You are on page 1of 19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Bộ môn Kinh doanh Quốc Tế

BÀI TẬP NHÓM


HỌC PHẦN KINH DOANH QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI:
ĐẦU TƯ CỦA CÁC CÔNG TY HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM:
THỰC TẾ, ĐỘNG CƠ VÀ XU HƯỚNG

NHÓM 5 – LỚP KINH DOANH QUỐC TẾ (02)


Thành viên nhóm
Nguyễn Thị Ly
Nguyễn Thị Thạch Thảo
Vũ Thị Mai Lan
Dương Phương Thảo
Giảng viên hướng dẫn: Cô Đào Hương Giang

HÀ NỘI, 10/2022
MỤC LỤC

NỘI DUNG_________________________________________________________________3
I. THỰC TẾ ĐẦU TƯ CỦA CÁC CÔNG TY HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM_________3
1. Tổng quan đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam và thành quả đã đạt được_____________3
2. Đầu tư của Hàn Quốc những năm gần đây___________________________________4
II. ĐỘNG CƠ THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ CỦA CÁC CÔNG TY HÀN QUỐC VÀO VIỆT
NAM____________________________________________________________________6
1. Vị trí địa lý thuận lợi____________________________________________________7
2. Tình hình chính trị ổn định_______________________________________________7
3. Chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài____________________________7
4. Nguồn lao động________________________________________________________8
III. XU HƯỚNG ĐẦU TƯ CỦA CÁC CÔNG TY HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM______8
1. Triển vọng đầu tư tại Việt Nam___________________________________________8
2. Lợi thế của Việt Nam so với triển vọng đầu tư của Hàn Quốc vào Trung Quốc và các
nước ASEAN khác______________________________________________________10
IV. THỰC TẾ ĐẦU TƯ CỦA TẬP ĐOÀN SAMSUNG VÀO VIỆT NAM___________14
1. Tổng quan hoạt động đầu tư tại Việt Nam__________________________________14
2. Xu hướng đầu tư trong thời gian tới_______________________________________15
TRẢ LỜI CÂU HỎI_________________________________________________________16
TÀI LIỆU THAM KHẢO____________________________________________________18
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ___________________________________________________19
NỘI DUNG

I. THỰC TẾ ĐẦU TƯ CỦA CÁC CÔNG TY HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM
1. Tổng quan đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam và thành quả đã đạt được
Thông tin mới nhất từ Bộ KH&ĐT, Hàn Quốc hiện là đối tác đầu tư nước ngoài lớn nhất
của Việt Nam, với 9.265 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 78,6 tỉ USD
(chiếm 18,5%) lũy kế đến hết tháng 12/2021. Đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam tập trung
chủ yếu vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, điện tử, công nghệ cao, logistic, xây
dựng...
Trong 3 năm liên tiếp 2019-2021, bao gồm cả thời gian trong đại dịch Covid-19, Hàn
Quốc đứng thứ 2 trong danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư lớn vào Việt Nam,
tỷ lệ vốn đầu tư trong 2 tháng đầu năm 2022 là 1,4 tỷ USD chiếm 28,2% mặc dù đứng sau
Singapore 1,7 tỷ USD và bị giảm 12% so với cùng kỳ nhưng xét về số lượng dự án mới, Hàn
Quốc vẫn đứng ngôi vị quán quân, với 528 dự án. Các nhà đầu tư Hàn Quốc cũng đứng đầu
về số lượt góp vốn, mua cổ phần, với 1.626 lượt trong 10 tháng qua.
Về thương mại, Hàn Quốc là đối tác lớn thứ 3 của Việt Nam trong năm 2021 với tổng
giá trị kim ngạch thương mại 2 chiều năm đạt 78,1 tỉ USD.
Địa bàn đầu tư: FDI của Hàn Quốc đã mở rộng trên hầu khắp các tỉnh trong cả nước:
đến năm 2017 là 53 tỉnh thành, đến nay là 59 tỉnh thành, kể cả những vùng sâu, vùng xa, hạ
tầng còn nhiều khó khăn. Địa bàn đầu tư trọng tâm của Hàn Quốc tại Việt Nam là các thành
phố lớn, hoặc các địa phương kề cận với các thành phố lớn.
Thời gian đầu, doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư tập trung ở các tỉnh phía Nam, sau đó có
xu hướng mở rộng ra phía Bắc đặc biệt là các tỉnh lân cận Hà Nội như Bắc Ninh, Hải Phòng,
Thái Nguyên.
Các tỉnh thành trọng điểm của đầu tư Hàn Quốc là Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Thái
Nguyên, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Phước. Trong đó, Bắc Ninh là địa
phương dẫn đầu với 957 dự án, có tổng vốn đầu tư là 10,7 tỷ USD, chiếm 14,9% tổng vốn
đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam; thứ 2 là Hải Phòng với tổng số vốn đầu tư lên đến 8,1 tỷ
USD, chiếm 11,2% tổng vốn đầu tư; thứ 3 là Thủ đô Hà Nội với 2.327 dự án, tổng vốn đầu
tư là 7,8 tỷ USD, chiếm 10,8%; xếp sau là các địa phương khác như Thái Nguyên, Thành phố
Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Phước. Tính đến tháng 2-2021, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn
thứ 3 tại Thành phố Hồ Chí Minh với 1.892 dự án, chiếm gần 19% tổng số dự án nước ngoài
với tổng vốn đầu tư là 5,2 tỷ USD, chiếm 10,8% vốn đầu tư của Thành phố. Hiện nay, Đà
Nẵng là một trong những địa phương được cách doanh nghiệp Hàn Quốc quan tâm đầu tư,
đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ thông tin và dịch vụ chất lượng cao.
Tập đoàn Samsung hiện đang là một trong những nhà đầu tư lớn nhất của Hàn Quốc vào
Việt Nam. Tính đến cuối năm 2019, Samsung Việt Nam cho biết đã giải ngân 94% trong
tổng số vốn đăng ký với Chính phủ Việt Nam tương đương 17,3 tỷ USD. Hiện tập đoàn này
có 3 cơ sở ở Việt Nam là Thái Nguyên, Bắc Ninh và TP.HCM, trong đó cơ sở ở Thái Nguyên
là nhà máy rộng nhất với 60.000 công nhân.
Có thể kể ra một số dự án tiêu biểu khác của Hàn Quốc vào Việt Nam như Dự án Tổ hợp
vui chơi giải trí đa năng - trường đua ngựa tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội, do Tập đoàn Charmvit
(Hàn Quốc) làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư khoảng 420 triệu USD (năm 2019). Ngoài ra,
Dự án LG Display Hải Phòng điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 410 triệu USD. Dự án này
được khởi công vào tháng 6/2016, tổng vốn đầu tư đăng ký ban đầu 1,5 tỷ USD do Tập đoàn
LG Displays làm chủ đầu tư.
Hàn Quốc đã thực sự trở thành đối tác đầu tư quan trọng chiến lược của Việt Nam do
dòng vốn đầu tư từ quốc gia này đang hướng đúng vào mục tiêu chiến lược thu hút vốn FDI
của Việt Nam. Doanh nghiệp Hàn Quốc đã có mặt ở mọi lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam,
từ lĩnh vực may mặc, điện tử, hạ tầng, logistic, năng lượng, nông nghiệp công nghệ cao, ô tô,
bất động sản đến tài chính ngân hàng, …. Qua đó, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu nền
kinh tế, thúc đẩy các lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ, xuất
khẩu… phát triển, tạo việc làm cho trên 700,000 lao động ở nhiều địa phương.

Điểm lại toàn bộ quá trình trong 30 năm qua, các giai đoạn của dòng vốn Hàn Quốc gồm:
- Giai đoạn 1 gắn với các dự án đầu tư lao động và sản xuất linh kiện, thiết bị điện tử.
- Giai đoạn 2 sẽ có bước chuyển dịch và không đơn thuần là đầu tư trực tiếp, mà tập
trung cho đầu tư gián tiếp. Các công ty Hàn Quốc hiện đã góp vốn mua cổ phần tại rất
nhiều công ty Việt Nam, ví dụ: SK Group đầu tư 1 tỷ USD vào Tập đoàn Vingroup và
470 triệu USD, vào Tập đoàn Masan, hay KEB Hana Bank mua lại 15% vốn điều lệ
của Ngân hàng BIDV… Cho đến nay, đã có gần 16 công ty tài chính là thành viên của
Hiệp hội Tài chính (KOFIA) đang hoạt động ở Việt Nam trong lĩnh vực mua bán cổ
phiếu, tham gia thị trường chứng khoán... với tổng đầu tư lên tới hàng tỉ USD.
- Giai đoạn 3 sẽ thu hút không chỉ các nhà đầu tư lớn mà còn các nhà đầu tư vừa và nhỏ
tham gia trực tiếp đầu tư vào các dự án tại Việt Nam khi Chính phủ liên tục ban hành
các chính sách ưu đãi về môi trường đầu tư, về thuế để thu hút các nguồn đầu tư nước
ngoài. Sự xuất hiện các công ty tập đoàn lớn, vừa và nhỏ của Hàn Quốc tại Việt Nam
ngày càng nhiều trong các lĩnh vực đã góp phần phát triển doanh nghiệp Việt Nam
nhờ việc mở rộng mạng lưới đối tác đến từ Hàn Quốc và nhiều nước khác trên thế
giới.

2. Đầu tư của Hàn Quốc những năm gần đây


Cụ thể đối với 3 năm gần đây:
2020:
Hàn Quốc là nhà đầu tư dẫn đầu ở Việt Nam với hơn 9.000 doanh nghiệp và tổng số vốn
đầu tư tích lũy kể đến tháng 10 năm 2020 đạt gần 70,4 tỷ USD, chiếm 18,5% tổng vốn FDI
đầu tư vào Việt Nam với 8.934 dự án. Trong 10 tháng đầu năm 2020, Hàn Quốc đứng thứ hai
trong danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư lớn vào Việt Nam, với 3,42 tỷ USD,
đứng sau Singapore với 7,51 tỷ USD (vì có một dự án điện khí 4 tỷ USD nên năm 2020
Singapore vượt lên). Tuy nhiên, trong năm 2020 nếu xét về số lượng dự án mới, thì Hàn
Quốc vẫn đứng ngôi vị quán quân, với 528 dự án. Các nhà đầu tư Hàn Quốc cũng đứng đầu
về số lượt góp vốn, mua cổ phần, với 1.626 lượt trong 10 tháng đầu năm.
Bên cạnh số lượng vốn, Hàn Quốc ngày càng trở thành đối tác đầu tư quan trọng của
Việt Nam do dòng vốn đầu tư từ quốc gia này đang hướng đúng vào mục tiêu chiến lược thu
hút vốn FDI của Việt Nam. Doanh nghiệp Hàn Quốc đã có mặt ở mọi lĩnh vực trong nền
kinh tế Việt Nam từ lĩnh vực may mặc đến điện tử, hạ tầng đến năng lượng, ô tô đến hàng
không vũ trụ, bất động sản đến tài chính ngân hàng, start-up đến cổ phần hóa DNNN,
logistics đến dịch vụ... Qua đó, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy
các lĩnh vực công nghiệp-xây dựng, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ, xuất khẩu… phát triển, tạo
việc làm cho trên 700,000 lao động ở nhiều địa phương. Cùng với hoạt động đầu tư, quy mô
thương mại giữa hai nước cũng không ngừng gia tăng, đạt khoảng 70 tỷ USD vào năm 2019
và ước đạt trên 65,1 tỷ USD năm 2020 mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid19.
Sự xuất hiện của các tập đoàn Hàn Quốc tại Việt Nam ngày càng nhiều trong lĩnh vực tài
chính trước mắt nhằm cung cấp dịch vụ tài chính cho chính các doanh nghiệp Hàn và tập
đoàn lớn của Việt Nam nhờ mạng lưới khách hàng rộng lớn tại Hàn Quốc và nhiều nước
khác trên thế giới. Đây đều là những tập đoàn có tiềm lực tài chính mạnh tại Hàn Quốc và có
khả năng huy động vốn với giá thấp. Vì vậy, tài chính - ngân hàng, một lĩnh vực được dự báo
sẽ đón làn sóng đầu tư mạnh từ Hàn Quốc trong thời gian tới với bài toán hỗ trợ tài chính cho
phương án hơn 9.000 doanh nghiệp Hàn Quốc hoạt động tại Việt Nam và khi tỉ trọng đóng
góp của các doanh nghiệp này vượt trên 30% quy mô nền kinh tế. Ngoài ra các doanh nghiệp
Hàn Quốc sẽ đầu tư mạnh trong lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech) nếu Chính phủ Việt
Nam sớm hoàn thiện khung pháp lý cho lĩnh vực này.
2021:
Tính đến 20/8/2021, Hàn Quốc đứng thứ nhất về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với 9.159
dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 72,34 tỷ USD, chiếm 18,1% tổng vốn đầu tư đăng
ký của cả nước.
Theo lĩnh vực đầu tư: Các dự án đầu tư của Hàn Quốc tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực
công nghiệp chế biến, chế tạo với 4.543 dự án và 53,1 tỷ USD vốn đăng ký, chiếm 73,5%
tổng vốn đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam; đứng thứ hai là hoạt động kinh doanh bất động
sản với 213 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký 9,7 tỷ USD, chiếm 13,4% tổng vốn đầu tư của
Hàn Quốc tại Việt Nam; tiếp theo là lĩnh vực lĩnh vực xây dựng với 917 dự án và hơn 2,89 tỷ
USD vốn đăng ký, chiếm 4%. Còn lại là những ngành khác.
Theo địa bàn đầu tư: Hàn Quốc đã có đầu tư tại 59 tỉnh thành phố của Việt Nam (trong đó có
khu vực dầu khí). Bắc Ninh là địa phương dẫn đầu về vốn đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam
với 957 dự án, tổng vốn đầu tư là 10,7 tỷ USD, chiếm 14,9% tổng vốn đầu tư của Hàn Quốc
tại Việt Nam; đứng thứ hai là Hải Phòng với 185 dự án, tổng vốn đầu tư 8,1 tỷ USD, chiếm
11,2% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ ba là Hà Nội với 2.327 dự án, tổng vốn đầu tư 7,78 tỷ
USD, chiếm 10,8%. Tiếp theo là Đồng Nai, Thái Nguyên, Tp Hồ Chí Minh và các địa
phương khác.
Một số dự án tiêu biểu:
Dự án SAMSUNG DISPLAY VIỆT NAM, cấp phép ngày 01/07/2014. Nhà đầu tư là
Sam Sung Display Co, Ltd. Tổng vốn đầu tư đăng ký 6,5 tỷ USD, dự án được đầu tư tại tỉnh
Bắc Ninh
Dự án LG DISPLAY HẢI PHÒNG, cấp phép ngày 15/04/2016. Nhà đầu tư là LG
Display Co, Ltd. Tổng vốn đầu tư đăng ký 4,65 tỷ USD tại Hải Phòng.
Dự án Tổ hợp công nghệ cao SamSung Thái Nguyên – giai đoạn 2, cấp phép ngày
17/11/2014. Nhà đầu tư Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên với
tổng vốn đầu tư đăng ký 3 tỷ USD tại Thái Nguyên.
2022:
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2022, Hàn Quốc xếp thứ 2 trên
tổng số 84 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Việt Nam với 2,66 tỉ USD, chiếm
gần 19% tổng vốn đầu tư, tăng 29,6% so với cùng kỳ năm trước.
Theo số lượng dự án, Hàn Quốc là đối tác lớn nhất với 112 dự án mới, đạt 19,4% tỉ
trọng. Hàn Quốc cũng là quốc gia có tỉ lệ điều chỉnh cao nhất với 36,7% tổng số lượt góp
vốn, mua cổ phần.
Ngoài ra, gần đây vốn đầu tư của Hàn Quốc có xu hướng dịch chuyển sang cả các lĩnh
vực khác như Blockchain, Metaverse, Fintech, công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ y tế,
chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, …
Ông Kwon Sung-Taek, Phó Chủ tịch hiệp hội Văn hóa Kinh tế Hàn-Việt (KOVECA)
cho biết: "Xu hướng đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam trong tương lai sẽ có sự thay đổi đang
kể. Trong khu vực ASEAN, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam-Hàn Quốc bằng
tổng kim ngạch thương mại song phương của Hàn Quốc với 9 quốc gia còn lại. Về đầu tư sản
xuất, các doanh nghiệp Hàn Quốc đóng góp khoảng 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam"
Trong nửa đầu năm nay, hàng loạt dự án của xứ sở Kim Chi đã đi vào hoạt động, cụ thể:
Tháng 2.2022, tỉnh Thái Nguyên đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mở rộng dự án
thêm 920 triệu USD cho Công ty TNHH Samsung Electro-Mechanics Việt Nam. Với lần
điều chỉnh này, vốn đầu tư nhà máy Samsung Electro - Mechanics tại Thái Nguyên đã tăng
từ 1,35 tỉ USD lên 2,27 tỉ USD.
Hàn Quốc đã dành khoản đầu tư 900 triệu USD của Lotte E&C để phát triển khu đô thị
thông minh "Lotte Eco Smart City Thủ Thiêm". Tập đoàn YSL cũng đang triển khai dự án
đất công nghiệp có diện tích gần 300 hecta tại Nam Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) theo hướng
phát triển xanh và công nghệ cao với những yêu cầu khắt khe về trang thiết bị, khoa học kỹ
thuật tiên tiến.

II. ĐỘNG CƠ THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ CỦA CÁC CÔNG TY HÀN QUỐC VÀO
VIỆT NAM
Theo các chuyên gia kinh tế của Hàn Quốc tại Việt Nam: nền kinh tế Việt Nam có độ
mở lớn, phát triển ổn định, tham gia nhiều các FTA, các bộ, ngành, địa phương quan tâm...
Đây là điều kiện tốt để các doanh nghiệp Hàn Quốc yên tâm đầu tư sản xuất và kinh doanh
tại Việt Nam.
Theo Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Hàn Quốc (Kotra), các doanh nghiệp Hàn
Quốc đầu tư vào Việt Nam với chiến lược rất bài bản. Làn sóng gần đây nhất là những khoản
đầu tư cực lớn như của công ty điện tử Samsung vào ngành sản xuất các thiết bị điện-điện tử,
hàng tiêu dùng. Cùng với khoản đầu tư ngày càng lớn, các doanh nghiệp Hàn Quốc đang giữ
vai trò quan trọng trong một số lĩnh vực kinh tế trọng yếu của Việt Nam như công nghiệp
điện tử, năng lượng, sản xuất ô tô, may mặc, xây dựng...
Các nhà đầu tư Hàn Quốc đã đánh giá được rủi ro, lợi thế của từng vùng miền nói riêng
và Việt Nam nói chung khi quyết định đầu tư vào Việt Nam. Các tỉnh miền Bắc là điểm đến
của những tập đoàn lớn trong khi miền Nam lại thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ xứ
sở kim chi. Riêng các tỉnh miền Trung là vùng đất phát triển ngành du lịch bởi rất nhiều
khách du lịch Hàn Quốc chọn miền Trung để khám phá, tham quan, nhất là Đà Nẵng.
1. Vị trí địa lý thuận lợi
Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, phía đông tiếp giáp với biển Đông cho phép giao
thương đường biển với Vịnh Thái Lan, phía Bắc giáp với Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và
Campuchia, tạo điều kiện cho việc giao thương, thuận lợi cho quá trình hội nhập và hợp tác
với các nước trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam có đường bờ biển dài 3240 km là điều
kiện tốt về phát triển ngành hàng hải và du lịch.
2. Tình hình chính trị ổn định
Sự ổn định chính trị của Việt Nam là một trong những yếu tố hàng đầu hấp dẫn các nhà
đầu tư vào Việt Nam. Việt Nam theo con đường chủ nghĩa xã hội và chỉ có một Đảng duy
nhất cầm quyền và lãnh đạo. Do đó, sẽ không có tình trạng xung đột, mâu thuẫn giữa các
đảng phái, không có nội chiến. Nền chính trị của Việt Nam luôn ổn định, và khá an toàn,
không có xung đột vũ trang hay khủng bố, sẽ đảm bảo cho sự nhất quán trong chính sách
phát triển kinh tế. Các công ty khi đầu tư vào Việt Nam sẽ không phải gánh chịu những rủi ro
chính trị nặng nề. Chính trị càng ổn định thì xu hướng tăng trưởng kinh tế càng nhanh hơn.
Đây là một thuận lợi mà không phải tất cả quốc gia trên thế giới đều có.
3. Chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Việt Nam có chính sách cởi mở để thu hút vốn đầu tư nước ngoài: thay đổi các quy định
về đầu tư theo các thời kỳ khác nhau, tiếp tục triển khai chính sách ưu đãi thu hút đầu tư
nước ngoài từ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế nhập khẩu một số ngành hàng,
giảm tiền thuê và sử dụng đất. Chính phủ cam kết đảm bảo môi trường chính trị - xã hội ổn
định, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, tạo môi trường thuận lợi cho các
doanh nghiệp FDI trong nước. Hệ thống quản lý của Việt Nam được đánh giá cao bởi môi
trường kinh doanh mở, chính sách đầu tư minh bạch, cùng với các ưu đãi dựa trên lợi nhuận
thuận lợi cho doanh nghiệp như chênh lệch giá cả do mức thuế Việt Nam áp dụng cho Hàn
Quốc thấp hơn hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới.
Ngoài ra, chính sách “đa phương hóa và đa dạng hóa” trong quan hệ quốc tế đã giúp Việt
Nam hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu và khu vực, tăng cường quan hệ hợp tác
thương mại và đầu tư với các quốc gia trên thế giới. Quan trọng hơn, Việt Nam đã cải thiện
môi trường kinh doanh thân thiện trong thời gian qua. Nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn,
có sự phát triển ổn định; các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam đều quan tâm đến xúc tiến
đầu tư nước ngoài, trong đó có đầu tư đến từ Hàn Quốc. Những cải thiện về cơ chế quản lý
của Việt Nam liên quan đến môi trường đầu tư kinh doanh đã góp phần quan trọng vào thứ
hạng của Việt Nam trong thời kỳ quốc tế.
Đặc biệt, Việt Nam đã và đang thực thi các cam kết của Hiệp định thương mại tự do thế
hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp
định thương mại tự do Việt Nam với Liên minh châu Âu (EVFTA) bước vào giai đoạn thực
thi, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vừa được ký kết vào ngày 15/11
vừa qua. Các hiệp định này bao trùm khoảng 60 nền kinh tế, là các đối tác thương mại chủ
chốt chiếm tới 90% kim ngạch thương mại của Việt Nam, hứa hẹn sẽ tạo ra những động lực
mới cho tăng trưởng kinh tế Việt nam nói chung và cơ hội tạo sự bứt phá tăng trưởng cho
doanh nghiệp FDI Hàn Quốc tại Việt Nam nói riêng.
4. Nguồn lao động
Lực lượng lao động hiện nay của Việt Nam được đánh giá là lực lượng lao động trẻ, số
lượng lao động dao động từ 18 – 30 tuổi chiếm tỷ lệ khá cao. Hầu hết lao động Việt Nam có
kỹ năng làm việc tốt, cần cù chịu khó, và khả năng thích nghi cao với môi trường làm việc
tốt. Trong những năm gần đây, chất lượng của nguồn nhân lực Việt Nam ngày càng được
nâng cao do Chính phủ chú trọng đầu tư vào giáo dục công. Người Việt Nam được trang bị
trình độ học vấn cao và sẵn sàng phục vụ trong các ngành đòi hỏi kỹ năng cao như công nghệ
thông tin, dược phẩm và dịch vụ tài chính
Bên cạnh lực lượng lao động dồi dào, có chất lượng, chi phí lao động tại Việt Nam được
đánh giá khá rẻ so với các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, chi phí lao động thấp hơn 90% so
với ở Mỹ, đồng nghĩa với việc có nhiều quỹ hơn để phát triển.

III. XU HƯỚNG ĐẦU TƯ CỦA CÁC CÔNG TY HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM
1. Triển vọng đầu tư tại Việt Nam
Đầu tư FDI từ Hàn Quốc đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam với khả
năng lan tỏa của nó đối với sự phát triển của các ngành kinh tế khác như sản xuất, xây dựng,
bất động sản, du lịch, tài chính ngân hàng….
Từ đầu năm 2020 đến nay, đại dịch COVID-19 đã trở thành chủ đề “nóng”, được bàn
luận nhiều nhất ở tất cả mọi quốc gia trên thế giới. Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng toàn
diện, sâu rộng đến tất cả các quốc gia, đẩy thế giới và nhiều nước rơi vào khủng hoảng kép
về y tế và kinh tế. Kinh tế Việt Nam phải trải qua giai đoạn chao đảo, nhiều ngành kinh tế và
các chuỗi sản xuất đứng trước nguy cơ bị đứt gãy, đình trệ. Các dự án phát triển bị chậm trễ
trong việc tiến hành các thủ tục đầu tư hoặc đình đốn trong hoạt động triển khai xây dựng.
Tuy nhiên, theo dự báo của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) thì GDP của Việt Nam
sẽ đạt tăng trưởng 6,5% năm 2022 và 6,7% vào năm 2023. Sự phục hồi nhanh chóng của nền
kinh tế có thể đạt được nhờ tỷ lệ tiêm chủng COVID-19 cao của Việt Nam, chuyển hướng
tiếp cận linh hoạt hơn trong kiểm soát đại dịch, thương mại tiếp tục mở rộng và chương trình
phục hồi và phát triển kinh tế của chính phủ (ERDP) cùng với sự phối thay đổi áp dụng thêm
các phương thức mới để thích ứng với tình hình mới của các doanh nghiệp.
Hơn nữa nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, phát triển ổn định, tham gia nhiều các Hiệp
định thương mại tự do (FTA), sự đồng hành quan tâm của Chính phủ và các Bộ, ngành, địa
phương. Đây là điều kiện tốt để các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt là các nhà đầu tư Hàn
Quốc yên tâm đầu tư sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam.
Qua những báo cáo nhận định trên có thể thấy rằng, Hàn Quốc đã thực sự trở thành đối
tác đầu tư quan trọng chiến lược của Việt Nam do dòng vốn đầu tư từ quốc gia này đang
hướng đúng vào mục tiêu chiến lược thu hút vốn FDI của Việt Nam. Doanh nghiệp Hàn
Quốc đã có mặt ở mọi lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam, từ lĩnh vực may mặc, điện tử, hạ
tầng, logistic, năng lượng, nông nghiệp công nghệ cao, ô tô, bất động sản đến tài chính ngân
hàng, … Qua đó, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy các lĩnh vực
công nghiệp - xây dựng, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ, xuất khẩu… phát triển, tạo việc làm
cho trên 700,000 lao động ở nhiều địa phương.
Việt Nam đã và đang thực thi cam kết của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định
Thương mại tự do Việt Nam với Liên minh châu Âu (EVFTA) hay Hiệp định Đối tác kinh tế
toàn diện khu vực (RCEP) vừa được ký kết vào ngày 15/11/2020.
Các hiệp định này bao trùm khoảng 60 nền kinh tế, là các đối tác thương mại chủ chốt
chiếm tới 90% kim ngạch thương mại của Việt Nam, hứa hẹn sẽ tạo ra những động lực mới
cho tăng trưởng kinh tế Việt nam nói chung và cơ hội tạo sự bứt phá tăng trưởng cho doanh
nghiệp FDI Hàn Quốc tại Việt Nam. Đặc biệt sự xuất hiện các tập đoàn lớn, các công ty vừa
và nhỏ của Hàn Quốc tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực khác nhau đã góp phần giúp doanh
nghiệp Việt Nam mở rộng mạng lưới đối tác đến từ Hàn Quốc và nhiều nước khác trên thế
giới.
Cùng với hoạt động đầu tư, quy mô thương mại giữa hai nước cũng không ngừng gia
tăng, đạt khoảng 70 tỷ USD vào năm 2019. Riêng năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại
dịch Covid19, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Hàn Quốc vẫn đạt 66 tỷ USD,
chiếm 12,85% tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam với thế giới. Năm 2021, Hàn Quốc
là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam với kim ngạch thương mại song phương đạt
78 tỷ USD, tăng 12 tỷ USD so với năm 2020. Hai nước phấn đấu đạt mục tiêu thương mại
song phương 100 tỷ USD vào năm 2023 và và hướng tới mục tiêu đạt 150 tỷ USD vào năm
2030.
Về phía mình, các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng đánh giá rất cao các chính sách hỗ trợ
của Chính phủ Việt Nam cũng như chính quyền các tỉnh, thành phố trên cả nước luôn đồng
hành tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư nhất là trong thời gian qua khi dịch bệnh
hoành hành tại các tỉnh thành phía Nam.
Thông qua những buổi gặp mặt, đối thoại với chính quyền, những khó khăn, vướng mắc
của các doanh nghiệp Hàn Quốc đã có hướng dẫn cách giải quyết nhanh chóng bảo đảm an
toàn trong sản xuất và phòng chống dịch.
Đồng tình với quan điểm này, ông Kang Myeong IL - Tổng Lãnh sự Hàn Quốc tại TP.
Hổ Chí Minh cho biết, đầu tư của các doanh nghiệp Hàn Quốc vào TP Hổ Chí Minh nói
riêng và Việt Nam nói chung sẽ tăng lên bất chấp ảnh hưởng từ đại dịch, bởi xét về bối cảnh
địa lý kinh tế học, khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung dẫn đến sự phân tách kinh tế, phát
sinh hiện tượng các nhà đầu tư di dời nhà máy từ Trung Quốc sang nước thứ ba, Việt Nam đã
gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu của các DN sản xuất và đã ký kết các hiệp định thương mại
tự do (FTA) với các nước châu u và châu Á và Việt Nam là quốc gia trọng điểm để các nhà
đầu tư di dời nhà máy sản xuất. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hàn
Quốc, đặc biệt là là các doanh nghiệp sản xuất tận dụng lợi thế về không gian khi các
cụm/khu công nghiệp mới được hình thành, giảm chi phí vận chuyển, logistics từ đó cắt giảm
chi phí, tăng lợi nhuận.
Việt Nam đã trải qua 2 làn sóng đầu tư. Đợt 1 khi mới đổi mới, mở cửa chú trọng vào
các khu, cụm trọng điểm phía Nam và TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai… Còn bây
giờ Việt Nam đang bước vào làn sóng đầu tư thứ 2 của các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó
có Hàn Quốc với sự hoán đổi hết sức mạnh mẽ của nền kinh trọng điểm miền Bắc, Thủ đô và
vùng lân cận cùng nhiều lợi thế trở thành trung tâm thu hút đầu tư của cả nước.
Để làm được điều đó, Quốc hội vừa có quyết định đầu tư, phát triển đường Vành đai 4,
tạo ra đường kết nối, mở rộng không gian, sự liên kết với các tỉnh thành nằm trong vùng lõi
của Thủ đô. Đây là cơ hội lớn cho công nghiệp, công nghiệp phụ trợ phát triển.
Bên cạnh đó, sự tác động của dịch bệnh, xung đột địa chính trị (Cuộc chiến tranh Mỹ -
Trung) đang tạo ra sự dịch chuyển. Một trong những dịch chuyển quan trọng là về chuỗi
cung ứng đầu tư. Các doanh nghiệp đã chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam, các nhà đầu tư
Hàn Quốc cũng trong dòng chảy đó. Địa điểm mới và an toàn đó chính là các tỉnh thành khu
vực phía Bắc.
Hợp tác của Việt Nam - Hàn Quốc còn ở sự tương đồng ở nền văn minh sông Hồng -
sông Hàn với sự hỗ trợ, cam kết đồng hành của hai phía sẽ là động lực để nền kinh tế hai
nước phát triển.

2. Lợi thế của Việt Nam so với triển vọng đầu tư của Hàn Quốc vào Trung Quốc
và các nước ASEAN khác
2.1. Đầu tư của Hàn Quốc vào Trung Quốc
Theo số liệu chính thức của Bộ Thương mại Trung Quốc, từ tháng 1 đến tháng 8 năm
2022, việc sử dụng vốn nước ngoài thực tế trên toàn quốc là 892,74 tỷ nhân dân tệ, tăng
16,4% so với cùng kỳ năm ngoái nếu tính theo đô la Mỹ, tốc độ tăng là 20,2%, tương đương
138,41 tỷ đô la Mỹ. Xét từ góc độ nguồn, tốc độ tăng đầu tư của Hàn Quốc vào Trung Quốc
đạt 58,9%, vượt xa tốc độ tăng đầu tư vào Trung Quốc của Đức, Nhật Bản và Vương quốc
Anh.
Mối quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc và Hàn Quốc là chặt chẽ, và nhiều ngành công
nghiệp của Hàn Quốc đã phát triển sâu rộng ở Trung Quốc trong nhiều năm. Có thể thấy
nhiều khu công nghiệp cùng xây dựng với Hàn Quốc. Các công ty Hàn Quốc đã thành lập
một số khu công nghiệp ở đây. Trong hoàn cảnh này, đầu tư của Hàn Quốc vào Trung Quốc
không còn giới hạn ở các công ty đầu tư vào một dự án nào đó ở Trung Quốc mà có thể hình
thành đầu tư chuỗi công nghiệp tổng thể, điều này đã tạo ra sự thuận lợi cho nhiều công ty
Hàn Quốc.
Bên cạnh sự gia tăng về lượng đầu tư qua từng năm, mục đích và hạng mục đầu tư của
Hàn Quốc vào Trung Quốc cũng đã thay đổi. Theo một báo cáo do Phòng Thương mại và
Công nghiệp Hàn Quốc (KCCI) công bố, năm 2000, hơn một nửa đầu tư vào Trung Quốc là
nhằm "thúc đẩy xuất khẩu"; năm 2021, khoảng 67% đầu tư nhằm "nhập chợ địa phương”.
Với việc mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hàn Quốc đang dần đi vào chiều sâu, đầu tư
của Hàn Quốc vào Trung Quốc cũng đã mở ra một sự gia tăng lớn. Theo một báo cáo do
Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (KCCI) công bố, đầu tư trực tiếp của Hàn
Quốc vào Trung Quốc là khoảng 900 triệu đô la Mỹ vào năm 2000; vào năm 2021, con số
này đã tăng lên 6,7 tỷ đô la Mỹ, một mức cao kỷ lục. Trong nửa đầu năm 2022, theo điểm
đến đầu tư, quy mô đầu tư trực tiếp của các công ty Hàn Quốc vào Trung Quốc đạt 5,48 tỷ
USD trong nửa đầu năm, đứng thứ hai về tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của Hàn Quốc, so
với cùng kỳ năm ngoái: tăng 123,4%. So sánh, có thể thấy tổng vốn đầu tư của các công ty
Hàn Quốc vào Trung Quốc trong nửa đầu năm gần với số liệu của cả năm 2021.

2.2. Đầu tư của Hàn Quốc vào các nước ASEAN

Tính đến cuối năm 2018, ASEAN, điểm đến quan trọng để hợp tác trong Chính sách
phương Nam mới, là một trong bốn điểm đến đầu tư lớn với vốn đầu tư tích lũy của Hàn
Quốc là 61,9 tỷ USD và 14.680 tập đoàn này đã tăng lên rất nhiều. Đặc biệt, xét thấy giá trị
chiến lược của ASEAN đang thu hút sự chú ý khi đầu tư của các công ty Hàn Quốc vào
ASEAN gần đây đã vượt quá đầu tư của họ vào Trung Quốc.
Sau khi công bố Chính sách phương Nam mới, đầu tư của Hàn Quốc vào ASEAN trong
năm 2018 lên tới 1.291 tập đoàn mới và 6,13 tỷ USD vốn đầu tư, tăng lần lượt 14,1% và
16,7% so với cùng kỳ năm trước. Điều này trái ngược với mức giảm 28,9% đầu tư vào Mỹ,
điểm đến đầu tư lớn nhất của Hàn Quốc, so với năm trước · Tỷ trọng của các ngành dịch vụ
như kinh doanh bán buôn và bán lẻ (7,1 → 8,8%) tăng nhẹ theo quy mô công ty, tỷ trọng của
các tập đoàn lớn giảm từ 71,4 → 64,4%, trong khi tỷ trọng đầu tư cá nhân tăng từ 2,9 →
4,7%.
Gia tăng về số lượng trong đầu tư vào ASEAN sau khi công bố Chính sách hướng Nam
mới có thể được đánh giá tích cực, đa dạng hóa các lĩnh vực đầu tư từ sản xuất đến dịch vụ,
đầu tư vào thị trường tiêu dùng ASEAN dựa trên nhu cầu nội địa, đầu tư vào lĩnh vực mới có
giá trị gia tăng cao. các động cơ tăng trưởng như CNTT-TT thông minh, v.v.
Lợi tức đầu tư của các công ty Hàn Quốc vào ASEAN năm 2014 là 8,5%, chỉ bằng một
phần ba của Trung Quốc (24,6%), nhưng năm 2018, ASEAN (12,4%) đã vượt qua Trung
Quốc (9,4%) rất nhiều. Nhà nghiên cứu Eui-yun Cho, người viết báo cáo, cho biết "Các công
ty thâm nhập thị trường nước ngoài theo đuổi mức lương thấp cần phải xem xét lại các chiến
lược sản xuất ở nước ngoài cân nhắc đầu tư ASEAN, tránh xa xu hướng đầu tư tập trung vào
Trung Quốc."
2.3. Lợi thế của Việt Nam
- Sau khi công bố Chính sách hướng Nam mới, đầu tư của Hàn Quốc vào các nước ASEAN
trong năm 2018 cho thấy đầu tư vào Việt Nam và Singapore, là những quốc gia đầu tư lớn,
đầu tư vào Indonesia lại giảm mạnh.
- Gần đây, đối với đầu tư của Hàn Quốc vào các nước ASEAN, Việt Nam, quốc gia có mục
tiêu đầu tư lớn nhất, chiếm 51,5% tổng vốn, tiếp theo là Singapore (25,6%) và Indonesia
(8,1%).
- Năm 2018, đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam đạt xấp xỉ 3,16 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng
cao là 60,3% so với năm trước.
Trong báo cáo của Viện Nghiên cứu Thương mại Quốc tế Hàn Quốc (KITA), các nhà
nghiên cứu Hàn Quốc đã đánh giá lợi thế so sánh bằng cách phân loại môi trường đầu tư của
Trung Quốc và 5 nước ASEAN, gồm Malaysia, Việt Nam, Indonesia, Thái Lan và
Philippines, về các khía cạnh kinh tế, chính sách và xã hội. Kết quả là Việt Nam gần bằng
Trung Quốc về mặt kinh tế, đánh giá mức độ hấp dẫn của thị trường, sự ổn định của thị
trường, và hiệu quả sản xuất.
Việt Nam đạt điểm cao nhất cả về tốc độ tăng chỉ số sản xuất công nghiệp và mức tiền
lương của ngành sản xuất, dẫn đến hiệu quả sản xuất cao nhất trong 5 nước ASEAN.
Mặc dù Trung Quốc có sức hấp dẫn thị trường tuyệt vời như quy mô thị trường và sức mua,
nhưng người ta phân tích rằng nước này đang gặp khó khăn trong việc đảm bảo khả năng
cạnh tranh về chi phí sản xuất do tiền lương tăng mạnh.
Mặc dù là nước có phần trăm đầu tư đứng thứ 3 và Trung Quốc là lớn nhất nhưng cũng
chính vì điều đó mà Việt Nam có những điều kiện thuận lợi nhất để các công ty Hàn Quốc
thâm nhập vào các nước ASEAN về địa lý, văn hóa, lực lượng lao động và công nghệ:
- Việt Nam là một nền văn hóa Nho giáo, và có một nền văn hóa tương tự như Trung Quốc
và Hàn Quốc.
Tình hình chính trị ở Đông Nam Á còn mang tính tập trung và khó có khả năng sáng tạo cá
nhân được thể hiện. Ví dụ, Indonesia và Malaysia là nền văn hóa Hồi giáo, và Thái Lan phụ
thuộc nhiều vào nhà vua.
- Việt Nam gần với Trung Quốc và có nền văn hóa tương đồng với Trung Quốc và có lực
lượng lao động dồi dào, xuất sắc.
- Các công ty Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam, nơi ít lo ngại về rò rỉ công nghệ vì lo ngại
Trung Quốc sẽ mất công nghệ hơn là chuyển cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
do chi phí sản xuất ở Trung Quốc tăng cao.
Việt Nam đang tái hiện tốc độ phát triển nhanh chóng của “bốn con rồng châu Á (Hàn
Quốc, Đài Loan, Singapore và Hồng Kông)” trong quá khứ. Đặc biệt, kinh tế Việt Nam có
mối quan hệ sâu rộng với Hàn Quốc. Việt Nam đang tiến hành hợp tác thương mại, đầu tư và
cá nhân với Hàn Quốc nhiều nhất trong các nước ASEAN. Các sản phẩm do các công ty Hàn
Quốc sản xuất chiếm tới 35% tổng kim ngạch xuất khẩu quốc gia của Việt Nam.
Là thị trường xuất khẩu của Hàn Quốc, ASEAN được Viện Nghiên cứu Thương mại Quốc tế
Hàn Quốc (KITA) chia thành hai nhóm. 4 nước ASEAN khác: Malaysia, Indonesia, Thái Lan
và Philippines, Việt Nam
(trong đó, Việt Nam là thị trường xuất khẩu chính của Hàn Quốc và là thị trường lớn nhất
trong số đó)
=> Cho thấy Việt Nam là một quốc gia có chỗ đứng khá lớn và vững chắc trên thị trường đầu
tư của Hàn Quốc

IV. THỰC TẾ ĐẦU TƯ CỦA TẬP ĐOÀN SAMSUNG VÀO VIỆT NAM
Công ty SamSung Việt Nam – doanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn SamSung Hàn Quốc.
Công ty chuyên sản xuất các sản phẩm thuộc lĩnh vực điện tử. Tại Việt Nam, công ty hiện có
quy lớn nhất cả nước với doanh thu hàng tỷ đô một năm. Từ khi vào Việt Nam đến nay, với
12 năm hoạt động và phát triển công ty TNHH SamSung Electronics Việt Nam đã tạo việc
làm cho hơn 100.000 người lao động khác nhau. Có thể nói không chỉ giúp nền kinh tế Việt
Nam tăng trưởng, công ty còn đem lại cơ hội việc làm cho rất nhiều các lao động trong cả
nước.

1. Tổng quan hoạt động đầu tư tại Việt Nam


Tập đoàn công nghệ hàng đầu Hàn Quốc: Samsung hiện đang có 8 cơ sở sản xuất, kinh
doanh, nghiên cứu tại Việt Nam với tổng quy mô đầu tư là gần 18 tỷ USD trong gần 1/4 thế
kỷ qua.
Samsung đầu tư tại Việt Nam từ năm 1996 với một liên doanh quy mô nhỏ. Năm 1997
Samsung thực hiện dự án với vốn đầu tư 650 triệu USD để sản xuất điện thoại di động, máy
tính bảng tiếp đó sản xuất sản phẩm điện tử gia dụng như tivi, máy điều hòa nhiệt độ, máy
giặt.
Đến thời điểm tháng 12/2021, Samsung đã đầu tư 17,74 tỷ USD vào Việt Nam, tỷ lệ giải
ngân đạt 100% số vốn đã đăng ký - Ông Choi Joo Ho, Tổng giám đốc Tổ hợp Samsung Việt
Nam cho biết. Số tiền đầu tư của Samsung đã tăng thêm 5,1 tỷ USD trong 5 năm qua (tính
đến tháng 12/2021)
Hiện Samsung có 8 nhà máy sản xuất, kinh doanh và nghiên cứu ở Việt Nam với
110.000 lao động, tập trung ở 3 địa phương gồm Bắc Ninh, Thái Nguyên và TP.HCM. Trong
10 tháng đầu năm 2021, tổng doanh thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam
của Samsung đạt 60,47 tỷ USD, trong đó 89% là doanh thu từ xuất khẩu. Thời điểm Việt
Nam bùng phát đợt dịch Covid-19 thứ 4, các nhà máy sản xuất của tập đoàn này gặp khó
trong cung ứng linh kiện, phải sản xuất theo phương án “3 tại chỗ”. Trong bối cảnh đó, nhờ
chiến lược thích ứng an toàn với dịch bệnh, kinh tế mở cửa trở lại, Samsung Việt Nam vẫn
ghi nhận tăng trưởng 15% so với cùng kỳ năm 2020. (ông Choi Joo Ho cho biết trong cuộc
gặp với Phó thủ tướng Lê Minh Khái vào ngày 21/02/2018)
Ngoài sản xuất, tập đoàn này cũng đã phối hợp với Bộ Công thương triển khai dự án hỗ
trợ nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.
Đến nay, dự án đã giúp được 330 doanh nghiệp Việt Nam cải tiến, nâng cao hiệu quả sản
xuất và có cơ hội tham gia vào mạng lưới của Samsung.
Tổng giám đốc Samsung Việt Nam cho biết tập đoàn này đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở
thành “cứ điểm sản xuất toàn cầu”. Do đó, Samsung đã đầu tư xây dựng Trung tâm Nghiên
cứu, phát triển tại Việt Nam. Hiện có khoảng 2.000 kỹ sư đang nghiên cứu trong các lĩnh vực
phần mềm, mạng 5G…
Năm 2021, tập đoàn công nghệ Hàn Quốc đã khởi công tòa nhà nghiên cứu phát triển tại
phía Tây Hồ Tây, Hà Nội, với tổng mức đầu tư 220 triệu USD, dự kiến cuối năm sau sẽ
khánh thành. Khi đó, hoạt động nghiên cứu sẽ được mở rộng sang các lĩnh vực như trí tuệ
nhân tạo, big data, … Tập đoàn cũng sẽ phối hợp với các trường đại học lớn của Việt Nam
trong hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ.
2. Xu hướng đầu tư trong thời gian tới
Đại diện doanh nghiệp FDI lớn nhất Việt Nam cho biết sẽ không thay đổi chiến lược đầu
tư dù các nhà máy sản xuất vẫn đang phải đối mặt với rủi ro từ đợt bùng phát Covid-19 lần
thứ 4(2021).
Hoạt động sản xuất của Samsung phần nào bị gián đoạn bởi dịch bệnh, đặc biệt khi dịch
bệnh tấn công vào khu công nghiệp ở Bắc Ninh, tuy nhiên Samsung vẫn duy trì được mức
tăng trưởng tương đối ổn định. Cụ thể, tính 7 tháng đầu năm 2021, Samsung đạt mức tăng
trưởng 10% so với cùng kỳ năm 2020.
Trao đổi với Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp FDI, ông Choi Joo Ho, Tổng giám
đốc tổ hợp Samsung tại Việt Nam cho biết, Samsung có khả năng đạt được mục tiêu xuất
khẩu đã đề ra trong năm nay nếu nhà máy tại TP.HCM sớm đi vào hoạt động bình thường.
Không chỉ duy trì hoạt động sản xuất, Samsung sẽ tiếp tục đầu tư vào hạng mục nghiên
cứu phát triển (R&D), với một trung tâm R&D đang được xây dựng tại Hà Nội, với tổng vốn
đầu tư khoảng hơn 200 triệu USD, dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2022.
Trung tâm R&D của Samsung tại Hà Nội sẽ tập trung vào nghiên cứu phát triển những
công nghệ đóng vai trò dẫn dắt cách mạng công nghiệp 4.0 như mạng 5G, dữ liệu lớn (big
data), trí tuệ nhân tạo (AI), .“Sắp tới tập đoàn sẽ đầu tư nhiều hơn vào R&D, đưa Samsung
Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất lớn trên toàn cầu”, giám đốc Samsung Việt Nam cho
biết.
Cùng với đó, Samsung cũng nhấn mạnh sẽ không thay đổi chiến lược đầu tư vào Việt
Nam dù đại dịch Covid-19 vẫn gây ra nhiều khó khăn và rủi ro khó lường. Bên cạnh trung
tâm R&D, toàn bộ 6 nhà máy sản xuất của Samsung cũng sẽ được đầu tư thêm máy móc,
trang thiết bị để tăng cường hoạt động trong dài hạn.

TRẢ LỜI CÂU HỎI

Phân tích những cái được và mất khi nhận FDI của Samsung để giải thích quy mô đầu
tư trực tiếp nước ngoài của Samsung
Cái được:
Tác động tích cực lớn nhất khi Việt Nam nhận FDI từ Samsung có lẽ là công nghệ được
chuyển từ nước ngoài vào. Nhận vốn FDI sẽ giúp nước ta có cơ hội tiếp thu công nghệ và
phương thức, dây chuyền sản xuất hiện đại. Công nghệ của Việt Nam còn khá lạc hậu, lỗi
thời, nếu đầu tư để phát triển sẽ cần nguồn vốn rất lớn và khoảng thời gian dài để phát triển.
Nhận vốn FDI vừa giúp tiết kiệm nguồn vốn, vừa giúp tiết kiệm thời gian và vật lực. Sự
chuyển giao này sẽ tạo điều kiện để giải quyết những khó khăn về năng suất lao động thông
qua đó, có thể nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước.
Hơn nữa, Việt Nam còn có thể bổ sung cho nguồn vốn trong nước. Khi một nền kinh tế
muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa. Nếu vốn trong nước không đủ, nền
kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước ngoài, trong đó có vốn FDI. FDI của Samsung sẽ góp
phần bổ sung đáng kể vào nguồn thu ngân sách quốc gia thông qua việc thực hiện nghĩa vụ
về thuế của các doanh nghiệp có vốn FDI.
Việt Nam còn có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu. Khi nhận vốn FDI từ
Samsung, không chỉ xí nghiệp, doanh nghiệp có vốn đầu tư của Samsung, mà ngay cả các xí
nghiệp, doanh nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với xí nghiệp, doanh nghiệp của
Samsung cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực. Chính vì vậy, nước thu hút
đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu.
Cuối cùng, việc nhận vốn FDI từ Samsung góp phần tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân
công, tăng thu nhập cho người lao động. Samsung đã tạo ra cơ hội việc làm cho hơn 160 000
nhân công. Nhân công không chỉ có việc làm, mà còn được đào tạo để nâng cao trình độ, kỹ
năng chuyên môn.
Cái mất:
Sự chuyển giao công nghệ vẫn còn nhiều hạn chế và tiêu cực, tiềm ẩn những nguy cơ lớn cho
Việt Nam như du nhập công nghệ “lãng phí”, trở thành “bãi rác” công nghệ, bán rẻ nhân lực,
lạm dụng tài nguyên và ô nhiễm môi trường gia tăng nhanh chóng.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước sẽ có ít lợi thế hơn và sức cạnh tranh kém hơn
hẳn so với Samsung. Kết quả là các công ty thường bị phá sản hoặc hoạt động cầm chừng.
Như vậy về lâu dài, tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư nội địa sẽ bị giảm xuống, Việt Nam sẽ bị phụ
thuộc vào nguồn vốn FDI nước ngoài.

=> Bên cạnh những lợi ích khi Việt Nam nhận vốn FDI từ Samsung thì song song cùng nó
cũng là những bất lợi, những thứ phải hy sinh. Tuy nhiên, xét trên hai khía cạnh được và mất,
ta vẫn nhận thấy rằng ích lợi vẫn luôn lớn hơn hạn chế, có lẽ chính vì vậy mà đầu tư FDI của
Samsung vào Việt Nam vẫn luôn không ngừng tăng lên cho dù là trong thời kỳ dịch bệnh
Covid đầy khó khăn. Trên phương diện tiếp tục phát triển những nguồn vốn FDI của nước
ngoài, cụ thể ở đây là Samsung, Việt Nam nói riêng và các nước nói chung vẫn đang không
ngừng khống chế và cải thiện những bất lợi của nguồn vốn FDI mang lại, hứa hẹn sẽ tận
dụng toàn diện dòng đầu tư FDI.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://investvietnam.gov.vn/vi/su-kien.nd/tinh-hinh-dau-tu-cua-cac-doanh-nghiep-han-
quoc-vao-viet-nam-nam-2020.html
2. https://ipcs.mpi.gov.vn/tinh-hinh-hop-tac-dau-tu-viet-nam-han-quoc/
3. https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/hoi-nghi-ket-noi-dau-tu-viet-nam-han-
quoc-tai-seoul-han-quoc.html
4. https://luatminhkhue.vn/so-sanh-dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-va-gian-tiep-nuoc-
ngoai--.aspx
5. https://tapchixaydung.vn/thanh-qua-va-trien-vong-phat-trien-cua-cac-doanh-nghiep-han-
quoc-tai-viet-nam-sau-30-nam-thiet-lap-quan-he-ngoai-giao-viet-nam-han-quoc-
20201224000010589.html
6. http://thanhlapcongtyvinhlong.com/dau-tu-nuoc-ngoai/samsung-cong-ty-dau-tu-nhieu-fdi-
nhat-vao-viet-nam/
7. https://theleader.vn/samsung-da-dau-tu-18-ty-usd-vao-viet-nam-1638789346924.htm
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Đầu mục Phân công


Phần 1 Nguyễn Thị Thạch Thảo
Phần II Dương Phương Thảo
Phần III Nguyễn Thị Ly, Vũ Thị Mai Lan
Phần IV Vũ Thị Mai Lan
Thuyết trình Vũ Thị Mai Lan, Dương Phương Thảo
Slide Cả nhóm
Tổng hợp word Nguyễn Thị Ly

You might also like