh của Việt Nam, coi Việt Nam là điểm đến đầu tư an toàn, hấp dẫn, và tiếp tục mở rộng
đầu tư khi Việt Nam thực hiện các chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn và chủ trương mở cửa trở
lại nền kinh tế sau gần hai năm hạn chế bởi dịch bệnh Covid-19. Đặc biệt, Luật Đầu tư năm
2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021, có thể coi là một bước đột phá trong vấn đề điều
chỉnh hoạt động đầu tư tại Việt Nam, cho tới nay đã phản ánh kết quả tích cực từ thực hiện
Luật mới.
2 Cơ cấu đầu tư FDI vào Việt Nam theo đối tác đầu tư
Đã có 84 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2022. Trong
đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 4,1 tỷ USD, chiếm 29,5% tổng vốn đầu tư vào
Việt Nam, giảm 26,6% so với cùng kỳ 2021; Hàn Quốc đứng thứ hai với trên 2,66 tỷ USD,
chiếm gần 19% tổng vốn đầu tư, tăng 29,6% so với cùng kỳ. Với dự án Lego tổng vốn đầu tư
trên 1,3 tỷ USD, Đan Mạch tiếp tục đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần trên 1,32 tỷ
USD, chiếm 9,4% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông.
3 Cơ cấu đầu tư FDI vào Việt Nam theo ngành(Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được cấp
giấy phép tại Việt Nam theo ngành)
Việt Nam được nhận định là một điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) trên toàn cầu. Năm 1991, số vốn FDI đăng ký vào Việt Nam là 2,07 tỷ USD, trong đó số
vốn FDI thực hiện là 428,5 triệu USD, đạt trên 20% vốn đăng ký. Lượng vốn FDI vào Việt Nam
tăng dần ngay sau đó. Đáng chú ý là sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới
năm 2007 đã làm gia tăng mạnh mẽ vốn FDI đăng ký vào Việt Nam từ 21,35 tỷ USD năm 2007
lên đến 71,73 tỷ USD chỉ riêng năm 2008.
Đặc biệt, trong năm 2021, mặc dù dịch Covid -19 đang diễn biến phức tạp nhưng vốn FDI vào
Việt Nam đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020. Điều này cho thấy các nhà đầu tư
nước ngoài đang đặt niềm tin rất lớn vào môi trường đầu tư Việt Nam.
Cho đến nay, dòng vốn FDI vào Việt Nam đã được nhìn nhận như là một trọng những “trụ cột”
tăng trưởng kinh tế của cả nước. Vai trò của FDI được thể hiện rất rõ qua việc đóng góp vào
các yếu tố quan trọng của tăng trưởng như bổ sung nguồn vốn đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu,
chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm,...
Ngoài ra, FDI cũng đóng góp tích cực vào tạo nguồn thu ngân sách và thúc đẩy Việt Nam hội
nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Nhờ có sự đóng góp quan trọng của FDI mà Việt Nam
đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm qua và được biết đến là quốc gia
phát triển năng động, đổi mới, thu hút được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế.
Việt Nam vừa kết thúc năm 2022 – chặng cuối cùng trong hành trình 35 năm thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) – bằng những tín hiệu vui. Tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam trong
năm 2022 đạt gần 27,72 tỷ USD, mức giải ngân đạt kỷ lục 22,4 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng
kỳ năm 2021. Lũy kế trong 35 năm qua (cập nhật đến 20/12/2022), Việt Nam đã thu hút được
gần 438,7 tỷ USD vốn FDI. Trong số này, có 274 tỷ USD đã được giải ngân, bằng 62,5% tổng
vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.
Theo đánh giá của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư),đây là lần đầu tiên,
khoảng cách giữa vốn đăng ký và vốn giải ngân lại tiệm cận nhau như vậy. Bình thường, vốn
giải ngân chỉ bằng khoảng 60 – 70% vốn đăng ký.
Trong năm 2022, 108 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Singapore
dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 6,46 tỷ USD, chiếm 23,3% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Hàn
Quốc đứng thứ hai với gần 4,88 tỷ USD. Nhật Bản đã vươn lên vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư
đăng ký hơn 4,78 tỷ USD, chiếm gần 17,3% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Trung Quốc, Hồng
Kông, Đài Loan...

You might also like