You are on page 1of 93

Những siêu dự án, những kỷ lục về quy mô vốn liên tục được phá.

Tình hình thu hút vốn


đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã tạo nên một góc “sáng” trong bức tranh kinh tế Việt
Nam năm 2008, nếu nhìn trên các con số.

Trong hơn 20 năm kể từ khi Việt Nam bắt đầu nỗ lực thu hút FDI, 2008 có thể xem là điểm
nhấn đánh dấu thành công lớn nhất.

Liên tiếp những kỷ lục...

Ngày 23/11/2008, sự kiện khởi động dự án Khu liên hợp Thép Cà Ná tại tỉnh Ninh Thuận, có
công suất 14,42 triệu tấn thép/năm, tổng vốn đầu tư gần 9,8 tỷ USD, đã được báo chí dành cho
sự quan tâm khá đặc biệt.

Bởi, số vốn đăng ký của riêng dự án này đã gần bằng tổng số vốn đăng ký của cả năm 2006
(trên 10 tỷ USD), và xấp xỉ một nửa con số của năm 2007 (20,3 tỷ USD).

Nhưng Thép Cà Ná không phải là cá biệt. Trong vòng một năm qua, rất nhiều siêu dự án FDI
quy mô vốn hàng tỷ USD đã “đổ” vào Việt Nam, khiến cho tổng số vốn đăng ký tăng cao kỷ lục.

Ông Trần Đình Thiên, quyền Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, trong một hội thảo gần đây
từng phát biểu rằng những dự án có vốn dưới 3 tỷ USD giờ đây dường như chỉ là “tý hon” bên
cạnh những “người khổng lồ”.

Với nhiều dự án quy mô vốn đặc biệt lớn, FDI đăng ký cấp mới và tăng thêm tại Việt Nam năm
2008, tính đến 19/12, đã đạt 64,011 tỷ USD, tăng gấp 3 lần so với năm 2007, và gấp hơn hai
lần so với con số của hai năm 2006 và 2007 cộng lại.

Chỉ tiêu này được coi là “sự nhìn nhận lạc quan của quốc tế đối với môi trường đầu tư tại Việt
Nam trong dài hạn”, theo quan điểm của ông Phan Hữu Thắng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước
ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Với một con số quan trọng hơn - vốn giải ngân, thì năm 2008 cũng xác lập kỷ lục. Năm qua, các
doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đã giải ngân số vốn lên tới 11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm
2007.

Nếu trong giai đoạn 20 năm trước đó (1988-2007), vốn FDI thực hiện đạt 43 tỷ USD, tức là tính
trung bình chỉ giải ngân được 2,15 tỷ USD/năm, thì giải ngân trong năm 2008 đã bằng 26,7%
tổng số vốn giải ngân 20 năm trước đó.

Nhìn vào con số 6,23% của tốc độ tăng trưởng GDP năm nay, khối doanh nghiệp FDI có phải là
một “cứu cánh” trong một năm sóng gió vừa qua? Cảm nhận có thể rõ ràng ở những con số về
đóng góp của khối này cho nền kinh tế.

Tổng doanh thu của khối các doanh nghiệp FDI trong năm 2008 lên đến 50,55 tỷ USD, tăng
24,4% so với năm 2007. Trong đó, giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI năm 2008 đạt
24,465 tỷ USD, chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Một kỷ lục nữa liên
quan đến FDI.

Năm 2008, khối doanh nghiệp FDI đã đóng góp vào ngân sách nhà nước 1,982 tỷ USD, tăng
25,8% so với năm 2007.

Cũng trong năm nay, khối doanh nghiệp này đã tạo ra trên 200 nghìn việc làm mới trong tổng
số 1,615 triệu việc làm mới tạo được của cả nước, nâng tổng số lao động làm việc trong các dự
án FDI lên 1,467 triệu người, góp phần giải quyết vấn đề công ăn việc làm vốn đang rất nóng
bỏng của Việt Nam hiện nay.

... và "mặt trái" của tấm huy chương

Sự gia tăng mạnh mẽ của đầu tư nước ngoài vào Việt Nam với con số vốn đăng ký khổng lồ
trên 64 tỷ USD đã cho mọi người cái “quyền” được đặt câu hỏi xung quanh sự bất thường
này.

Có những băn khoăn rằng liệu Việt Nam có hấp thụ được lượng vốn này hay không? Liệu có
những dự án bị thổi phồng về con số vốn đầu tư? Liệu có những cái “bánh vẽ” về viễn cảnh
lợi nhuận của dự án?...

Đó là những băn khoăn chính đáng, và cần có lời giải đáp thỏa đáng. Bài viết không đi sâu
vào chủ đề này, chỉ xin nêu một vài điều cần lưu ý, nhìn trên các con số thống kê FDI trong
năm qua.

Thứ nhất, trong 60,271 tỷ USD vốn đăng ký cấp mới, số vốn điều lệ chỉ có 15,429 tỷ USD,
bằng khoảng 25,6%. Phần vốn phải đi vay chắc hẳn là rất lớn.
Bà Phạm Chi Lan, một chuyên gia kinh tế cao cấp, cho rằng có những dự án mà nhà đầu tư
chỉ dựa vào giấy phép hoặc đất được cấp để vay của các tổ chức tài chính, sau đó lẩn tránh
hoặc không đủ “lực” thực hiện dự án, đã để lại hậu quả nặng nề cho các ngân hàng.

Vị chuyên gia này đã gọi tên những dự án đi vay nhiều hơn tiền bỏ ra đầu tư là kiểu “cướp
ngân hàng”.

Thứ hai, là tỷ lệ giải ngân thấp dần trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2008.

Con số 11,5 tỷ USD vốn giải ngân trong năm nay, tuy đã tăng tới 43,2% so với năm 2007 về
giá trị tuyệt đối, nhưng chỉ chiếm gần 18% so với tổng vốn đăng ký.

So với giai đoạn trước, tỷ lệ này của thời kỳ 1988-2005 là 50,3%, của năm 2006 còn 33%, và
năm 2007 chỉ còn khoảng 23%.

Có những lập luận cho rằng dự án lớn, đầu tư lâu dài thì tỷ lệ giải ngân không thể đạt cao
như mong đợi, nhưng những “nút thắt cổ chai” như thủ tục hành chính, công tác quy hoạch,
cơ sở hạ tầng, giải phóng mặt bằng, đào tạo nguồn nhân lực... vẫn hiển hiện, không thể phủ
nhận.

Thứ ba, khối doanh nghiệp FDI cũng chính là khối có kim ngạch nhập khẩu rất lớn và là một
trong những nhóm doanh nghiệp đóng góp “tích cực” vào con số nhập siêu tăng rất cao trong
năm nay.

Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI năm 2008 đạt 24,465 tỷ USD, chiếm khoảng 40%
tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, nhưng khối doanh nghiệp này cũng nhập khẩu tới 28,458
tỷ USD.

Tổng nhập siêu xấp xỉ 4 tỷ USD của khối này đã chiếm gần 1/4 thâm hụt thương mại của Việt
Nam năm 2008.

Thứ tư, cũng liên quan đến con số, trái với quan điểm rõ ràng của Việt Nam, mong muốn
hướng đầu tư vào một số ngành, lĩnh vực để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mục tiêu, vốn
FDI năm 2008 xem ra vẫn nặng về “bất động sản”.

Hồi đầu năm nay, nhiều chuyên gia kinh tế đã cảnh báo lượng vốn FDI vào Việt Nam đang có
sự chuyển hướng sang lĩnh vực dịch vụ, bao gồm bất động sản. Trong năm 2008, lĩnh vực
dịch vụ có 554 dự án với tổng vốn đăng ký 27,4 tỷ USD. Nếu xét về tỷ lệ đã chiếm 47,3% về
số dự án và 45,4% về vốn đầu tư đăng ký. Một mức tăng khá mạnh mẽ so với thời gian trước
đó.

Nhưng con số chưa hẳn đã dừng lại ở đó.

Trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, năm nay thu hút được 32,62 tỷ USD, chiếm 54,12%
tổng vốn đầu tư đăng ký, nhưng nhìn vào nhiều dự án, phần bất động sản được “che đậy”
không phải nhỏ.
Thứ năm, con số 267 triệu và trên 127 tỷ đồng là số tiền Công ty Vedan đã nộp phạt cho các
hành vi vi phạm hành chính cũng như việc truy thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
công nghiệp của công ty này.

Điều này phần nào minh họa cho một thực tế, đó là tại Việt Nam đang tồn tại những dự án
FDI tồi, những dự án hủy hoại môi trường.

Có thể kể thêm những cái tên “đình đám” khác như vụ phát giác Công ty Miwon gây ô nhiễm
môi trường nước, hay vụ bác đề nghị đầu tư vào vịnh Vân Phong của Tập đoàn Posco...

Mức độ nghiêm trọng của vấn đề đã khiến nhiều chuyên gia lên tiếng cảnh báo, Việt Nam cần
kiểm soát chặt chẽ hơn về môi trường để tránh biến nước ta thành bãi chứa rác thải công
nghệ.

Đặc biệt là không nên cấp phép cho những dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, thiết bị thải loại
gây ô nhiễm môi trường. Tránh những dự án chỉ muốn khai thác tài nguyên thiên nhiên,
không có cam kết hoặc năng lực chắc chắn về chế biến, những dự án tạo dư thừa công suất
lớn mà khó có triển vọng khai thác, sử dụng hiệu quả...

Thứ sáu, liên quan đến kỷ lục trên 64 tỷ USD vốn đăng ký trong năm nay, có một lo ngại khác
là xu hướng vốn đăng ký vào Việt Nam đang giảm dần về cuối năm.

Trong 9 tháng đầu năm, cả nước đã thu hút được 57,12 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký, bình
quân gần 6,35 tỷ USD/tháng, thì tháng 10 “gọi” thêm được 2,19 tỷ USD, tháng 11 thêm 3,19
tỷ USD, và tháng cuối năm thêm được 1,51 tỷ USD.

Năm nay cũng chứng kiến sự sụt giảm số lượng dự án FDI vào Việt Nam. Trong năm 2008,
cả nước đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 1.171 dự án, trong khi con số của năm 2007 là
1.406 dự án. Tương tự, số dự án tăng vốn là 311, so sánh với 361 lượt dự án tăng vốn của
năm 2007.

Lẽ tất nhiên, đầu tư nước ngoài năm 2008 không phải tất cả đều “màu hồng”, và khi “nhà vô
địch” FDI nhận tấm huy chương thì mặt sau còn lưu lại những ghi chú.

* Năm dự án có vốn đầu tư lớn nhất trong năm 2008:

- Dự án Công ty TNHH Thép Vinashin - Lion (Malaysia) có số vốn đăng ký 9,8 tỷ USD;

- Dự án Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa của Đài Loan 7,9 tỷ USD;

- Dự án Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) của Nhật Bản và Kuwait liên doanh 6,2 tỷ
USD;

- Dự án Công ty TNHH New City Việt Nam 4,3 tỷ USD;


- Dự án Hồ Tràm của Canada trên 4,2 tỷ USD.

* Chỉ tiêu kế hoạch năm 2008 được dự kiến từ đầu năm:

- Vốn thực hiện: đạt 10 tỷ USD vượt 25% năm 2007 (8 tỷ USD).

- Lao động: 160.000 người, tăng 6,7% so với năm 2007;

- Nộp ngân sách Nhà nước: 2 tỷ USD, tăng 29% so với năm 2007.

/////////////////////////////////////////===============//////////////////////////////////

Vốn FDI đăng ký vào Việt Nam năm 2008: Hơn 64 tỷ USD

E-mail Bản để in Cỡ chữ Chia sẻ:

Ý kiến (0)

Trong năm 2008, vốn FDI đăng ký mới tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng.
▪ ANH QUÂN
15:31 (GMT+7) - Thứ Năm, 25/12/2008

Những số liệu mới nhất về tình hình thu hút vốn FDI năm 2008 vào Việt Nam đã ghi nhận
những kỷ lục không dễ phá

Những số liệu mới nhất về tình hình thu hút vốn FDI năm 2008 vào Việt Nam đã ghi nhận
những kỷ lục không dễ phá.

Tính chung cả vốn đăng ký cấp mới và vốn đăng ký tăng thêm, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) đăng ký tại Việt Nam năm 2008 đã đạt hơn 64 tỷ USD, gấp gần 3 lần con số của
năm 2007.

Tăng 222%
Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong tháng kết thúc năm
2008, cả nước đã cấp mới thêm 112 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký đạt 1,17 tỷ USD.

Như vậy, tính từ đầu năm đến 19/12, đã có tổng số 1.171 dự án FDI được cấp mới vào Việt
Nam với tổng số vốn đăng ký đạt hơn 60,2 tỷ USD (phía Việt Nam chiếm khoảng 10%), tăng
222% so với năm 2007.

Bình quân số vốn đăng ký đạt 51,4 triệu USD/dự án, cao hơn rất nhiều so với thời gian trước.

Trong năm 2008, số dự án tăng vốn cũng rất lớn với 311 dự án đăng ký, tổng số vốn tăng thêm
đạt 3,74 tỷ USD. Chỉ tính riêng số vốn tăng thêm của các dự án đang hoạt động tại Việt Nam
trong năm nay đã tương đương với tổng số vốn đăng ký mới trong một năm của đầu những
năm 2000.

Vốn giải ngân tháng 12 trên cả nước là 1,45 tỷ USD, là tháng có số vốn giải ngân đạt cao nhất
cả năm 2008. Với con số này, vốn giải ngân trong năm 2008 của các doanh nghiệp FDI tại Việt
Nam đã đạt 11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm 2007.

Công nghiệp, xây dựng hấp dẫn nhất

Trong năm 2008, vốn FDI đăng ký mới tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và xây
dựng, gồm 572 dự án với tổng vốn đăng ký 32,62 tỷ USD, chiếm 48,85% về số dự án và
54,12% về vốn đầu tư đăng ký.

Lĩnh vực dịch vụ có 554 dự án với tổng vốn đăng ký 27,4 tỷ USD, chiếm 47,3% về số dự án và
45,4% về vốn đầu tư đăng ký. Số còn lại thuộc lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp.

Các dự án đầu tư nước ngoài trong năm 2008 thực hiện chủ yếu theo hình thức 100% vốn
nước ngoài (882 dự án, vốn đăng ký 31,16 tỷ USD), chiếm 75,3% về số dự án và 51,7% về vốn
đăng ký.

Số dự án theo hình thức liên doanh có 213 dự án với vốn đăng ký 27,16 tỷ USD, chiếm 18,2%
về số dự án và 45,1% về vốn đăng ký. Còn lại là các dự án theo hình thức khác.

Malaysia đầu bảng

Năm nay, đã có 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư tại Việt Nam, trong đó có 11 quốc
gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư vốn trên 1 tỷ USD.

Malaysia đứng đầu bảng, với 55 dự án, vốn đăng ký 14,9 tỷ USD, chiếm 4,7% về số dự án và
24,8% về vốn đầu tư đăng ký. Đài Loan đứng thứ 2, có 132 dự án, vốn đầu tư 8,64 tỷ USD.

Nhật Bản đứng thứ 3, với 105 dự án, vốn đầu tư 7,28 tỷ USD. Singapore đứng thứ 4, có 101
dự án, vốn đầu tư đăng ký 4,46 tỷ USD. Brunei đứng thứ 5, có 19 dự án, vốn đầu tư 4,4 tỷ
USD...
Trừ 8 dự án thăm dò, khai thác dầu khí (chiếm 17,5% tổng vốn đăng ký), tỉnh Ninh Thuận đứng
đầu về số vốn đăng ký do có dự án liên doanh sản xuất thép giữa tập đoàn Lion Malaysia với
Vinashin tổng vốn đăng ký 9,79 tỷ USD, Bà Rịa - Vũng Tàu đứng thứ 2 trong số 43 địa phương
của cả nước, có 4 dự án, tổng vốn đăng ký 9,35 tỷ USD, chiếm 15,5% tổng vốn đăng ký.

//////////////////////////////////////////========================////////////////////////
/

Hai kỷ lục của FDI năm 2008

E-mail Bản để in Cỡ chữ Chia sẻ:

Ý kiến (0)

Ông Phan Hữu Thắng.


▪ NGÔ HẢI
11:03 (GMT+7) - Thứ Năm, 25/12/2008

Tính đến cuối năm 2008, vốn thực hiện đã đạt 11,5 tỷ USD, đây là con số cao nhất trong
vòng 21 năm qua

Tính đến cuối năm 2008, vốn thực hiện đã đạt 11,5 tỷ USD, đây là con số cao nhất trong
vòng 21 năm qua. Vốn đăng ký trong năm 2008 cũng đã vượt ngưỡng 60 tỷ USD, đây
cũng là con số kỷ lục cho đến thời điểm hiện tại.

Đó là thông tin từ ông Phan Hữu Thắng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và
Đầu tư), khi đánh giá về tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong năm 2008
và triển vọng 2009.

Ông Thắng nói:

- Mặc dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn nhưng đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào Việt Nam vẫn đạt được kết quả đáng khích lệ. FDI vào Việt Nam vẫn đang đi
đúng hướng, tỷ lệ đầu tư trong năm 2008 vào công nghiệp và xây dựng vẫn chiếm tỷ trọng lớn
đạt trên 56%, dịch vụ chiếm trên 40%, phần còn lại là nông lâm ngư nghiệp. Nộp ngân sách
Nhà nước cũng đạt khoảng 2 tỷ USD, tạo thêm 17.000 lao động.

Tuy nhiên, nếu chú trọng hơn nữa, Việt Nam có thể đã thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài tốt
hơn. Mặc dù lượng vốn FDI vào mạnh nhưng điểm yếu nhất vẫn là giải ngân, và những vấn đề
liên quan đến giải phóng mặt bằng.

Nhiều địa phương đã không giao được đất cho nhà đầu tư theo các cam kết, công tác đền bù
và giải phóng mặt bằng còn chậm và kéo dài. Sự chậm trễ trên là do quy hoạch ở các địa
phương không phù hợp với quy hoạch chung, tài chính dành cho đền bù và giải phóng mặt
bằng cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân và đảm bảo khả năng tái định cư của
người dân.

Theo ông, năm 2009 công tác thu hút vốn đầu tư nước ngoài sẽ gặp phải những khó khăn gì?

Với tình hình hiện tại, tôi cho rằng năm 2009 thu hút vốn đầu tư nước ngoài sẽ khó khăn hơn
năm 2008.

Khủng hoảng tài chính trên thế giới sẽ ảnh hưởng đến thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam trong năm 2009 trên hai phương diện: nguồn vốn và xuất khẩu. Đây cũng chính là hai
điểm đã tác động mạnh đến thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2008.

Mặc dù Việt Nam đã thành công trong việc chống lạm phát nhưng đang phải đối phó với suy
giảm kinh tế. Các giải pháp chống suy giảm kinh tế được Chính phủ đưa ra trong thời gian qua
sẽ có những tác động tích cực đến thu hút đầu tư nước ngoài.

Dù vậy, tôi cho rằng cơ hội thu hút vốn FDI trong năm 2009 của Việt Nam vẫn có thể đạt ở
mức cao. Qua những danh mục dự án đầu tư tiềm năng và danh mục dự án cơ hội mà các địa
phương đang đàm phán, thì năm 2009 Việt Nam vẫn có thể thu hút được bằng 30% so với năm
2008, tức là khoảng 20 tỷ USD.

Để đạt được con số này cần sự nỗ lực lớn của các cơ quan có liên quan. Công tác giải ngân sẽ
là nhiệm vụ trọng tâm của các cơ quan quản lý Nhà nước trong năm 2009. Nếu không giải
ngân tốt nhà đầu tư nước ngoài sẽ suy nghĩ lại về môi trường đầu tư của Việt Nam.

Theo kế hoạch, năm 2009 lượng vốn giải ngân sẽ như thế nào, thưa ông?

Với những gì đã và đang có, tôi hy vọng lượng giải ngân trong năm 2009 ít nhất sẽ bằng năm
2008. Vấn đề còn lại là cần phải tạo sự thông thoáng cho các nhà đầu tư, những dự án đã
được cấp phép vẫn là những dự án mang lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.

Điều đó sẽ khiến các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đầu tư vào Việt Nam. Để đạt được những
mục tiêu trên trong năm 2009 sẽ có rất nhiều việc cần phải làm. Đầu tiên là cần phải rà soát lại
toàn bộ hệ thống luật pháp và chính sách đang còn là rào cản, nếu còn vướng mắc cần phải
chỉnh sửa cho phù hợp.

Bên cạnh đó, thực hiện rà soát lại các dự án, đối với các dự án nhà đầu tư đã cam kết và có
vốn để giải ngân phải tạo điều kiện cho họ giải ngân. Công tác xúc tiến đầu tư cần theo đúng
yêu cầu trong tình hình mới, đúng đối tác, đúng dự án.

Nhiệm vụ cấp bách trong năm 2009 vẫn sẽ là công tác giải ngân, lượng vốn năm 2008 vào
nhiều, nếu không giải ngân tốt sẽ gây ắch tắc và không tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư.

/////////////////////////////////==============///////////////////////////////////

Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2010 ước đạt 51,5 tỷ USD, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
▪ ANH QUÂN
10:24 (GMT+7) - Thứ Năm, 30/9/2010

Sự phục hồi của xuất khẩu có đóng góp lớn của khu vực FDI và tái xuất vàng

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2010 ước
đạt 51,5 tỷ USD, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Xoay quanh con số này, có một
số điểm đáng chú ý như sau.

Thứ nhất, tăng trưởng xuất khẩu đã phục hồi mạnh mẽ. Nếu như hết quý 1/2010, kim ngạch
xuất khẩu mới tăng1,6% so với cùng kỳ; 6 tháng tương ứng tăng 17%; thì đến nay, ước tính tốc
độ tăng kim ngạch đã gấp hơn 3 lần so với kế hoạch đề ra là 6%.

Cho đến thời điểm này, đã có 13 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD. So với cùng
kỳ, đã có thêm 3 mặt hàng nằm trong diện nay, đó là sắt thép và sản phẩm, than đá và cao su.

Thứ hai, tăng trưởng xuất khẩu cũng rút ngắn dần khoảng cách với nhập khẩu. Sau quý 1,
chênh lệch tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu là 38,6 điểm phần trăm thì đến hết quý
2, con số này chỉ còn là 12,1 điểm phần trăm; và 9 tháng còn kém khoảng 2,2 điểm phần trăm.

Ngoài ra, với mức tăng trưởng 20,5% so cùng kỳ, kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đẩu năm 2010
cũng lấy lại được phong độ đỉnh cao của năm 2008. So với con số tương ứng của năm đó, kim
ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm nay vẫn tăng khoảng 5,8% (so với 48,674 tỷ USD).

Thứ ba, tăng trưởng xuất khẩu của cả nước 9 tháng đầu năm chủ yếu do đóng góp của khối
doanh nghiệp FDI.

Xét về giá trị tuyệt đối, kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm của cả nước tăng 9,7 tỷ USD so
với cùng kỳ năm 2009. Trong khi đó, xuất khẩu của khu vực FDI (không kể dầu thô) trong cùng
thời kỳ đã tăng thêm 6,77 tỷ USD.

Với kim ngạch ước đạt gần 27,35 tỷ USD (kể cả dầu thô), khối này chiếm tỷ trọng 53,1% tổng
kim ngạch xuất khẩu cả nước. Nếu không kể dầu thô, con số 23,67 tỷ USD còn chiếm tỷ trọng
xấp xỉ 46%.

Thứ tư, giá nhiều mặt hàng được cải thiện đã góp phần vào sự tăng trưởng kim ngạch xuất
khẩu của 9 tháng đầu năm nay.

Cụ thể, giá cao su xuất khẩu bình quân tăng 83%; sắn và sản phẩm tăng 76,4%; than đá tăng
52%; dầu thô tăng 39,6%; hạt tiêu tăng 38,4%; hạt điều tăng 19%; chè các loại tăng 12,3%...
Tính riêng yếu tố tăng giá của các mặt hàng này đã làm cho kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu
năm tăng thêm khoảng 2,5 tỷ USD.

Thứ năm, tái xuất vàng cũng là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu 9
tháng đầu năm nay. Theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nếu không tính kim ngạch xuất
khẩu vàng thì tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm tăng 27% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, Bộ Công Thương cho rằng, nếu tách vàng ra khỏi kim ngạch xuất, nhập khẩu thì
nhập siêu 9 tháng đầu năm sẽ chiếm khoảng 23,3% tổng kim ngạch xuất khẩu, không đạt chỉ
tiêu kế hoạch đã được Quốc hội thông qua.

//////////////////////////////////////////==============////////////////////////////////

FDI tháng 9: Xuất hiện một số dự án giảm vốn

E-mail Bản để in Cỡ chữ Chia sẻ:

Ý kiến (0)

▪ ANH QUÂN
24/09/2010 16:07 (GMT+7)
Lũy kế đến tháng 9/2010, số vốn FDI cấp mới và tăng vốn đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam là 12,19 tỷ
USD, bằng 87,3% so với cùng kỳ 2009.
Thu hút, giải ngân vốn FDI đều chậm lại trong tháng 9. Vốn đăng ký tăng thêm thậm chí
còn sụt giảm, là một điểm đáng lưu ý

Thu hút, giải ngân vốn FDI đều chậm lại trong tháng 9. Vốn đăng ký tăng thêm thậm chí
còn sụt giảm, là một điểm đáng lưu ý.

Vốn vào chậm lại

Theo báo cáo của Cục Đầu tư Nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong tháng 9/2010 có 62
dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đăng ký đạt 616 triệu USD. Nếu so
với các con số tương ứng của tháng 8 là 72 dự án và gần 2,5 tỷ USD, kết quả đạt được trong
tháng qua khá khiêm tốn.

Tính chung 9 tháng đầu năm, cả nước đã thu hút được 720 dự án đăng ký cấp mới với tổng
vốn đăng ký 11,4 tỷ USD, tăng 37,3% so với cùng kỳ 2009. Mức bình quân gần 1,3 tỷ
USD/tháng cũng cho thấy phần nào sự “tụt lại” của lượng vốn FDI đổ vào trong tháng 9.

Tuy nhiên, một hiện tượng “lạ” đã xuất hiện với số vốn FDI đăng ký tăng thêm. Chênh lệch
trong báo cáo tháng 9 và tháng 8 của Cục Đầu tư Nước ngoài cho thấy, mặc dù đã thêm được
4 dự án tăng vốn trong tháng qua, nhưng số vốn đăng ký lại hụt đi 4 triệu USD, đưa tổng số vốn
đăng ký tăng thêm từ đầu năm đến thời điểm báo cáo chỉ còn 783 triệu USD, chỉ bằng 13,8%
so với cùng kỳ năm 2009 (tháng 8 là 14,2%).
“Đã xuất hiện một số dự án giảm quy mô vốn đầu tư, như dự án Công ty TNHH Phát triển quốc
tế thế kỷ 21 xây dựng khu tái định cư tại Tp.HCM giảm trên 31 triệu USD; dự án Công ty TNHH
Thương mại và Dịch vụ Siêu thị An Lạc tại Tp.HCM giảm 6 triệu USD…”, Cục Đầu tư Nước
ngoài cho biết.

Lũy kế đến tháng 9/2010, số vốn FDI cấp mới và tăng vốn đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam là
12,19 tỷ USD, bằng 87,3% so với cùng kỳ 2009. Nhiều khả năng, chỉ tiêu này sẽ không đạt mục
tiêu 22-25 tỷ USD của kế hoạch năm nay.

Với con số quan trọng nhất, giải ngân vốn FDI trong tháng 9 đạt khoảng 800 triệu USD, đưa
tổng số vốn thực hiện 9 tháng đầu năm lên mức 8,05 tỷ USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm
2010. Như vậy, mức giải ngân tháng này đã thấp hơn 50 triệu USD so với tháng 8 và kém xa
con số giải ngân bình quân 9 tháng đầu năm, gần 900 triệu USD/tháng.

Tuy nhiên, vẫn có khá nhiều dự án quy mô lớn đăng ký đầu tư vào Việt Nam trong 9 tháng đầu
năm 2010, gồm có dự án Công ty TNHH Điện lực AES-TKV Mông Dương vốn đầu tư là 2,1 tỷ
USD; dự án Công ty Sắt xốp Kobelco Việt Nam tổng vốn 1 tỷ USD; dự án Công ty TNHH
Skybridge Dragon Sea vốn đăng ký 902,5 triệu USD…

Công nghiệp chế biến hút vốn FDI

Cũng theo báo cáo của Cục Đầu tư Nước ngoài, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đã liên
tục tăng cao trong các tháng gần đây. Với 275 dự án cấp mới, tổng số vốn cấp mới trên 3 tỷ
USD và 106 lượt dự án tăng vốn, tổng số vốn đăng ký tăng thêm 653,6 triệu USD đã đưa lĩnh
vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu thu hút FDI trong 9 tháng qua, chiếm 30,2% tổng
vốn đầu tư đăng ký.

Kinh doanh thuận lợi là động lực để dòng vốn FDI đổ vào khu vực sản xuất. Báo cáo của Cục
Đầu tư Nước ngoài cho biết, xuất khẩu của khu vực FDI (kể cả dầu khí) 9 tháng đầu năm ước
đạt 27,4 tỷ USD, tăng 26,5% so với cùng kỳ và chiếm 53,1% tổng xuất khẩu cả nước.

Nếu không tính dầu thô, khu vực doanh nghiệp FDI ước xuất khẩu 23,7 tỷ USD, chiếm 45,9%
tổng xuất khẩu và tăng 40,1% so với cùng kỳ 2009. Các doanh nghiệp FDI cũng nhập khẩu
trong 9 tháng đầu năm ước đạt 25,7 tỷ USD, tăng 42,4% so với cùng kỳ và chiếm 42,8% tổng
nhập khẩu cả nước.

Như vậy, trong 9 tháng đầu năm, khu vực FDI xuất siêu 1,7 tỷ USD, trong khi cả nước nhập
siêu 8,6 tỷ USD. Nếu không tính xuất khẩu dầu thô, khu vực FDI nhập siêu trên 2 USD, chiếm
23,5% giá trị nhập siêu cả nước, Cục Đầu tư nước ngoài cho biết.

Ở các vị trí tiếp sau, chí với 6 dự án đầu tư được cấp phép trong 9 tháng đầu năm 2010, lĩnh
vực sản xuất, phân phối điện, khí, nước điều hòa đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký khá
cao 2,94 tỷ USD, chiếm 24,1% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 9 tháng đầu năm.

Không có nhiều dự án đăng ký thêm, nhưng với quy mô vốn đầu tư trung bình của một dự án
khá cao, 144,9 triệu USD/dự án, nên lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 3. Tổng vốn
đầu tư đăng ký trong lĩnh vực này là 2,75 tỷ USD, chiếm 22,6% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Cũng trong 9 tháng đầu năm 2010, đã có 48 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt
Nam. Các nhà đầu tư lớn nhất lần lượt là Hà Lan với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2,2 tỷ USD
chiếm 18,2% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Hàn Quốc đứng thứ 2 với trên 2 tỷ USD, chiếm
17%; Hoa Kỳ đứng thứ 3 với tổng vốn đăng ký 1,87 tỷ USD.

Bà Rịa - Vũng Tàu là địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất trong 9 tháng đầu năm 2010 với
2,23 tỷ USD vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm. Tiếp theo là Quảng Ninh, Tp.HCM và Nghệ An
với số vốn đăng ký lần lượt là 2,15 tỷ USD, 1,8 tỷ USD và 1 tỷ USD.

////////////////////////////////////===========================///////////////////////
////////

Làm gì để "giữ vững" FDI?

E-mail Bản để in Cỡ chữ Chia sẻ:

Ý kiến (0)

Tổng số lao động trong khối doanh nghiệp FDI tính đến thời điểm này là 1,452 triệu lao động, tăng 15,7%
so với cùng kỳ năm trước.
▪ ANH QUÂN
17:34 (GMT+7) - Thứ Sáu, 28/11/2008

Việt Nam đang đứng trước một năm 2009 được dự báo là có nhiều khó khăn

Ngày 28/11, Thời báo Kinh tế Việt Nam và Câu lạc bộ Rồng Vàng đã tổ chức cuộc tọa
đàm về hoạt động đầu tư tại Việt Nam (Vietnam FDI Dialogue).
Theo Giáo sư Đào Nguyên Cát, Tổng biên tập Thời báo Kinh tế Việt Nam, hoạt động đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam trong năm 2008 rất ấn tượng với số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) đăng ký vào Việt Nam cho đến thời điểm này đã đạt hơn 60 tỷ USD. Tuy nhiên, Việt Nam
đang đứng trước một năm 2009 được dự báo là có nhiều khó khăn.

2008, ấn tượng con số

Theo ông Phan Hữu Thắng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), cho
đến thời điểm này, chỉ tính riêng dự án đang còn hiệu lực, Việt Nam đã thu hút được 9.581 dự
án với tổng số vốn đăng ký đạt 142,2 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện đạt 53,5 tỷ USD, chiếm
37,6% tổng vốn đăng ký.

Nếu như trong 21 năm, chúng ta mới thu hút được trên 142 tỷ USD thì trong 3 năm gần đây,
vốn FDI đăng ký đã đạt trên 90 tỷ USD. Riêng năm 2007 và 10 tháng đầu năm 2008, vốn FDI
đăng ký đã đạt 81,3 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện đạt trên 18 tỷ USD.

“Hiện FDI đã chiếm 25% tổng đầu tư toàn xã hội. Điều này cho thấy sức hấp dẫn của môi
trường đầu tư Việt Nam”, ông Thắng nhận xét.

Về việc FDI tăng mạnh trong hai năm gần đây, ông Ngô Quang Xuân, Phó chủ nhiệm Ủy ban
Đối ngoại của Quốc hội, người từng tham gia quá trình đàm phán gia nhập WTO, cho rằng việc
thu hút vốn FDI tăng mạnh trong thời gian qua là kết quả của việc Việt Nam hội nhập sâu rộng
với khu vực và thế giới. “Nhiều tổ chức cho biết họ đến Việt Nam đầu tư cũng là vì ta đã gia
nhập WTO”. Ông Xuân nói.

Tuy nhiên, nhìn nhận thách thức lớn trước mắt đến từ khủng hoảng tài chính thế giới đang tiếp
diễn, ông Phan Hữu Thắng đặt vấn đề: liệu cái “đà” này có tiếp diễn trong năm 2009 và 2010?
Nhà nước phải làm gì để thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy giải ngân?

2009, trăm mối lo

Các chuyên gia tại cuộc tọa đàm đều cho rằng, năm 2009 sẽ là năm khó khăn cho đầu tư nước
ngoài.

Theo ông Ngô Quang Xuân, nhiều yếu điểm của nền kinh tế hiện nay đang bộc lộ. "Chúng ta
không đứng một mình một “sân” nữa. Thế giới khủng hoảng thì ta cũng phải bị ảnh hưởng, đặc
biệt là đầu tư", ông nói.

Trong bối cảnh các nguồn vốn FDI, đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII), hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA) chiếm trên 30% tổng đầu tư toàn xã hội, nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan lập luận
“Nền kinh tế như thế thì làm sao không chịu xáo trộn? Ngay từ đầu tôi cho là sẽ có tác động
khá mạnh”, ông nói.

Nhận định khó khăn trước mắt, nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan cho rằng tuy lượng vốn đầu
tư nước ngoài đăng ký thì ấn tượng, nhưng "khả năng giải ngân còn phải xem lại". Nhiều doanh
nghiệp đầu tư trên cơ sở vốn vay, nhưng tiếp cận vốn ngân hàng hiện nay không dễ dàng. Thứ
hai là nhiều doanh nghiệp FDI sản xuât tại Việt Nam nhưng sản phẩm chủ yếu bán ra thị trường
thế giới, nên khi thị trường thế giới khó khăn thì họ cũng không thể không gặp khó khăn.

Ngay việc nhận định mức độ ảnh hưởng của khủng hoảng đến thu hút vốn FDI cũng đã là một
trở ngại lớn. “Công tác dự báo của chúng ta còn thiếu chuẩn xác. Dự báo như thế nào cho năm
2009-2010 là hết sức khó khăn”, ông Phan Hữu Thắng cho hay.

Yếu điểm cụ thể trong thu hút vốn FDI lại được chỉ ra là những hạn chế về hạ tầng, nguồn nhân
lực... Các vấn đề liên quan đến quy hoạch cảng biển, lao động cho các doanh nghiệp công
nghệ cao… cũng chưa đáp ứng hết được.

“Chúng tôi rất lo nếu năm nay vốn đăng ký là 60 tỷ USD nhưng năm sau ít đi thì hình ảnh Việt
Nam sẽ xấu đi, mặc dù không phải ta yếu kém”, ông Thắng bộc bạch.

Ở một góc nhìn tích cực hơn, nguyên Phó thủ thướng Vũ Khoan cho rằng Việt Nam vẫn còn cơ
hội trong thu hút đầu tư nước ngoài trong các năm tới.

Ông phân tích: thứ nhất chính trị Việt Nam vẫn ổn định và các nhà đầu tư sẽ hướng tới thị
trường Việt Nam, là một lợi thế. Thứ hai, dù sao đi nữa Việt Nam vẫn có thể duy trì mức tăng
trưởng 6,5%/năm.

Thứ ba, đây là cơ hội cơ cấu lại. Ngành ngân hàng, tài chính đang cơ cấu lại, sản xuất cũng
đang cơ cấu lại... Cuối cùng, kinh nghiệm khủng hoảng năm 1997 cũng đã giúp Việt Nam có bài
học và kinh nghiệm.

“Tôi cho là Việt Nam có khả năng vượt qua cơn bão lần này với ít thiệt hại”, nguyên Phó thủ
tướng bình luận.

Giải pháp đã “le lói”

Đi tìm giải pháp, theo Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, nhiệm vụ quan trọng nhất năm tới là
làm sao rút ngắn khoảng cách giữa vốn FDI giải ngân và đăng ký, cũng như tập trung xem xét
cấp phép cho các dự án, đặc biệt là số dự án Thủ tướng đã đồng ý về nguyên tắc.

Nhiều giải pháp cụ thể đã được đưa ra thảo luận tại buổi tọa đàm. Ông Phan Hữu Thắng cho
rằng trong các dự án tiềm năng, cần cố gắng cấp phép được một nửa. Tiếp tục rà soát lại các
dự án, rà soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, giao đất… Quan
tâm giải ngân các dự án quy mô vốn lớn đã cấp phép trong vài năm gần đây.

Luật pháp phải tiếp tục hoàn thiện hơn. Thu thập kiến nghị từ doanh nghiệp, nhiều điểm còn
chồng chéo, mặc dù đã xử lý nhưng phải tiếp tục rà soát, khẩn chương ban hành những văn
bản hướng dẫn thi hành các luật mới liên quan đến đầu tư kinh doanh.

Theo ông Thắng, vấn đề lao động và hạ tầng cũng đang rất cấp thiết. Hạ tầng giao thông,
điện… còn yếu và thiếu, đã thể hiện rất rõ trong giai đoạn vừa qua. Còn về lao động, cần giải
quyết vấn đề đình công vừa qua xảy ra khá nhiều. Để xử lý dứt điểm vấn đề này thì các doanh
nghiệp FDI cũng nên được khuyến khích xem xét lại tiền lương, tiền công để người lao động
hăng hái, bám doanh nghiệp hơn.

Lấy dẫn chứng từ các nước đang gặp khủng hoảng, nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan đặt vấn
đề rằng trong hoàn cảnh này, ngoài việc tung tiền hỗ trợ thì các nước còn sử dụng ba đòn bẩy:
thuế, lãi suất và tỷ giá.

Việt Nam đến nay mới điều chỉnh tỷ giá cho biên độ rộng ra. Các ngân hàng cũng liên tục điều
chỉnh lãi suất. Riêng về thuế thì chưa có thay đổi nhiều. Nguyên Phó thủ tướng nêu quan điểm
cần phản ánh lên Chính phủ về việc sử dụng đòn bẩy này, cần trình Quốc hội để thực hiện
sớm.

* Doanh thu của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong tháng 11 năm 2008 là 4,8 tỷ USD,
tổng doanh thu 11 tháng đầu năm 2008 ước đạt 45,4 tỷ USD, tăng 26,3% so với cùng kỳ năm
trước.

Giá trị xuất khẩu khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong 11 tháng qua ước đạt 22,2 tỷ USD,
tăng 24,9% so với cùng kỳ; nhập khẩu ước đạt 26,2 tỷ USD, tăng 34,2% so với cùng kỳ năm
trước; nộp ngân sách ước đạt 1,8 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ.

Trong tháng 11 năm 2008, khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thu hút thêm khoảng 17.000
lao động, đưa tổng số lao động tính đến thời điểm này là 1,452 triệu lao động, tăng 15,7% so
với cùng kỳ năm trước.

///////////////////////////////////////=====================//////////////////////////////////

FDI 2009: Có thể “dựa” vào bất động sản

E-mail Bản để in Cỡ chữ Chia sẻ:

Ý kiến (0)
Trong cơ cấu đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thì đầu tư vào bất động sản hiện chiếm tỷ lệ khá lớn -
Ảnh: Việt Tuấn.
▪ ANH QUÂN
11:40 (GMT+7) - Thứ Sáu, 28/11/2008

Góc nhìn của PGS. TS Võ Đại Lược về thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2009

Khủng hoảng tài chính toàn cầu được nhiều chuyên gia kinh tế dự báo là sẽ tác động
mạnh đến Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh những nhận định cho rằng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam
sẽ suy giảm, có những quan điểm ngược lại, khi cho rằng FDI vẫn có những nhân tố có lợi để
tiếp tục duy trì trong năm 2009.

Cùng quan điểm này, PGS. TS Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và
chính trị thế giới, cho rằng có những ngành, lĩnh vực Việt Nam có thể tiếp tục thu hút nhiều vốn
FDI trong năm tới.

Ông nói:

- Tôi không nghĩ đầu tư nước ngoài năm tới đặc biệt khó khăn.

Theo tôi, chỉ có những dự án mà có công ty mẹ ở nước ngoài gặp khó khăn thì có thể bị đình
trệ, nhưng không phải là tất cả. Những dự án mà công ty mẹ của họ phá sản thì dự án ấy có
thể hỏng, chứ công ty mẹ họ có khó khăn thì đầu tư vào Việt Nam cũng có thể là một lối thoát.

Ví dụ những ngành công nghiệp như sắt thép chẳng hạn, ở nước họ thì chi phí tiền công lao
động rồi xuất khẩu khó khăn. Trung Quốc đã đóng cửa nhiều doanh nghiệp ở vùng ven biển,
một phần cũng do thị trường co hẹp, nhưng cái chính là chi phí lao động cao và những chính
sách chống gây ô nhiễm môi trường… làm tăng chi phí sản xuất lên.

Nhưng sang Việt Nam thì tiền lương rồi chi phí nhiều thứ thấp hơn, cho nên họ có thể hạ giá
thành và nâng khả năng cạnh tranh ở những thị trường bên ngoài. Những dạng đầu tư như thế
thì không giảm nhiều.

Kế hoạch FDI 2009 là khả thi

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa đưa ra dự báo thu hút vốn FDI năm 2009 khoảng 30 tỷ USD và giải
ngân khoảng 12-13 tỷ USD. Những con số này có thể trở thành hiện thực trong năm tới?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư có thể tính toán dựa trên dự báo kinh tế thế giới có suy giảm trong năm
tới. Nhưng tôi thì cho rằng trường hợp của Việt Nam, các con số có thể không giảm đến mức
ấy, cả vốn cam kết và vốn giải ngân thực tế.

Chính đây là lúc ở tất cả các nước phát triển đều không có nơi đầu tư có lợi, họ không có đủ
niềm tin để đầu tư. Họ có thể tìm đến các nơi có niềm tin để đầu tư.

Việt Nam không phải là duy nhất nhưng nếu tính trên nhiều phương diện thì Việt Nam lại là nơi
để người ta đặt niềm tin.

Việt Nam cũng chịu tác động mạnh từ khủng hoảng nhưng nếu nhìn vào các ngành có đầu tư
dài hạn thì tôi tin là người ta vấn tiếp tục đưa vốn vào Việt Nam. Tôi đặc biệt lưu ý là bất động
sản. Trong năm qua thì các dự án bất động sản đưa vào Việt Nam đã vượt quá nửa số vốn
đăng ký.

Còn trong năm 2009, nhiều dự án đang còn bàn thảo, chưa ký. Tôi biết là đặt trên bàn của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư còn nhiều mà toàn là dự án lớn cả. Nếu các dự án đó được ký thì tôi chắc
là con số 30 tỷ USD cũng là nhỏ thôi.

Đấy là chuyện vốn đăng ký. Còn vốn giải ngân thì liệu bị ảnh hưởng như thế nào, thưa ông?

Cam kết vốn năm nay là trên 60 tỷ USD thì giải ngân như hiện nay khoảng 11-12 tỷ thì chỉ bằng
1/6 thôi. Như thế là rất thấp, thông thường giải ngân khoảng 30%.

Giải ngân liên quan nhiều đến các dự án đã ký kết. Chỉ với vốn cam kết 60 tỷ của năm nay thì
theo tôi cam kết các dự án đó sẽ cho phép đạt được con số như thế. Mức giải ngân cao là
50%, bình thường là 30%, nếu tính tỷ lệ 20% thôi cũng đã là 12 tỷ rồi, nếu 30% thì phải là 18 tỷ.

Tôi cũng nhất trí là FDI có bị ảnh hưởng nhưng con số 12-13 tỷ USD vốn giải ngân năm 2009
mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra là có thể đạt được, thậm chí tôi cho là có thể vượt.

Bởi vì những dự án của Việt Nam là dự án có khả năng huy động vốn. Nếu là dự án vào dệt
may, giày dép, ô tô, xe máy… thì khó có khả năng huy động vì khả năng mở rộng sản xuất
thấp.

Nhưng nếu vào bất động sản hay sắt thép chẳng hạn là những dự án dài hạn, những dự án họ
phải chuyển khỏi nước họ, thì do vậy khả năng tiếp tục chuyển đầu tư vào Việt Nam là có. Mà
những dự án này chiếm tỷ lệ vốn rất lớn trong tổng vốn đăng ký.

Bất động sản có thể là giải pháp

Tình hình FDI vào bất động sản có thể như thế nào trong năm tới, thưa ông?

Trong cơ cấu đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thì đầu tư vào bất động sản chiếm tỷ lệ khá lớn.
Và các dự án bất động sản mà triển khai bây giờ thì rất có lợi vì giá sắt thép, các nguyên vật
liệu rẻ.

Thêm nữa là giá vốn hiện nay rất rẻ. Mỹ thì chỉ khoảng 1% và có thể chỉ còn 0,5%. Nhật Bản thì
có thể "zero" và tất cả các nước châu Âu đều hạ lãi suất cả.

Tại các nước này, dù lãi suất thấp nhưng họ không có đủ niềm tin cho vay lẫn nhau. Nếu
chúng ta có những dự án tốt thì có thể tiếp cận nguồn vốn rẻ này và tiếp tục triển khai các dự
án đầu tư.

Mà những dự án bất động sản thì phải 5 năm chứ không phải vài năm tới đây. Nếu không tính
nhu cầu trong một vài năm mà trong dài hạn hơn, khi tình hình kinh tế đã thay đổi thì tôi cho
rằng đầu tư nước ngoài, đặc biệt là vào bất động sản vẫn sẽ tiếp tục, chứ không phải là không
tiếp tục.

Sự cẩn trọng của những tổ chức cho vay vốn cũng phải ảnh hưởng một mức độ nào đó đến
đầu tư nước ngoài chứ?

Những dự án bất động sản của Việt Nam là dự án rất có triển vọng bởi vì vị trí địa kinh tế của
Việt Nam rất có lợi cho việc phát triển các dự án loại này.

Còn những ngành kinh tế truyền thống như dệt may, luyện kim, hóa dầu… nhu cầu nội địa của
Việt Nam không lớn lắm, nhưng nếu đặt cơ sở sản xuất tại Việt Nam xuất khẩu đi nơi khác
cũng rất thuận tiện. Vì Việt Nam gần đường hàng hải quốc tế, trung tâm của Đông Á…

Một số ngành như kuyện kim chẳng hạn nếu sản xuất tại Hàn Quôc hay Nhật Bản hiện nay đều
không còn lợi thế nhưng nếu triển khai tại Việt Nam thì vẫn có thể cạnh tranh được.

Cần làm nổi bật những lợi thế

Nhưng khả năng hấp thụ vốn của ta khó kham được lượng vốn lớn như thế?

Cơ sở hạ tầng thì quan trọng nhất là điện. Nhưng những dự án lớn gần đây như luyện kim
chẳng hạn, họ làm luôn nhà máy điện chứ không nhờ đến ta.

Về vận tải, đi lại thì phần lớn dự án hiện nay đều ở liền cảng hoặc gần khu vực biển có thể mở
cảng, không liên quan đến đường bộ nhiều. Những dự án nằm sâu trong nội địa mà vốn đầu tư
lớn rất ít. Cho nên những dự án lớn vào Việt Nam ít bị ảnh hưởng do hạ tầng giao thông kém
của ta.

Bản thân các nhà đầu tư đã lựa chọn những địa điểm đầu tư ít cần đến cơ sở hạ tầng của Việt
Nam vì họ biết cơ sở hạ tầng ta kém. Khi đầu tư họ đã tính đến điều đó rồi.

Về nhân lực thì các dự án như về luyện kim, bất động sản… lao động cũng chỉ yêu cầu đào tạo
vừa phải. Tôi cho rằng các nhà đầu tư đã tính đến những vấn đề của ta rồi, cho nên cũng
không phải là điều đáng ngại.

Vậy chúng ta có thể làm những điều gì để thu hút đầu tư nước ngoài?

“Ta” biết lợi thế của mình có khi lại không bằng “Tây”. Có những điểm chúng ta cho là lợi thế thì
họ lại đánh giá không quá cao, nhưng cũng có những điểm ta coi là bình thường, thậm chí hạn
chế thì họ lại đánh giá rất tiềm năng.
Ví dụ như khu ven biển miền Trung trước nay có nhiều ý kiến đánh giá không cao về lợi thế,
nhưng bây giờ nhiều dự án lớn của nước ngoài đều nhắm vào khu vực này.

Người nước ngoài họ đến đây để kiếm tiền, nên họ nhìn chỗ nào kiếm được là họ tìm hiểu rất
kỹ, ngành gì, nghề gì kiếm ra tiền thì tự họ khám phá ra.

Như thế thì địa điểm, lợi thế nhà kinh doanh họ am hiểu hơn chúng ta. Việt Nam có lợi thế gì thì
xác định của chính nhà đầu tư mới là quan trọng.

Nhưng chúng ta cũng phải chủ động phần nào để làm cho môi trường đầu tư tốt hơn chứ?

Những vấn đề về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực… thì chúng ta phải chuẩn bị, phải làm tốt hơn.
Nhưng tôi cho điểm quan trọng hơn là vấn đề thể chế. Bởi vì thể chế quy định có thể làm ăn có
lợi hay không.

Nếu nhân lực, cơ sở hạ tầng… tốt mà thể chế không tốt, tôi không làm ăn được, không sống
được thì tôi cũng rút lui.

Thể chế ấy ta có định ra chắc gì họ đã thích? Một trong những điểm yếu của ta hiện nay là
những khu kinh tế ta lập ra cho người nước ngoài sống và làm việc thì lại áp dụng thể chế của
Việt Nam, thể chế nội địa, không phù hợp cả về kinh doanh cũng như môi trường sống.

Chúng ta có ưu đãi về thuế quan, thuê đất… cũng có giá trị, nhưng như thế là chưa đủ. Nó phải
là một thể chế quốc tế. Những ưu đãi hiện nay chỉ thu hút được số công ty nước ngoài đến có
mức độ.

Có ảnh hưởng cũng chỉ trong ngắn hạn

Lạm phát vẫn ở mức cao, tăng lương vào đầu năm tới… sẽ đẩy chi phí đầu vào tăng lên. Điều
này có ảnh hưởng đến FDI?

Lạm phát đã giảm hai tháng nên chắc rằng sẽ không tăng cao quá trong năm tới. Nhưng với
những dự án dài hạn, trong vài chục năm thì lạm phát trong một hai năm cũng có ảnh hưởng
đến dự án nhưng không có gì là đáng sợ.

Việt Nam không thể không tăng lương, nhưng với mức tăng với tốc độ như thế này thì trong 10
năm tới cũng vẫn có lợi thế so với các nước trong khu vực. Dù anh có tăng thì thiên hạ họ cũng
tăng chứ không phải họ đứng im.

Những ngành nào có thể bị thu hẹp sản xuất?

Những ngành hướng về xuất khẩu mà nhu cầu nhập khẩu của các nước giảm mạnh thì phải co
lại. Hiện nay thì một số đồ điện đắt tiền, dùng dài ngày như tủ lạnh, điều hòa… sẽ giảm. Ôtô
cũng là ngành công nghiệp đang bị động chạm vì khủng hoảng thì tiêu dùng phải tiết chế.

Nhưng tôi tin rằng mọi ảnh hưởng chỉ trong ngắn hạn.
///////////////////////////////===============////////////////

11 tháng, thu hút vốn FDI vượt 60 tỷ USD

E-mail Bản để in Cỡ chữ Chia sẻ:

Ý kiến (0)

So với cùng kỳ năm 2007, số dự án cấp mới 11 tháng đầu năm tuy ít hơn (bằng 82,5%), song vốn đăng
ký đầu tư lại tăng gần gấp 7 lần.
▪ ANH QUÂN
10:42 (GMT+7) - Thứ Tư, 26/11/2008

Trong 11 tháng đầu năm 2008, đã có 60,09 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt
Nam

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính chung cả cấp mới và tăng
thêm, trong 11 tháng đầu năm 2008, đã có 60,09 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký
vào Việt Nam.

Riêng trong tháng 11, cả nước có 106 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn
đăng ký 726 triệu USD.

Như vậy, tổng số dự án cấp mới trong 11 tháng đầu năm 2008 lên 1.059 dự án với tổng vốn
đầu tư đăng ký là 59 tỷ USD, bằng 82,5% về số dự án và tăng gần 7 lần về vốn đăng ký so với
cùng kỳ năm trước.

Ngoài ra, trong tháng 11, có 25 lượt dự án tăng vốn với tổng trị giá 272 triệu USD, đưa tổng dự
án tăng vốn 11 tháng đầu năm 2008 lên 242 lượt dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký tăng thêm là
1,08 tỷ USD.

Tính chung cả vốn cấp mới và tăng thêm trong 11 tháng đầu năm 2008, cả nước đã thu hút
được 60,09 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký.

So với cùng kỳ năm 2007, số dự án cấp mới 11 tháng đầu năm tuy ít hơn (bằng 82,5%), song
vốn đăng ký đầu tư lại tăng gần gấp 7 lần.

Ngày càng xuất hiện nhiều các dự án có quy mô lớn như dự án Khu liên hợp thép Cà Ná tại
Ninh Thuận, Khu liên hợp thép Fomosa tại Hà Tĩnh, Khu liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn tại
Thanh Hóa...

Cục Đầu tư nước ngoài dự báo, năm 2008, lượng vốn FDI được giải ngân sẽ đạt mức cao nhất
trong 20 năm qua.

Hiện đã có 44 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư tại Việt Nam, trong đó có 11 quốc gia
và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư vốn trên 1 tỷ USD.

Malaysia có 49 dự án đầu tư vàoViệt Nam, tuy số lượng không nhiều nhưng nhờ dự án Khu
liên hợp thép Cà Ná trị giá gần 9,79 tỷ USD nên đã vươn lên đứng đầu trong các quốc gia,
vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký 14,9 tỷ USD.

Đài Loan đứng thứ 2 có 127 dự án, vốn đầu tư 8,6 tỷ USD. Nhật Bản đứng thứ 3 có 95 dự án,
vốn đầu tư 7,2 tỷ USD. Brunei đứng thứ 4 có 16 dự án, vốn đầu tư 4,38 tỷ USD. Canada đứng
thứ 5 có 8 dự án, vốn đầu tư 4,23 tỷ USD...

Với dự án là Khu liên hợp thép Cà Ná, Ninh Thuận đứng đầu danh sách các tỉnh, thành phố thu
hút đầu tư nước ngoài lớn. Bà Rịa -Vũng Tàu đứng thứ hai với 4 dự án, tổng vốn đăng ký 9,3
tỷ USD.

Tiếp theo là Tp.HCM 8,3 tỷ USD, Hà Tĩnh 7,87 tỷ USD, Thanh Hóa 6,2 tỷ USD, Phú Yên 4,3 tỷ
USD, Hà Nội 2,8 tỷ USD, Kiên Giang 2,3 tỷ USD, Đồng Nai 1,78 tỷ USD...

///////////////////////////////////////===================/////////////////////////////////

Thu hút vốn FDI năm 2008 bắt đầu đi vào


chất

Dưới đây là phiên bản cache tại địa chỉ:


http://www2.thanhnien.com.vn/Kinhte/2008/2/10/225593.tno
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trương trong năm 2008 sẽ chú trọng thu hút những dự án đầu tư
nước ngoài phù hợp với quy hoạch và có lợi nhất
cho việc phát triển kinh tế, không chỉ vì mục tiêu Cục trưởng Cục Đầu tư nước
tăng lượng vốn cam kết như trước đây.
ngoài Phan Hữu Thắng:
Thực tế, thời gian qua đã có nhiều địa phương từ “Đến giai đoạn này, không chỉ
chối những dự án đầu tư không phù hợp với quy đặt mục tiêu thu hút nhiều vốn
hoạch, cho dù những dự án này đều có quy mô vốn
FDI, mà quan trọng là nguồn
hàng triệu USD. Chẳng hạn như Đà Nẵng từ chối
vốn này phải phù hợp với khả
hai dự án thép vì lo ngại ô nhiễm môi trường, ảnh
hưởng tới hoạt động du lịch - ngành kinh tế K mũi năng tiếp nhận của nền kinh tế
h Việt Nam, phù hợp với quy
nhọn của thành phố. Một dự án nhà máy nhiệt u điện ở
Ninh Bình và dự án sản xuất thép ở Bà Rịa- Vũng hoạch của cả nước và quy
Tàu cũng bị từ chối vì những lý do tương đ hoạch của từng địa phương,
ô
vùng lãnh thổ”.
tự. t
h
Bày tỏ ủng hộ quyết định của các địa phương, ị Bộ trưởng Kế hoạch-Đầu tư Võ Hồng Phúc
cho biết hiện có luồng vốn lớn đổ vào lĩnh vực c thép ở Việt Nam, nhưng quan điểm của Bộ là
“những địa điểm nào chưa nằm trong quy a hoạch dứt khoát không cấp phép” để đảm bảo
môi trường và phát triển bền vững. o

Với quan điểm trên, năm 2008, Bộ Kế hoạch- c Đầu tư chỉ đặt mục tiêu thu hút 15 tỷ USD vốn

FDI, giảm hơn 26% so với mức kỷ lục 20,3 tỷ p
USD của năm ngoái.
Những lĩnh vực được tập trung thu hút đầu tư vẫn là công nghệ cao, công nghệ nguồn, cơ sở
l
hạ tầng, đào tạo nguồn lực, phát triển y tế, xây à dựng khách sạn và khu đô thị cao cấp - những
dự án giúp thu hẹp khoảng cách phát triển giữa Việt Nam với các nước.
m
Theo đó, các tập đoàn có tiềm lực tài chính, ộ công nghệ cao của Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ,
Hàn Quốc sẽ tiếp tục là những đối tác chính t của Việt Nam trong năm nay. Bên cạnh đó,
sau một loạt các hoạt động xúc tiến đầu tư, dự t
kiến sẽ có một số dự án quy mô vốn khá lớn
của các nước Trung Đông vào Việt Nam. r
o
Cục Đầu tư nước ngoài cũng cho biết, Nhà n nước sẽ dành 22,5 tỷ đồng cho Chương trình
xúc tiến đầu tư quốc gia năm 2008, tập trung g vào những dự án và lĩnh vực ưu tiên để thúc
đẩy tăng trưởng.
n
Nhằm đảm bảo chất lượng thu hút đầu tư, Cục h trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Phan Hữu
Thắng cho rằng cần chú trọng tăng lượng vốn ữ giải ngân. “Nếu giải ngân không tốt sẽ làm
n
cho các nhà đầu tư nản lòng và gây những g hoài nghi về môi trường đầu tư của Việt Nam
- ông Thắng chia sẻ - do đó, chúng ta phải tạo điều kiện tốt nhất bằng những chính sách thích
hợp để đồng vốn của các nhà đầu tư được triển l khai”.
ĩ
Vì mục tiêu giải ngân khoảng 6 tỷ USD trong n năm nay, tăng trên 33% so với năm 2007,
h
ngay trong quý 1, Bộ Kế hoạch Đầu tư sẽ phối hợp với các địa phương rà soát lại các dự án
FDI để xác định cơ chế hỗ trợ, tạo điều kiện v tốt nhất cho việc triển khai dự án. Các dự án
quy mô lớn sẽ nhận được sự hỗ trợ đặc biệt. ự
c
Ngoài ra, những khó khăn mà các nhà đầu tư cho là nguyên nhân cản trở tiến độ giải ngân
nguồn vốn đầu tư như cơ sở hạ tầng giao đ thông, sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng
ư
cao, chậm trễ trong khâu giải phóng mặt bằng ợ cũng sẽ được tập trung tháo gỡ.
c
TTXVN
t

p

t
r
n
g

t
h
u

h
////////////////////////////////////===================////////////////////////////
ú
t

8 dự án FDI lớn nhất 6 tháng đầu năm đ



u

t
ư
Dưới đây là phiên bản cache tại địa chỉ: http://vnexpress.net/GL/Kinh-
doanh/2008/06/3BA03B89/ t
r
o
Số dự án lớn nhất đã chiếm trên 72% lượng vốn nkỷ lục 31,6 tỷ USD đổ vào Việt Nam trong nửa
đầu năm nay. Bất động sản vẫn đang là kênh rót gvốn rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước
ngoài. n
> Vốn FDI kỷ lục 31,6 tỷ USD đổ vào VN ă
m
Riêng trong tháng 6 năm nay, lượng vốn FDI cấp mới đã đạt 16,2 tỷ USD, gấp rưỡi lượng vốn
của cả năm 2006. Tính chung hai quý, số vốn của 2 19 dự án có quy mô 100 triệu USD trở lên đạt
trên 28 tỷ USD, trong đó có tới 6 dự án có vốn trên
0 1 tỷ USD.
0
Theo ông Phan Hữu Thắng, Cục trưởng Cục Đầu8 tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), năm
2008 có thể sẽ đạt mức vốn thực hiện cao nhất từ trước tới nay, ước tính vào khoảng 10 tỷ USD,
(
trong đó chủ yếu là vốn giải ngân từ các chủ đầuảtư nước ngoài. Trong 6 tháng đầu năm, lượng
vốn thực hiện được đã đạt gần 5 tỷ USD. n
h
Dưới đây là 8 dự án FDI lớn nhất trong nửa đầu :năm nay, theo thống kê của Cục Đầu tư nước
ngoài, trong đó 2 dự án của Formosa và nhà máy lọc dầu Nghi Sơn là lớn nhất từ trước đến nay.
D
Dự án của tập đoàn Formosa: 7,87 tỷ USD .
Đ
Dự án lớn nhất Việt Nam vừa được cấp phép đầu. tháng 6, do Công ty TNHH Gang thép Hưng
Nghiệp (tập đoàn Formosa, Đài Loan) đầu tư tạiMkhu công nghiệp Vũng Áng, Hà Tĩnh. Với tổng
vốn 7,87 tỷ USD, vượt qua số vốn của chuỗi dự )án Foxconn, dự kiến dự án này sẽ hoạt động
trong 70 năm.
Formosa sẽ xây dựng nhà máy sản xuất theo 2 giai đoạn tại Vũng Áng, và kinh doanh cảng biển
tại khu vực này. Trong giai đoạn một, nhà máy gang thép của Formosa có công suất 7,5 triệu tấn
mỗi năm, và nâng lên 15 triệu tấn trong giai đoạn 2. Các sản phẩm chính của nhà máy sẽ là phôi
thép, thép cuộn và thép thành phẩm.

Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn: 6,2 tỷ USD


Đứng thứ hai về lượng vốn trong nửa đầu năm nay là liên doanh của Tập đoàn Dầu khí quốc gia
Việt Nam (PVN) và các công ty Idemitsu Kosan (IKC) và công ty Hóa chất Mitsui (MCI) của
Nhật, cùng với Tập đoàn Dầu khí quốc tế Kuwait (KPI), với 6,2 tỷ USD.
Đây cũng là nhà máy lọc dầu thứ hai của Việt Nam sau nhà máy Dung Quất. Hiện PVN và các
đối tác nước ngoài đã thành lập xong liên doanh tại khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa.
Theo Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, dự kiến khi hoàn thành vào năm 2013, nhà máy sẽ
có công suất 200.000 thùng dầu mỗi ngày, tương đương 10 triệu tấn mỗi năm. Phía Việt Nam sẽ
góp 25,1% vốn trong dự án, KPI và IKC cùng góp 35,1%, và MCI 4,7%. Vốn đầu tư ban đầu cho
dự án là 200 triệu USD.
Hiện phía Kuwait đã cam kết cung cấp toàn bộ nhu cầu dầu thô của nhà máy, vào khoảng 10
triệu tấn mỗi năm cho giai đoạn đầu và tăng lên 20 triệu tấn khi mở rộng dự án.
Khu du lịch Hồ Tràm: 4,2 tỷ USD
Dự án Khu du lịch Hồ Tràm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được cấp phép cuối tháng 5 vừa qua, với
tổng vốn 4,2 tỷ USD. Chủ đầu tư của dự án này là tập đoàn Asian Coast Development của
Canada.
Hiện chủ đầu tư đã cho khởi công dự án này, để xây dựng khu du lịch phức hợp 5 sao, rộng gần
170 ha, gồm các khu khách sạn cao cấp với 2.300 phòng, sòng bạc, khu vui chơi giải trí, điều
dưỡng, triển lãm quốc tế và khu hội nghị.
Đây cũng được coi là khu giải trí có sòng bạc kiểu Las Vegas đầu tiên ở Việt Nam. Dự kiến, giai
đoạn đầu của khu phức hợp sẽ hoàn thành vào cuối năm 2010.
Khu du lịch của Starbay Holdings tại Phú Quốc: 1,64 tỷ USD
Công ty TNHH một thành viên Starbay Việt Nam, thuộc tập đoàn Starbay Holdings (British
Virginia Islands, một quần đảo thuộc chủ quyền Vương quốc Anh), sẽ xây dựng một khu du lịch
tại Bãi Dài, Phú Quốc.
Dự án này có tổng vốn 1,64 tỷ USD, gồm một tổ hợp nghỉ dưỡng phức hợp, sân golf và căn hộ
cho thuê. Dự kiến thời gian xây dựng khu du lịch là 15 năm. Vốn đầu tư giai đoạn đầu của dự án
vào khoảng 330 triệu USD, để xây 2 khách sạn năm sao, hơn trên 150 biệt thự, và trung tâm giải
trí.
Khu du lịch của tập đoàn Good Choice USD: 1,3 tỷ USD
Tập đoàn của Mỹ sẽ xây dựng tại Bà Rịa - Vũng Tàu một khu du lịch với tổng vốn đầu tư 1,3 tỷ
USD. Dự án này cũng được xây dựng theo hình thức phức hợp với khách sạn 5 sao, khu vui
chơi, hội nghị, ẩm thực, triển lãm và y tế. Vốn điều lệ của chủ đầu tư Good Choice USD hiện đạt
trên 460 triệu USD.
Dự án của TA Associates International: 1,2 tỷ USD
Công ty TNHH TA Associates Việt Nam, thuộc tập đoàn TA Associates International của
Singapore, đã được cấp phép đầu tư cao ốc văn phòng, nhà cho thuê, đào tạo nhân lực với tổng
vốn 1,2 tỷ USD. Dự án của Associates International được thực hiện tại TP HCM, trong đó vốn
ban đầu là 180 triệu USD.
Dự án bất động sản của Berjaya Leisure: 930 triệu USD
Tập đoàn của Malaysia dự kiến sẽ đầu tư và kinh doanh bất động sản, gồm khách sạn, cao ốc cho
thuê và trung tâm thể thao tại TP HCM. Berjaya Leisure đã thành lập công ty trực thuộc là Công
ty TNHH Tài chính Việt Nam để đầu tư dự án này. Dự kiến tổng vốn cho dự án đạt 930 triệu
USD, trong đó vốn điều lệ của chủ đầu tư là 186 triệu USD.
Khu đô thị của Water Front: 750 triệu USD
Công ty TNHH thành phố Water Front của Singapore đã được cấp phép đầu tư dự án khu đô thị,
khách sạn, thương mại dịch vụ tại Đồng Nai với tổng vốn 750 triệu USD. Lượng vốn này cũng là
vốn điều lệ của chủ đầu tư dự án.
Ngọc Châu
/////////////////////////////////====================/////////////////////////////////
Việt Nam đạt kỷ lục mới về thu hút vốn đầu
tư nước ngoài

Dưới đây là phiên bản cache tại địa chỉ:


http://www.vnmedia.vn/newsdetail.asp?NewsId=135389&CatId=26

Trong tháng 6/2008, lượng


vốn đầu tư trực tiếp từ R
nước ngoài vào Việt Nam i

đã đạt kỷ lục mới với hơn 16 tỷ USD. Trong 6 tháng qua, vốn FDI đã tăng khoảng 4 lần so với
cùng kỳ năm ngoái, đạt hơn 1,5 lần mục tiêu đặt ra cho cả năm 2008.

Theo số liệu chính thức từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng 6/2008, cả nước có
163 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 16,2 tỷ USD, tăng gấp đôi so với cùng
kỳ năm 2007. 6 tháng qua, nước ta tiếp nhận 487 dự án, với số vốn đăng ký 31,6 tỷ USD tăng 3,7 lần so
với cùng kỳ năm ngoái.

Đa số vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp nặng (khoảng 9 tỷ USD gồm cả vốn cấp mới và tăng
vốn), công nghiệp nhẹ (1,5 tỷ USD). Hình thức đầu tư chủ yếu là 100% vốn nước ngoài (19,5 tỷ USD),
sau đó là liên doanh (10,2 tỷ USD).

Với dự án xây dựng khu liên hợp sản xuất gang thép và cảng Sơn Dương của Tập đoàn Formosa (Đài
Loan) đầu tư vào khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh vươn lên là địa phương thu hút FDI cao nhất cả nước
với tổng trị giá 7,8 tỷ USD . Đây cũng là dự án FDI lớn nhất từ trước đến nay tại Việt Nam được cấp
phép. Tiếp theo là Thanh Hóa, Bà Rịa Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh…

Với tổng vốn đầu tư hơn 8 tỷ USD, Đài Loan trở thành nhà đầu tư nước ngoài đầu tư lớn nhất vào Việt
Nam . Với dự án Khu liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn có số vốn 6,2 tỷ USD, Nhật Bản vươn lên đứng thứ
2 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam, tiếp theo là Canada, Singapore…

Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, trong 6 tháng qua, số vốn FDI đăng ký cao cho thấy các nhà
đầu tư nước ngoài vẫn đặt niềm tin vào môi trường đầu tư ở Việt Nam với nhiều thế mạnh tiếp tục được
giữ vững và phát huy.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh cho biết, tháng 6/2008, tình hình thu hút FDI cùng các
chỉ số về lạm phát, giá trị sản xuất công nghiệp, nông nghiệp… chuyển biến tích cực. Điều đó chứng tỏ 8
nhóm giải pháp của Chính phủ để kiềm chế lạm phát, phát triển ổn định kinh tế vĩ mô đã từng bước đi
vào cuộc sống và phát huy hiệu quả. Thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo mạnh mẽ hơn nữa
nhằm tháo gỡ các khó khăn cho nhà đầu tư nước ngoài
(Theo Website Chính phủ)
////////////////////////////////////=======================///////////////////////////////
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục đà tăng mạnh. Chỉ trong tháng 7 đã có hơn
13,5 tỷ USD FDI được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào Việt Nam đưa con số thu hút vốn đầu tư từ
đầu năm lên mức cao nhất từ trước đến nay.
Cụ thể, trong tháng 7, có 167 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký là
13,5 tỷ USD. Như vậy, tính chung 7 tháng đầu năm 2008, cả nước đã có 654 dự án được cấp giấy
chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đăng ký đạt 44,4 tỷ USD, giảm 25% về số dự án nhưng tăng 446%
về vốn đăng ký.

Bất động sản và du lịch đang hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại.
(Ảnh: minh họa)
Trong khi đó, tháng 7 chỉ có 30 lượt dự án với tổng số vốn đăng ký 127 triệu USD. Tính chung, cả 7
tháng năm 2008 có 188 lượt dự án tăng vốn với tổng số vốn tăng thêm 788 triệu USD.
Như vậy, tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đến thời điểm cuối tháng 7 đã lên đến
45,2 tỷ USD, tăng 373% so với cùng kỳ năm 2007.
Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho biết, đây là số vốn thu hút tăng cao nhất từ trước đến nay và vượt xa con số
kỷ lục 21,3 tỷ USD của cùng kỳ năm 2007.
Trong khi đó, mức vốn thực hiện trong 7 tháng đầu năm mới đạt 6 tỷ USD tăng 43% so với cùng kỳ năm
2007.
/////////////////////////////////////==========================////////////////////////
//////

Thông báo mới nhất từ Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2008 tổng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đã đạt 31,6 tỷ USD. Đây là con số cao kỷ lục so với những năm trước
đây. Điều này càng trở nên có ý nghĩa trong hoàn cảnh nền kinh tế Việt Nam đang đối mặt với những khó
khăn lớn. Tuy nhiên, làm sao để nguồn vốn lớn này đi vào triển khai trên thực tế vẫn là một vấn đề rất khó
khăn.
Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại về dài hạn

Nhìn nhận kết quả khả quan này, Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho rằng, kết quả thu hút vốn FDI trong 6 tháng đầu năm
2008 đạt mức 31,6 tỷ USD đã thể hiện sự tin tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đối với môi trường đầu
tư Việt Nam hiện nay, mặc dù nền kinh tế đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức như: lạm phát tăng
cao, giá cả biến động, giá vật liệu xây dựng tăng cao đột biến...
Ông Phan Hữu Thắng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài cho rằng, trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó
khăn như hiện nay mà vốn FDI vẫn tăng mạnh chứng tỏ nhà đầu tư có niềm tin rất lớn vào môi trường kinh doanh
của Việt Nam.

Riêng hai dự án xây dựng Nhà máy thép của Formosa tại
Hà Tĩnh và nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) đã
chiếm 14 tỷ USD. (Ảnh: HQ Bình Định)

Dẫn chứng cụ thể, ông Thắng cho biết, trong tổng số 31,6 tỷ USD vốn FDI đăng ký đầu năm nay, riêng 2 dự án xây
dựng nhà máy thép của Formosa tại Hà Tĩnh và Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) đã chiếm 14 tỷ USD.

Đây là những dự án được xúc tiến từ nhiều năm trước. Mặc dù trong thời gian gần đây cũng có nhiều dư luận khác
nhau về chủ trương đầu tư, thêm vào đó là những ảnh hưởng lớn từ lạm phát, biến động giá nguyên vật liệu tác động
xấu đến môi trường kinh doanh nhưng đến nay các nhà đầu tư lớn này vẫn quyết tâm đầu tư vào Việt Nam, chứng tỏ
ở tầm trung và dài hạn, họ vẫn tin tưởng thị trường và khả năng điều hành của Chính phủ.
Nếu thời gian qua kinh tế Việt Nam không gặp nhiều khó khăn, không phải đối mặt với lạm phát, rất có thể con số
thu hút vốn FDI đó còn cao hơn nhiều.

"Các nhà ĐTNN hầu hết đến Việt Nam với những mục tiêu trung hạn và dài hạn nên họ ít bị ảnh hưởng với những
khó khăn trước mắt. Vì thế, tôi tin rằng, xu hướng giảm FDI trong thời gian tới là rất ít", ông Thắng nói.
Đây hoàn toàn không phải là một nhận định chủ quan. Bởi vì, theo điều tra mới nhất của Tổ chức Xúc tiến Thương
mại Nhật Bản (JETRO) tiến hành hằng năm đối với 1.745 doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại châu Á bao
gồm 6 nước ASEAN (Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Philippines và Việt Nam), Trung Quốc, Hồng
Kông, Ấn Độ, Hàn Quốc và Đài Loan, thì Việt Nam được đánh giá rất cao về triển vọng đầu tư cả trung và dài hạn.

Theo JETRO, về trung hạn, có 92,6% doanh nghiệp sản xuất và 88% doanh nghiệp dịch vụ dự định mở rộng kinh
doanh tại Việt Nam trong vòng 1-2 năm tới. Về dài hạn, trong vòng 5-10 năm tới, Việt Nam được các nhà đầu tư
Nhật Bản đánh giá là địa điểm sản xuất tốt nhất ở châu Á.
Trong khi đó, tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ tổ chức tại Hà Nội ngày 2/6/2008, đại diện các nhà đầu
tư Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản đều có chung nhận định: Mặc dù nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với những
thách thức lớn nhưng vẫn có sức hút lớn đối với các nhà đầu tư trong thời gian tới.

Với một cái nhìn khách quan, các báo cáo về kinh tế Việt Nam gần đây của các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới đều
có chung nhận định, Việt Nam đang có những đối sách thích hợp để ứng phó hiệu quả với những khó khăn ngắn
hạn. Tình hình kinh tế sẽ sớm ổn định và đi lên ở cuối năm 2008 và đầu năm 2009.
Ông Sandy Flockhat - Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong chuyến công tác
tại Việt Nam để thúc đẩy các hoạt động đầu tư của ngân hàng lớn hàng đầu thế giới này ở Việt Nam đã nhấn mạnh,
Việt Nam vẫn là một nền kinh tế châu Á được đánh giá tăng trưởng tốt nhất về trung và dài hạn.

Theo ông Flockhat, những khó khăn ngắn hạn trước mắt không thể cản bước các nhà đầu tư lớn đến Việt Nam làm
ăn. Chính trị ổn định, dân số trẻ, môi trường đầu tư có tính cạnh tranh cao... vẫn là những giá trị hấp dẫn lâu dài của
Việt Nam được nhiều nhà đầu tư đánh giá cao.
Như vậy, kết quả thu hút đầu tư hôm nay đã nói lên nhiều điều về sự hấp dẫn của Việt Nam bằng chính những giá trị
cơ bản và lâu dài của mình. Bên cạnh đó, kết quả thu hút đầu tư cũng cho thấy, các nhà đầu tư đang đặt niềm tin lớn
vào cơ hội, tiềm năng và khả năng điều hành kinh tế của Chính phủ Việt Nam. Đây hẳn là tín hiệu vui trong bộn bề
những khó khăn mà cả nền kinh tế đang đối phó.
Giải ngân vốn FDI: Sẽ có chuyển biến lớn?
Vốn FDI đăng ký tăng cao nhưng nếu tình hình giải ngân không có nhiều cải thiện so với các năm trước thì tác động
của nguồn vốn FDI đối với nền kinh tế sẽ không được thể hiện hết.
Ông Pham Hữu Thắng cho biết, đã có những dấu hiệu khả quan về tình hình giải ngân FDI từ đầu năm đến nay.
Đáng chú ý là nhiều dự án quy mô lớn được khai trương, động thổ ngay sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Có thể kể đến dự án Hồ Tràm xây dựng khu du lịch, khách sạn cao cấp tại Vũng Tàu với tổng vốn đầu tư 4,2 tỷ
USD.

Nguồn vốn FDI lớn mang theo thách thức lớn về giải ngân. (Ảnh: VNN)

"Số liệu đến thời điểm này cho thấy cả nước đã giải ngân được 4,9 tỷ USD. Đây là mức cao nhất từ trước đến nay.
Dự kiến con số thực hiện của cả năm 2008 vào khoảng 10-12 tỷ USD với một số dự án đã đi vào hoạt động như: Dự
án sản xuất xe máy Vespa của Tập đoàn Piagio đã hoàn thiện nhà xưởng vào tháng 5/2008...
Đặc biệt, các dự án kinh doanh bất động sản (xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng, văn phòng căn hộ để bán và cho
thuê, xây dựng khách sạn cao cấp...) đã nhanh chóng triển khai thực hiện theo cam kết", ông Thắng nói.
Tuy nhiên, tốc độ giải ngân như trên vẫn chưa thể gọi là tương xứng nếu dự đoán thu hút vốn đầu tư cả năm đạt
khoảng 35 tỷ USD.

Vì vậy, mới đây, Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã cùng với các địa phương thực hiện việc rà soát và báo cáo về tiến độ triển
khai các dự án FDI. Từ nay đến cuối năm, Bộ sẽ thành lập các đoàn đi kiểm tra, tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư
trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, cảng biển, bất động sản... Động thái này hy vọng sẽ giúp nắm bắt được những nhu
cầu thực tế, các vướng mắc của địa phương và các nhà đầu tư để tháo gỡ và chắc chắn việc này sẽ có tác động tích
cực đến việc hấp thu vốn FDI trong năm nay.
Được biết, hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Thủ tướng phê duyệt đề án thúc đẩy giải ngân vốn FDI và đang
triển khai thực hiện quyết liệt. Đây là đề án rất được kỳ vọng nhằm tạo ra sự chuyển biến lớn trong giải ngân FDI,
đưa nguồn vốn đã đăng ký vào triển khai trên thực tế, tạo ra động lực mạnh mẽ hơn cho nền kinh tế.
Tuy nhiên, nhìn về dài hạn, ông Thắng vẫn nhấn mạnh rằng: "Chúng ta vẫn phải nỗ lực để tháo các "nút cổ chai" về
hạ tầng, nhân lực và tiếp tục cải cánh thủ tục hành chính. Đây là những vấn đề đặt ra từ lâu nhưng không thể cải
thiện một sớm một chiều do liên quan đến điều hành chính sách vĩ mô.

Hiện tại, nhiều dự án hạ tầng đang được triển khai nhằm giải quyết vấn đề hạ tấng yếu kém như: Xây dựng như
đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Long Thành - Giầu Dây.
Sự thiếu hụt nhân lực cũng đang là “nút thắt” lớn vì tại thời điểm này, các dự án cần vài trăm ngàn công nhân thì
không thể đáp ứng ngay được. Bây giờ, các nhà đầu tư lại đặt vấn đề xây dựng nhà cho công nhân, tạo thành khu
dân cư và tuyển dụng, đào tạo lao động trước rồi mới xây dựng nhà xưởng.

"Nhận thấy đây là xu hướng mới, chúng tôi đã đi tìm hiểu kinh nghiệm của Thẩm Quyến. Với các dự án khoảng 10
tỷ USD, thành phố Trung Quốc này đã cho xây dựng nhà ở cho công nhân và cơ sở hạ tầng thiết yếu như một thành
phố thu nhỏ. Mô hình này sẽ được áp dụng tại Việt Nam để tiếp nhận các dự án lớn, đặc biệt là những dự án của nhà
đầu tư từ khu vực Trung Đông dự kiến sẽ vào nhiều trong thời gian tới", ông Thắng cho biết.
//////////////////////////////////////////===================/////////////////////////////////

Một số chỉ tiêu về vốn FDI đăng ký, chuyển thực qua
cán cân thanh toán quốc tế có khả năng đạt thấp hơn
kế hoạch.
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2010 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2011 của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư trình lên thường trực Chính phủ trong kỳ họp vừa qua cung cấp những số liệu mới
nhất về khả năng hoàn thành kế hoạch thu hút FDI, cũng như dự kiến kế hoạch năm 2011.

Theo bản phụ lục kèm theo báo cáo này, vốn FDI thực hiện năm 2010 có khả năng đạt mục tiêu 11 tỷ
USD, tuy nhiên vốn chuyển thực qua cán cân thanh toán quốc tế có thể chỉ đạt 8 tỷ USD, thay cho con số
9 tỷ USD của kế hoạch năm nay.

Nhưng, nếu so với con số tương ứng của năm 2009, lượng vốn FDI vào Việt Nam trên thực tế vẫn tăng
khoảng 9,6%.

Các con số ước tính về vốn đăng ký cũng sụt giảm hơn so với kế hoạch và thực hiện năm 2009. Cụ thể,
vốn đăng ký cấp mới ước chỉ đạt 16,5 tỷ USD, còn kém chỉ tiêu kế hoạch 2,5 tỷ USD. So với thực hiện
của năm 2009, con số này cũng giảm mất 4,3%.

Cũng theo báo cáo kể trên, lượng vốn đăng ký bổ sung năm 2010 ước đạt 4,5 tỷ USD, giảm 23,4% so
với thực hiện năm 2009.
Tính chung cả vốn cấp mới và bổ sung, tổng vốn đăng ký năm 2010 ước tính đạt khoảng 21 tỷ USD, thấp
hơn mục tiêu kế hoạch 1 tỷ USD và giảm 9,1% so với thực hiện năm 2009.

Tuy nhiên, tình hình sản xuất kinh doanh của khối doanh nghiệp này là khả quan. Theo tính toán của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, kim ngạch xuất khẩu (không kể dầu thô) trong năm 2010 của doanh nghiệp FDI ước
tính đạt khoảng 31,2 tỷ USD, tăng 29% so với thực hiện năm 2009; kim ngạch nhập khẩu đạt 34,2 tỷ
USD, tăng tương ứng 31,2%.

Với kết quả này, số nộp ngân sách nhà nước của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
trong năm nay có khả năng đạt 2,9 tỷ USD, tăng 7,1% so với thực hiện năm 2009. Lao động làm việc
trong khu vực doanh nghiệp này cũng tăng thêm khoảng 50 nghìn người và đạt con số 1,9 triệu lao động
vào cuối năm nay.

Cũng tại báo cáo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa con số dự kiến kế hoạch năm 2011 với chỉ tiêu vốn FDI
thực hiện là 11,5 tỷ USD, trong đó vốn nước ngoài chuyển vào Việt Nam là 8,4 tỷ USD; tổng vốn đăng ký
đạt 20 tỷ USD, trong đó cấp mới 16 tỷ USD, bổ sung 4 tỷ USD.

Dự kiến năm 2011, kim ngạch xuất khẩu khu vực FDI đạt khoảng 34,4 tỷ USD; nhập khẩu 37,3 tỷ USD;
nộp ngân sách 3,1 tỷ USD; số lao động cuối kỳ báo cáo là 2 triệu người.

Tình hình thu hút vốn và họat động của khối FDI năm 2008, 2009, ước thực hiện năm 2010 và dự báo
2011. Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

///////////////////////////////======================//////////////////////////////////

Tính đến ngày 23/11/2009 số vốn của các tổ chức nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt 19,764
tỷ USD, bằng 28% so với năm 2008, trong đó vốn thực hiện là 9 tỷ USD, bằng 89,6% so với
cùng kỳ năm 2008.
Nếu xét theo lĩnh vực đầu tư thì lĩnh vực được nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài quan tâm nhiều
nhất là: dịch vụ lưu trú và ăn uống, xây dựng, thông tin và truyền thông, nghệ thuật và giải trí,
tiếp đến là lĩnh vực bất động sản và công nghiệp chế biến, chế tạo.
Cũng theo số liệu thống kê từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện Việt Nam đã thu hút 89 quốc gia và
vùng lãnh thổ đến đầu tư tại 63 tỉnh, thành trong cả nước. Trong đó, các nhà đầu tư lớn phải kể
đến Mỹ, Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan,...
Dù có sự chênh lệch lớn so với cùng kỳ năm 2008 về số vốn đăng ký, tuy nhiên, nếu tính số vốn
thực hiện thì lại không giảm đi nhiều (đạt 89,6%). Vì vậy, đây có thể nói là một con số đáng
mừng, nhất là trong thời điểm suy thoái toàn cầu như hiện nay.
Đánh giá về hoạt động FDI tại Việt Nam trong năm 2009, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ ra một số
mặt tích cực như: Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện và được cộng đồng quốc
tế đánh giá cao bởi việc hoàn thiện khung pháp luật về đầu tư ngày càng phù hợp với thông lệ
quốc tế và khu vực; các địa phương trong cả nước tích cực, chủ động thu hút và quản lý FDI
bằng nhiều biện pháp theo hướng giảm thiểu các thủ tục hành chính, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận
lợi cho các dự án đầu tư đã được cấp phép nhanh chóng đi vào hoạt động kinh doanh hiệu quả,
phát huy tính chủ động và chiụ trách nhiệm của doanh nghiệp.
Mặt khác, không chỉ thay đổi về lượng (vốn đầu tư) mà mấy năm gần đây dòng vốn FDI của Việt
Nam còn thay đổi về chất (chiều sâu đầu tư), thể hiện thông qua sự có mặt của một số tập đoàn
tên tuổi như: Intel; Foxconn, Samsung;... Như vậy, sau một thời gian nghiên cứu thị trường Việt
Nam, các tập đoàn đã quyết định đầu tư quy mô lớn và coi Việt Nam là một mắt xích quan trọng
trong chuỗi sản xuất toàn cầu.
Về cơ cấu đầu tư, sự dịch chuyển dần sang lĩnh vực dịch vụ với sự xuất hiện của một số dự án
quy mô trong lĩnh vực bất động sản, cảng biển,..sẽ góp phần nâng cao chất lượng khu vực phục
vụ, bao gồm tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,...góp phần thúc đẩy các thành phần kinh tế trong
thời gian tới.
Tuy nhiên, nếu so với cùng kỳ năm 2008 thì tình hình thu hút FDI của năm 2009 cho đến nay đã
giảm đi đáng kể về số vốn đăng ký. Điều này ngoài nguyên nhân do tác động của cuộc khủng
hoảng kinh tế toàn cầu còn phải kể đến một số các nguyên nhân chủ quan khác mang lại như: Hệ
thống pháp luật về đầu tư nước ngoài còn có những chồng chéo, chưa rõ ràng dẫn đến việc lúng
túng trong việc triển khai thực hiện, khiến cho các NĐT phải chờ đợi dài hơn so với quy định để
nhận được giấy chứng nhận đầu tư. Một nguyên nhân nữa phải kể đến đó là: Chính sách ưu đãi
thuế thu nhập doanh nghiệp (một trong những ưu đãi chủ yếu đối với các doanh nghiệp đầu tư
nước ngoài) áp dụng từ 1/1/2009 đã thu hẹp đáng kể diện các doanh nghiệp, dự án thuộc diện ưu
đãi và công tác xúc tiến đầu tư tại các địa phương cũng chưa được đẩy mạnh do không có đủ
kinh phí để hoạt động một cách chuyên nghiệp;...
Các chuyên gia cho rằng để tiếp tục thu hút hơn nữa nguồn vốn FDI Việt Nam cần khắc phục
được những tồn tại trên, nhằm tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi, có như vậy mới hấp dẫn
các NĐT nước ngoài./.
/////////////////////////////===============================////////////////////
/////

2007 - Năm kỷ lục thu hút vốn FDI


Năm 2007, vượt xa những dự đoán táo bạo nhất, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
vào Việt Nam tăng 100% so với năm trước.
Đáng chú ý, nhiều tập đoàn lớn đang triển khai những dự án đầu tư quy mô vào Việt Nam. Cục
trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT Phan Hữu Thắng đã trao đổi với phóng viên Báo
Thương Mại về những vấn đề đặt ra trong năm 2008 đối với công tác thu hút nguồn vốn FDI.
Năm 2007 là năm thắng lợi lớn về thu hút nguồn vốn FDI để phát triển kinh tế đất nước. Cục
trưởng có thể cho biết những nét nổi bật trong công tác thu hút vốn FDI ?

- Theo tôi, điểm nổi bật nhất là công tác thu hút nguồn vốn FDI trong năm 2007 đã tăng cao một
bước cả về lượng và chất. Không chỉ đơn thuần tăng về lượng, đạt mức kỷ lục chưa từng có (20,3
tỷ USD), mà nguồn vốn FDI thu hút trong năm qua còn tăng về chất với việc thu hút được nhiều
dự án quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng, thu hút được công nghệ nguồn và công nghệ cao. Điều
này đã minh chứng một cách rõ nét về sức cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt Nam đã được
nâng cao. Việt Nam đang trở thành điểm hấp dẫn đầu tư ở châu Á trong con mắt của cộng đồng
đầu tư quốc tế. Qua kết quả khảo sát về triển vọng thu hút đầu tư của Hội nghị Thương mại và
Phát triển liên hợp quốc (UNCTAD) vừa công bố, Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 6 trong tổng
số 141 nền kinh tế được khảo sát (sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nga và Brazil).

Điểm đáng chú ý trong bức tranh về FDI ở nước ta trong năm 2007 là đã xuất hiện sự gia tăng
đầu tư của các tập đoàn, công ty Nhật Bản và Hoa Kỳ và một số đối tác truyền thống khác như
Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Đài Loan... Điều này cho thấy, các tập đoàn xuyên quốc gia
quan tâm, sẵn sàng đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam biểu hiện bởi làn sóng đầu tư mới tại Việt
Nam với nhiều dự án quy mô vốn lớn từ các nền kinh tế lớn của thế giới.

Một nét đáng chú ý nữa là, quy mô vốn đầu tư bình quân cho một dự án đạt trên 10 triệu USD
(cao hơn mức bình quân cùng kỳ năm trước (8,5 triệu USD). Nhiều địa phương đã thu hút được
các dự án FDI có quy mô lớn, từ các tập đoàn đa quốc gia. Điểm đặc biệt trong thu hút ĐTNN
của năm 2007 là, lượng vốn tăng thêm của các dự án FDI tại Việt Nam chiếm khá lớn. Có gần
400 lượt dự án tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất với số vốn đăng ký tăng thêm trên 1,8 tỉ USD.
Trong đó có nhiều dự án tăng vốn lớn.

Cùng với việc gia tăng vốn đầu tư đăng ký mới, tình hình thực hiện các dự án cũng đã có chuyển
biến tích cực. Tổng vốn ĐTNN thực hiện trong cả năm đạt 4,5 tỷ USD, tăng 15,% so với năm
trước. Đây cũng là mức cao nhất từ trước tới nay cả về lượng vốn cũng như tốc độ tăng trưởng.

Theo ông, đâu là nguyên nhân chính của kết quả thu hút vốn FDI kỷ lục như vậy ?

- Có thể nói, con số 20,3 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam trong năm 2007 là kết quả tổng hòa của
tất cả những nỗ lực trong 20 năm đổi mới, đặc biệt là 10 năm trở lại đây. Có một sự trùng hợp
khá ấn tượng về con số 20: 20 năm thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài và hơn 20 tỷ USD vốn FDI
vào Việt Nam trong năm 2007. Đây là thời kỳ đơm hoa kết trái sau những nỗ lực trong cải thiện
môi trường đầu tư của nước ta trong những năm qua. Việc áp dụng thống nhất Luật Đầu tư đối
với cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài - phù hợp hơn với thực tiễn của đất nước và với
thông lệ quốc tế, đã tạo sự cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp. Đồng thời, theo đó, loại
hình doanh nghiệp được mở rộng, đa dạng dễ dàng cho nhà đầu tư lựa chọn phù hợp với ý định
kinh doanh của mình. Đây cũng là thời kỳ mà cơ sở hạ tầng đầu tư trong những năm qua đã bước
đầu phát huy được tác dụng...

Một nguyên nhân quan trọng là uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế đã được nâng
cao hơn nhiều với việc trở thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và trở thành
thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.
Mặt khác, việc tăng cường phân cấp đã giúp cho các địa phương chủ động, sáng tạo, linh hoạt
trong công tác vận động thu hút và quản lý hiệu quả hoạt động ĐTNN. Việc cải cách thủ tục
hành chính tiếp tục được triển khai đồng bộ trong bộ máy quản lý hoạt động đầu tư ở các địa
phương theo cơ chế liên thông một cửa và đã đạt kết quả bước đầu: thời gian cấp Giấy chứng
nhận đầu tư được rút ngắn.

Xin Cục trưởng cho biết, nhiệm vụ trọng tâm của công tác thu hút nguồn vốn FDI trong năm
2008 ?

- Năm 2008, bên cạnh các nhiệm vụ xúc tiến đầu tư, nhiệm vụ trọng tâm sẽ là công tác giải ngân.
Năm 2007, chúng ta đã giải ngân được 4,5 tỷ USD, tuy tăng hơn so với năm trước nhưng so với
tổng vốn đăng ký thì tỷ lệ giảm đi, chỉ đạt trên 20%.

Trong năm 2008, chúng ta sẽ cố gắng giải ngân đạt mức cao hơn 6 tỷ USD. Để đạt được mức
giải ngân này, một loạt các vấn đề cần phải tháo gỡ. Đó là khâu giải phóng mặt bằng, nhất là tại
các đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh; thủ tục phê duyệt về xây dựng và các thủ tục khác
có liên quan đến nhập khẩu máy móc thiết bị; khó khăn trong tuyển dụng lao động để triển khai
dự án... Bộ Kế hoạch Đầu tư sẽ phối hợp với các địa phương, rà soát lại các dự án, nhất là những
dự án lớn, đồng thời tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, minh bạch hóa các thủ tục trong đầu tư
và các lĩnh vực liên quan, giúp các nhà đầu tư giải quyết vướng mắc để nhanh chóng triển khai
dự án.

Cục trưởng có thể đưa ra dự báo về số vốn FDI vào Việt Nam trong năm tới?

- Hiện đang có nhiều dự án lớn đang xúc tiến đầu tư vào Việt Nam. Trong năm tới, chúng tôi đặt
kế hoạch thu hút 15 tỷ USD vốn FDI. Các bạn có thể hỏi là sao năm nay thu hút được trên 20 tỷ
USD mà năm 2008 lại chỉ đặt kế hoạch thu hút 15 tỷ USD? Câu trả lời là, đến giai đoạn này,
Việt Nam đã có điều kiện để lựa chọn các dự án đầu tư nước ngoài sao cho có lợi nhất cho việc
phát triển kinh tế đất nước. Giờ đây, chúng ta không chỉ đặt mục tiêu thu hút nhiều vốn FDI mà
quan trọng nguồn vốn FDI vào Việt Nam phải phù hợp với khả năng tiếp nhận của nền kinh tế,
phù hợp với quy hoạch của cả nước và quy hoạch của từng địa phương, vùng lãnh thổ.

Năm 2008, chúng ta sẽ tập trung thu hút các dự án giúp Việt Nam giảm khoảng cách về phát
triển với các nước trên thế giới. Đó là các dự án quan trọng có quy mô lớn; dự án công nghệ cao,
công nghệ nguồn; chú trọng thu hút đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng như đường cao tốc, cầu
cảng, sân bay; khuyến khích các dự án đào tạo nguồn nhân lực, y tế; các dự án xây dựng khách
sạn cao sao, các khu đô thị…

Trong năm tới, những đối tác mà ta hướng tới vẫn là các tập đoàn lớn có tiềm lực tài chính, công
nghệ nguồn từ Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ, Hàn Quốc. Đặc biệt, tiếp nối sau các cuộc thăm dò và xúc
tiến đầu tư vào Trung Đông trong năm 2007, dự kiến sẽ có các dự án với quy mô khá lớn của các
nước Trung Đông sẽ vào Việt Nam trong năm tới. Nhân đây tôi cũng muốn nói đến cách ứng xử
với nhà đầu tư khi từ chối các dự án. Vừa qua, một số địa phương đã không tiếp nhận dự án đầu
tư không phù hợp với quy hoạch, theo tôi như thế là hoàn toàn đúng. Vấn đề là từ chối như thế
nào để người ta tuy không được chấp nhận nhưng vẫn thấy nhẹ nhõm.

Xin trân trọng cảm ơn Cục trưởng!


//////////////////////////////////////=============================////////////////
/////////////

Thu hút FDI năm 2007 sẽ đạt kỷ lục cao nhất -


trên 16 tỷ USD (01/12/2007 )

Ông Phan Hữu Thắng - Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch-Đầu tư) cho
biết, 11 tháng qua, cả nước đã thu hút được 15,03 tỷ USD vốn đầu tư đã đăng ký, tăng
38,4% so với cùng kỳ trước, vượt 15% kế hoạch (dự kiến cả năm 13 tỷ USD).
Ông Thắng phân tích, cơ cấu FDI năm 2007 rất khả quan, tập trung vào các lĩnh vực: công
nghiệp, xây dựng, điện, điện tử, viễn thông, và tập trung cho xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ
công nghệ cao. Ngoài ra, lĩnh vực dịch vụ, hiện đại hoá đô thị, phát triển khu công nghiệp, khu
chế xuất, chế biến nông lâm hải sản… cũng được các nhà đầu tư quan tâm phát triển. Tỷ lệ giải
ngân năm 2007 cao hơn năm 2006, khoảng trên 5 tỷ (đạt 30%).
Hàn Quốc tiếp tục giữ vị trí hàng đầu trong 53 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam
năm 2007 với số vốn đăng ký 3,68 tỷ USD, chiếm 29% tổng vốn đăng ký. Xu hướng đầu tư vào
lĩnh vực bất động sản của các nhà đầu tư Hàn Quốc tăng lên, trải rộng trong các địa phương
trong cả nước từ Bắc-Trung-Nam. British Virgin Islands đứng thứ hai với số vốn đăng ký 3,5 tỷ
USD. Singapore đứng thứ ba với số vốn đăng ký 1,55 tỷ USD. Đài Loan đứng thứ tư với số vốn
đăng ký 1,14 tỷ USD, chiếm 14% về số dự án và 9% tổng vốn đăng ký. Nhật Bản tuy chỉ đứng
thứ 5 trong số các nhà đầu tư vào Việt Nam, với số vốn đăng ký 771,8 triệu USD, nhưng lại là
nước có số có số vốn tăng thêm tại các dự án đang hoạt động lớn nhất, đạt hơn 315 triệu USD.
TP Hồ Chí Minh đứng đầu trong 52 địa phương thu hút được dự án ĐTNN (trừ dầu khí) với số
vốn đăng ký 1,73 tỷ USD, chiếm 24% về số dự án và 13% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tỉnh Phú
Yên vươn lên đứng thứ hai (từ vị trí thứ 44/51 theo kết quả của 10 tháng đầu năm 2007) với số
vốn đăng ký 1,7 tỷ USD. Bà Rịa-Vũng Tàu đứng thứ ba với số vốn đăng ký 1,069 tỉ USD. Bình
Dương đứng thứ tư với số vốn đăng ký 1,020 tỉ USD. Hà Nội đứng thứ năm với số vốn đăng ký
963 triệu USD.
Đáng chú ý, trong 11 tháng đầu năm 2007 quy mô vốn đầu tư bình quân cho một dự án đạt trên
10 triệu USD (cao hơn mức bình quân cùng kỳ năm trước-8,5 triệu USD). Nhiều địa phương đã
thu hút được các dự án FDI có quy mô lớn, từ các tập đoàn đa quốc gia. Cụ thể: Phú Yên có dự
án xây dựng nhà máy lọc dầu Vũng Rô, công suất 4 triệu tấn/năm, tổng vốn đầu tư 1,7 tỷ USD
của Công ty Technostar Management (B.V.Islands) và Công ty Telloil (Nga); Bà Rịa Vũng Tàu
dự án nhà máy sản xuất thép của Ấn Độ trên 527 triệu USD, Cảng quốc tế của Singapore 266,9
triệu USD, Cảng SP-SPA Cái Mép của Singapore 165 triệu USD.

Hà Nội có dự án khách sạn-căn hộ cao cấp Keangnam của Hàn Quốc 500 triệu USD. Vĩnh Phúc
sẽ trở thành tỉnh công nghiệp với sự hiện diện của nhiều dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp có
quy mô lớn như: Tập đoàn Intelligent Universal, là thành viên của Tập đoàn Điện tử Compal-Đài
Loan đầu tư sản xuất máy tính xách tay, công suất 40 triệu sản phẩm/năm với tổng vốn đăng ký
500 triệu USD, Công ty Muto (Nhật Bản) đầu tư 150 triệu USD để sản xuất khuôn mẫu chính
xác, sự xuất hiện lần đầu tiên của Tập đoàn Piaggio (Italia) đầu tư nhà máy sản xuất xe máy
Vespa với vốn đầu tư ban đầu 45 triệu USD...
TP Hồ Chí Minh với hàng loạt dự án trong lĩnh vực bất động sản: Công ty Yon Woon-Vạn Phúc
có vốn đầu tư 250 triệu USD, Công ty GS Nhà Bè 188,9 triệu USD, địa ốc Đại Quang 160 triệu
USD, Liên doanh Pine & Đại Tư 150 triệu USD, Liên doanh Estella có vốn đầu tư 106 triệu
USD.
Ông Phan Hữu Thắng đánh giá: “Trong 1 tháng còn lại của năm 2007 sẽ có rất nhiều dự án có
quy mô vốn lớn được cấp phép, khả năng thu hút FDI sẽ đạt 16 tỷ USD, vượt hơn 50% so với
năm 2006”. Đây là kỷ lục cao nhất từ trước đến nay của Việt Nam trong thu hút nguồn vốn FDI.

Theo www.baothuongmai.com.vn
///////////////////////////////////////////////=====================///////////////////////////
/////

. Kết quả thu hút FDI năm 2006:


• Về vốn đăng ký:
Trong năm 2006, cả nước đã thu hút được trên 10,2 tỷ USD vốn đăng ký mới, tăng 57% so với năm
trước và đạt mức cao nhất từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đến nay,
vượt mức kỷ lục đã đạt được vào năm 1996 là 8,6 tỷ USD.
Trong tổng vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đăng ký năm 2006 có gần 8 tỷ USD vốn đăng ký của hơn 800
dự án mới và hơn 2,2 tỷ USD vốn tăng thêm của 440 lượt dự án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.
Như vậy, cả vốn đăng ký của các dự án mới và vốn đầu tư mở rộng sản xuất đều tăng mạnh so với năm
2005, trong đó vốn đăng ký của các dự án mới tăng tới 77%.
• Về vốn thực hiện:
Cùng với việc gia tăng vốn đăng ký, vốn đầu tư thực hiện năm 2006 cũng đạt mức cao nhất trong vòng
20 năm qua. Tiến độ giải ngân vốn ĐTNN trong năm 2006 được đẩy nhanh, nhất là đối với các dự án
tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất. Tổng vốn ĐTNN thực hiện trong cả năm ước đạt trên 4,1 tỷ USD,
tăng 24,2% so với năm trước.

Về doanh thu và xuất khẩu:

Hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đạt kết quả khả quan hơn mức dự báo.
Trong năm qua, đã có thêm 250 doanh nghiệp có vốn ĐTNN đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh góp
phần làm gia tăng năng lực sản xuất và xuất khẩu của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN. Tổng doanh thu của
các doanh nghiệp có vốn ĐTNN đạt 29,4 tỷ USD, tăng 31,3% so với năm trước. Riêng doanh thu xuất
khẩu (không kể dầu thô) của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đạt 14,5 tỷ USD, tăng 30,1% và nếu tính cả
xuất khẩu dầu thô đạt 22,6 tỷ USD, chiếm 57% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Sản xuất công
nghiệp của khu vực có vốn ĐTNN tăng 19,5%, cao hơn mức tăng trưởng chung của công nghiệp cả
nước.
Với tốc độ tăng trưởng mạnh cả về sản xuất và xuất khẩu, khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đã đóng vai trò
động lực thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta với mức tăng trưởng GDP trên 8,2% trong năm
qua.
////////////////////////////////////====================////////////////////////////////

FDI năm 2009: Chỉ số niềm tin Việt Nam


Fri,02/07/2010 - 11:03:04 AM
Vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2009 của nước ta tuy giảm khá nhiều
so với năm 2008, nhưng không nên coi đó là một tai họa, vì vốn thực hiện, chỉ tiêu quan
trọng nhất – chỉ giảm 14%. Đó là kết quả đáng khích lệ trong điều kiện vốn FDI quốc tế
của nhiều nước trong khu vực sụt giảm 20 - 30%.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong năm 2009, cả nước có 839 dự án
mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 16,34 tỷ USD. Tuy chỉ bằng 24,6%
so với năm 2008, nhưng đây cũng là con số khá cao trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế. Tính
chung cả cấp mới và tăng vốn, trong năm 2009, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào
Việt Nam 21,48 tỷ USD.
Có thể nói, trong con mắt của nhà đầu tư, Việt Nam vẫn là nơi "đặt niềm tin" làm ăn lâu dài.
Minh chứng thực tế là vẫn có 215 dự án đăng ký tăng vốn với tổng vốn đăng ký tăng thêm là
5,13 tỷ USD, bằng 98,3% so với năm 2008 - năm đỉnh cao về thu hút FDI của Việt Nam.
Thúc đẩy vốn thực hiện
Năm 2009, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế - xã hội
của nước ta, trong đó có FDI. Nhìn vào các số liệu thống kê, kết quả thu hút FDI năm 2009
chứng kiến sự giảm mạnh về vốn đăng ký cấp mới, tới 70%. Nhưng lượng vốn tăng thêm từ các
dự án FDI đầu tư giai đoạn trước giảm không nhiều, chỉ 13%.

Cục Đầu tư nước ngoài ước tính lượng vốn FDI giải ngân trong năm vừa qua đạt khoảng 10 tỷ
USD, bằng 87% so với cùng kỳ năm ngoái. Khoảng cách giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện
cũng thu hẹp hơn khi vốn cam kết năm 2009 chỉ đạt 21,48 tỷ nhưng đã giải ngân được 10 tỷ
USD so với con số thực hiện 11,5/ 64 tỷ USD vốn đăng ký của năm 2008. Điều này thể hiện ro
nhất khi vốn FDI cam kết của Hà Nội chỉ đạt mức 500 triệu USD (giảm 90% so với năm 2008)
nhưng vốn thực hiện lại đạt 650 triệu USD.
Thực tế, trong năm qua, xuất khẩu của khu vực FDI (kể cả dầu khí) vẫn đạt 29,9 tỷ USD, bằng
86,6% so với năm 2008 và chiếm 52,7% tổng xuất khẩu cả nước. Kim ngạch xuất khẩu của khối
này giảm có nguyên nhân chủ yếu do xuất khẩu dầu thô không được giá. Nếu không tính dầu thô,
khu vực này xuất khẩu 23,6 tỷ USD, chiếm 41,7% tổng xuất khẩu và bằng 98% so với năm 2008.
Nhập khẩu của khu vực FDI năm 2009 chỉ đạt 24,8 tỷ USD, bằng 89,2% so với năm 2008 và
chiếm 36,1% tổng nhập khẩu cả nước, tương đương xuất siêu 5,03 tỷ USD. Nếu không kể dầu
thô, khối này nhập siêu khoảng 1,2 tỷ USD.
Trong năm 2009, 45 quốc gia và vùng lãnh thổ có thêm dự án đầu tư mới vào Việt Nam. Hoa Kỳ
là nhà đầu tư lớn nhất với tổng vốn đăng ký 9,8 tỷ USD (chiếm 45% tổng vốn FDI vào Việt Nam
năm 2009). Bà Rịa - Vũng Tàu đang là địa phương thu hút nhiều FDI nhất trong năm. Quảng
Nam là tỉnh đứng thứ hai, tiếp theo lần lượt là Bình Dương, Đồng Nai và Phú Yên. Thành phố
Hồ Chí Minh vẫn là địa phương có sức thu hút vốn FDI lớn, với gần 3.470 dự án, có tổng vốn
đầu tư hơn 27,29 tỷ USD còn hiệu lực hoạt động trên địa bàn.
Nỗ lực xoay chuyển tình thế
Vốn đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống đang đứng đầu với 8,8 tỷ USD. Kinh doanh
bất động sản đứng thứ hai với 7,6 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm, trong đó có một số dự
án có quy mô lớn được cấp phép trong năm 2009, như: Khu du lịch sinh thái bãi biển rồng tại
Quảng Nam (4,15 tỷ USD), dự án Công ty TNHH thành phố mới Nhơn Trạch Berjaya tại Đồng
Nai (2 tỷ USD), dự án Công ty TNHH một thành viên Galileo Investment Group Việt Nam (1,68
tỷ USD). Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo có quy mô vốn đăng ký lớn thứ ba với 2,97 tỷ
USD vốn đăng ký, trong đó có 2,22 tỷ USD đăng ký mới và 749 triệu USD vốn tăng thêm.
Trong năm qua, các thành viên Chính phủ đã tích cực tạo nhiều cuộc tiếp xúc với nhà đầu tư,
trong các chuyến viếng thăm chính thức đến một số quốc gia có quan hệ thương mại, đầu tư quan
trọng của Việt Nam. Ngày 20/4/2009, Diễn đàn Đầu tư Việt Nam được tổ chức tại Khách sạn
Grand Hayatt (Hồng Kông), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dành gần một giờ đồng hồ đối
thoại với các nhà đầu tư nước ngoài. Hơn 300 lãnh đạo các tập đoàn, công ty hàng đầu đã tham
gia vào Diễn đàn, được kết nối trực tuyến qua cầu truyền hình giữa Hà Nội, Tp. HCM, London
(Anh), Geneve (Thụy Sỹ), Tokyo (Nhật Bản), Singapore..., thể hiện sự quan tâm của cộng đồng
đầu tư quốc tế đến Việt Nam.
Tháng 4/2009, Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam (Vietcombank) đã cùng thỏa thuận tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước
ngoài trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính từ ngân hàng thương mại trong nước. Động thái
này được kỳ vọng sẽ hỗ trợ tốt cho xúc tiến đầu tư, tăng cường giải ngân vốn đầu tư nước ngoài,
nhất là trong giai đoạn khủng hoảng. Đây là lần đầu tiên Cục Đầu tư nước ngoài xây dựng cơ chế
đối thoại với một ngân hàng trong nước để mở kênh dẫn vốn chính thức cho khu vực kinh tế
FDI.
Vấn đề đào tạo nhân lực cho các dự án FDI được coi là trọng tâm trong công tác xúc tiến đầu tư.
Tỉnh Hà Tĩnh đã mở đầu xu hướng này khi tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư lĩnh vực phát triển
nguồn nhân lực vào tháng 9/2009. Theo tính toán Hà Tĩnh, mỗi năm, các dự án tại đây cần trên
20 nghìn lao động được đào tạo có tay nghề kỹ thuật và trình độ chuyên môn. Chỉ tính riêng các
dự án trọng điểm, nhu cầu sử dụng lao động đến năm 2015 được dự báo cần khoảng 119 nghìn
người (trong khi, từ năm 2001 - 2008, Hà Tĩnh chỉ dạy nghề dài hạn được cho 26 nghìn lượt
người).
Lĩnh vực cơ sở hạ tầng là một trong những nút thắt gây khó khăn cho hoạt động thu hút FDI
cũng được quan tâm nhiều trong năm 2009. Điển hình nhất cho hướng giải quyết cơ bản vấn đề
này là mô hình hợp tác đầu tư công - tư (PPP) trong phát triển cơ sở hạ tầng. Theo thông tin từ
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mô hình này sẽ chính thức thử nghiệm trong một số dự án được hỗ trợ
từ Ngân hàng Thế giới (WB). Cũng liên quan đến cơ sở hạ tầng, năm vừa qua, một số dự án lớn
đã được khởi động như đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai; tuyến đường sắt Bắc - Nam...
FDI năm 2010: lạc quan có cơ sở
Căn cứ mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5 - 7% trong năm 2010, huy động vốn đầu tư toàn
xã hội khoảng 39,6% GDP, Cục Đầu tư nước ngoài đã đề ra mục tiêu thu hút vốn FDI (bao gồm
cả tăng vốn mở rộng sản xuất) tăng 10% so với ước thực hiện năm 2009, đạt từ 22 - 25 tỷ USD.
Trong đó, vốn đăng ký mới dự kiến khoảng 19 tỷ USD; vốn tăng thêm khoảng 3 tỷ USD. Cơ
quan này cũng nhận định vốn thực hiện năm 2010 dự kiến sẽ tăng hơn năm 2009 do dòng vốn
đăng ký của các năm trước đều ở mức cao và trong điều kiện nền kinh tế thế giới có xu hướng
phục hồi.
Ông George Kobrossy, Tổng giám đốc Zamil Steel Vietnam, phân tích: "Triển vọng nguồn vốn
FDI vào Việt Nam trong năm 2010 sẽ tăng do hai lý do: niềm tin của nhà đầu tư vào nền kinh tế;
Việt Nam có những điều kiện hết sức thuận lợi như chính trị ổn định, nguồn nhân lực dồi dào, cơ
sở hạ tầng liên tục được cải thiện và đặc biệt là cam kết của Chính phủ trong việc khuyến khích
đầu tư nước ngoài".
GS. Nguyễn Mại, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư, Chủ tịch Hiệp
hội Doanh nghiệp FDI, cho biết FDI của nước ta năm 2010 sẽ được phục hồi, có thể tăng cao
hơn năm 2008 về vốn thực hiện và chất lượng các dự án FDI được nâng cao hơn. Sự lạc quan đó
dựa trên triển vọng tăng trưởng kinh tế 2010 có thể đạt 6,5%, cao hơn năm 2009. Hơn nữa,
chênh lệch giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện rất lớn, sau khủng hoảng là thời kỳ các nhà đầu tư
sẽ thực hiện các dự án đã cam kết".
Quyền Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và đầu tư), ông Nguyễn Xuân Trung,
cho biết hiện nay, xu hướng đầu tư vào bất động sản, khu nghỉ dưỡng, dịch vụ ăn uống chiếm số
lượng nhiều nhất. Sở dĩ có sự bùng nổ về các dự án FDI vào bất động sản là vì giá bất động sản
tại Việt Nam tương đối cao so với các nước trong khu vực. Mặt khác, thủ tục hành chính của
Việt Nam đã được cải thiện rất nhiều như giá thuê đất, thủ tục đất đai được giao cho các địa
phương nên việc tiếp cận đất dễ dàng hơn, diện tích đất giao cũng cao hơn. Ngoài ra, thời gian
dự án là 50 năm, nếu có ý kiến của Chính phủ có thể kéo dài thời gian lên 70 năm, thời gian ân
hạn có dự án đến 15 năm cũng khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào lĩnh vực
này. Chẳng hạn, năm 2009 tại Tp. HCM, trong các dự án FDI mới được cấp phép, lĩnh vực kinh
doanh bất động sản chỉ có 15 dự án nhưng số vốn đầu tư lên đến gần 520 triệu USD, trong khi
ngành công nghệ thông tin có 71 dự án với vốn đầu tư hơn 11 triệu USD; ngành công nghiệp có
34 dự án, vốn đầu tư gần 110 triệu USD.
Việc chuyển số vốn đăng ký (với quy mô rất lớn từ nhiều năm trước và trong năm 2009) thành
vốn thực hiện cũng là thách thức không nhỏ. Với những điều kiện như hiện nay về quy mô của
nền kinh tế, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng cũng như năng lực quản lý hiện tại của các cấp quản
lý FDI... thì sức hấp thụ vốn đang có giới hạn, không thể kỳ vọng một con số giải ngân rất ấn
tượng được. Với chủ trương chung của Chính phủ đối với khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài
năm 2010 là tiếp tục thu hút và đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn đã cam kết, hy vọng
vốn giải ngân trong năm 2010 sẽ cao hơn, vào khoảng 11 tỷ USD.
Ngọc Minh

//////////////////////////////////////====================/////////////////////////////

FDI năm 2010 khó đạt mục tiêu


Xem tin gốc
VnExpress - 3 ngày trước 13 lượt xem 2 tin đăng lại

Tính đến cuối tháng 10, tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký mới đạt
khoảng 12 tỷ USD, kém xa so với mục tiêu thu hút 22 - 25 tỷ USD trong cả năm 2010.
Facebook Xem tin gốcTwitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này

Theo số liệu vừa được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) công bố, tổng lượng vốn
FDI đăng ký mới trong tháng 10 đạt khoảng 604 triệu USD, tương đương mức đăng ký của tháng
9. Trong số này, có 184 triệu USD thuộc về các dự án đăng ký mới (39 dự án), còn lại là các dự
án tăng vốn.
Cũng trong tháng 10, lượng giải ngân FDI đạt 950 triệu USD, cao hơn tháng 9 là 150 triệu USD.
Như vậy, tổng lượng vốn ngoại được giải ngân từ đầu năm đạt vừa tròn 9 tỷ USD.
Tính chung trong 10 tháng, công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút FDI mạnh nhất với
tổng vốn đăng ký khoảng 4 tỷ USD. Tiếp đó là sản xuất, phân phối điện, nước, đồ điện tử, bất
động sản… Trong khi đó, nếu tính theo địa phương, Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục là điểm đến hấp
dẫn với nhà đầu tư nước ngoài với 2,37 tỷ USD đăng ký trong 10 tháng. Tiếp theo là Quảng Ninh
(2,2 tỷ USD) và TP HCM (1,8 tỷ USD).
Nhật Minh
////////////////////////////////////////================////////////////////////////////

FDI 10 tháng: Vốn đăng kí đạt 12,8 tỷ USD,


bằng 58% so cùng kì 2009
Xem tin gốc
DVT.vn - 3 ngày trước 7 lượt xem

(DVT.vn) - Trong đó số vốn cấp mới đạt 11,6 tỷ USD, vốn tăng thêm đạt 1,2 tỷ USD. So với
cùng kì 2009, vốn đăng kí cấp mới và tăng thêm đều giảm.
Facebook Xem tin gốcTwitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này

(DVT.vn) - Trong đó số vốn cấp mới đạt 11,6 tỷ USD, vốn tăng thêm đạt 1,2 tỷ USD. So với
cùng kì 2009, vốn đăng kí cấp mới và tăng thêm đều giảm.
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào
Việt Nam trong 10 tháng đạt 9 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kì 2009. Riêng tháng 10, giải ngân
vốn FDI đạt khoảng 950 triệu USD, cải thiện hơn so với 800 triệu USD đạt được trong tháng 9.
Tuy nhiên, tổng vốn đăng kí trong 10 tháng đầu năm chỉ bằng 58% so với 10 tháng năm 2009,
đạt 12,8 tỷ USD. Mục tiêu 22 - 25 tỷ USD vốn FDI đăng kí trong năm nay có nguy cơ không
thực hiện được.
Cả nước hiện có 759 dự án cấp mới trong 10 tháng, cùng kì năm trước số dự án được cấp mới là
938. Lượt dự án tăng vốn cũng bị giảm 34% so với 10 tháng 2009, chỉ đạt 210 lượt.
10 tháng đầu năm, khu vực FDI xuất siêu gần 2 tỷ USD, tuy nhiên nếu không tính dầu thô thì
khu vực này nhập siêu 2,1 tỷ USD. Trước đó theo báo cáo của Tổng cục thống kê, Việt Nam
nhập siêu 9,5 tỷ USD.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn thu hút vốn FDI nhiều nhất với 299 dự án được cấp
mới, 152 lượt dự án tăng vốn với tổng giá trị cấp mới và tăng thêm là hơn 4 tỷ USD.
Ngoài ra, các lĩnh vực như sản xuất sản phẩm điện, nước và kinh doanh bất động sản cũng thu
hút được lượng vốn FDI lớn, tương ứng đạt 2,9 tỷ USD là 2,8 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm.
TP Hồ Chi Minh là địa phương dẫn đầu cả nước về số dự án được cấp mới (189 dự án) và lượt
dự án được tăng vốn (43 lượt). Tuy nhiên Bà Rịa - Vũng tàu mới là địa phương đứng đầu về tổng
giá trị vốn được cấp mới và tăng thêm, đạt gần 2,4 tỷ USD trong 10 tháng.
Hà Lan là quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam với 2,2 tỷ USD, chiếm hơn 17% tổng vốn
đăng kí cấp mới. 3 nước Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản cũng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng vốn FDI vào
Việt Nam.

////// Giải ngân FDI đạt 9 tỷ USD trong 10


tháng
Xem tin gốc
NDHMoney.vn - 3 ngày trước 10 lượt xem

(NDHMoney) Cục Đầu tư Nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa công bố báo cáo tình hình
thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) 10 tháng năm 2010.
Facebook Xem tin gốcTwitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này

Tỷ trọng vốn đầu tư của các nước và vùng lãnh thổ vào Việt Nam tính đến 20/10. Nguồn: Cục
Đầu tư nước ngoài
Theo tổng hợp từ báo cáo của các địa phương, tính đến ngày 20/10, vốn FDI thực hiện đạt 9 tỷ
USD và tăng 7,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, đây cũng là chỉ tiêu duy nhất liên quan
đến thu hút FDI vượt so với cùng kỳ, còn ở các chỉ tiêu khác, đang có sự tụt hậu khá xa.
Trong 10 tháng năm 2010 đã có 759 dự án đăng ký mới với tổng vốn đăng ký đạt 11,59 tỷ USD,
giảm 19,1% về số dự án và 28,8% về vốn đăng ký mới, so với cùng kỳ năm 2009.
Trong khi đó, vốn FDI tăng thêm còn giảm hơn nữa. Trong 10 tháng qua, cả nước mới có thêm
210 dự án tăng vốn với tổng số vốn đăng ký đạt 1,203 tỷ USD, giảm 34,4% về số dự án và 79%
về vốn đăng ký tăng thêm.
Như vậy, tính đến 20/10, cả cấp mới và tăng vốn, Việt Nam thu hút được thêm 12,792 tỷ USD,
giảm tới 41,9% so với cùng kỳ năm 2009.
Nếu tính về số lượng dự án thu hút mới, công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với 299 dự án
(không kể 152 dự án tăng vốn); tiếp đến là xây dựng và bán buôn bán lẻ, lần lượt thu hút được
110 và 95 dự án.
Tính theo lượng vốn đổ vào nền kinh tế, công nghiệp chế biến chế tạo cũng dẫn đầu với 4,065 tỷ
USD. Tiếp theo là lĩnh vực sản xuất phân phối điện, nước, điều hòa với chỉ 6 dự án cấp mới và 1
dự án tăng vốn nhưng có tổng vốn đăng ký đạt 2,943 tỷ USD. Kinh doanh bất động sản đứng thứ
ba với 19 dự án cấp mới, 5 dự án tăng vốn và 2,854 tỷ USD vốn đăng ký…
Hà Lan là quốc gia đứng đầu danh sách đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong 10 tháng qua với
2,227 tỷ USD vốn đăng ký cấp mới và tăng vốn. Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản lần lượt đứng
kế tiếp với vốn đăng ký 2,142 tỷ USD; 1,924 tỷ USD và 1,603 tỷ USD.
Thu hút vốn FDI hàng đầu là Bà Rịa - Vũng Tàu với 31 dự án cấp mới và tăng vốn với tổng vốn
đạt trên 2,37 tỷ USD. Quảng Ninh đứng thứ hai với 3 dự án nhưng vốn đăng ký đạt 2,2 tỷ USD.
Tp.HCM đứng thứ 3 với 232 dự án, tổng vốn đăng ký đạt trên 1,8 tỷ USD…
Cũng trong 10 tháng qua, khối doanh nghiệp FDI đã xuất khẩu đạt trên 31 tỷ USD kim ngạch,
tăng 25,8% so với cùng kỳ năm trước. Nếu không kể dầu thô thì đạt gần 27 tỷ USD, tăng tương
ứng 39,9%.
Trong khi đó, trong 10 tháng, nhập khẩu của khối doanh nghiệp này đạt trên 29,1 tỷ USD. Như
vậy, các doanh nghiệp FDI đã xuất siêu gần 2 tỷ USD kể cả kim ngạch dầu thô; hoặc nhập siêu
trên 2 tỷ USD, nếu không tính dầu thô.

//////////////////////////////////////////////==========================///////////////
/////

Việt Nam cần lựa chọn trong thu hút FDI


Xem tin gốc
Tamnhin.net - 7 ngày trước 19 lượt xem 1 tin đăng lại

(Tamnhin.net) - Không thể phủ nhận được những đóng góp của FDI đối với nền kinh tế Việt
Nam. Đặc biệt, những năm qua, FDI cũng đã giúp Việt Nam có một bước tiến lớn vào thị trường
quốc tế, cải thiện tiềm năng xuất khẩu... Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, sự phân bổ
vốn FDI vào Việt Nam những năm vừa qua chưa thực sự hợp lý.
Facebook Xem tin gốcTwitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này
Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Những năm vừa qua, tỷ trọng
FDI trong lĩnh vực nông nghiệp liên tục sụt giảm: Năm 2006, tỷ trọng vốn FDI vào lĩnh vực
nông nghiệp chiếm khoảng 6% tổng vốn đăng ký đầu tư; năm 2007 là 5,24%; năm 2008 là 3,3%;
tuy nhiên, đến năm 2009 con số này chỉ còn 1%. Đối lập với nông nghiệp, năm 2009, thu hút
FDI vào các lĩnh vực dịch vụ, bất động sản,… lại chiếm tới 70% tỷ trọng FDI vào Việt Nam.
Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng “bội thực”, làm cho hàng loạt các dự án trong lĩnh
vực bất động sản bị rút giấy phép đầu tư vào đầu năm 2010. Và đặc biệt, mới đây nhất là “siêu
dự án” bãi biển Rồng tại Quảng Nam của 2 tập đoàn TANO Capital và Global C&D (Mỹ) có vốn
đăng ký 4,2 tỷ USD mới đây cũng bị rút giấy phép do chậm triển khai.
Đã đến lúc Việt Nam cần lựa chọn nhà đầu tư trong thu hút FDI, đó là khẳng định của TS
Nguyễn Bá Ân - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Theo ông
Ân, công nghệ cao là lĩnh vực cần ưu tiên thu hút đầu tư tại Việt Nam trong thời gian tới.
Thứ trưởng Thường trực Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh cũng khẳng định: Tới đây, Việt
Nam sẽ phải nâng cao chất lượng thu hút FDI, muốn như vậy thì chúng ta cần nâng cao mục tiêu
kêu gọi đầu tư, theo đó các dự án FDI gây ô nhiễm môi trường và chi phí quá nhiều năng lượng
sẽ bị hạn chế, khuyến khích ưu tiên các dự án thuộc lĩnh vực chất lượng, công nghệ cao và bảo
vệ môi trường.
Đặc biệt, theo ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu
tư): Để thu hút FDI hiệu quả, mới đây, Chính phủ cũng ra Nghị quyết 13, giao cho Bộ Kế hoạch
và Đầu tư cùng với các bộ ngành phối hợp soạn thảo danh mục xúc tiến đầu tư quốc gia. Theo
đó, danh mục các lĩnh vực được quan tâm sẽ là cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế tạo, nông lâm
thủy sản, khu đô thị chất lượng cao, công nghiệp phụ trợ…, các danh mục này cũng xuất phát từ
nhu cầu thực tế của nền kinh tế.
Quỳnh Trang
////////////////////////////////////=====================///////////////////////////////

Thu hút FDI : Cần xác định đối tác chiến


lược
Xem tin gốc
InfoTV - 2 tuần trước 22 lượt xem

(InfoTV) - Các số liệu tại Bảng xếp hạng V1000 – Top 1.000 DN đóng thuế thu nhập lớn nhất
VN năm 2010 - do Cty Vietnam Report công bố mới đây tiếp tục cho thấy vai trò ngày càng
quan trọng của khối các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng góp vào tăng trưởng
kinh tế của VN.
Facebook Xem tin gốcTwitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này
- Vốn FDI điều chỉnh linh hoạt - Dự án bất động sản FDI có vốn đăng ký rất lớn - Gỡ nút thắt
trong thu hút FDI
Chiếm tới 31,3% tống số DN lọt vào Bảng xếp hạng (BXH), khối DN FDI trong V1.000 đã đóng
góp trên 20.000 tỷ đồng thuế thu nhập, tương đương khoảng 23,52% tổng số thuế thu nhập đóng
góp của 1.000 DN đóng thuế lớn nhất VN trong 3 năm 2007-2009.
Vẫn là con số khiêm tốn
Con số về đóng góp của FDI trong Bảng xếp hạng V1.000 đã nêu trên là rất đáng ghi nhận. Tuy
nhiên, đó vẫn là những đóng góp khiêm tốn nếu so sánh với tỷ trọng rất lớn của FDI trong số
lượng các hoạt động kinh tế của VN. Trong năm 2009, các DN FDI tạo ra 17,5% GDP, 43,4%
giá trị sản xuất công nghiệp, chiếm 52,7% tổng xuất khẩu của cả nước. Có một nghịch lý là cho
dù có sức cạnh tranh lớn, trình độ công nghệ và quản lý hiện đại hơn nhiều so với các DN trong
nước, nhưng hiệu quả kinh doanh, mà cụ thể là lợi nhuận, của các DN FDI là không đồng đều, và
nói chung ở mức thấp.
Xét về tỷ trọng 1.000 DN đóng thuế thu nhập nhiều nhất trong 3 năm 2007 – 2009, nhóm các DN
FDI đến từ khu vực Châu Á và khu vực Đông Nam Á là nhóm DN chiếm tỷ trọng lớn. Các DN
đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong chiếm gần 50% tỷ trọng tổng thuế thu nhập DN trong
Bảng V.1000. Tiếp theo, các DN đến từ Châu Âu và Hoa Kỳ cũng chiếm tỷ lệ cao trong đóng
góp thuế thu nhập (21,64%). Tuy nhiên, các DN của một số nền kinh tế khác đang có lợi nhuận
không lớn, thậm chí thua lỗ, và do vậy đóng góp thuế thu nhập DN còn hạn chế.
Theo số liệu thống kê của Cục Thuế TP HCM về kết quả kinh doanh năm 2009 của DN FDI trên
địa bàn, gần 60% số DN báo cáo thua lỗ (một kết quả không phải là bất thường so với những
năm trước nên không thể đổ lỗi cho hậu quả của khủng hoảng kinh tế thế giới). Sử dụng nhiều tài
nguyên thiên nhiên, năng lượng (đặc biệt là điện năng), nhưng hiệu quả kinh tế và qua đó là đóng
góp cho ngân sách một bộ phận DN FDI là rất hạn chế.
Thay đổi chiến lược
Trong bối cảnh đó, cần có sự thay đổi toàn diện về chiến lược thu hút và phát triển DN FDI. Khi
tiệm cận dần tới ngưỡng là nước có thu nhập trung bình, VN cần có sự chủ động cao hơn trong
việc thu hút và lựa chọn đầu tư. Chiến lược xúc tiến đầu tư (promotion) cần được thay bằng
chiến lược hấp dẫn đầu tư (attraction). Tức là, VN cần chủ động và có tiêu chí lựa chọn kỹ hơn
các đối tác chiến lược và các nhà đầu tư chiến lược. Ưu tiên cao nhất là khả năng tạo lợi nhuận
và sự lan truyền về công nghệ và quản lý của các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng.
Việc lựa chọn đối tác chiến lược có lẽ cần căn cứ vào thực tiễn đầu tư của các DN FDI ở VN.
Những nền kinh tế có các nhà đầu tư FDI kinh doanh hiệu quả tại VN, đóng góp nhiều thuế thu
nhập tại VN cần được coi là các đối tác chiến lược trong hút đầu tư của VN.
/////////////////////////////////////=====================/////////////////////////////////////
/

Tính chung cả vốn cấp mới và tăng thêm


trong 2 tháng đầu năm 2010, Việt Nam đã
thu hút thêm 1,78 tỷ USD vốn đầu tư đăng
ký, bằng 27,3% so với cùng kỳ năm trước.
Theo báo cáo từ Cục Đầu tư nước ngoài, trong 2 tháng đầu năm 2010, đã có 88 dự án được cấp giấy
chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,78 tỷ USD; bằng 57,5% về số dự án và bằng 34,8% về
tổng vốn đầu tư so với cùng kỳ năm 2009.

Một số dự án lớn được cấp phép là dự án Công ty TNHH Skybridge Dragon Sea của Hoa Kỳ tại tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu với tổng vốn đầu tư 902,5 triệu USD; dự án Công ty TNHH đầu tư Daewon - Bình Khánh
để kinh doanh bất động sản tại TP Hồ Chí Minh với tổng vốn đầu tư 120 triệu USD; dự án Công ty TNHH
CZ Slovakia Việt Nam của nhà đầu tư Slovakia để kinh doanh bất động sản với tổng vốn đầu tư 100 triệu
USD.

Về tăng vốn, trong 2 tháng đầu năm 2010 đã có 16 lượt dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn đầu tư
đăng ký tăng thêm là 165,2 triệu USD, chỉ bằng 4,3% so với cùng kỳ năm 2009.
Như vậy cả về cấp mới lẫn tăng vốn, FDI trong 2 tháng đầu năm đều giảm. Tính chung cấp mới và tăng
thêm 2 tháng đàu năm Việt Nam thu hút được 1,78 tỷ USD (riêng tháng 1 Việt Nam thu hút 318 triệu
USD).

Tín hiệu khả quan bù lại của FDI là thống kê trong 2 tháng đầu năm 2010, ước tính các dự án đầu tư
trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 1,1 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2009.

/////////////////////////////////////-
============================///////////////////////

FDI 9 tháng đạt 12,19 tỷ USD, bằng 87,3% so với


cùng kỳ 2009
Báo cáo về đầu tư nước ngoài (FDI) tháng này đáng chú ý là đã
xuất hiện một số dự án giảm quy mô vốn đầu tư với mức giảm 6
triệu cho đến trên 31 triệu USD.

Theo các báo cáo nhận được, trong 9 tháng đầu năm 2010 cả nước có
720 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký
11,4 tỷ USD, tăng 37,3% so với cùng kỳ 2009. Về tăng vốn, 9 tháng
có 153 dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm
là 783 triệu USD, giảm 13,8% so với cùng kỳ năm 2009. Tính chung
cả cấp mới và tăng vốn, trong 9 tháng đầu năm 2010, các nhà đầu tư
nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 12,19 tỷ USD, bằng
87,3% so với cùng kỳ 2009.

Tính riêng trong tháng 9/2010 có 62 dự án được cấp giấy chứng nhận
đầu tư với tổng số vốn đăng ký đạt 616 triệu USD (tháng 8 con số
đăng ký gần 2,5 tỷ USD)

Trong 9 tháng đầu 2010, có 48 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu
tư tại Việt Nam, các nhà đầu tư lớn nhất lần lượt là Hà Lan với tổng
vốn đầu tư đăng ký là 2,2 tỷ USD chiếm 18,2% tổng vốn đầu tư vào
Việt Nam; Hàn Quốc đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 2 tỷ USD, chiếm 17% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam; Hoa Kỳ
đứng thứ 3 với tổng vốn đăng ký là 1,87 tỷ USD, chiếm 15,3% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.

Bà Rịa – Vũng Tàu là địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất trong 9 tháng đầu 2010 với 2,23 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng
thêm. Tiếp theo là Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh, Nghệ An với quy mô vốn đăng ký lần lượt là 2,15 tỷ USD, 1,8 tỷ USD và 1 tỷ
USD.

Xuất hiện một số dự án giảm quy mô vốn đầu tư


Báo cáo về FDI tháng này đáng chú ý là đã xuất hiện một số dự án giảm quy mô vốn đầu tư như dự án Công ty TNHH phát triển
quốc tế thế kỷ 21 xây dựng khu tái định cư tại TP Hồ Chí Minh giảm trên 31 triệu USD; dự án Công ty TNHH TM và DV Siêu
thị An lạc tại TP Hồ Chí Minh giảm 6 triệu USD..

Trong số các dự án cấp mới trong 9 tháng năm 2010, đáng chú ý có các dự án lớn được cấp phép là: dự án Công ty TNHH điện
lực AES-TKV Mông Dương (BOT nhiệt điện Mông Dương 2) xây dựng nhà máy nhiệt điện tại Quảng Ninh với tổng vốn đầu tư
là 2,1 tỷ USD; Dự án Công ty Sắt xốp Kobelco Việt Nam sản xuất phôi thép tại Nghệ An với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD…

Xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp FDI (kể cả dầu khí) 9 tháng đầu năm dự kiến đạt 27,4 tỷ USD, tăng 26,5% so với cùng kỳ
và chiếm 53,1% tổng xuất khẩu cả nước. Nếu không tính dầu thô, khu vực FDI dự kiến xuất khẩu 23,7 tỷ USD, chiếm 45,9%
tổng xuất khẩu và tăng 40,1% so với cùng kỳ 2009. Nhập khẩu của khu vực FDI 9 tháng đầu năm dự kiến đạt 25,7 tỷ USD, tăng
42,4% so với cùng kỳ và chiếm 42,8% tổng nhập khẩu cả nước.

Trong 9 tháng đầu năm, khu vực FDI xuất siêu 1,7 tỷ USD, trong khi cả nước nhập siêu 8,6 tỷ USD; nếu không tính xuất khẩu
dầu thô, khu vực FDI nhập siêu trên 2 USD, chiếm 23,5% giá trị nhập siêu cả nước.
////////////////////////////////////====================//////////////////////////////

Highlight of FDI in the first nine month of 2010(Điểm nổi bật của FDI trong tháng chín đầu tiên
của năm 2010)
Foreign investment disbursement from January to September reached more than US$8 billion, a
rise of 4.8 percent compared to the same period last year says the Foreign Investment Agency.(
(Đầu tư nước ngoài giải ngân từ tháng một-Tháng Chín đạt hơn 8 tỷ USD, tăng 4,8 phần trăm so
với cùng kỳ năm ngoái nói rằng Cơ quan Đầu tư nước ngoài.)

The first nine months of the year saw Vietnam successfully attract US$12.19 billion worth of
foreign direct investment and license 720 new projects amounting to US$11.4 billion.
Authorities are working towards an FDI goal of US$22 billion to US$25 billion by the year’s
end. (Chín tháng đầu năm nay Việt Nam đã nhìn thấy thành công thu hút Mỹ $ 12190000000 giá
trị của đầu tư trực tiếp nước ngoài và cấp phép 720 dự án mới lên tới US $ 11400000000. Nhà
chức trách đang làm việc hướng tới một mục tiêu FDI của 22 tỷ USD cho 25 tỷ USD vào cuối
năm nay.)
FDI disbursement was slower in September at US$800 million, an estimated US$50 million
lower compared to August figures. Companies seemed to have drastically cut down on bringing
in additional funding to existing projects with only 153 projects reporting on increasing their
capital by US$783 million, an almost 86 percent fall compared to last year.( FDI giải ngân chậm
hơn trong tháng Chín tại Mỹ 800 triệu USD, ước tính là $ 50.000.000 thấp hơn so với con số
tháng Tám. Các công ty dường như đã quyết liệt cắt giảm đưa vào kinh phí bổ sung cho các dự
án hiện tại chỉ có 153 dự án báo cáo về tăng vốn của mình bằng 783 triệu USD, gần như 86 phần
trăm giảm so với năm ngoái.)
Vietnam’s highest source of FDI came from the Netherlands at US$2.2 billion, with South Korea
trailing behind with US$2 billion and the United States with US$1.87 billion. A majority of the
investments went to the processing and manufacturing industries, accounting for 30.2 percent of
registered FDI.( cao nhất nguồn vốn FDI của Việt Nam đến từ Hà Lan tại 2,2 tỷ USD, với Hàn
Quốc theo sau phía sau với 2 tỷ USD và Hoa Kỳ với Mỹ $ 1870000000. Một phần lớn các khoản
đầu tư đã đi đến các ngành công nghiệp chế biến và sản xuất, chiếm 30,2 phần trăm FDI đăng
ký.)
Foreign investors found Ba Ria-Vung Tau Province in southern Vietnam the most attractive
destination in the country with US$2.23 billion FDI flowing into the area. This was followed by
Quang Ninh Province in the north at US$2.15 billion and Ho Chi Minh City with more than
US$1.8 billion.( Đầu tư nước ngoài thấy các Bà Rịa-Vũng Tàu ở miền Nam Việt Nam là điểm
đến hấp dẫn nhất ở nước này với Mỹ $ 2230000000 FDI chảy vào khu vực. Tiếp theo là tỉnh
Quảng Ninh ở phía bắc tại Mỹ $ 2150000000 và Thành phố Hồ Chí Minh với hơn 1,8 tỷ USD.)
FDI in the first half of 2010(FDI trong nửa đầu năm 2010)

Click on image to enlagre the chart


FDI Outlook in Vientam in year 2009 (FDI Outlook trong Vientam trong năm 2009)
Total new registered capital of FDI projects is about 21.48 billion USD, in which 16.34 billion
USD is newly licensed project (76% contribution, 839 projects). Top 3 provinces attracts FDI in
Vietnam is Baria-Vung Tau (6.73 bil. $US, in which 2.857 bil.$US of 12 new licensed projects),
Quang Nam (4.174, 4.150, 1), Binh Duong (2.502, 2.152, 95). Hochiminh City and Hanoi are
ranked number #7 and #8 accordingly. However, the number of license granted by those major
economic hubs of Vietnam is almost 537 licenses (64% of total new licenses granted in Vietnam)
( Tổng số vốn đăng ký mới các dự án FDI khoảng 21480000000 USD, trong đó 16340000000
USD là dự án mới được cấp phép (76% đóng góp, 839 dự án). Top 3 tỉnh thu hút FDI ở Việt
Nam là tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (6,73 tỷ USD., Trong đó 2,857 tỷ đồng. Đô la Mỹ của 12 dự án
mới được cấp phép), Quảng Nam (4,174, 4,150, 1), Bình Dương (2,502, 2,152, 95). TP Hồ Chí
Minh và Hà Nội được xếp hạng số # 7 và # 8 cho phù hợp. Tuy nhiên, số lượng giấy phép được
cấp bởi những trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam là gần như 537 giấy phép (64% tổng số giấy
phép cấp mới tại Việt Nam)
More details on Vietnam Ranking Index, as investment environment(Chi tiết về Việt Nam xếp
hạng chỉ số, như môi trường đầu tư)
Vietnam Ministry of Industry and Trade has expected the industrial output contribution growth
of FDI segment remaining at high over 15% year on year.( Việt Nam Bộ Công thương đã dự
kiến sự tăng trưởng sản lượng công nghiệp đóng góp của FDI phân đoạn còn lại ở độ cao so với
năm 15% năm.

Focus more news of VIETNAM INDUSTRY


Vietnam Ministry of Planning & Investment (MPI) has official set the FDI target of year 2009.
Country targets to attract 30 billion$US in year 2009 (almost a half of actual in year 2008). There
are some reasons explained from authorities : (1) world financial crisis (2) Other regional
countries has raised up their competitiveness indexes, which could attract more FDI flow in (3)
Other reasons from selft country competitivness like infrastructure conditions, amdministration
process ...Vietnam's GDP growth rate in year 2009 is planned at 6.5%( Việt Nam Bộ Kế hoạch &
Đầu tư (MPI) đã chính thức thiết lập các mục tiêu FDI của năm 2009. Quốc gia mục tiêu thu hút
30000000000 $ Hoa Kỳ năm 2009 (gần một nửa số thực tế trong năm 2008). Có một số lý do
giải thích từ chính quyền: (1) cuộc khủng hoảng tài chính thế giới (2) Các nước khác trong khu
vực đã tăng lên chỉ số năng lực cạnh tranh của họ, mà có thể thu hút FDI chảy vào (3) Các lý do
khác từ nước competitivness selft như điều kiện hạ tầng, amdministration quá trình. .. của Việt
Nam tăng trưởng GDP trong năm 2009 dự kiến ở mức 6,5%)
More Aggregating Business News | Focus Financial News

A. Classified by Industry

(Click on the graph to see full image)


More Industry Analysis : Paper Industry - Cement Industry - Petrochemical Industry -
Construction Industry
B. TOP 20 FDI countries to Vietnam
(Click on the graph to see full image)
C. Review 10 years of FDI

(Click on the graph to see full image)


More Aggregating Business News | Focus Financial News

A. Classified by industrial segments

(Click on the graph to see full image)


More Industry Analysis : Paper Industry - Cement Industry - Petrochemical Industry -
Construction Industry
B. Top 20 investor in last 9 years
(Click on the graph to see full image)
A. Classified by Industry
(Click on the graph to see full image)
B. Review in last 8 years

(Click on the graph to see full image)

Viet Nam attracted foreign direct investment (FDI) of 5.8 billion USD in 2005, a record high for
the past eight years. Of the total figure, almost four billion USD comes from 771 newly licensed
FDI projects and the rest from additional investment injected into existing projects.
2005 couldn't have gone better for foreign entrepreneurs in Viet Nam, who reached their highest
revenue, 20 billion USD, since the 1997 Asian monetary crisis, and contributed 1.3 billion USD
to the State budget. (Việt Nam thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của 5,8 tỷ USD trong
năm 2005, một kỷ lục cao trong tám năm qua. Trong tổng số, gần bốn tỷ USD đến từ 771 dự án
FDI được cấp phép mới và phần còn lại từ đầu tư bổ sung tiêm vào các dự án hiện có.
2005 không có thể đã tốt hơn cho các doanh nhân nước ngoài tại Việt Nam, người đã đạt doanh
thu cao nhất, 20 tỷ USD, kể từ khi cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á 1997, và đóng góp 1,3 tỷ
USD cho ngân sách Nhà nước.)
The Government has relentlessly perfected its legal system, created more incentive
policies for foreign investors and tried to fulfill its commitments to the international
community. These progressive steps, he said, have consolidated the confidence of
foreign investors in pouring their money into the country. Besides, Viet Nam's
efforts to maintain its socio-political stability and step up and professionalise
investment promotion activities also play a crucial role in increasing the FDI flow.
(Chính phủ đã không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật của nó, tạo ra chính sách
ưu đãi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài và cố gắng thực hiện các cam kết với
cộng đồng quốc tế. Những bước tiến bộ, ông nói, đã củng cố niềm tin của nhà đầu
tư nước ngoài đổ tiền của họ vào nước này. Bên cạnh đó, Việt Nam nỗ lực để duy trì
sự ổn định chính trị xã hội và đẩy mạnh và chuyên nghiệp hóa hoạt động xúc tiến
đầu tư cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng dòng chảy FDI.)

It is also recommended that the Government speed up improvement of its legal mechanism,
prepare instructive documents for the implementation of the Investment Law and the Enterprise
Law, intensify the decentralisation process and investment management work, create incentive
policies for the development of supporting industries and facilitate the Viet Nam-Japan Joint
Initiative Programme and the Viet Nam-Singapore Economic Linkage Project, he said, adding
that these are crucial steps to raise Viet Nam's competitiveness in attracting FDI. (Brief from
Vietnam News Agency, Vneconomy News) (Nó cũng khuyến nghị Chính phủ tăng tốc độ cải
thiện cơ chế pháp lý của nó, chuẩn bị văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư và Luật Doanh
nghiệp, tăng cường quá trình phân cấp và công tác quản lý đầu tư, tạo ra các chính sách khuyến
khích phát triển công nghiệp hỗ trợ và tạo điều kiện Việt Nam-Nhật Bản và Chương trình Sáng
kiến chung Việt Nam-Singapore Dự án Liên kết kinh tế, ông nói thêm rằng đây là những bước
quan trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút FDI. (Giới thiệu tóm tắt
của Việt Nam Thông tấn xã, Vneconomy Tin tức))
VIETNAM FDI MECHANISM (1998 - NOVEMBER 2005). Source: MOT, MPI, VNA
////////////////////////////////==========================/////////////////////////////
///////////////

Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 4 tháng đầu năm vừa được Cục Đầu tư nước
ngoài công bố hôm nay (27/4). Trên hầu hết các “mặt trận”, số liệu FDI đã cho thấy sự tăng tốc
đáng kể.
Giải ngân vốn FDI tiếp tục ấn tượng khi đạt khoảng 900 triệu USD trong tháng 4, nâng tổng số
vốn FDI giải ngân trong 4 tháng đầu năm 2010 lên 3,4 tỷ USD, tăng tới 36% so với cùng kỳ năm
2009.
Trung bình, giải ngân vốn FDI đạt khoảng 850 triệu USD/tháng. Đây là mức khá cao và tương
đương giải ngân vốn FDI giai đoạn trước khủng hoảng.
Trong khi đó, vốn đăng ký đã thoát thế “lùng bùng” ở mức thấp mà có sự bứt phá ngoạn mục,
tuy chưa theo kịp cùng kỳ năm ngoái.
Từ tương quan so sánh chỉ đạt 29% so với cùng kỳ trong báo cáo tháng trước đó, tương đương
2,14 tỷ USD, chỉ tiêu này trong tháng 4 tăng thêm gần 3,8 tỷ USD để đạt “chung cuộc” 5,92 tỷ
USD, bằng 74,3% so với cùng kỳ.
Với các con số cụ thể, tính đến tháng 4, đã có 263 dự án cấp mới với tổng vốn gần 5,6 tỷ USD,
so với cùng kỳ đã giảm 19,6% về số dự án cấp mới nhưng tăng tới 58,5% về vốn.
Tuy nhiên, chỉ tiêu về dự án FDI tăng vốn chưa lấy lại đà tăng trưởng. Cũng trong 4 tháng qua,
mới có 92 lượt dự án tăng vốn với tổng giá trị đăng ký đầu tư đạt 325 triệu USD, bằng 69,7% về
số lượt dự án nhưng chỉ tương đương có 7,3% về vốn so với cùng kỳ.
Trong 31 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam 4 tháng đầu năm nay, các vị trí đầu bảng
đã có sự thay đổi cả về đối tác đầu tư và lượng vốn đăng ký. Từ chỗ không có đối tác nào đạt
tổng vốn đăng ký đầu tư quá 1 tỷ USD tại báo cáo tháng trước, đến nay đã có 3 đối tác vượt chỉ
tiêu này.
Hà Lan chỉ thêm 1 dự án cấp mới trong tháng đã thế chỗ Hoa Kỳ giành vị trí “quán quân”, với
trên 2,15 tỷ USD vốn đăng ký. Nhật Bản từ vị trí thứ 8 đã lên thứ nhì, với 1,1 tỷ USD vốn đăng
ký; Hoa Kỳ đứng thứ 3 với 1,02 tỷ USD…
Về phía các địa phương, thu hút nhiều vốn FDI nhất là Quảng Ninh. Sau khi trao giấy chứng
nhận đầu tư cho đối tác Hà Lan, tỉnh này trở thành địa phương thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn
nhất trong 4 tháng qua. Tiếp đến là Nghệ An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tp.HCM…
Theo nhận định của một số chuyên gia, sự tăng tốc trong các chỉ tiêu quan trọng liên quan đến
vốn FDI có thể phản ánh phần nào sự phục hồi kinh tế trên thế giới, cũng cho thấy kỳ vọng cao
hơn của nhà đầu tư đối với triển vọng kinh doanh tại Việt Nam.
Tuy nhiên, vấn đề cơ cấu đầu tư, dòng vốn FDI, công nghệ lựa chọn, hay môi trường tại các dự
án này vẫn còn nhận được nhiều nghi ngại. Đặc biệt, sau vụ việc Tung Kuang Hải Dương bị phát
hiện xả chất thải không qua xử lý ra môi trường gần đây, có nhiều ý kiến đặt dấu hỏi về hiệu quả
thực sự của các dự án tương tự.

Theo Thời báo Kinh tế


////////////////////////////////////////=========================////////////////////////
/////////

MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT FDI TỚI 2010


MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Mục tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 là:
“Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra
khỏi tình trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân. Đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một
nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Bảo
vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu
vực và trên trường quốc tế”.
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5 năm 2006-2010 là đưa tổng sản phẩm trong nước (GDP) lên gấp 2,1 lần so với năm
2000; GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt khoảng 1.050-1.100 USD; tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng
năm thời kỳ 5 năm 2006-2010 đạt 7,5-8%, phấn đấu đạt trên 8%.Ước tính nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội trong 5
năm 2006-2010 là 140 tỷ USD (giá năm 2005), chiếm 40% GDP, trong đó, nguồn vốn huy động từ bên ngoài chiếm
khoảng 35%.
MỤC TIÊU CỤ THỂ
Những kết quả tích cực đạt được trong năm 2006, nhất là kinh tế tăng trưởng nhanh, môi trường đầu tư được cải
thiện, việc chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO và việc Hoa Kỳ thông qua Quy chế thương mại
bình thường vĩnh viễn đối với Việt Nam, uy tín của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao, sẽ tạo đà cho sự gia
tăng dòng vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta trong những năm tiếp theo.
Trên cơ sở đánh giá tiềm năng của đất nước cũng như những nhân tố mới có tác động đến dòng vốn đầu tư nước
ngoài, có thể dự báo rằng, nếu giải quyết tốt những vấn đề kết cấu hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực, thủ tục hành
chính, thì dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ tiếp tục xu hướng gia tăng. Một số chỉ tiêu chủ yếu của
ĐTNN giai đoạn 2006-2010:
v Vốn FDI thực hiện: đạt khoảng 24 - 25 tỷ USD (tăng 70-75% so với giai đoạn 2001 -2005) chiếm khoảng 17,8%
tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
v Vốn đăng ký: Tổng vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng vốn trong 5 năm 2006-2010 đạt khoảng 38-40 tỷ USD (tăng
khoảng hơn 80% so với giai đoạn 2001 – 2005), trong đó vốn đăng ký cấp mới đạt khoảng 28 tỷ USD, vốn tăng
thêm đạt khoảng 10-12 tỷ USD.
v Doanh thu: khoảng 216 tỷ USD
v Xuất - nhập khẩu: xuất khẩu đạt khoảng 106,5 tỷ USD (không kể dầu thô); nhập khẩu đạt 131,3 tỷ USD.
v Nộp ngân sách nhà nước: khoảng 8,7 tỷ USD.
v Cơ cấu vốn thực hiện theo ngành: vốn FDI thực hiện trong ngành công nghiệp chiếm khoảng 60%, nông-lâm-ngư
nghiệp khoảng 5% và dịch vụ khoảng 35%.
3. Định hướng thu hút vốn đầu tư theo ngành, đối tác và vùng lãnh thổ
Định hướng ngành:
Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước đến năm 2010 và định hướng trở thành nước công
nghiệp vào năm 2020 cần ưu tiên thu hút ĐTNN vào các ngành có tác động lớn trên các phương diện như: thúc đẩy
chuyển giao công nghệ nhất là công nghệ cao, công nghệ nguồn; gia tăng xuất khẩu; tạo việc làm; phát triển công
nghiệp phụ trợ; các dự án sản xuất các sản phẩm, dịch vụ có sức cạnh tranh; các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng.
Một số định hướng cụ thể:
(i) Ngành Công nghiệp-Xây dựng:
- Các ngành đặc biệt khuyến khích đầu tư gồm công nghệ thông tin, điện tử, vi điện tử, công nghệ sinh học…; chú
trọng công nghệ nguồn từ các nước công nghiệp phát triển như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản; hết sức coi trọng thu hút
FDI gắn với nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ.
- Công nghiệp phụ trợ: Khuyến khích thu hút FDI vào ngành công nghiệp phụ trợ nhằm giảm chi phí đầu vào về
nguyên-phụ liệu của các ngành công nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm sản xuất trong
nước. Để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, cần tạo điều kiện để các dự án sản xuất lắp ráp các sản
phẩm công nghiệp nhanh chóng mở rộng quy mô và thị trường tiêu thụ.
(ii) Ngành Dịch vụ:
- Ngành dịch vụ còn dư địa lớn để đầu tư phát triển góp phần quan trọng trong nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Từng bước mở cửa các lĩnh vực dịch vụ theo các cam kết quốc tế, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát
triển như dịch vụ ngân hàng, tài chính; dịch vụ vận tải, bưu chính-viễn thông, y tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo và các
lĩnh vực dịch vụ khác.
Với định hướng trên, tiến hành xem xét, giảm bớt các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh có điều kiện đối với ĐTNN
có tính tới các yếu tố hội nhập và toàn cầu hóa theo lộ trình “mở cửa”; tạo bước đột phá trong thu hút ĐTNN bằng
việc xem xét đẩy sớm lộ trình mở cửa đối với một số lĩnh vực dịch vụ, khuyến khích sự tham gia của khu vực tư
nhân vào phát triển hạ tầng. Cụ thể là:
- Khuyến khích mạnh vốn ĐTNN vào các ngành du lịch, y tế, giáo dục-đào tạo. Mở cửa theo lộ trình các lĩnh vực
dịch vụ “nhạy cảm” như ngân hàng, tài chính, vận tải, viễn thông, bán buôn và bán lẻ và văn hoá.
- Khuyến khích ĐTNN tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật bằng các phương thức thích hợp gồm BOT, BT để
xây dựng cảng biển, cảng hàng không, đường cao tốc, đường sắt, viễn thông, cấp nước, thoát nước… nhằm góp
phần nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng nhanh của nền kinh tế.
(iii) Ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp:
- Khuyến khích các dự án đầu tư về công nghệ sinh học để tạo ra các giống cây, con có năng suất, chất lượng cao
đưa vào sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- Khuyến khích dự án đầu tư cho công nghệ chế biến thực phẩm, bảo quản sau thu hoạch để nâng giá trị sản phẩm,
tạo ra thị trường tiêu thụ nông sản ổn định, đặc biệt xuất khẩu.
- Khuyến khích FDI tham gia đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nông, lâm nghiệp như các công trình
thủy lợi, sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hệ thống giao thông nội đồng...
Định hướng vùng:
Trong những năm tới, dự báo vốn FDI vẫn sẽ tập trung chủ yếu vào những địa phương có điều kiện thuận lợi về địa
lý-tự nhiên, nhất là các vùng kinh tế trọng điểm. Để tăng cường thu hút ĐTNN tại những vùng có điều kiện kinh tế
xã hội còn khó khăn, thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, bên cạnh những ưu đãi của đối
với FDI tại các vùng đó đòi hỏi phải tăng cường đầu tư xây dựng nhanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đường giao thông,
điện, nước ở các vùng kinh tế khó khăn bằng nguồn vốn nhà nước, vốn ODA và nguồn vốn tư nhân. Tập trung thu
hút đầu tư vào các khu kinh tế, Khu Công nghiệp đã được Chính phủ phê duyệt (như Chu Lai, Nhơn Hội…) góp
phần đẩy nhanh việc thu hẹp khỏang cách phát triển giữa các vùng).
Định hướng đối tác:
(i) Chú trọng thu hút FDI từ các tập đoàn đa quốc gia (TNCs):
FDI trên thế giới chủ yếu là vốn của TNCs; hoạt động của các công ty này có tác động quan trọng đối với những
nước tiếp nhận vốn FDI. Do đó việc thu hút các TNCs được khuyến khích cả hai hướng: Thực hiện những dự án lớn,
công nghệ cao hướng vào xuất khẩu; tạo điều kiện để một số TNCs xây dựng các Trung tâm nghiên cứu, phát triển,
vườn ươm công nghệ gắn với đào tạo nguồn nhân lực.
Nhấn vào đây để xem tiếp:
* Nhật Bản:
Dự báo từ nay đến 2010 Nhật Bản sẽ tiếp tục giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong đầu tư tại Việt Nam, tiếp theo là
Hoa Kỳ và các nước EU.
Nhật Bản là quốc gia có vốn FDI thực hiện lớn nhất trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Nhật Bản cũng là nước cung cấp ODA nhiều nhất cho Việt Nam. Hai nước Nhật Bản và Việt Nam đang xây dựng
quan hệ đối tác chiến lược sau chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 10
năm 2006. Chính phủ Nhật Bản đang có những chính sách hỗ trợ, thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài, trong đó coi Việt
Nam là một địa bàn đầu tư quan trọng trong khu vực.
Các tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs) của Nhật Bản đang thực hiện chiến lược chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc
sang một số nước khác trong khu vực theo mô hình “Trung Quốc + 1”, tạo cơ hội mới cho Việt Nam trong tăng
cường thu hút đầu tư của Nhật Bản.
Việt Nam và Nhật Bản đang thực hiện Chương trình hành động Sáng kiến chung Việt – Nhật giai đoạn II nhằm giải
quyết những vướng mắc, nâng cao khả năng cạnh tranh của môi trường đầu tư.
Trong thời gian tới, cần tập trung xúc tiến đầu tư của Nhật Bản vào các dự án công nghệ cao, chuyển giao công nghệ
và kỹ thuật tiên tiến ; chú trọng thu hút FDI của Nhật vào Khu công nghệ cao Hòa Lạc theo thỏa thuận của hai
Chính phủ trong chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam.
Tiến hành vận động đầu tư tại Nhật Bản theo hình thức mới, chọn các dự án trọng điểm để vận động các tập đoàn cụ
thể của Nhật Bản đầu tư. Tổ chức cho đoàn doanh nghiệp hai nước thăm và tìm hiểu cơ hội đầu tư lẫn nhau.
Thúc đẩy và hỗ trợ các dự án lớn của Nhật Bản hiện đang trong quá trình đàm phán hoặc hình thành dự án.
Giải quyết tốt các vướng mắc cho các doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam nhằm tạo thêm lòng tin của
các nhà đầu tư Nhật Bản.
* Hoa Kỳ:
Hoa Kỳ là nước xuất khẩu tư bản lớn nhất thế giới. Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký kết và đang thực hiện Hiệp định
Thương mại (BTA). Mới đây Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với
Việt Nam. Hai nước cũng đã thành lập Hội đồng Tư vấn cấp cao Việt Nam – Hoa Kỳ. Năm 2006, Hoa Kỳ đã có một
số dự án đầu tư lớn tại Việt Nam, trong đó có dự án trị giá 1 tỷ USD của Tập đoàn Intel. Dự báo trong các năm tới,
đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam sẽ tăng nhanh hơn các năm trước và Hoa Kỳ có thể vươn lên đứng hàng thứ hai
sau Nhật Bản về vốn đầu tư vào Việt Nam.
Để thúc đẩy hợp tác đầu tư Việt Nam-Hoa Kỳ cần tổ chức triển khai các hoạt động sau:
- Tập trung vận động đầu tư đối với từng lĩnh vực, dự án trọng điểm và đối tác tiềm năng. Mở rộng, nâng cao hiệu
qủa hợp tác xúc tiến đầu tư với các công ty tư vấn, xúc tiến đầu tư, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ của Hoa
Kỳ. Thành lập tổ công tác liên ngành để thúc đẩy đàm phán, chuẩn bị một số dự án quan trọng.
- Hỗ trợ các dự án đầu tư của Hoa Kỳ đã được cấp giấy phép đầu tư hoặc đang đàm phán, chuẩn bị đầu tư bằng cách
giải quyết sớm các vướng mắc trong hoạt động của các dự án đầu tư đã được cấp giấy phép.
- Tăng cường hợp tác nhằm nâng cao hiệu qủa thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ nhằm khai thác
tối đa những lợi ích từ việc triển khai Hiệp định này, giảm thiểu những tác động tiêu cực, đồng thời tăng cường thu
hút đầu tư của Hoa Kỳ trên cơ sở đảm bảo sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động này.
- Tiếp tục tận dụng hoạt động của Hội đồng tư vấn Việt Nam - Hoa Kỳ để nghiên cứu, đề xuất cơ chế hợp tác mới
nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ và giữa các doanh nghiệp
hai nước. Nghiên cứu, đề xuất về các vấn đề tăng cường cạnh tranh và thúc đẩy quan hệ kinh tế song phương Việt
Nam Hoa Kỳ, nhất là đẩy mạnh thu hút đầu tư của các công ty Hoa Kỳ và Việt Nam..
- Hiện nay, có khoảng 1,5 triệu Việt kiều đang sinh sống, làm ăn tại Hoa Kỳ. Nhiều người Việt đã trở thành những
nhà kinh doanh thành đạt có khả năng đầu tư về nước; một số khác có trình độ kỹ thuật cao, đặc biệt trong các ngành
khoa học tự nhiên, công nghệ... Do vậy, cần đẩy mạnh thu hút đầu tư của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ theo
hướng: (i) tiếp tục tăng cường các ưu đãi khuyến khích Việt kiều đầu tư về nước, đặc biệt trong các ngành công
nghệ thông tin, giáo dục, y tế, nghiên cứu phát triển, du lịch, kinh doanh bất động sản....; (ii) tạo điều kiện thuận lợi
hơn nữa cho việc nhập cảnh, cư trú, đi lại và sinh hoạt của Việt kiều tại Việt Nam.
* Các nước EU:
Liên minh châu Âu (EU) coi trọng phát triển quan hệ hợp tác toàn diện với Việt Nam qua việc tăng viện trợ hợp tác
phát triển, về thương mại và đầu tư trực tiếp. EU cũng là những nước kết thúc sớm nhất đàm phán với Việt Nam gia
nhập WTO. Tuy nhiên đầu tư của EU vào Việt Nam cho đến nay chưa lớn. Dự báo trong các năm tới, đầu tư từ các
nước EU sẽ gia tăng nhưng tốc độ gia tăng chậm hơn đầu tư từ Nhật Bản và Hoa Kỳ. Chủ yếu do dòng vốn đầu tư
đang tập trung vào các thành viên mới của EU và do ở xa Việt Nam, chi phí vận chuyển cao, hiểu biết của cộng
đồng doanh nghiệp các nước EU về Việt Nam còn ít.
- Định hướng thu hút đầu tư từ EU tập trung vào việc thu hút đầu tư của các công ty đa quốc gia (TNCs) vì các công
ty này có khả năng tài chính mạnh, mạng lưới sản xuất và cung ứng sản phẩm toàn cầu. Trong EU cần tiếp tục thu
hút ĐTNN từ các nước công nghiệp hàng đầu như Pháp, Anh, Đức.
- Tăng cường giới thiệu về chính sách và cơ hội đầu tư tại Việt Nam; tiếp tục xúc tiến các dự án mà các tập đoàn EU
đi cùng Lãnh đạo các nước vào Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo, năng lượng, hoá chất, xây
dựng, dịch vụ. Tăng cường công tác tổ chức hội thảo XTĐT tại Việt Nam cũng như tại một số nước EU, thực hiện
việc tăng cường đại diện XTĐT tại một số nước EU.
- Thực hiện việc mở cửa lĩnh vực dịch vụ theo đúng cam kết; đối với một số dự án cụ thể, có thể xem xét cho phép
đầu tư sơm hơn, đổi lại phía ta tranh thủ sự ủng hộ của Chính phủ và của các TNC's EU trong việc cung cấp ODA
và các lợi ích thương mại.
(iii) Một số đối tác truyền thống:
* Đài Loan
Đài Loan tăng cường thực hiện Chính sách Hướng Nam, trong đó Việt Nam được coi là thị trường quan trọng về
đầu tư và thương mại. Đây là thời cơ mới trong thu hút đầu tư của Đài Loan để có thể đẩy quy mô và hiệu quả của
các dự án đầu tư sắp tới lên trình độ mới theo định hướng của ta. Tuy nhiên, việc tăng cường phát triển mối quan hệ
nói trên luôn luôn gặp phải trở ngại từ phía Trung Quốc, điều này dự báo là công tác thu thút đầu tư và phát triển
thương mại của Việt Nam từ Đài Loan sẽ gặp khó khăn hơn so với hơn 10 năm qua.
Trên cơ sở thế mạnh của Đài Loan, tập trung thu hút các nhà đầu tư Đài Loan vào các lĩnh vực sản xuất thép, cơ khí
chế tạo, xe máy, xe đạp; các thiết bị điện, điện tử, linh kiện máy tính; xi măng; sợi tổng hợp, dệt, may, giày thể thao
xuất khẩu; trồng và chế biến sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp và chế biến thực phẩm phục vụ xuất khẩu.
Đối với Đài Loan, cùng với việc tiếp tục chú trọng thu hút các Tập đoàn lớn cần coi trọng thu hút đầu tư của các xí
nghiệp vừa và nhỏ của Đài Loan vì quy mô vốn và trình độ kỹ thuật của các xí nghiệp vừa và nhỏ của Đài Loan lớn
hơn nhiều so với xí nghiệp cùng loại của Việt Nam. Việc tăng cường thu hút các xí nghiệp vừa và nhỏ của Đài Loan
cũng phù hợp với Chính sách Công nghiệp hoá và tăng cường xây dựng ngành Công nghiệp phụ trợ của ta; đẩy
mạnh hơn công việc hợp tác trong giáo dục đào tạo, nhất là trong lĩnh vực đào tạo kỹ thuật và quản lý xí nghiệp để
tạo điều kiện nâng cao chất lượng đầu tư tại Việt Nam
Tiếp tục xây dựng và phát triển các mối quan hệ hợp tác hai bên cùng có lợi giữa các cơ quan Chính phủ quản lý đầu
tư cũng như các tổ chức phi Chính phủ hai Bên.
Tăng cường phối hợp công tác với Văn phòng Kinh tế Văn hoá Đài Bắc tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, với
Hiệp hội Thương nhân Đài Loan tại Việt Nam để hỗ trợ tháo gỡ những khó khăn, trở ngại của các nhà đầu tư Đài
Loan trong quá trình đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam. Thông qua những biện pháp này để khuyến khích họ mở
rộng đầu tư, đầu tư mới và thu hút các doanh nghiệp mới của Đài Loan đầu tư vào Việt Nam.
* Hàn Quốc:
Vài năm gần đây Chính phủ Hàn Quốc kêu gọi mạnh mẽ các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam và quyết
định tăng ODA cho Việt Nam. Các doanh nghiệp Hàn Quốc rất quan tâm tới Việt Nam thể hiện qua số lượng khách
Hàn Quốc vào Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh ngày càng tăng. Năm 2006, Hàn Quốc dẫn đầu về đầu
tư tại Việt Nam. Do có một số dự án lớn, trong đó có dự án trị giá 1,12 tỷ USD của Tập đoàn sản xuất thép POSCO.
Trong những năm tới cần coi trọng thu hút đầu tư từ Hàn Quốc nhất là vào lĩnh vực công nghiệp chế tạo và công
nghiệp phụ trợ.
Cũng như các nhà đầu tư Nhật Bản, các nhà đầu tư Hàn Quốc chịu ảnh hưởng của những nhà đầu tư đi trước, vì vậy,
cần có biện pháp tích cực hỗ trợ các nhà đầu tư hiện đang kinh doanh ở Việt Nam, tạo tác động tích cực với các nhà
đầu tư mới.
* Singapore:
Hiện có hơn 1.600 TNCs đặt trụ sở tại Singapore, cần khuyến khích các tập đoàn này đầu tư vào Việt Nam. Với điều
kiện cơ sở hạ tầng phát triển (sân bay, cảng biển ...), Singapore có thể đóng vai trò điểm kết nối cho các nhà đầu tư
nước ngoài tới Việt Nam và cũng như cho các nhà xuất khẩu Việt Nam đến các thị trường quốc tế.
Việt Nam và Singapore đang triển khai nghiên cứu đề án kết nối hai nền kinh tế. Hai nước cũng đã thỏa thuận thực
hiện chương trình hợp tác xúc tiến và thúc đẩy đầu tư của nước thứ ba vào Việt Nam và Singapore mà cụ thể là Nhật
Bản. Đây là yếu tố thuận lợi để thúc đẩy đầu tư của Singapore vào Việt Nam trong những năm tới.
Các lĩnh vực cần ưu tiên thu hút đầu tư từ Singapore là : công nghiệp điện tử, tin học, công thệ thông tin; các dự án
công nghiệp dịch vụ có tỷ suất sinh lời cao như khách sạn-du lịch, bất động sản.
////////////////////////////////////////////////====================////////////////////////////
////////

FDI năm 2010 khó đạt mục tiêu


vnexpress.net - 09:02 27/10/2010

Tính đến cuối tháng 10, tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký mới đạt
khoảng 12 tỷ USD, kém xa so với mục tiêu thu hút 22 - 25 tỷ USD trong cả năm 2010.
Tin bài liên quan
 Vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục giảm tuoitre.vn - 27/10/2010
 Đầu tư vào Hà Nội có thể đạt 800 triệu USD anninhthudo.vn - 22/10/2010
 Khảo sát đầu tư công nghiệp Việt Nam 2010 cand.com.vn - 19/10/2010
 Quảng Ninh: Hơn 100 dự án nước ngoài còn hiệu lực phapluattp.vn -
24/10/2010
 Nhập siêu 1,1 tỷ USD trong tháng 10 vnexpress.net - 25/10/2010
Theo số liệu vừa được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) công bố, tổng lượng vốn
FDI đăng ký mới trong tháng 10 đạt khoảng 604 triệu USD, tương đương mức đăng ký của tháng
9. Trong số này, có 184 triệu USD thuộc về các dự án đăng ký mới (39 dự án), còn lại là các dự
án tăng vốn.

Cũng trong tháng 10, lượng giải ngân FDI đạt 950 triệu USD, cao hơn tháng 9 là 150 triệu USD.
Như vậy, tổng lượng vốn ngoại được giải ngân từ đầu năm đạt vừa tròn 9 tỷ USD.
Tính chung trong 10 tháng, công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút FDI mạnh nhất với
tổng vốn đăng ký khoảng 4 tỷ USD. Tiếp đó là sản xuất, phân phối điện, nước, đồ điện tử, bất
động sản… Trong khi đó, nếu tính theo địa phương, Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục là điểm đến hấp
dẫn với nhà đầu tư nước ngoài với 2,37 tỷ USD đăng ký trong 10 tháng. Tiếp theo là Quảng Ninh
(2,2 tỷ USD) và TP HCM (1,8 tỷ USD)
//////////////////////////////////////======================///////////////////////////////

Tình hình đầu tư nước ngoài tháng 9 năm


2010

Tính đến hết quý III năm 2010, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước
ngoài đã giải ngân được 8.05 tỷ USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2010.
Xuất khẩu của khu vực ĐTNN (kể cả dầu khí) 9 tháng đầu năm dự kiến đạt
27,4 tỷ USD, tăng 26,5% so với cùng kỳ và chiếm 53,1% tổng xuất khẩu cả
nước. Nếu không tính dầu thô, khu vực ĐTNN dự kiến xuất khẩu 23,7 tỷ USD,
chiếm 45,9% tổng xuất khẩu và tăng 40,1% so với cùng kỳ 2009. Nhập khẩu
của khu vực ĐTNN 9 tháng đầu năm dự kiến đạt 25,7 tỷ USD, tăng 42,4% so với
cùng kỳ và chiếm 42,8% tổng nhập khẩu cả nước. Trong 9 tháng đầu năm, khu
vực ĐTNN xuất siêu 1,7 tỷ USD, trong khi cả nước nhập siêu 8,6 tỷ USD; nếu
không tính xuất khẩu dầu thô, khu vực ĐTNN nhập siêu trên 2 USD, chiếm
23,5% giá trị nhập siêu cả nước. Như vậy, để giải quyết tình trạng nhập siêu,
trong các tháng cuối năm cần chú trọng thực hiện các giải pháp thúc đẩy xuất
khẩu đối với khu vực trong nước.

Tình hình cấp GCNĐT:


Theo các báo cáo nhận được, trong 9 tháng đầu năm 2010 cả nước có 720 dự án mới được
cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký 11,4 tỷ USD, tăng 37,3% so với cùng kỳ 2009.
Trong 9 tháng đầu năm 2010, có 153 dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký
tăng thêm là 783 triệu USD, giảm 13,8% so với cùng kỳ năm 2009. Đã xuất hiện một số dự
án giảm quy mô vốn đầu tư như dự án Công ty TNHH phát triển quốc tế thế kỷ 21 xây dựng
khu tái định cư tại TP Hồ Chí Minh giảm trên 31 triệu USD; dự án Công ty TNHH TM và
DV Siêu thị An lạc tại TP Hồ Chí Minh giảm 6 triệu USD..
Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong 9 tháng đầu năm 2010, các nhà đầu tư nước
ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 12,19 tỷ USD, bằng 87,3% so với cùng kỳ 2009.
Theo lĩnh vực đầu tư:
Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thế mạnh của các nhà ĐTNN đã liên tục
tăng cao trong các tháng gần đây. Với 275 dự án đầu tư được cấp mới, tổng số vốn cấp mới
trên 3 tỷ USD và 106 lượt dự án mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tổng số vốn đăng ký
tăng thêm là 653,6 triệu USD đưa lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu, chiếm
30,2% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Với 6 dự án đầu tư được cấp phép trong 9 tháng đầu năm 2010, lĩnh vực sản xuất, phân phối
điện, khí, nước điều hòa đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký khá cao 2,94 tỷ USD,
chiếm 24,1% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 9 tháng đầu năm.
Không có nhiều dự án đăng ký thêm, nhưng với quy mô vốn đầu tư trung bình của một dự
án khá cao 144,9 triệu USD/1 dự án nên lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 3. Tổng
vốn đầu tư đăng ký trong lĩnh vực này là 2,75 tỷ USD, chiếm 22,6% tổng vốn đầu tư đăng
ký.
Theo đối tác đầu tư:
Trong 9 tháng đầu 2010, có 48 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, các
nhà đầu tư lớn nhất lần lượt là Hà Lan với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2,2tỷ USD chiếm
18,2% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Hàn Quốc đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký
trên 2 tỷ USD, chiếm 17% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam; Hoa Kỳ đứng thứ 3 với tổng vốn
đăng ký là 1,87 tỷ USD, chiếm 15,3% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.
Theo địa bàn đầu tư:
Bà Rịa – Vũng Tàu là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất trong 9 tháng đầu 2010 với
2,23 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm. Tiếp theo là Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh,
Nghệ An với quy mô vốn đăng ký lần lượt là 2,15 tỷ USD, 1,8 tỷ USD và 1 tỷ USD.
Trong số các dự án cấp mới trong 9 tháng năm 2010, đáng chú ý có các dự án lớn được cấp
phép là: dự án Công ty TNHH điện lực AES-TKV Mông Dương (BOT nhiệt điện Mông
Dương 2) xây dựng nhà máy nhiệt điện tại Quảng Ninh với tổng vốn đầu tư là 2,1 tỷ USD;
Dự án Công ty Sắt xốp Kobelco Việt Nam sản xuất phôi thép tại Nghệ An với tổng vốn đầu
tư 1 tỷ USD; Công ty TNHH Skybridge Dragon Sea của Hoa Kỳ, mục tiêu XD, KD Khu
trung tâm hội nghị triển lãm, trung tâm thương mại, kd bất động sản tại tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu với tổng vốn đầu tư 902,5 triệu USD; Dự án Công ty TNHH Posco SS- Vina tại Bà Rịa
– Vũng Tàu với tổng vốn đầu tư 360 triệu USD. Trong tháng 9 có thêm 1 dự án FDI được
cấp với quy mô vốn lớn là dự án Công ty CP đầu tư bất động sản Sài Gòn Thương Tín Tân
Thắng của Malaysia tại TP Hồ Chí Minh với tổng vốn đầu tư 293 triệu USD.

SỐ LIỆU CHI TIET NẰM TRONG EXCELL


/////////////////////////////////====////////////////
Ngày 11/9/2010 Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có công văn số 6428/BKH-ĐTNN gửi
UBND các địa phương đánh giá tình hình thực hiện báo cáo ĐTNN quý II, 6 tháng,
ước cả năm 2010 và xây dựng kế hoạch 2011.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có công văn số 4048/BKH-ĐTNN ngày 17/6/2010 gửi UBND các địa
phương đề nghị báo cáo tình hình đầu tư nước ngoài quý II, 6 tháng, ước cả năm 2010 và xây
dựng kế hoạch 2011. Căn cứ vào các báo cáo đã nhận được đến hết tháng 8 năm 2010, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư xin tổng hợp một số nét chính về việc thực hiện báo cáo tình hình đầu tư nước
ngoài theo quý của các địa phương như sau:
I. TÌNH HÌNH BÁO CÁO QUÝ II, 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010
1. Về số lượng các địa phương gửi báo cáo:
Tính đến nay, có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã gửi Báo cáo đầu tư nước ngoài
quý II, 6 tháng, ước cả năm 2010 và xây dựng kế hoạch 2011 về Bộ Kế hoạch và Đầu tư (báo
cáo gửi công văn hoặc gửi Email). Điều này cho thấy việc chấp hành chế độ báo cáo của các địa
phương là nghiêm túc.
2. Về hình thức gửi báo cáo:
+ 63/63 đầu mối báo cáo gửi đúng quy định (bằng văn bản hoặc thư điện tử) chiếm 100% tổng số
báo cáo. Trong đó:
+ 42 đầu mối báo cáo gửi cả bằng văn bản và thư điện tử chiếm 67% tổng báo cáo.
+ 14 đầu mối báo cáo chỉ gửi bằng văn bản chiếm 22,2% tổng báo cáo.
+ 4 đầu mối báo cáo chỉ gửi bằng thư điện tử chiếm 6,3% tổng báo cáo.
3. Tuân thủ mẫu biểu báo cáo
Về cơ bản các báo cáo được lập theo đúng mẫu biểu, có 54/63 báo cáo đúng mẫu quy định,
chiếm 85,7% tổng số báo cáo. Có 8 báo cáo không theo quy định (chiếm 14,3 % tổng số báo cáo)
là do các địa phương khi tổng hợp số liệu theo biểu mẫu báo cáo không quan sát hết các chỉ tiêu
yêu cầu của báo cáo, còn sử dụng nhầm mẫu biểu của các kỳ báo cáo khác. Một số địa phương
thiếu biểu mẫu báo cáo hoặc không đúng biểu mẫu báo cáo như: Bắc Kạn, Đồng Tháp, Bình
Thuận, Hậu Giang, Tp Hồ Chí Minh, Nghệ An, Tây Ninh, Tuyên Quang.
4. Về mức độ đầy đủ thông tin của các báo cáo
Nhìn chung, về nội dung báo cáo tình hình đầu tư nước ngoài quý II, 6 tháng, ước cả năm 2010
và xây dựng kế hoạch 2011 của các địa phương gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã theo mẫu.
Trong số 63 báo cáo của cả nước có 34 báo cáo đáp ứng cơ bản đủ thông tin, đạt tỷ lệ 54%. Chất
lượng báo cáo Quý II đã có phần tăng lên so với Quý I (Quý I là 50%). Nhiều báo cáo của địa
phương chưa đáp ứng được như yêu cầu gây khó khăn trong công tác tổng hợp chung tình hình
FDI trên phạm vi cả nước cụ thể như:
- Một số địa phương chưa tích cực trong việc thống kê và tổng hợp tình hình hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp FDI. Do đó, các chỉ tiêu quan trọng như doanh thu, số lao động, tình
hình nộp thuế của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn không được tổng hợp và báo cáo theo yêu
cầu tại biểu 1.1 và biểu 1.5.
- Một số địa phương như Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, không có đơn vị đầu mối tổng hợp số
liệu và báo cáo nên không có số liệu trên toàn địa bàn, chỉ có số liệu các dự án FDI do Sở Kế
hoạch và Đầu tư quản lý thiếu số liệu về tình hình đầu tư nước ngoài Khu Công nghiệp, Khu chế
xuất, Khu Công nghệ cao.
- Một số báo cáo FDI quý II, 6 tháng, ước cả năm 2010 và xây dựng kế hoạch 2011 có nội dung
báo cáo chưa đầy đủ như thiếu thông tin về địa chỉ nhà đầu tư, trụ sở công ty, nước đăng ký; tổng
hợp không theo mẫu, thiếu số liệu, sai đơn vị tính, thông tin báo cáo thiếu nhất quán giữa biểu
tổng hợp và biểu chi tiết.
Đánh giá cụ thể về báo cáo của các địa phương tại Phụ lục kèm theo.
II. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
Về cơ bản trong báo cáo tình hình đầu tư nước ngoài quý II, 6 tháng, ước cả năm 2010 và xây
dựng kế hoạch 2011 của cả nước là đầy đủ về số lượng, 100% tỉnh thành đã gửi báo cáo về Bộ
Kế hoạch và Đầu tư bằng đường công văn hay qua thư điện tử (so với Quý I là 60/63). Điều này
cho thấy việc chấp hành chế độ báo cáo của các địa phương có tiến bộ, nghiêm túc và đầy đủ,
qua đó giúp cho Bộ tổng hợp tương đối đầy đủ tình hình FDI cả nước trong 6 tháng, cả năm 2010
và kế hoạch năm 2011, qua đó có cơ sở để xây dựng kế hoạch năm tới.
Tuy nhiên chất lượng báo cáo của các địa phương vẫn còn nhiều hạn chế như: các số liệu còn có
sai sót và thiếu thống nhất giữa biểu chung và biểu chi tiết; nội dung báo cáo chưa đầy đủ, thiếu
số liệu, không có đủ biểu mẫu; thông tin trong các biểu mẫu chưa đầy đủ theo yêu cầu. Việc báo
cáo thiếu các chỉ tiêu quan trọng như: doanh thu, số lao động, tình hình nộp thuế cũng như việc
chưa tổng hợp rà soát, phân loại dự án và báo cáo tình hình vốn thực hiện của các doanh nghiệp
FDI trên địa bàn chứng tỏ các cơ quan thực hiện việc quản lý số liệu FDI trên địa bàn chưa nắm
được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và sẽ khó khăn trong việc
đánh giá hiệu quả của các doanh nghiệp FDI cũng như những đóng góp của khu vực này đối với
kinh tế địa phương.
Trong bối cảnh phân cấp toàn diện công tác quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài cho các địa
phương, nguồn thông tin từ các địa phương là nguồn thông tin quan trọng và duy nhất để Bộ Kế
hoạch và Đầu tư có thể tổng hợp, phân tích và đánh giá về thực trạng và xu hướng của tình hình
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đầu tư nước
ngoài thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
Trên cở sở tình hình thực hiện báo cáo FDI theo quý của các địa phương, để báo cáo đúng quy
định và có chất lượng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị:
1. Các địa phương đã nộp báo cáo nhưng còn thiếu biểu số liệu, thiếu thông tin, đề nghị Ủy ban
nhân dân chỉ đạo các đầu mối tổng hợp ĐTNN trên địa bàn tiến hành hoàn chỉnh biểu số liệu
theo mẫu gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 20/9/2010 cùng với báo cáo quý III/2010.
2. UBND các địa phương cử cơ quan đầu mối tổng hợp báo cáo FDI trên cả địa bàn gửi về Bộ
Kế hoạch và Đầu tư tránh hiện tượng thiếu số liệu của một số đầu mối quản lý FDI trên phạm vi
của tỉnh.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư mong nhận được sự hợp tác của Quý cơ quan./.
/////////////////////////===========///////////////////////////////

Tình hình đầu tư ra nước ngoài năm 2007

Tiếp theo đà tăng trưởng của những năm trước, hoạt động ĐTRNN của
các doanh nghiệp Việt Nam năm 2007 tiếp tục khởi sắc. Trong năm 2007 có 64
dự án ĐTRNN với tổng vốn đầu tư đăng ký là 391,2 triệu USD, tăng 77% về số
dự án bằng 92% tổng vốn đăng ký so với năm 2006.

Trong đó, lĩnh vực nông-lâm- ngư nghiệp có số vốn đầu tư lớn nhất (17 dự
án ĐTRNN với tổng vốn 156,8 triệu USD), chiếm 40% tổng vốn đầu tư ra nước
ngoài và 27% về số dự án, tăng 5,4% về vốn đăng ký so với năm 2006 (chiếm
30,3% số dự án và 34,6% vốn ĐTRNN). Các dự án đầu tư vào lĩnh vực này chủ
yếu là dự án trồng cây công nghiệp, cao su, điều ... tại Lào, lớn nhất là dự án
trồng cao su trên diện tích 20.000 ha có tổng vốn đầu tư đăng ký 81,99 triệu
USD do Công ty cổ phần cao su Dầu Tiếng Việt-Lào đầu tư, được Bộ Kế hoạch và
Đầu tư cấp giấy chứng nhận đầu tư vào tháng 6/2007.

Tiếp theo là lĩnh vực công nghiệp (23 dự án ĐTRNN với tổng vốn 147,1
triệu USD), chiếm 38% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài và 36% về số dự án.
Trong lĩnh vực này, chủ yếu các dự án đầu tư vào công nghiệp nặng, bao gồm
cả dầu khí. Trong đó lớn nhất là dự án thăm dò, khai thác dầu khí tại
Madagasca, tổng vốn đầu tư 117,3 triệu USD do Tổng Công ty đầu tư phát triển
dầu khí thực hiện được cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài vào tháng
10/2007.

Số còn lại đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ (24 dự án ĐTRNN với tổng vốn
87,2 triệu USD), chiếm 22% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài và 38% về số dự án,
giảm so với năm 2006 (chiếm 39,3% số dự án và 61% tổng vốn đầu tư). Có 2 dự
án lớn nhất trong lĩnh vực này là: (i) Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và khai
thác công trình giao thông 584 đầu tư 30 triệu USD vào xây dựng Trung tâm
thương mại tại Hoa Kỳ và (ii) Tổng công ty Viễn thông Quân Đội (Viettel) đầu tư
sang Campuchia để thiết lập và khai thác mạng viễn thông sử dụng công nghệ
VOIP cung cấp dịch vụ điện thoại và mạng thông tin di động tại Campuchia,
tổng vốn đầu tư của dự án là 27 triệu USD.

Quy mô vốn đầu tư bình quân của các dự án ĐTRNN trong năm 2007 đạt
trên 6 triệu USD/dự án.

[ Back ]

/////////////////////////////=================/////////////////////////
Tình hình đầu tư ra nước ngoài năm 2009

TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM RA NƯỚC NGOÀI NĂM 2009
PHÂN THEO NGÀNH

TT Ngành Số dự Vốn đăng ký Số lượt Vốn đăng Vốn đăng ký


án cấp cấp mới bên dự án ký tăng cấp mới và
mới VN (triệu tăng thêm bên tăng thêm
VN (triệu bên VN(triệu
USD) vốn
USD) USD)

1.000.000.00
1 Nghệ thuật và giải trí 1 1.000.000.000 0

Nông,lâm nghiệp;thủy
2 sản 8 337.031.116 4 95.438.362 432.469.478

3 Khai khoáng 10 187.331.340 3 160.842.693 348.174.033

4 CN chế biến,chế tạo 9 204.764.500 7 45.683.422 250.447.922

Tài chƯnh,n.hàng,bảo
5 hiểm 4 101.514.000 1 13.560.000 115.074.000

Bán buôn,bán lẻ;sửa


6 chữa 17 100.864.401 1 4.117.644 104.982.045

Thông tin và truỷn


7 thông 3 15.585.556 2 68.960.241 84.545.797

8 KD bất động sản 5 56.178.350 56.178.350

9 Y iês và trợ giúp XH 1 16.849.573 16.849.573

10 Dvụ lưu trú và ăn uống 4 15.400.000 15.400.000

11 Vận tải kho bãi 2 15.360.000 15.360.000

12 HĐ chuyên môn, KHCN 11 3.591.000 1 1.490.227 5.081.227

13 Xây dựng 3 4.987.688 4.987.688

14 Cấp nước;xử lư chất thải 1 4.900.000 4.900.000

15 D̃ch vụ khác 4 1.805.000 1.805.000

16 Giáo dục và đào tạo 2 1.315.700 1.315.700

SX,pp điện,khí
17 ,nước,đ.hòa 1 800.000 800.000

Hành chƯnh và dvụ hỗ


18 trợ 4 510.000 510.000

2.458.880.81
Tổng 89 2.051.938.651 20 406.942.162 3
PHÂN THEO ĐỐI TÁC

Vốn đăng Vốn đăng ký


Vốn đăng ký Số lượt
Số dự ký tăng cấp mới và
cấp mới bên dự án
TT Đối tỏc án cấp thêm bên tăng thêm
VN (triệu tăng
mới VN (triệu bên VN(triệu
USD) vốn
USD) USD)

1.609.115.50
1 Lào 22 1.301.343.257 10 307.772.245 2

2 Campuchia 14 430.835.562 1 16.849.573 447.685.135

3 Hoa Kỳ 17 136.140.350 4 19.467.871 155.608.221

4 Australia 4 106.044.000 106.044.000

5 Cuba 1 61.970.000 61.970.000

6 Peru 1 27.760.000 27.760.000

7 Singapore 7 17.639.294 17.639.294

8 Công gô 1 15.310.000 15.310.000

9 Hà Lan 1 5.600.000 5.600.000

10 Myanmar 1 2.350.000 2.350.000

11 Belarus 1 1.600.000 1.600.000

12 Thái Lan 1 780.000 1 530.000 1.310.000

13 Hàn Quốc 4 1.180.000 1.180.000

14 Hồng Kông 1 53.000 1 1.086.223 1.139.223

15 Đài Loan 2 1.050.000 1.050.000

16 BritishVirginIslands 1 850.000 850.000

17 Hy Lạp 1 743.000 743.000

18 Vương quốc Anh 1 600.000 600.000

19 CHLB Đức 1 538.000 538.000

20 Venezuela 1 400.000 400.000

21 Trung Quốc 2 379.500 1 16.250 395.750


22 Pháp 1 300.000 300.000

23 Ba Lan 1 287.688 287.688

24 Nhật Bản 2 130.000 130.000

25 Ma Cao 1 25.000 25.000

26 Ukraina 1 -750.000 -750.000

2.458.880.81
Tổng số 89 2.051.938.651 20 406.942.162 3
///////////////////////////====================//////////////////////
/////

Mấy suy nghĩ về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt
Nam
Body
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong nguồn vốn quan trọng trong đầu tư phát triển kinh tế tại Việt
Nam. Tuy nhiên, để thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn này như thế nào cho công cuộc công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước lại là một bài toán không đơn giản.

1 - Những kết quả đạt được

Việt Nam là một nước đang phát triển nên nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế rất cao. Cùng với quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những
năm qua đã tăng lên đáng kể và có đóng góp nhất định cho sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Tính đến nay đã có 43 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Tổng số dự án FDI được
cấp phép từ năm 1988 đến năm 2008 đã lên tới 10.981 dự án, đạt tổng số vốn đăng ký là hơn 163,607 tỉ
USD. Riêng năm 2007, Việt Nam thu hút được 21,347 tỉ USD, trong đó giải ngân được 8,030 tỉ USD;
trong các năm 2008 và 2009 kết quả đạt được trong lĩnh vực này thứ tự là 64 tỉ USD (vốn thực hiện gần
12 tỉ USD) và 21,482 tỉ USD (thực hiện được 10 tỉ USD); còn 4 tháng đầu năm 2010 thu hút được 5,92 tỉ
USD (thực hiện được 3,4 tỉ USD), tăng 36% so với cùng kỳ năm 2009.

Có thể nói, trong bối cảnh khủng khoảng kinh tế toàn cầu và cạnh tranh gay gắt thì kết quả đạt được
trong việc thu hút FDI của năm 2009 là một cố gắng nỗ lực lớn của Việt Nam trong vận động xúc tiến đầu
tư và cải thiện môi trường đầu tư (chỉ tiêu dự kiến trong năm 2009 là 20 tỉ USD vốn cam kết và 8 tỉ USD
vốn thực hiện), bởi tuy vốn cam kết đạt được của năm 2009 giảm sút so với năm 2008, nhưng chỉ tiêu
quan trọng là vốn thực hiện thì chỉ bị giảm 13% (ở nhiều nước trong khu vực vốn này bị giảm tới 20% -
30%).

Không chỉ đạt được kết quả đáng ghi nhận về tốc độ giải ngân trong bối cảnh vốn thu hút mới và vốn
tăng thêm sụt giảm mà chúng ta còn tăng được số dự án, quy mô vốn của dự án. Nếu quy mô vốn bình
quân của 1 dự án FDI năm 2007 chỉ là 12,12 triệu USD, thì đến năm 2008 quy mô đó đạt 51,47 triệu
USD, năm 2009 đạt 19,43 triệu USD.
Các đối tác đầu tư cũng có sự thay đổi theo hướng tích cực từ những quốc gia và vùng lãnh thổ châu á
sang các nước thuộc châu Âu, Mỹ. Hiện nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam là Mỹ với tổng số vốn đăng ký
là 9,8 tỉ USD (chiếm 45,6% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam); tiếp theo là Quần đảo Cay-man:
2,02 tỉ USD (chiếm 9,4%); Samoa: 1,7 tỉ USD (chiếm 7,9%); Hàn Quốc: 1,66 tỉ USD (chiếm 7,7%). Ngoài
ra đã có một số tập đoàn xuyên quốc gia lớn đầu tư vào Việt Nam với những dự án quy mô lớn có tổng
vốn đăng ký trên 1 tỉ USD.

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam vượt qua đáy suy giảm, duy trì
tốc độ tăng trưởng dương với mức tăng 5,32%. Xuất khẩu của khu vực này trong năm 2009 (kể cả dầu
khí) đạt 29,9 tỉ USD, bằng 86,6% so với năm 2008 và chiếm 52,7% tổng xuất khẩu của cả nước. Nếu
không tính dầu thô, khu vực có vốn FDI xuất khẩu được 23,6 tỉ USD, chiếm 41,7% tổng xuất khẩu và
bằng 98% so với năm 2008. Về nhập khẩu, năm 2009 khu vực FDI đạt 24,8 tỉ USD, bằng 89,2% so với
năm 2008 và chiếm 36,1% tổng nhập khẩu cả nước. Các doanh nghiệp có vốn FDI còn đóng góp rất lớn
trong việc giải quyết vấn đề công ăn việc làm tại Việt Nam, thu hút được 1,7 triệu lao động, tạo ra 17,5%
GDP, 43,4% giá trị sản xuất công nghiệp trong năm 2009.

2 - Các hạn chế của nguồn vốn FDI

Cơ cấu phân bổ vốn FDI vào Việt Nam hiện nay còn chưa hợp lý. Hiện tại lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn
uống thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư vốn FDI nhất (với 8,8 tỉ USD vốn cấp mới và tăng thêm).
Trong đó, có 32 dự án cấp mới (tổng vốn đầu tư là 4,9 tỉ USD) và 8 dự án tăng vốn (với số vốn tăng thêm
là 3,8 tỉ USD). Đứng thứ 2 là lĩnh vực bất động sản (7,6 tỉ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm), với nhiều
dự án quy mô lớn được cấp phép như khu du lịch sinh thái bãi biển rồng tại Quảng Nam, dự án Công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên Galileo Investment Group Việt Nam... Lĩnh vực công nghiệp chế
biến, chế tạo có quy mô vốn đăng ký đứng thứ 3 trong năm 2009 (với 2,97 tỉ USD vốn đăng ký, trong đó
có 2,22 tỉ USD đăng ký mới và 749 triệu USD vốn tăng thêm). Với cơ cấu vốn FDI như thế thì rõ ràng FDI
vào lĩnh vực công nghệ chế tạo và chế biến đã bị giảm liên tục từ năm 2005 (70,4% năm 2005 xuống
68,9% năm 2006, 51% năm 2007, 36% năm 2008 và còn 13,6% năm 2009). Không những thế, trong lĩnh
vực này, vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào công nghiệp lắp ráp nhằm tận dụng lao động rẻ, có giá trị gia
tăng thấp. Trong khi đó, đầu tư vào khai thác tài nguyên và bất động sản tăng lên. Vốn FDI đầu tư vào
khai thác mỏ đã tăng từ 0,8% năm 2005 lên 1,2% năm 2006 và lên tới 18,5% năm 2008; đầu tư vào
khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng cũng tăng từ 0,9% năm 2005 lên tới 15,1% năm 2008. Song, đầu
tư vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản vốn dĩ đã ít lại đang có xu hướng giảm (năm 2006 chiếm
khoảng 6% tổng vốn đăng ký, nhưng đến tháng 11-2008 chưa đạt tới 1%). Một cơ cấu đầu tư như vậy
hoàn toàn khó có thể bảo đảm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước theo hướng bền
vững.

Ngoài ra, một hạn chế khác của nguồn vốn FDI vào Việt Nam là, loại trừ năm 2009, trong các năm khác,
tỷ lệ vốn thực hiện đạt được của nước ta còn rất thấp (năm 2007 đạt 38%, năm 2008 chỉ đạt 17% so với
vốn đăng ký), phản ánh khả năng tiếp nhận nguồn vốn này của Việt Nam còn thấp.

Về địa bàn đầu tư, mặc dù nguồn vốn FDI đã phân bổ ở nhiều địa phương mới và có sự dịch chuyển từ
các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sang các tỉnh thuộc Bắc Trung
Bộ, duyên hải miền Trung,... song những ưu đãi đối với các dự án ở những địa bàn khó khăn, vùng sâu,
vùng xa dường như vẫn chưa phát huy được hiệu quả. Chẳng hạn, năm 2008 toàn vùng Tây Bắc chỉ có
4 dự án (tổng số vốn 10,3 triệu USD), nhưng sang năm 2009 không có dự án FDI nào được đăng ký mới
hay bổ sung vốn.

Về hiệu quả đầu tư, khu vực FDI vốn được kỳ vọng là lực lượng giải quyết công ăn việc làm cho người
lao động, tạo vốn và kích thích quá trình chuyển giao, đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất, hiệu
quả cho nền kinh tế, nhưng nhiều chuyên gia kinh tế hiện đang lo ngại về hiệu quả thực của khu vực này.
Bởi, thứ nhất, chỉ số ICOR (tỷ số gia tăng vốn và đầu vào) của khu vực có vốn FDI hiện nay trong nền
kinh tế đang là cao nhất (7,91 so với 7,76 và 3,54 của khu vực nhà nước và khu vực tư nhân). Thứ hai,
chỉ số TFP (hệ số năng suất các nhân tố tổng hợp) lại là thấp nhất (-17,6 so với 8,6 và 3,1 của khu vực
kinh tế nhà nước và khu vực tư nhân) mà lẽ ra 2 con số đó cần phải ngược lại(1). Từ đó cho thấy sự
tăng trưởng của khu vực có vốn FDI chủ yếu dựa vào yếu tố lao động rẻ, chứ không phải do công nghệ
tiên tiến tạo ra. Trên thực tế ở nhiều doanh nghiệp FDI máy móc và công nghệ được đối tác nhập vào
Việt Nam phần nhiều là cũ và lạc hậu. Thứ ba, nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang gây nhiều thất thoát
về nguồn thu thuế của Nhà nước qua hiện tượng chuyển giá trong hoạt động thương mại giữa nội bộ
công ty nhằm chuyển thu nhập và lợi nhuận về nước. Cụ thể bằng việc định giá quá cao các nguyên liệu,
máy móc nhập khẩu đầu vào từ công ty mẹ, trong khi lại bán hàng hóa sản xuất ra cho công ty mẹ với
giá quá thấp, nên các doanh nghiệp này đã luôn ở tình trạng "thua lỗ", không những không phải nộp thuế
thu nhập doanh nghiệp, mà còn được hoàn thuế giá trị gia tăng. Chẳng hạn, theo số liệu thống kê của
Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh về kết quả kinh doanh năm 2009 của doanh nghiệp FDI trên địa bàn,
gần 60% số doanh nghiệp báo cáo thua lỗ (một kết quả không phải là bất thường so với những năm
trước nên không thể đổ lỗi cho hậu quả của khủng khoảng kinh tế thế giới). Hay, theo ông Đỗ Duy Thái,
Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thép Việt, những năm trước, hầu như doanh nghiệp thép trong nước
nào cũng có lãi, thậm chí lãi khá lớn, nhưng một công ty nước ngoài hoạt động ở Bình Dương, suốt mười
mấy năm hoạt động ngành thuế hầu như không thu được một đồng thuế thu nhập doanh nghiệp nào. Vì
vậy có hiện tượng các doanh nghiệp có vốn FDI "lỗ" nhưng vẫn bung ra về quy mô và số lượng, còn
phần đóng góp của doanh nghiệp FDI cho ngân sách nhà nước lại giảm (năm 2009 giảm 11,2% so với
kế hoạch, trong khi khu vực tư nhân trong nước chỉ giảm 4,4%, doanh nghiệp nhà nước tăng 6,2%). Và,
điều này không chỉ gây tình trạng tăng nhập siêu của Việt Nam, mà nguy hiểm hơn là nếu tình trạng này
kéo dài sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh, cạnh tranh không bình đẳng với các doanh nghiệp trong
nước.

Còn nói về việc sử dụng lao động, tạo công ăn việc làm thì hiện nay khu vực có vốn FDI tuy đã sử dụng
tới 1,7 triệu lao động, nhưng điều đáng chú ý là có tới 1,1 triệu người trong số đó lại là lao động nữ,
không được đào tạo hoặc chỉ đào tạo ngắn ngày, nên có người đã ví doanh nghiệp có vốn FDI chẳng
khác gì một phân xưởng của công ty mẹ ở nước ngoài. Đây chính là điều mà chúng ta cần tiếp tục suy
nghĩ để làm sao cho vốn FDI vào Việt Nam thật sự đem lại hiệu quả kinh tế.

3 - Nguyên nhân những hạn chế của nguồn vốn FDI

Có thể khẳng định nguyên nhân chủ yếu là do những yếu kém trong nội tại nền kinh tế của nước ta.
Trước hết, quy mô nền kinh tế của Việt Nam còn nhỏ bé, sức hấp thụ vốn hạn chế nên thực tế này là rào
cản lớn cho việc giải ngân để chuyển số vốn đăng ký thành vốn thực hiện như mong muốn của chúng ta.

Ngoài ra, hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tư vẫn thiếu sự đồng bộ, nhất quán. Chính sách đầu tư,
cũng như các thủ tục đầu tư của chúng ta còn bị các nhà đầu tư coi là rườm rà, chi phí cao, thiếu tính
minh bạch, trong khi đó, hệ thống tòa án, thực thi pháp luật cũng còn nhiều hạn chế.

Hạn chế về kết cấu hạ tầng là một trong những nguyên nhân chính làm chậm các dự án đầu tư, nhất là
sự yếu kém của hạ tầng giao thông làm các nhà đầu tư rất quan ngại bởi sẽ gây ra nhiều khó khăn trong
việc làm ăn và làm giảm lợi nhuận kỳ vọng của họ khi đầu tư vào Việt Nam.

Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ, song nhân lực có trình độ quản lý và tay nghề cao lại rất
thiếu. Theo thống kê chỉ có gần 30% lực lượng lao động đã qua đào tạo. Chất lượng lao động lao động
không chỉ thấp mà còn chưa đồng đều chính là những khó khăn khi nhà đầu tư muốn quan tâm tới các
dự án công nghệ cao tại Việt Nam.

Các thủ tục hành chính, hệ thống thuế, hải quan... còn bất cập, không đồng bộ cũng là những yếu tố góp
phần làm nản lòng nhà đầu tư khi hoạt động tại Việt Nam.
Nói về hiệu quả đầu tư, Báo cáo nghiên cứu đánh giá giữa kỳ dựa trên kết quả kế hoạch phát triển kinh
tê - xã hội 5 năm 2006- 2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nhận định: Để có thể chọn lọc được các dự
án FDI phù hợp với lợi ích dài hạn của quốc gia cần phải có bộ máy thẩm định, đánh giá có năng lực.
Tuy nhiên, không phải địa phương nào cũng có đủ năng lực đánh giá dự án. Trách nhiệm về việc ra
quyết định phê duyệt dự án sai cũng ít bị truy cứu và có biện pháp xử lý thích đáng. Công tác giám sát
của các cơ quan quản lý nhà nước còn những bất cập. Do đó, việc phân cấp quản lý đầu tư và xây dựng
cho các bộ, ngành, địa phương hiện nay mặc dù được coi là rất đúng đắn, nhưng lại đang tiềm ẩn những
rủi ro, hạn chế hiệu quả của dòng vốn FDI.

4 - Làm gì để vốn FDI đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế đất nước?

Nguồn vốn FDI từng được coi là an toàn hơn so với vốn đầu tư gián tiếp bởi cùng với những bảo đảm
pháp luật có tính quốc tế, các nước chủ nhà có thể sử dụng những chiếc "van" như thuế, tài chính... để
hướng luồng vốn này vào những nơi, những lĩnh vực theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước một cách đúng lúc, lại tránh được những khó khăn ban đầu về thị trường, kinh nghiệm quản lý, kinh
doanh quốc tế... Tuy nhiên, nếu thu hút và sử dụng nguồn vốn này không hợp lý, hiệu quả thì chẳng
những không đem lại những lợi ích như mong muốn, mà còn gây ra những hậu quả bất lợi như có hại
cho các nguồn lực tăng trưởng kinh tế (vì nước chủ nhà bị mất đi chi phí về tài chính, nhân lực), tăng
nhập siêu, làm mất cân đối tài khoản vãng lai của nước tiếp nhận, đó là còn chưa nói tới những tác hại
lâu dài về môi trường sống. Bởi vậy, mặc dù tiến triển về tình hình thu hút và sử dụng vốn FDI gần đây
đang diễn ra tốt đẹp, song một số chuyên gia kinh tế vẫn cảnh báo cần thận trọng với những nguy cơ
đang tiềm ẩn quanh khu vực này, bao gồm: sự "thổi phồng" về vốn và lợi nhuận; việc sử dụng quá nhiều
nguồn lực khan hiếm hoặc đang thiếu trầm trọng như đất đai, năng lượng, tài nguyên thiên nhiên; hủy
hoại và gây ô nhiễm môi trường; nguy cơ không phù hợp với quy hoạch phát triển dài hạn, hoặc gây mất
cân đối về cơ cấu trong quá trình phát triển dài hạn; sử dụng công nghệ lạc hậu, thải loại; khả năng
"cướp vốn" của khu vực kinh tế tư nhân trong nước; và cuối cùng là nguy cơ gây thiếu hụt ngoại tệ và rủi
ro tỷ giá.

Nguồn vốn FDI vào Việt Nam trong năm 2010 và những năm tiếp theo sẽ phụ thuộc nhiều vào việc các
nước giải quyết tốt những vấn đề kinh tế - xã hội sau khủng khoảng. Nhiều nhà kinh tế vẫn đánh giá rất
lạc quan về triển vọng thu hút FDI vào Việt Nam đi cùng với sự phục hồi và tăng trưởng cao hơn các
năm trước, chất lượng của các dự án FDI cũng được nâng lên. Có những lý do cho sự lạc quan này. Đó
là, triển vọng tăng trưởng kinh tế của năm 2010 có thể đạt tới 6,5%, cao hơn năm 2009; Việt Nam nằm
trong 15 nước được đánh giá cao về môi trường đầu tư có sự ổn định chính trị, xã hội, với một thị trường
hấp dẫn, đầy tiềm năng; các chính sách của Chính phủ về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, chuyển
đổi hoạt động của các tổng công ty, tập đoàn nhất là thông qua việc bán một số doanh nghiệp cho các
nhà đầu tư nước ngoài... sẽ tạo điều kiện để dòng vốn FDI chảy mạnh vào Việt Nam; thế và lực của Việt
Nam được nâng lên trong khu vực và trên thế giới trong thời gian tới do thực hiện các cam kết quốc tế
trong khung khổ WTO, AFTA và hướng tới cộng đồng ASEAN vào năm 2015.

Tuy vậy, trong thời gian tới, để thu hút và nâng cao hiệu quả của dòng vốn FDI tại Việt Nam chúng ta vẫn
cần tập trung giải quyết những hạn chế đang tồn tại hiện nay như sau:

Thứ nhất, thể chế kinh tế của nước ta phải được hoàn chỉnh nhanh và đồng bộ. Cần công khai, minh
bạch mọi cơ chế, chính sách quản lý đầu tư, trong đó có rà soát lại những văn bản pháp quy liên quan
đến hội nhập kinh tế quốc tế để sửa đổi các văn bản cho phù hợp với quy định của WTO.

Thứ hai, nâng cấp kết cấu hạ tầng, nhất là các cảng biển, nhà máy điện, hệ thống đường bộ cao tốc,
chất lượng dịch vụ đường sắt, cơ sở y tế, trường học... Khuyến khích áp dụng những hình thức đầu tư
như BOT, BTO, BT, PPP trong đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Sớm mở cửa
một số lĩnh vực dịch vụ mà nước ta có nhu cầu như bưu chính viễn thông, hàng hải, hàng không... để
nhà đầu tư có thể được sử dụng kết cấu hạ tầng tốt và đồng bộ phục vụ sản xuất, kinh doanh của họ có
hiệu quả.

Thứ ba, đẩy mạnh hơn nữa cuộc cải cách hành chính, xóa bỏ những giấy phép và thủ tục không cần
thiết trong đầu tư.

Thứ tư, từng bước đổi mới hệ thống giáo dục và đào tạo để phát triển nguồn nhân lực, tăng được nguồn
lực có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu của hội nhập và phát triển đất nước. Muốn vậy, cần tránh việc đào
tạo tràn lan nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của thực tế như hiện nay. Cần có kế
hoạch đào tạo lâu dài, bài bản, tiên lượng được trước nhu cầu nhằm đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu,
đạt được chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển lâu dài của nền kinh tế.

Thứ năm, tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài như cập nhật, bổ sung nội dung thông
tin mới về môi trường, chính sách đầu tư, danh mục dự án gọi vốn FDI trên các trang thông tin điện tử,
sách, đĩa CDROM hay tổ chức các cuộc xúc tiến tại các nước đang và có triển vọng trở thành nhà đầu tư
lớn vào Việt Nam, thường xuyên tổ chức các cuộc hỏi đáp và đối thoại với các nhà đầu tư...

Thứ sáu, đối với lĩnh vực nông nghiệp là lĩnh vực mà hiện nay vốn FDI đang bị giảm sút nhiều, thì rất
cần xây dựng một chiến lược tổng thể phát triển ngành cũng như định hướng đầu tư của vốn FDI vào
ngành để các nhà đầu tư có thể xác định được phương hướng phát triển lâu dài và có những quyết định
hợp lý. Ngoài ra phải có chính sách ưu đãi đối với những nhà đầu tư quan tâm đến lĩnh vực này như
miễn thuế nhập khẩu đối với công nghệ, miễn thuế giá trị gia tăng, ưu đãi tín dụng nhà nước, thuế sử
dụng đất và các hỗ trợ đầu tư khác.

Thứ bảy, đối với vấn đề "lỗ giả, lãi thật" hiện nay của các doanh nghiệp FDI, thì các cơ quan chức năng
cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát nhiều hơn. Gấp rút xây dựng một hệ thống theo dõi giá cả thị trường
thế giới và ngành thuế cần kiểm tra những báo cáo tài chính, kiểm toán chặt chẽ hơn để tránh tình trạng
"lách luật" của các doanh nghiệp FDI.

////////////////////////////////================////////////////////////

Tổng hợp tình hình Đầu tư nước ngoài tại Việt


Nam năm 2007, dự báo năm 2008

Năm 2007 là năm đạt kỷ lục về thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam
với tổng vốn đầu tư đăng ký là 21,3 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 8,03 tỷ USD.

I. ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI NĂM 2007


1. Tổng vốn thực hiện đã đạt hơn 8 tỷ USD (trong đó dầu khí đạt 2,89 tỷ USD), vượt 4 tỷ
USD so với báo cáo ban đầu (4,6 tỷ USD).
2. Tổng vốn đăng ký đạt 21,3 tỷ USD vượt 1 tỷ USD so với báo cáo ban đầu (20,3 tỷ USD):
a) Theo ngành nghề: Trong năm 2007, vốn đầu tư đăng ký (cấp mới và tăng vốn) tiếp tục
tập trung trong lĩnh vực công nghiệp, chiếm 54,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo là
lĩnh vực dịch vụ, chiếm 44,5%. Số còn lại thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.[1]
b) Theo đối tác đầu tư: Trong năm 2007 có 55 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt
Nam, trong đó Hàn Quốc tiếp tục giữ vị trí đứng đầu với số vốn đăng ký (cấp mới và tăng
vốn) 5,3 tỷ USD, chiếm 25,2% về tổng vốn đăng ký. British Virgin Islands đứng thứ 2,
chiếm 20,6%; Singapore đứng thứ 3, chiếm 12,04%; Đài Loan đứng thứ 4, chiếm 11,6%;
Nhật Bản đứng thứ 5, chiếm 6,4%; Malaysia đứng thứ 6, chiếm 5,5% ; Trung Quốc đứng
thứ 7, chiếm 2,6% (cộng cả Hồng Kông sẽ chiếm 5,5%) và Hoa Kỳ (không tính các dự án
đầu tư qua nước thứ 3) đứng thứ 8, chiếm 1,8%; Thái Lan đứng thứ 10 chiếm 1,3% tổng
vốn đăng ký.
c) Về cơ cấu vùng: Trừ dầu khí, trong năm 2007 cả nước có 56 địa phương thu hút được dự
án ĐTNN, trong đó 10 địa phương dẫn đầu. Đó là: Hà Nội đứng đầu với số vốn đăng ký 2,5
tỷ USD, chiếm 11,8% tổng vốn đầu tư đăng ký; Đồng Nai đứng thứ 2, chiếm 11,3%; TP Hồ
Chí Minh đứng thứ 3, chiếm 10,6% ; Bình Dương đứng thứ 4, chiếm 10,5% về tổng vốn
đầu tư đăng ký; Phú Yên đứng thứ 5, chiếm 7,9%; Bà Rịa-Vũng Tàu đứng thứ 6, chiếm
5,2%; Vĩnh phúc đứng thứ 7, chiếm 4,9%; Đà Nẵng đứng thứ 8, chiếm 4,4%; Long An
đứng thứ 9 chiếm 3,8% và Hậu Giang đứng thứ 10, chiếm 2,9%.
3. Luỹ kế tình hình ĐTNN từ 1988 đến hết năm 2007 :
Tính đến hết năm 2007, cả nước có 8.684 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 85,05 tỷ
USD, vốn thực hiện (của các dự án còn hoạt động) đạt gần 30 tỷ USD. (Nếu tính cả các dự
án đã hết hiệu lực thì tổng vốn thực hiện đạt hơn 43 tỷ USD ).
Phân theo ngành: Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 67%
về số dự án và 60% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ chiếm 22,3% về
số dự án và 34,3% (tăng từ mức 30,7% đến hết năm 2006) về số vốn đầu tư đăng ký. Số còn
lại thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.
Phân theo hình thức đầu tư:- Hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 77,6% về số dự án và
61,6% về tổng vốn đăng ký; Liên doanh chiếm 18,8% về số dự án và 28,8% về tổng vốn
đăng ký. Số còn còn lại đầu tư theo hình thức Hợp doanh, BOT, công ty cổ phần và công ty
quản lý vốn.
Phân theo nước: Đã có 82 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, trong
đó các nước châu Á chiếm 66% tổng vốn đăng ký; các nước châu Âu chiếm 29% tổng vốn
đăng ký; các nước châu Mỹ chiếm 4% vốn đăng ký. Riêng 4 nền kinh tế đứng đầu trong đầu
tư vào Việt Nam theo thứ tự: Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và Nhật Bản đã chiếm 55%
tổng vốn đăng ký.
Phân theo địa phương: Các thành phố lớn, có điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi thuộc các
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và phía Bắc vẫn là những địa phương dẫn đầu thu hút
ĐTNN, trong đó 5 địa phương dẫn đầu theo thứ tự như sau:
(1) TP. Hồ Chí Minh chiếm 27,6% về số dự án và 20% tổng vốn đăng ký;
(2) Hà Nội chiếm 11,6% về số dự án; 14,9% tổng vốn đăng ký;
(3) Đồng Nai chiếm 10,5% về số dự án; 13,7% tổng vốn đăng ký;
(4) Bình Dương chiếm 18,2% về số dự án; 10,0% tổng vốn đăng ký;
(5) Bà Rịa –Vũng Tàu chiếm 1,8% về số dự án; 7,2% tổng vốn đăng ký;
II. ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI NĂM 2008
Căn cứ các yếu tố thuận lợi và khó khăn trong bối cảnh tình hình trong nước và thế giới,
trên cơ sở tổng hợp một số dự án lớn đang trong quá trình đàm phán từ các địa phương (xin
đính kèm) và tình hình triển khai nhanh các dự án được cấp trong vài năm vừa qua (từ năm
2005 đến nay) dự kiến tình hình thu hút vốn ĐTNN trong 2 năm 2008 và 2009 sẽ thu hút
vốn đầu tư mới (bao gồm cả tăng vốn mở rộng sản xuất) tương tự như kết quả năm 2007,
trong đó chú trọng thu hút các dự án lớn, trọng điểm, sử dụng công nghệ cao và có khả năng
tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh.
- Vốn thực hiện: đạt 10 tỷ USD vượt 25%năm 2007 (8 tỷ USD).
- Lao động: 16 vạn người, tăng 6,7% so với năm 2007;
- Nộp ngân sách Nhà nước: 2 tỷ USD, tăng 29% so với năm 2007.
Một số giải pháp thu hút ĐTNN năm 2008:
1. Về môi trường pháp lý:
- Tiếp tục rà soát pháp luật, chính sách để sửa đổi, điều chỉnh hoặc loại bỏ các điều kiện
không phù hợp cam kết WTO của Việt Nam và có giải pháp đảm bảo quyền lợi của nhà đầu
tư. Theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp để kịp thời phát
hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh
- Xây dựng văn bản hướng dẫn các địa phương và doanh nghiệp về lộ trình cam kết mở cửa
về ĐTNN làm cơ sở xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư.
- Ban hành Thông tư hướng dẫn một số nội dung chưa rõ ràng, cụ thể tại Nghị định số
108/2006/ NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư.
- Nghiên cứu xây dựng cơ chế huy động vốn đầu tư cơ sở hạ tầng các KKT và Chỉ thị của
Thủ tướng Chính phủ về đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng KCN. Tổ chức triển khai Nghị định
quy định về KCN, KCX, KKT sau khi được ban hành.
- Ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư đối với các dự án xây dựng các công trình phúc
lợi (nhà ở, bệnh viện, trường học, văn hoá, thể thao) cho người lao động làm việc trong các
khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, đảm bảo sự tương thích với
các luật pháp hiện hành.
- Chấn chỉnh tình trạng ban hành và áp dụng các ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trái với quy định của
pháp luật. Tăng cường tập huấn, phổ biến nội dung và lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế
của Việt Nam.
- Nghiên cứu, đề xuất chính sách vận động, thu hút đầu tư đối với các tập đoàn đa quốc gia
cũng như chính sách riêng đối với từng tập đoàn và mỗi nước thành viên EU, Hoa Kỳ.
2. Về công tác quản lý nhà nước :
- Tập trung vào việc đẩy mạnh vốn giải ngân, giảm khoảng cách giữa vốn đăng ký và vốn
thực hiện :
+ Phối hợp hỗ trợ, thúc đẩy nhanh việc giải ngân vốn đăng ký của các dự án đã được cấp
GCNĐT, đặc biệt chú trọng đến công tác thúc đẩy triển khai các dự án quy mô vốn đầu tư
lớn được cấp GCNĐT trong vài năm gần đây bằng cách tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục
hành chính, về giải phóng mặt bằng .v.v. giúp cho các dự án này triển khai nhanh chóng.
+ Thường xuyên phối hợp với địa phương hỗ trợ giải quyết về luật pháp, chính sách, vướng
mắc của các doanh nghiệp trong việc hình thành và hoạt động. Đồng thời, có kế hoạch nắm
bắt cụ thể tình hình triển khai của các dự án ĐTNN có quy mô vốn đầu tư lớn (từ khi hình
thành dự án đến khi hoạt động)
- Nghiên cứu xây dựng, củng cố hệ thống quản lý thông tin ĐTNN, tiến đến dần kết nối các
đầu mối quản lý đầu tư trong cả nước địa phương để đảm bảo tốt chính sách hậu kiểm.
- Theo dõi, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp nêu tại Chỉ thị số
15/2007/CT-TTG ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp chủ yếu
nhằm thúc đẩy ĐTNN vào Việt Nam để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Tăng cường cơ chế phối hợp quản lý ĐTNN giữa Trung ương với địa phương và các Bộ,
ngành liên quan.
- Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm soát sau cấp phép nhằm hướng
dẫn việc thực hiện đúng pháp luật và ngăn chặn các vi phạm pháp luật. Tiếp tục rà soát các
dự án để có hình thức xử lý phù hợp, hỗ trợ dự án nhanh chóng triển khai sau khi được cấp
Giấy chứng nhận đầu tư. Thực hiện việc thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án
không triển khai đúng tiến độ cam kết để dành quỹ đất cho các dự án mới. Chủ trì tổ chức
các đoàn kiểm tra tình hình triển khai quy hoạch đầu tư, quy hoạch KCN, KKT và tình hình
sử dụng vốn hỗ trợ ngân sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN, KKT.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các cam kết song phương và đa
phương mà Việt Nam đã ký kết cho cơ quan quản lý nhà nước các cấp và các doanh nghiệp
nhằm chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
- Tổ chức hướng dẫn các địa phương xây dựng Đề án quy hoạch phát triển KCN và phối
hợp với các đơn vị nghiên cứu phương án điều chỉnh Quy hoạch phát triển các KCN cả
nước với biện pháp bảo vệ môi trường.
- Phối hợp với các đơn vị, cơ quan theo dõi, giải quyết kịp thời các vấn đề đình công, bãi
công của công nhân trong KCN, đặc biệt là trong các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động
và các doanh nghiệp có vốn ĐTNN.
3. Về thủ tục hành chính :
Tiếp tục tập trung hoàn thiện cơ chế ‘liên thông-một cửa’ ở các cơ quan cấp giấy chứng
nhận đầu tư và quản lý đầu tư.
Tăng cường năng lực quản lý ĐTNN của các cơ quan chức năng và cơ chế phối hợp, giám
sát và kiểm tra hoạt động đầu tư; giải quyết kịp thời các thủ tục về đất đai, thuế, xuất nhập
khẩu, hải quan,... nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động ĐTNN, qua đó tăng thêm sức hấp dẫn
của môi trường đầu tư Việt Nam.
Nâng cao trình độ toàn diện của đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm
vụ theo quy định tại Luật Đầu tư và quy định mới về phân cấp quản lý ĐTNN.
4. Về kết cấu hạ tầng:
- Tiếp tục huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, trong đó ban hành quy chế khuyến
khích tư nhân, đầu tư nâng cấp các công trình giao thông, cảng biển, dịch vụ viễn thông,
cung cấp điện nước, phấn đấu không để xảy ra tình trạng thiếu điện cho hoạt động sản xuất
kinh doanh.
- Mở rộng hình thức cho thuê cảng biển, mở rộng đối tượng cho phép đầu tư dịch vụ cảng
biển, đặc biệt dịch vụ hậu cần (logistic) để tăng cường năng lực cạnh tranh của hệ thống
cảng biển Việt Nam; kêu gọi vốn đầu tư các cảng lớn của các khu vực kinh tế như hệ thống
cảng Hiệp Phước-Thị Vải, Lạch Huyện.v.v.
- Tập trung thu hút vốn đầu tư vào một số dự án thuộc lĩnh vực bưu chính-viễn thông và
công nghệ thông tin để phát triển các dịch vụ mới và phát triển hạ tầng mạng.
- Đẩy mạnh đầu tư vào các lĩnh vực (văn hóa-y tế-giáo dục, bưu chính-viễn thông, hàng hải,
hàng không) đã cam kết khi gia nhập WTO. Xem xét việc ban hành một số giải pháp mở
cửa sớm hơn mức độ cam kết đối với một số lĩnh vực dịch vụ mà nước ta có nhu cầu,
5. Về lao động, đào tạo nguồn nhân lực:
- Thực hiện các giải pháp nhằm đưa Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động
vào thực tế cuộc sống để ngăn ngừa tình trạng đình công bất hợp pháp, lành mạnh hóa quan
hệ lao động, bao gồm: (i) Tiếp tục hoàn thiện luật pháp, chính sách về lao động, tiền lương
phù hợp trong tình hình mới; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp
luật về lao động đối với người sử dụng lao động nhằm đảm bảo điều kiện làm việc và đời
sống cho người lao động; (ii) Nâng cao hiểu biết pháp luật về lao động thông qua phổ biến,
tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trong các
doanh nghiệp có vốn ĐTNN để đảm bảo chính sách, pháp luật về lao động và tiền lương
được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc.
- Triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ người lao động làm việc trong các KCN, nhất là
về nhà ở và điều kiện sinh hoạt của người lao động.
- Tiếp tục tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu
phát triển trong giai đoạn mới, kể cả về cán bộ quản lý các cấp và cán bộ kỹ thuật.
- Phối hợp với các cơ quan tăng cường giám sát, hướng dẫn triển khai Nghị định số
03/2006/NĐ-CP ngày 6/1/2006 về quy định mức lương tối thiểu đối với lao động Việt Nam
làm việc cho các doanh nghiệp ĐTNN, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá
nhân người nước ngoài tại Việt Nam, tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp và địa
phương trong quá trình triển khai.
- Nghiên cứu điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh
tế.
6. Về xúc tiến đầu tư:
- Tăng cường phối hợp hoạt động XTĐT giữa trung ương và địa phương. Các Bộ, ngành và
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục rà soát, cập nhật bổ sung danh mục kêu gọi đầu tư phù
hợp với nhu cầu đầu tư phát triển và quy hoạch phát triển ngành, địa phương.
- Nhanh chóng ban hành Quy chế phối hợp và triển khai các bộ phận XTĐT ở một số địa
bàn trọng điểm. Đổi mới phương thức XTĐT, chuyển mạnh sang hình thức vận động đầu tư
theo dự án và đối tác trọng điểm, tiếp cận và vận động các công ty, tập đoàn lớn có thực lực
về tài chính- công nghệ cao đầu tư vào Việt Nam. Tổ chức hiệu quả các hội thảo XTĐT ở
trong và ngoài nước. Nâng cao chất lượng trang thông tin điện tử về ĐTNN bằng một số
ngôn ngữ (các thứ tiếng : Anh, Nhật, Hàn, Trung và Nga) đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư.
- Triển khai đúng tiến độ việc thực hiện Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình
XTĐT quốc gia giai đoạn 2007-2010 để có thể bắt đầu thi hành từ ngày 01/01/2998 theo chỉ
đạo của Thủ tướng Chính phủ.
- Tăng cường các đoàn vận động XTĐT tại một số địa bàn trọgn điểm (Nhật Bản, Hàn
Quốc, Trung Quốc, EU và Hoa Kỳ) để kêu gọi đầu tư vào các dự án lớn, quan trọng. Chủ
động tiếp cận và hỗ trợ các nhà đầu tư tiềm năng có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam.
7. Một số vấn đề khác:
- Tiếp tục xây dựng chương trình thực hiện Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản giai đoạn
III một cách hiệu quả; cũng như Cơ chế hợp tác giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Việt Nam) và
Cơ quan Phát triển kinh tế- EDB (Singapore) phù hợp với tình hình mới.
- Tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức, nhân sự quản lý hoạt động ĐTNN các cấp đáp ứng nhu
cầu tình hình mới. Đồng thời, đẩy mạnh công tác chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm và
chống lãng phí.
- Duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên giữa lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành với các nhà
đầu tư nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc của các dự án đang hoạt
động, đảm bảo các dự án hoạt động có hiệu quả, đúng tiến độ và nhằm tiếp tục củng cố lòng
tin của các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, tạo hiệu ứng lan
tỏa và tác động tích cực tới nhà đầu tư mới. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà
nước với các hiệp hội doanh nghiệp thông qua các hoạt động của Nhóm M & D, Diễn đàn
Doanh nghiệp Việt Nam...
- Kiến nghị việc bổ sung vốn đối ứng của bên Việt Nam trong dự án JICA về
‘Tăng cường năng lực điều hành hoạt động ĐTNN của Cục ĐTNN’ để đẩy nhanh
việc triển khai phục vụ công tác thu thập thông tin FDI và quản lý hoạt động
XTĐT trong bối cảnh mới.

////////////////////////////////================/////////////////////
Theo Cục Ðầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Ðầu tư), sáu tháng đầu năm, các nhà đầu tư nước
ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 8,43 tỷ USD, bằng 80,9% so với cùng kỳ năm 2009. Số
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký này là mức khá cao trong bối cảnh chịu tác động
bởi cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Công nghiệp chế biến, chế tạo thu
hút nhà đầu tư
Trong sáu tháng qua, số các dự án FDI mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư lên đến 438 dự án
với tổng vốn đăng ký 7,9 tỷ USD, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2009. Mặc dù vốn FDI đăng ký
mới tăng khá nhưng quy mô vốn FDI tăng thêm trong sáu tháng đầu năm lại thấp hơn nhiều lần
so với cùng kỳ năm trước, chỉ có 121 dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng
thêm là 525 triệu USD, bằng 10,7% so với cùng kỳ năm 2009.
Trong số các dự án FDI đầu tư vào Việt Nam thì lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh
vực thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài với 164 dự án đầu tư, tổng số
vốn cấp mới và tăng thêm: 2,87 tỷ USD, chiếm 34% tổng vốn đầu tư đăng ký trong sáu tháng.
Tiếp đến là lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí, nước điều hòa với tổng vốn đầu tư đăng ký
khá cao 2,2 tỷ USD, chiếm 25,5% tổng vốn đầu tư đăng ký trong sáu tháng.
Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ ba với 1,78 tỷ USD vốn cấp mới và tăng thêm,
chiếm 21,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Trong đó, số dự án FDI cấp mới chiếm tỷ lệ lớn với 12
dự án có tổng vốn đầu tư là 1,75 tỷ USD. Ðiều này cho thấy, kinh doanh bất động sản tiếp tục trở
thành lĩnh vực thu hút luồng vốn FDI vào Việt Nam.
Một tín hiệu đáng mừng trong bức tranh FDI sáu tháng đầu năm là giải ngân vốn FDI tiếp tục
tăng lên, bình quân mỗi tháng có gần 1 tỷ USD vốn FDI được giải ngân. Tính chung sáu tháng,
vốn FDI thực hiện ước đạt 5,4 tỷ USD, tăng 5,9% so với cùng kỳ. Theo đánh giá của Cục Ðầu tư
nước ngoài thì tiến độ giải ngân này là phù hợp so với dự kiến giải ngân từ đầu năm.
Chọn lọc dự án FDI
Có thể thấy tình hình thu hút và sử dụng vốn FDI trong sáu tháng qua là khả quan. Tuy nhiên,
theo nhận định của nhiều chuyên gia thì cơ cấu vốn FDI theo ngành đang bộc lộ những bất cập.
Tình trạng có quá nhiều dự án xi-măng, sắt thép quy mô lớn, với vốn đầu tư hàng tỷ USD được
cấp phép trong thời gian qua đã dẫn đến hệ quả là chỉ vài năm nữa, nước ta có sản lượng xi-
măng, sắt thép vượt quá nhu cầu trong nước trong khi tìm kiếm thị trường xuất khẩu không phải
dễ dàng.
Hay gần đây, rộ lên nhiều dự án xây dựng các khu du lịch ven biển từ bắc vào nam mà trong đó
khá nhiều dự án FDI chỉ để giữ đất, chờ lên giá, hoặc bán lại kiếm lời. Thậm chí nhiều dự án FDI
quy mô lớn trong lĩnh vực bất động sản tuy vốn đăng ký hàng tỷ USD nhưng thực tế vốn nước
ngoài đưa vào Việt Nam rất ít, còn lại là huy động vốn trong nước theo hình thức "bán lúa non"...
Trong khi đó, những dự án FDI trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, công nghệ cao, dịch vụ hiện
đại chỉ chiếm số lượng khiêm tốn. Theo các chuyên gia, đã đến lúc cần có cách tiếp cận mới và
hệ thống các giải pháp về chính sách điều tiết vĩ mô để chủ động trong việc lựa chọn dự án,
phương thức, hình thức đầu tư đối với FDI, không thể tiếp tục phụ thuộc hoàn toàn vào các nhà
đầu tư nước ngoài.
Nếu xét theo địa bàn đầu tư thì Bà Rịa - Vũng Tàu là địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất
trong sáu tháng đầu năm với 2,16 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm. Tiếp theo là Quảng
Ninh, TP Hồ Chí Minh, Nghệ An với quy mô vốn đăng ký lần lượt là 2,14 tỷ USD, 1,18 tỷ USD
và 1 tỷ USD...
Trong số 10 địa phương dẫn đầu về thu hút FDI từ trước đến nay thì không có tỉnh miền núi nào.
Thực tế này cho thấy, một số tỉnh miền núi phía bắc, Tây Nguyên, Nam Bộ thu hút được rất ít dự
án FDI mặc dù Chính phủ đã có chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt cho các tỉnh đó và chính quyền
địa phương cũng rất quan tâm đến hoạt động xúc tiến đầu tư.
Theo các chuyên gia, để thu hút vốn FDI vào các địa phương thì chính sách ưu đãi về thuế, đất
đai là cần nhưng chưa đủ hấp dẫn nhà đầu tư. Mạng lưới giao thông hạ tầng điện nước phương
tiện thông tin các trường đào tạo nghề cung ứng nhân lực còn thiếu cả về số lượng và chất lượng.
Tuy nhiên, đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội thường vượt quá tầm của từng địa phương, do vậy rất
cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ trung ương, nhất là được ưu tiên phân bổ nguồn vốn ngân sách Nhà
nước để phát triển hạ tầng cơ sở.
Bên cạnh đó, việc phân bổ nguồn lực, đặc biệt là vốn FDI cần được điều chỉnh theo hướng vừa
tạo ra một số đầu tàu kinh tế ở những địa phương có sức lôi kéo kinh tế vùng và cả nước như Hà
Nội, TP Hồ Chí Minh nhưng lại phải điều phối hợp lý để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở
những địa phương chậm phát triển, chưa có môi trường hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài.
Tính liên kết vùng trong thu hút FDI cần được coi trọng, tránh tình trạng một số địa phương ban
hành các chính sách ưu đãi trái luật, quá mức cần thiết cho nhà đầu tư chỉ vì muốn có được dự án
FDI mà không tính đến lợi ích của vùng kinh tế và của cả nước.

InfoTV
(Nhân Dân)
////////////////////=================//////////////////////////////
Được mất từ FDI
Hơn 20 năm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), kinh tế nước ta tươi tắn hơn. Dễ thấy
các nhà máy, cao ốc, khách sạn, trung tâm thương mại với hàng chữ Tây dát bạc, thếp vàng thi
nhau mọc lên thay cho nếp nhà cũ kỹ, rêu phong.
Sản phẩm của FDI với nhiều mẫu mã và chất lượng cao, phần đưa về chính quốc để hoàn chỉnh,
phần xuất khẩu, phần bổ sung vào quỹ hàng hoá xã hội của ta để bớt phần nhập khẩu trực tiếp.
Với sự đóng góp khoảng 16-18% GDP trong những năm gần đây, FDI đã góp phần chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nước ta theo đường hướng mới, được kỳ vọng là động lực quan trọng cho công
cuộc đổi mới.
Đây cũng là một trụ cột không thể thiếu của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, góp
phần làm thay đổi phương thức sản xuất, phân phối, tiêu dùng và lối sống của người Việt Nam
theo hướng tiếp cận với văn minh, hiện đại. Những người Việt làm nhân viên kỹ thuật và quản lý
cho FDI được tiếp cận với công nghệ cao, phương thức điều hành tân tiến. Đối với một số người
đó là bến đỗ mới sau bao năm cống hiến mà chẳng thể sống bằng lương.
Song vì đây là sự tiếp máu vào cơ thể có nền tảng thể lực là nền lạc hậu, kiệt quệ vì liên miên
chiến tranh, cộng với sự yếu kém về quản lý, nên đến nay mới vỡ ra nhiều vấn đề bâng khuâng.
Hứa nhiều làm ít
Các nhà FDI khi mới vào thường hứa hẹn với các dự án hấp dẫn song có tường tận mới thấy giật
mình. Những công bố về thu hút FDI chỉ là số đăng ký, còn thực hiện thế nào xin đợi đấy. Từ
1988 đến 2009, tổng số vốn FDI thực hiện được 66,9 tỷ USD, bằng 34,7% tổng số vốn đăng ký.
Năm 2008 mức vốn đăng ký kỷ lục là 71,7 tỷ USD, gấp 3 lần năm 2007, cao nhất từ trước đến
nay, nhưng chỉ thực hiện được 11,5 tỷ USD bằng 16% số vốn đăng ký. Gia nhập Tổ chức thương
mại thế giới (WTO), ta lại kỳ vọng có làn sóng mới thu hút FDI. Ba năm qua, quy mô dự án
tăng, nhưng tỷ lệ vốn điều lệ so với số vốn đăng ký lại giảm, giai đoạn 1988 - 2005 là 45%, gần
đây chỉ còn 30%.
Ăn sổi
FDI vào công nghiệp và xây dựng đứng đầu. Kế theo là dịch vụ và sau chót là nông nghiệp. Đầu
tư vào công nghiệp, các nhà FDI lại ngại công nghệ phụ trợ. Họ “bao sân” nguyên vật liệu, phụ
tùng, chi tiết máy móc nhập vào lắp ráp, hoàn thiện, buộc chặt ta vào guồng máy kinh tế của họ,
“ẵm gọn” chuỗi lợi nhuận tạo ra từ quá trình đó.
Nở rộ khách sạn nhiều sao, nhà hàng sang trọng, khu nghỉ dưỡng cao cấp (resort), sân golf nhiều
lỗ. Có khu nghỉ dưỡng chiếm luôn một khúc bãi biển.
Thất vọng chuyển giao công nghệ
Mặt bằng công nghệ của các FDI khi mang vào cao hơn mặt bằng của ta, song ngần ấy chưa đủ
để vực nền công nghiệp nhằm làm rường cột cho mộng ước “đi tắt, đón đầu”. Một số nhà đầu tư
đã đưa vào máy móc, thiết bị công nghệ lạc hậu, thải loại.
Gia công dệt may, da giày, phần mềm; lắp ráp điện tử không thể là tiêu chí của quốc gia “cơ bản
là nước công nghiệp”.
Bấp bênh xuất khẩu
FDI (không kể phần dầu thô) đóng góp trên dưới 20% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Nếu
loại trừ phần nguyên liệu ngoại nhập rất cao trong cấu thành trị giá hàng dệt may, da giày, điện
tử, phần mềm..., kim ngạch thực thụ của nó sẽ rất thấp, kéo theo tổng kim ngạch xuất khẩu của
nước ta vốn đã đì đẹt còn lùn hơn. Họ lo cả đầu ra, nên xuất khẩu nước ta đã, đang và sẽ phụ
thuộc vào bên ngoài. Được vài mặt hàng mới trong màn chào hỏi, từ đó đến nay danh mục mặt
hàng xuất khẩu của khối FDI vẫn y nguyên.
Nền xuất khẩu của Việt Nam - dù đã được tiếp sức của FDI, so sánh với chính mình thấy rạng rỡ,
nhưng chỉ cần liếc sang các nước trong khu vực thì thấy vẫn dẫm chân tại chỗ, với những đặc
trưng: Gia công - manh mún - hàng thô; trung gian - giá cả - mấp mô thị trường.
Khấp khểnh vùng miền
Là những nhà kinh doanh lọc lõi, họ mang vốn liếng sang không phải làm từ thiện mà để kiếm
lời càng sớm, càng nhiều càng tốt. Họ chỉ chọn những thành phố, những địa phương giáp biển,
có cảng hàng không, có trục giao thông huyết mạch, miền xuôi, vùng có mặt bằng lý tưởng..., đỡ
phải đầu tư ban đầu.
Chỉ có 21/63 địa phương có vốn đăng ký của FDI từ 1 tỷ USD trở lên, trong đó 6 địa bàn: TP
HCM, Hà Nội, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Ninh Thuận đã chiếm 67% tổng số
vốn đăng ký FDI trong cả nước. Các tỉnh mạn ngược đất rộng, người thưa, địa chất công trình
tốt, nhưng ngổn ngang khó khăn, nên không được FDI ngó ngàng. Hố ngăn cách được đào rộng,
moi sâu.
Lấn sân phân phối
Các hãng phân phối quốc tế từ lâu đã nhìn thấy Việt Nam là thị trường bán lẻ hấp dẫn vừa vì dân
số lớn mà hệ thống phân phối, mạng lưới bán lẻ của Việt Nam còn non trẻ. Từ 1/1/2009 - theo lộ
trình cam kết quốc tế ta phải mở cửa cho các hãng phân phối 100% vốn nước ngoài - họ xung
trận với vốn liếng dồi dào, hàng hoá đầy ứ, trình độ quản lý cao, tầm nhìn chiến lược, kỹ năng
tiếp thị sành sỏi, quảng cáo, khuyến mại mê hồn, phương thức văn minh. Trong khi đó, ta có
9.000 chợ các loại, hơn 70 trung tâm mua sắm, 400 siêu thị lớn nhỏ, kể ra đã là lực lượng hùng
hậu so với 20 năm trước đây. Đông mà không mạnh, chẳng hợp sức để cải thiện tình hình ngoại
trừ việc ngoắc tay tăng giá.
Hơn thế nữa lực lượng “cổ động viên sân nhà” với tâm lý xính dùng hàng ngoại, tiền nào của ấy,
không lăn tăn về mọi mặt .., sớm muộn gì cũng quay lại cổ suý cho “đội khách”. Trận đấu mới
bắt đầu, song hồi kết sẽ tới với kết quả được báo trước, không cần đến chú bạch tuộc tiên tri.
Căng thẳng quan hệ chủ thợ
Từng mong muốn FDI sẽ thu hút nhiều lao động. Điều đó có nhưng không bõ bèn. Số lao động
làm việc cho FDI tại thời điểm 1/7/2000 là 358 nghìn chiếm tỷ lệ 1,0% tổng số lao động trên của
toàn quốc. Các cặp số liệu tương ứng của 2005 là 1,112 triệu - 2,6%. Năm 2008 là 1,694 triệu -
3,7%. Năm 2009 là 1,611 triệu - 3,4%.
Nhưng một số doanh nghiệp bộc lộ nhiều nhược điểm như trả lương chậm - chậm tăng lương -
bớt xén tiêu chuẩn bảo hiểm, an toàn lao động - sa thải - cúp phạt...
Các nhà FDI xuất xứ từ nền công nghiệp phát triển nên họ thừa hiểu việc xây dựng cơ sở sản
xuất bao giờ cũng gắn liền với bảo vệ môi trường. Song với lý do “tế nhị” quy chuẩn tối thiểu
này khi đầu tư vào Việt Nam đã không bị bắt buộc, mà Vedan chỉ là ví dụ điển hình. Kiện, họ
bồi thường, nhưng chất độc hoà vào dòng nước, thâm sâu lòng đất, bao người dân được thụ
hưởng hàng chục năm nay, chỉ có bệnh viện K, nghĩa trang, đài hoá thân hoàn vũ mới giải quyết
triệt để.
Cơ chế bất cập
Kể từ khi ban hành lần đầu tiên vào năm 1987, Luật Đầu tư nước ngoài đã được sửa đổi tới 4 lần
vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000. Đến năm 2005, với việc Ban hành luật đầu tư chung đã sáp
nhập Luật đầu tư nước ngoài với Luật khuyến khích đầu tư trong nước. Qua 5 năm thi hành Luật
mới - được xem là đánh dấu phát triển đặc biệt của hệ thống pháp luật của Việt Nam - song đã
sớm bộc lộ nhiều khiếm khuyết: mục đích không rõ rằng, nhiều khái niệm mù mờ, không ít quy
định trùng lặp, mâu thuẫn với chuyên ngành khác.
Vì nóng lòng tăng trưởng GDP, muốn có thứ hạng cao về chỉ số năng lực cạnh tranh, muốn có số
thu ngân sách vượt trội, nên khi được phân cấp “làm việc” với các nhà FDI, cấp dưới đều háo
hức trải thảm đỏ, đua nhau săn đón , đãi đằng hậu hĩ, chiều chuộng, chăm sóc hết lòng, không
dám ràng buộc, cũng chẳng tinh tường để ràng buộc, nên đã nhanh chóng bộc lộ những bất cập,
lúc bung bét ra sân gôn, cho thuê rừng, đào quặng... lại đổ tội cho cơ chế. Khi phân quyền còn
hàm ý bớt sách nhiễu, phiền hà, song những chiêu này được cấp dưới tiếp thu và vận dụng sáng
tạo. Nhà FDI chả chịu thiệt mà “kính chuyển” tắp lự vào giá thành.
Gian nan quản lý
Toàn bộ quá trình từ đưa máy móc vào - cung ứng nguyên liệu - tổ chức sản xuất, gia công đến
thu xếp đầu ra đều được khép kín, phía Việt Nam không được phép biết. Vì vậy họ thoải mái
dùng các thủ pháp thổi giá vật tư, máy móc để tâng giá trị dự án và tăng tỷ lệ góp vốn trong liên
doanh, khai khống giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, tạo giá thành ảo, hạch toán vờ, trốn thuế
thật. Năm 2009 gần 60% số doanh nghiệp FDI tại thành phố Hồ Chí Minh báo cáo lỗ. Tựu chung
đóng góp vào ngân sách nhà nước của Khối này đáng thất vọng, trong các năm 2005 -2008 chỉ
xung quanh 9-10% tổng thu ngân sách quốc gia. Năm 2009, vin cớ khủng hoảng, đóng góp của
họ giảm 11,25%, trong khi khu vực tư nhân chỉ giảm 4,4%, còn doanh nghiệp nhà nước vẫn tăng
6,2%.
/////////////////////////////////================////////////////////////

Tổng quan FDI- đầu tư trực tiếp nước ngoài


1.1. Khái niệm FDI
Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF, FDI được định nghĩa là “một khoản đầu tư với
những quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chứ trong một nền kinh thế (nhà đầu
tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh
tế khác. Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong
việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó
Hội nghị Liên Hợp Quốc về TM và Phát triển UNCTAD cũng đưa ra một doanh
nghiệp về FDI. Theo đó, luồng vốn FDI bao gồm vốn được cung cấp (trực tiếp
hoặc thông qua các công ty liên quan khác) bởi nhà đầu tư trực tiếp nước
ngoài cho các doanh nghiệp FDI, hoặc vốn mà nhà đầu tư trực tiếp nước
ngoài nhận được từ doanh nghiệp FDI. FDI gồm có ba bộ phận: vốn cở phần,
thu nhập tái đầu tư và các khoản vay trong nội bộ công ty.
Các nhà kinh tế quốc tế định nghĩa : đầu tư trực tiếp nước ngoài là người sở
hữu tại nước này mua hoặc kiểm soát một thực thể kinh tế của nước khác. Đó
là một khoản tiền mà nhà đầu tư trả cho một thực thể kinh tế của nước ngoài
để có ảnh hưởng quyết định đổi với thực thể kinh tế ấy hoặc tăng thêm quyền
kiểm soát trong thực thể kinh tế ấy.
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đưa ra khái niệm: “Đầu tư
trực tiếp nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam
vốn bằng tiền nước ngoái hoặc bất kì tài sản nào được chính phủ Việt Nam
chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí
nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định
của luật này”
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra khái niệm: “ một doanh
nghiệp đầu tư trực tiếp là một DN có tư cách pháp nhân hoặc không có tư
cách pháp nhân trong đó nhà đầu tư trực tiếp sở hữu ít nhất 10% cổ phiếu
thường hoặc có quyền biểu quyết. Điểm mấu chốt của đầu tư trực tiếp là chủ
định thực hiện quyền kiểm soát công ty”. Tuy nhiên không phải tất cả các QG
nào đều sử dụng mức 10% làm mốc xác định FDI. Trong thực tế có những
trường hợp tỷ lệ sở hữu tài sản trong doanh nghiệp của chủ đầu tư nhỏ hơn
10% nhưng họ vẫn được quyền điều hành quản lý doanh nghiệp, trong khi
nhiều lúc lớn hơn nhưng vẫn chỉ là người đầu tư gián tiếp.
Từ những khái niệm trên có thể hiểu một cách khái quát về đầu tư trực tiếp
nước ngoài như sau: “đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại một quốc gia là việc
nhà đầu tư ở một nươc khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào vào
quốc gia đó để có được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một
thực thể kinh tế tại quốc gia đó, với mục tiên tối đa hoá lợi ích của mình”.
Tài sản trong khái niệm này, theo thông lệ quốc tế, có thể là tài sản hữu hình
(máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ, bát động sản, các loại hợp đòng và
giáy phép có giá trị …), tài sản vô hình (quyền sở hữu tí tuệ, bí quyết và kinh
nghiệm quản lý…) hoặc tài sản tài chính (cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, giấy
ghi nợ…). Như vậy FDI bao giờ cũng là một dạng quan hệ kinh tế có nhân tố
nước ngoài. Hai đặc điểm cơ bản của FDI là: có sự dịch chuyển tư bản trong
phạm vi quốc tế và chủ đầu tư (pháp nhân, thể nhân) trực tiếp tham gia vào
hoạt động sử dụng vốn và quản lí đối tượng đầu tư.
1.2. Các hình thức FDI phổ biến và đặc trưng cơ bản của chúng
1. Doanh nghiệp liên doanh
Doanh nghiệp liên doanh với nươc ngoài gọi tắt là liên doanh là hình thức
được sử dụng rộng rãi nhất của đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới từ
trước đến nay. Nó công cụ để thâm nhập vào thị trường nước ngoài một cách
hợp pháp và có hiệu quả thông qua hoạt động hợp tác
Khái niệm liên doanh là một hình thức tổ chức kinh donah có tính chất quốc
tế, hình thành từ những sự khác biệt giữa các bên về quốc tịch, quản lý, hệ
thốgn tài chính, luật pháp và bản sác văn hoá; hoạt động trên cơ sở sự đóng
góp của các bên về vốn, quản lí lao động và cùng chịu trách nhiệm về lợi
nhuận cũng như rủi ro có thể xảy ra; hoạt động của liên doanh rất rộng, gồm
cả hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ, hoạt đọng nghiên cứu
cơ bản và nghiên cứu triển khai.
Đối với nước tiệp nhận đầu tư
-Ưu điểm: giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn, giúp đa dạng hoá sp, đổi mới
Công nghệ, tạo ra thị trường mới và tạo cơ hội cho ngưòi lao động làm việc và
học tập kinh nghiệm quản lí của nước ngoài
-Nhược điểm: mất nhiều thời gian thương thảo vác vấn đề liên quan đến dự
án đầu tư, thường xuất hiện mẫu thuẫn trong quản lý điều hành doanh
nghiệp; đối tác nước ngoài thương quan tâm đến lợi ích toàn cầu, vì vậy đôi
lcú liên doanh phải chịu thua thiệt vì lợi ích ở nơi khác.; thay đổi nhân sự ở cty
mẹ có ảnh hưởng tới tương lai phát triển của liên doanh.
Đối với nhà dầu tư nước ngoài;
-Ưu điểm: tận dụng được hệ thống phân phối có sẵn của đối tác nước sở tại;
được đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh dễ thu lời, lình vực bị cấm hoặc
hạn chế đối với hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; thâm nhập
được những thị trường truyền thống của nước chủ nhà. Không mất thời gian
và chi phí cho việc nghiên cứu thị trường mới và xây dựng các mối quan hệ.
Chia sẻ được chi phí và rủi ro đầu tư
Nhược điểm: khác biệt về nhìn nhận chi phí đầu tư giữa hai bên đối tác; mất
nhiều thời gian thương thảo mọi vấn đề liên quan đến dự án đtư, định giá tài
sản góp vốn giải quyết việc làm cho người lao động của đối tác trong nước;
không chủ động trong quản lý điều hành doanh nghiệp, dễ bị mất cơ hội kinh
doanh khó giải quyết khác biệt vè tập quán, văn hoá.

2. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài


Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cũng là một hình thức doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài nhưng ít phổ biến hơn hình thức liên doanh trong hoạt
động đầu tư quốc tế.
Khái niệm doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là một thực thể kinh doanh có
tư cách pháp nhân, được thành lập dựa trên các mục đích của chủ đầu tư và
nước sở tại.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động theo sự điều hành quản lý của
chủ đầu tư nước ngoài nhưng vẫn phải tuỳ thuộc vào các điều kiện về môi
trường kinh doanh của nước sở tại, đó là các đk về chính trị, kt luạt háp văn
hoá mức độ cạnh tranh…
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có tư cách pháp nhân là 1 thự thể pháp
lý độc lập hoạt động theo luật pháp nước sở tại. Thành lập dưới dạng công ty
trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Đối với nước tiếp nhận:
-Ưu điểm: nhà nước thu được ngay tiền thuê đất, tiền thuế mặc dù DN bị lỗ;
giải quyết được công ăn việc làm mà không cần bỏ vốn đầu tư; tập trung thu
hút vốn và công nghệ của nước ngoài vào những linh vực khuyến khích xuất
khảu; tiếp cận được thị trường nước ngoài
-Nhược điểm: khó tiếp thu kinh nghiệm quản lý và công nghệ nước ngoài đê
nâng cao trình độ cán bộ quản lý, cán bộ kĩ thuật ở các doanh nghiệp trong
nước.
Đối với nhà đầu tư nước ngoài
-Ưu điểm: chủ động trong quản lý điều hành doanh nghiệp thực hiện được
chiến lược toàn cầu của tập đoàn; triển khai nhanh dự án đầu tư; được quyền
chủ động tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển
chung của tập đoàn
-Nhược điểm: chủ đầu tư phải chịu toàn bộ rủi ro trong đầu tư; phải chi phí
nhiều hơn cho nghiên cứu tiếp cận thị trường mới; không xâm nhập được vào
những lĩnh vực có nhiều lợi nhuận thị trường trong nước lớn, khó quan hệ với
các cơ quan quản lý Nhà nước nước sở tại.

3. Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh
doanh
Hình thức này là hình thức đầu tư trong đó các bên quy trách nhiệm và phân
hia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh mà
không thành lập pháp nhân mới
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản được kí kết giứa đại diện có thẩm
quyền của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, quy định rõ việc
thực hiện phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên
Đặc điểm là các bên kí kết hợp đồng hợp tác kinh doanh, trong qúa trình kinh
doanh các bên hợp doanh có thể thành lập ban điều phối để theo dõi, giám
sát việc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh. Phân chia kết quả kinh
doanh: hình thức hợp doanh không phân phối lợi nhuận và chia sẻ rủi ro mà
phân chia kết quả kinh doanh chung theo tỷ lệ góp vốn hoặc theo thoả thuận
giữa các bên. Các bên hợp doanh thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà
nước sở tại một cách riêng rẽ. Pháp lý hợp doanh là một thực thể kinh doanh
hoạt động theo luật pháp nước sở tại chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước
sở tại. quyền lợ và nghĩa vụ của các bên hơp doanh đowjc ghi trong hợp đồng
hợp tác kinh doanh
Đối với nước tiếp nhận:
-Ưu điểm: giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn, thiếu cnghệ, tạo ra thị trường
mới nhưng vấn đảm bảo được an ninh quốc gia và nắm được quyền đièu hành
dự án
-Nhược điểm: khó thu hút đầu tư ,chỉ thực hiện được đối với một số ít lĩnh vực
dễ sinh lời
Đối với nước đầu tư:
-Ưu điểm: tận dụng được hệ thống phân phối có sẵn của dối tác nước sở tại
vào được những linh vực hạn chế đầu tư thâm nhập được nhưng thị trường
truyền thống của nước chủ nhà; không mất thời gian và chi phí cho việc
nghiên cứu thị trường mới và xây dựng các mối quan hệ; không bị tác động
lớn do khác biệt về văn hoá; chia sẻ được chi phí và rủi ro đầu tư.
-Nhược điểm: không được trực tiếp quản lý điều hành dự án, quan hệ hợp tác
với đối tá nước sở tại thiếu tính chắc chắn làm các nhà đầu tư e ngại.

4. Đầu tư theo hợp đồng BOT


BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) là một thuật ngữ để chỉ một số mô
hình hay một cấu trúc sử dụng đầu tư tư nhan để thực hiện xây dựng cơ sở hạ
tầng vẫn được dành riêng cho khu vực nhà nước. Trong một dự án xây dựng
BOT, một doanh nhân tư nhân được đặc quyền xây dựng và vận hành một
công trình mà thường do chính phủ thực hiện. Công trình này có thể là nhà
máy điện, sân bay, cầu, cầu đường… Vào cuối giai đoạn vận hành doanh
nghiệp tư nhân sẽ chuyển quyền sở hữu dự án về cho chính phủ. Ngoài hợp
đồng BOT còn có BTO, BT.
Hợp đồng BOT là văn bản kí kết giữa các nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan
có thẩm quyền của nước chủ nhà để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ
tầng (kể cả mở rộng, nâgn cấp, hiện đại hoá công trình) và kinh doanh trong
một thời gian nhất định để thu hồi vốn và có lợi nhuận hợp lý, sau đó chuyển
giao không bồi hoàn toàn bộ công trình cho nước chủ nhà.
Hợp đồng xây dựng chuyển giao kinh doanh BTO và hợp đồng xây dựng
chuyển giao BT, được hình thành tương tự như hợp đồng BOT nhưng có điểm
khác là: đối với hợp đồng BTO sau khi xây dựng xong công trình nhà đầu tư
nước ngoài chuyển giao lại cho nước chủ nhà và được chinh phủ nước chủ nhà
dành cho quyền kinh doanh công trình đó hoặc công trình khác trong một
thời gian đủ để hoàn lại toàn bộ vốn đầu tư và có lợi nhuận thoả đáng về
công trình đã xây dựng và chuyển giao.
Đối với hợp đồng BT, sau khi xây dựng xong công trình nhà đầu tư nước ngoài
chuyển giao lại cho nước chủ nhà và được chính phủ nước chủ nhà thanh toán
bằng tiền hoặc bằng tài sản nào đó tương xứng với vốn đầu tư đã bỏ ra và
một tỉ lệ lợi nhuận hợp lí.
Doanh nghiệp được thành lập thực hiện hợp đòng BOT, BTO, BT mặc dù hợp
đồng dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài nhưng đối tác cùng thực hiện hợp đòng là các cơ quan quản lí nhà
nước ở nước sở tại. Lĩnh vực hợp đồng hẹp hơn các doanh nghiệp FDI khác,
chủ yếu áp dụng cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng; được hưởng các ưu
đãi đầu tư cao hơn sơ với các hình thức đầu tư khác và điểm đặc biệt là khi
hết hạn hoạt đọng, phải chuyển giao không bồi hoàn công trình cơ sở hạn
tầng đã được xây dựng và khai thác cho nước sở tại

Đối với nước chủ nhà:-Ưu điểm: thu hút được vốn đầu tư vào những dự án
co9ư sở hạ tầng đòi hỏi vốn đầu tư lớn, do đó giảm được sức ép cho ngân
sách nhà nước, đồng thời nhanh chóng có được công trình kết cấu hạ tầng
hoàn chỉnh giúp khơi dậy các nguồn lực trong nước và thu hút thêm FDI để
phát triển kinh tế.
-Nhược điểm: khó tiếp nhận kinh nghiệm quản lí và khó kiểm soát công trình.
Mặt khác, nhà nước phải chịu mọi rủi ro ngoài khả năng kiểm soát của nhà
đầu tư.
Đối với đầu tư nước ngoài:
-Ưu điểm: hiệu quả sử dụng vốn được bảo đảm; chủ động quản lí, điều hành
và tự chủ kinh doanh lợi nhuận, hông bị chia sẻ và được nhà nước sở tại đảm
bảo, tránh những rủi ro bất thường ngoài khả năng kiểm soát.
-Nhược điểm: việc đàm phán và thực thi hợp đồng BOT thương gặp nhiều khó
khăn tốn kém nhiều thời gian và công sức.
5. Đầu tư thông qua mô hình công ty mẹ và con (Holding company)
Holding company là một trong những mô hình tổ chức quản lí được thừa nhận
rộng rãi ở hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường phát triển.
Holding company là một công ty sở hữu vốn trong một công ty khác ở mức đủ
để kiểm soát hoạt động quản lí và điều hành công ty đó thông qua việc gây
ảnh hưởng hoặc lựa chọn thành viên hợp đồng quản trị.
Holding company được thành lập dưới dạng công ty cổ phần và chỉ giới hạn
hoạt động của mình trong việc sở hữu vốn, quyết định chiến lược và giám sát
hoạt động quản lí của các công ty con, các công ty con vẫn duy trì quyền
kiểm soát hoạt động kinh doanh của mình một cách độc lập, tạo rất nhiều
thuận lợi:
-Cho phép các nhà đầu tư huy động vốn để triển khai nhiều dự án đầu tư khác
nhau mà còn tạo điểu kiện thuận lợi cho họ điều phối hoạt động và hỗ trợ các
công ty trực thuộc trong việc tiêps thị, tiệu thụ hàng hoá, điều tiết chi phí thu
nhập và các nghiệp vụ tài chính.
-Quản lí các khoản vốn góp của mình trong công ty khác như một thể thống
nhất và chịu trách nhiệm về vịec ra quyết định và lập kế hoạch chiến lược
điều phối các hoạt động và tài chính của cả nhóm công ty.
-Lập kế hoạch, chỉ đạo, kiểm soát các luồng lưu chuyển vốn trong danh mục
đầu tư. Holding company có thể thực hiện cả hoạt động tài trợ đầu tư cho các
công ty con và cung cấp dịch vụ tài chính nội bộ cho các công ty này.
-Cung cấp cho các công ty con các dịch vụ như kiểm toán nội bộ, quan hệ đối
ngoại, phát triển thị trường, lập kế hoạch, nghiên cứu và phát triển (R&D)…

6. Hình thức công ty cổ phần


Công ty cổ phần (công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn)là doanh nghiệp trong
đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần các cổ
đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp trong phạm vi vốn đã góp vào doanh nghiệp cổ đông có thể là tổ chức
cá nhân với số lượng tối đa không hạn chế, nhưng phải đáp ứng yêu cầu về số
cổ đông tối thiểu. Đặc trưng của công ty cổ phần là nó có quyền phát hành
chứng khoán ra công chúng và các cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ
phần của mình cho người khác
Cơ cấu tổ chức, công ty cổ phần phải có đại hội cổ đông, hội đồng quản trị và
giám đốc. Thông thường ở nhiều nước trên thế giới, cổ đông hoặc nhóm cổ
đông sở hữu trên 10% số cổ phiếu thường có quyền tham gia gimá sát quản
lý hoạt dộng của cty cổ phần. Đại hôi cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền
biểu quyết là co quan quyết định cao nhất của cty cổ phần
Ở một số nước khác, cty cổ phần hữu hạn có vốn đầu nước ngoài được thành
lập theo cách: thành lập mới, cổ phần hoá doanh nghiệp FDI (doanh nghiệp
liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) đang hoạt động, mua lại
cổ phần của doanh nghiệp trong nước cổ phần hoá.

7. Hình thức chi nhánh công ty nước ngoài


Hình thức này được phân biệt với hình thức cty con 100% vốn nước ngoài ở
chỗ chi nhánh không được coi là một pháp nhân độc lập trong khi cty con
thường là một pháp nhân độc lập. Trách nhiệm của cty con thường giới hạn
trong phạm vi tài sản ở nước sở tại, trong khi trách nhiẹm của chi nhánh theo
quy định của 1 ố nước, không chỉ giới hạn trong phạm vi tài sản của chi
nhánh, mà còn được mở rộng đến cả phần tài sản của công ty mẹ ở nước
ngoài.
Chi nhánh được phép khấu trừ các khoản lỗ ở nước sở tại và các khoản chi phí
thành lập ban đầu vào các khoản thu nhập của cty mẹ tại nước ngoài. Ngoài
ra chi nhánh còn được khấu trừ một phần các chi phí qunả lý của cty mẹ ở
nước ngoài vào phàn thu nhập chịu thuế ở nước sở tại
Việc thành lập chi nhánh thường đơn giản hơn so với việc thành lập công ty
con. Do không thành lập 1 pháp nhân độc lập, việc thành lập chi nhánh
không phải tuân thủ theo các quy định về thành lập công ty, thường chỉ thông
qua việc đăng kí tại các cơ quan có thẩm quyền của nước chủ nhà

8. Hình thức công ty hợp danh


Công ty hợp danh là doanh nghiệp phải có ít nhất hai thành viên hợp danh,
ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Thành viên hợp
danh phải là cá nhân có trình độ chuyên môn, có uy tín nghề nghiệp và phải
chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về nghĩa vụ của cty; thành
viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của cty trong phạm vi số
vốn đã góp vào cty. Cty hợp danh không được phát hành bất kì loại chứng
khoán nào. Các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau khi quyết định các
vấn đề quản lsy công ty, còn thành viên góp vốn có quyền được chia lợi
nhuận theo tỷ lệ quy định tại điều lệ cty nhưng không được tham gia quản lý
cty và hoạt động kinh doanh nhân danh cty.
Khác với doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
hình thức đầu tư này mang đặc trưng của cty đối nhân tiền về thân nhân
trách nhiệm vô hạn, cơ cấu tổ chức gọn nhẹ. Hình thức đầu tư này trước hết
rất phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ, nhưng vì có những ưu điểm rõ rêt nên
cũng được các doanh nghiệp lớn quan tâm.
Việc cho ra đời hình thức cty hợp danh ỏ các nước nhăm tao thêm cơ hội cho
nhà đầu tư lựa chọn hình thức đầu tư cho phù hợp với yều cầu, lợi ích của họ.
Thực tế cho thấy một số loại hình dịch vụ như tư vấn pháp luật, khám chữa
bệnh, thiết kế kiến trúc.. đã và đang phát triển nhanh chóng. Đó là những
dịch vụ mà người tiêu dùng không thể kiểm tra được chất lượng cung ứng
trước khi sử dụng, nhưng lại có ảnh hưởng đến sức khởe tính mạng và tài sản
của người tiêu dùng khi sử dụng. Việc thành lập công ty hợp danh là hình
thức thức đầu tư phù hợp trong việc phát triển và cung cấp các dịch vụ nêu
trên. Trong đó những người có vốn đóng vai trò là thành viên góp vốn và chịu
trách nhiệm hữu hạn còn các nhà chuyên môn là thàn viên hợp danh tổ chức
điều hành, cung ứng dịch vụ và chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản
của họ.
9. Hình thức đầu tư mua lại và sáp nhập (M&A)
Phần lớn các vụ M&A được thực hiện giữa các TNC lớn và tập trung vào các
lĩnh vự công nghiệp ô tô, dược phẩm, viễn thông và tài chính ở các nước phát
triển.
Mục đích chủ yếu :
-Khai thác lợi thế của thị trươg mới mà hoạt động thương mại quốc tế hay đầu
tư mới theo kênh truyền thống không mang lại hiệu quả mong đợi. Hoạt động
M&A tạo cho các công ty cơ hội mở rộng nhanh chóng hoạt động ra thị trường
nước ngoài.
-Bằng con đường M&A, các TNC có thể sáp nhập các ty của mình với nhau
hình thnàh một công ty khổng lồ hoạt độg trong nhiều lĩnh vự hay các công ty
khác nhau cùng hoạt động trông một lĩnh vực có thể sáp nhập lại nhằm tăng
khả năng cạnh tranh toàn cầu của tập đoàn
-Các công ty vì mục đích quốc tế hoá sản phẩm muốn lấp chỗ trống trong hệ
thống phân phối của họ trên thị trường thế giới
-Thông qua cong đường M&A các ty có thể giảm chi phí từng lĩnh vực nghiên
cứu và phát triển sản xuất, phân phối và lưu thông.
-M&A tao điều kiện thuận lợi cho việc tái cấu trúc các ngành công nghiệp và
cơ cấu ngành công nghiệp ở các quốc gia, do đó, hình thức này đóng vai trò
quan trọng trong sự phát triển công nghiệp ở mọi quốc gia.
Hoạt động phân làm 3 loại:
-MA theo chiều ngang xảy ra khi 2 cty hoạt động trong cùng 1 lĩnh vực sx
kinh doanh muốn hình thành 1 cty lớn hơn để tăng khả năng cạnh tranh, mở
rộng thị trường của cùng 1 loại mặt mà trc đó 2 cty cùng sx.
-MA theo chiều dọc diễn ra khi 2 cty hoạt động ở 2 lĩnh vự khác nhau nhưng
cùng chịu sự chi phối của 1 cty mẹ, laọi hình MA này thwongf xảy ra ở các cty
xuyên quốc gia
-MA theo hướng đa dạng hoá hay kết hợp thường xảy ra khi các ty lớn tiến
hành sáp nhập với nhau với mục tiêu tối thiểu hoá rủi ro và tránh thiệt hại khi
1 cty tự thâm nhập thị trường.

So với đầu tư truyền thống, từ quan điểm của nước tiếp nhận đầu tư:-
Về bổ sung vốn đầu tư trong khi hình thức đầu tư truyền thống bổ ngày một
lượng vốn FDI nhất định cho đầu tư phát triển thì hình thức MA chủ yếu
chuyển sở hữu từ các doanh nghiệp đang tồn tại ở nước chủ nhà cho các công
ty nước ngoài. Tuy nhiên, về dài hạn, hình thức này cũng thu hút mạnh được
nguồn vốn từ bên ngoài cho nước chủ nhà nhờ mở rộng quy mô hoạt độn của
doanh nghiệp.
-Về tạo việc làm, hình thức đầu tư truyền thống tạo ngay được việc làm cho
nước chủ nhà, trong khi hình thức M&A không những không tạo được việc làm
ngay mà còn có thể làm tang thêm tình trạng căng thẳng về việc làm (tăng
thất nghiệp) cho nước chủ nhà. Tuy nhiên về lâu dài, tình trạng này có thể
được cải thiện khi các doanh nghiệp mở rông quy mô sản xuất.
-Về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, đầu tư truền thống tác động trực tiếp
dến thay dổi cơ cấu knh tế thông qua việc xây dựng các doanh nghiệp mới
trong khi đó M&A không có tác động trong giai đoạn ngắn hạn
-Về cạnh tranh và an ninh quốc gia, trong khi đầu tư truyền thống thúc đẩy
cạnh tranh thì M&A không tác động đáng kể đến tình trạng cạnh tranh về mặt
ngắn hạn nhưng về dài hạn có thể làm tăng canh tranh độc quyền. Mặt khác,
M&A có thể ảnh hưởng đến an ninh của nước chủ nhà nhiều hơn hình thức đư
truyền thống vởi vì tài sản của nước chủ nhà được chuyển cho người nước
ngoài.

1.4. Những tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự
phát triển của thương mại quốc tế:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài có những tác động to lớn đến sự phát
triển của thương mại quốc tế. Những tác động này ảnh hưởng không
chỉ đến những nước nhận đầu tư mà ngay cả những nước nhận đầu tư.
Những tác động đó bao gồm:

* Đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo điều kiện thu hút nguồn nhu cầu
mới. Tìm kiếm thị trường mới (nước ngoài ) mới có những nhu cầu tiềm
ẩn cho các sản phẩm của công ty khi mà thị trường trong nước đã bão
hòa.

* Đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp thâm nhập vào những thị trường
nơi có thể đạt được lợi nhuận cao: Các công ty đa quốc gia có thể thâm
nhập vào những thị trường khác, nơi họ có thể đạt được lợi nhuận cao.

* Đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm tăng năng suất: Một công ty có
nỗ lực muốn bán sản phẩm ban đầu của mình tại các thị trường mới có
thể làm tăng mức thu nhập cổ phần của mình do tăng năng suất. Điều
này làm giảm chi phí bình quân từng đơn vị sản phẩm. Công ty càng sử
dụng nhiều máy móc thiết bị thì khả năng này càng có điều kiện thuận
lợi để thực hiện.

* Sử dụng yếu tố nuớc ngoài trong sản xuất: Các chi phí sử dụng đất
đai và lao động có thể khác biệt nhau rất xa giữa các quốc gia. Các
công ty đa quốc gia thường cố gắng thiết lập việc sản xuất tại địa điểm
có giá lao động và đất đai rẻ. H ọ thực hiện việc nghiên cứu thị trường
để xác định xem họ có thể thu được lợi nhuận không từ các chi phí rẻ
hơn khi sản xuất ở những thị trường đó.

* Sử dụng nguyên liệu nước ngoài: Do các chi phí vận chuyển, một
số công ty cố gắng tránh nhập khẩu nguyên vật liệu từ một đất nước
khác, đặt biệt là khi công ty dự tính sẽ bán thành phẩm ngược lại cho
người tiêu dùng nước đó, một giải pháp khả thi hơn là phát triển việc
sản xuất sản phẩm tại một nước mà nguyên vật liệu có sẵn.

* Sử dụng công nghệ nước ngoài. Các công ty đa quốc gia thiết lập
ngày càng nhiều các nhà máy ở nước ngoài hay mua lại các nhà máy
hiện hữu của nước ngoài để học hỏi thêm về công nghệ của các quốc
gia khác. Công nghệ này sau đó được sử dụng để cải tiến quy trình sản
xuất tại các nhà máy của các công ty con trên khắp thế giới.

* Khai thác các thuận lợi về độc quyền: Các công ty có thể trở nên
quốc tế hóa nếu như họ sở hữu các tiềm lực hay kỹ năng mà các đối
thủ cạnh tranh không bao giờ có. Trong một chùng mực nào đó, công
ty sẽ có được thuận lợi hơn các đối thủ và có thể thu được lợi nhuận từ
việc trở nên quốc tế hóa.

* Đa dạng hóa ở tầm cỡ quốc tế: Một trong những lý do tại sao các
công ty tiến hành kinh doanh ở tầm cỡ quốc tế là sự đa dạng hóa quá
trình sản xuất.

Nhu cầu cho tất cả các loại sản phẩm được sản xuất trong cùng một
nước có phần nào chịu ảnh hưởng của nền kinh tế nước đó. Công ty có
thể giảm bớt rủi ro bằng cách chào hàng bán các nguyên liệu và sản
phẩm giữa các quốc gia khác nhau. Với việc đa dạng hóa kinh doanh
và cả trong sản xuất ở tầm cỡ quốc tế, công ty có thể giữ cho nguồn
tiền mặt thực củ mình ít bị chao đảo. Mức độ của sự đa dạng hóa quốc
tế có thể làm ổn định nguồn tiền mặt của các công ty đa quốc gia lại
tùy thuộc vào tiềm năng của thị trường nước ngoài.
* Phản ứng với giá trị thay đối của ngoại tệ: Khi một công ty cho
rằng ngoại tệ của một quốc gia nào đó bị giảm giá, công ty đó cỏ thể
tính đến khả năng đầu tư trực tiếp vào đất nước đó. Do sự giảm giá
ngoại tệ, mức phí tổn ban đầu có khả năng thấp. Nếu đồng ngoại tệ đó
mạnh lên theo thời gian, thu nhập được chuyển về công ty mẹ sẽ tăng
lên. Một nguyên khác dẫn đến việc đầu tư trực tiếp là nhằm bù đắp
nhu cầu đang thay đổi cho việc xuất khẩu của công ty do những dao
động về tỷ giá hối đoái.

* Phản ứng với các kiềm hãm thương mại: Trong một số trường hợp,
một công ty đa quốc gia sử dụng việc đầu tư trực tiếp như là một chiến
lược phòng ngự hơn là tấn công.

* Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại những thuận lợi về mặt chính
trị: Một số công ty đa quốc gia đóng tại những nước có nền chính trị
không ổn định đang cố gắng phát triển sang những nước ổn định hơn.
Mặt khác khi hoạt động của một công ty đa quốc gia ngày càng mở
rộng và đạt được những thành tựu nhất định về kinh tế đó là cơ sở để
có được những thuận lợi về mặt chính trị.

1.3.

You might also like