You are on page 1of 9

SO SÁNH NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN

I. SO SÁNH MASTER BILL VÀ HOUSE BILL

Master Bill là gì?

Master Bill of Lading là Vận đơn đường biển cho hãng tàu phát hành, dịch là Vận đơn chủ, và thường được viết tắt
là MBL hay MB/L. Bạn sẽ thấy tên và logo của hãng tàu trên đầu trang vận đơn. Nếu làm quen thì sẽ nhận biết tên
hãng tàu khá dễ dàng, chẳng hạn như MCC, SITC, Yang Ming, OOCL... Bạn có thể tìm hiểu tên một số hãng lớn
trong danh sách hãng tàu tại Việt Nam.

Mỗi lô hàng chỉ phát hành 1 MBL, gồm nhiều liên (cùng nội dung).

Trên Master Bill, người gửi hàng là Công ty giao nhận vận tải ở nước xuất khẩu (không phải là công ty xuất khẩu),
còn người nhận hàng là Công ty giao nhận vận tải ở nước nhập khẩu. Thường 2 công ty giao nhận ở 2 nước có mối
quan hệ đại lý, hoặc công ty mẹ con.

Các bên đứng tên trên vận đơn:

Forwarder nước XK => Hãng tàu => Forwarder nước NK

Tất nhiên, vẫn có trường hợp chủ hàng đứng tên trên MBL, tôi sẽ đề cập trong phần cuối bài.

House Bill là gì?

House Bill of Lading là vận đơn đường biển do công ty giao nhận vận tải (freight forwarder) phát hành, dịch là Vận
đơn nhà, thường được viết tắt là HBL, HB/L, hay House Bill.

Ở nước ngoài, HBL còn có thể do 1 loại công ty vận chuyển có tên là chủ tàu không tàu - NVOCC (Non Vessel
Ocean Common Carrier) phát hành. Nhưng ở Việt Nam chưa thấy loại hình này. Thế nên HB/L được hiểu là của
Forwarder cấp.

Sau khi chủ hàng đóng hàng và giao cho công ty giao nhận, làm xong thủ tục hải quan xuất khẩu, và nộp một số phí
liên quan, công ty giao nhận sẽ phát hành HBL cho khách hàng.

Về mặt nội dung cũng gồm những chi tiết quan trọng, giống như Vận đơn đường biển nói chung.

Trên HB/L, người gửi hàng thường là người xuất khẩu, và người nhận hàng thường là người nhập khẩu. Trong
trường hợp cần thiết, thì có thể thay bằng người được ủy quyền của những bên đó. Theo đó, lô hàng sẽ giao như sau:

Nhà xuất khẩu => Công ty giao nhận => Nhà nhập khẩu

Quy trình phối hợp chứng từ giữa MBL & HBL thế nào?

Đầu tiên, chủ hàng thuê công ty giao nhận vận chuyển đóng hàng xuất khẩu. Công ty giao nhận này thuê lại hãng tàu
vận chuyển lô hàng đó.

Như vậy, sau khi hàng lên tàu, hãng tàu sẽ cấp cho forwarder MBL. Dựa vào đó, Forwarder sẽ cấp HBL cho chủ
hàng.

Có thể nói HBL là vận đơn “đối ứng” của MBL, nối trách nhiệm vận chuyển giữa hãng tàu đến forwarder.

Tại cảng dỡ, forwarder sẽ nộp phí và làm thủ tục lấy Lệnh giao hàng (D/O - Delivery Order) từ hãng tàu. Sau đó,
người nhập khẩu sẽ nộp phí làm thủ tục lấy D/O từ forwarder kia.
Phân biệt House Bill và Master Bill

Để bạn dễ phân biệt House Bill và Master Bill, tôi lấy 1 ví dụ cụ thể như sau:

Công ty XNK Thăng Long xuất lô hàng mây tre cho Công ty Sam Pte của Mỹ, theo điều kiện CIF New York. Để
chuyển hàng, công ty Thăng Long thuê Công ty Vinalogs làm dịch vụ vận chuyển 1 container 40’HC. Sao Việt
Logistics thuê lại hãng tàu APL chuyển container hàng từ Cát Lái đến New York. Sau khi hàng đã xong thủ tục hải
quan xuất khẩu và xếp tàu, hãng tàu APL phát hành MBL cho Sao Việt Logistics. Cùng với đó, Sao Việt Logistics
phát hành HBL cho XNK Thăng Long.

Như vậy có thể phân biệt HBL và MBL khác nhau ở những điểm chính như sau:

 HBL do công ty forwarding cấp cho công ty xuất nhập khẩu, còn MBL thì do hãng tàu cấp cho công ty
forwarding
 HBL dễ sửa hơn MBL, vì forwarder thường là công ty nhỏ, làm dịch vụ, nên chăm sóc khách hàng tận tình
hơn. Trong khi đó, hãng tàu quy trình chặt chẽ, nhưng cồng kềnh nên việc sửa Bill thường khó và tốn kém.
 Về mặt rủi ro, thì hãng tàu thường có quy mô và uy tín tốt hơn forwarder, nên chứng từ MBL mà họ phát
hành ra ít nhiều cũng có độ “đảm bảo” cao hơn.

Một vài lưu ý liên quan

 Không phải lô hàng nào cũng có cả 2 loại vận đơn này, nghĩa là không phải lúc nào cũng cần phân biệt
House Bill và Master Bill. Có nhiều trường hợp, chủ hàng làm việc thẳng với hãng tàu không qua fowarder,
hoặc có nhờ forwarder book chỗ nhưng chủ hàng vẫn yêu cầu được đứng tên trên Bill. Khi đó, hãng tàu vẫn
cấp vận đơn MBL trực tiếp cho chủ hàng, và cũng có nghĩa là không xuất hiện HBL.
 Có trường hợp với 1 lô hàng, có 1 MBL nhưng nhiều HBL. Ví dụ điển hình là hàng ghép container (LCL),
khi có hãng tàu vận chuyển nguyên container, 1 forwarder gom hàng lẻ (consolidator) HBL cho mỗi lô
hàng, và 1 forwarder khác nhận 1 hàng và chỉ cấp 1 HBL cho lô hàng mà mình nhận vận chuyển. Trong
trường hợp này, sẽ xuất hiện nhiều B/L (thường gọi là Bill nối), và nhiều D/O (hay được gọi là lệnh nối).
 Một số trường hợp khác, forwarder có nhiều lô hàng của những chủ hàng khác nhau nhưng đi cùng chuyến
tàu. Do đó, forwarder cấp nhiều HBL, nhưng chỉ làm 1 MBL với hãng tàu (để tiết kiệm chi phí, thời gian).

Tóm lại, khác biệt cơ bản nhất giữa HBL và MBL là ở bên nào phát hành. HBL do forwarder còn MBL là của hãng
tàu.
II. NÊU HIỂU BIẾT VỀ MANIFEST
Manifest là gì?
Manifest được hiểu là một bản kê khai hải quan hoặc chứng từ mà ở đó liệt kê đầy đủ các thông tin về hàng hóa,
hành khách và người điều khiển tàu, máy bay hoặc phương tiện khác để hải quan cũng như các cơ quan chức năng
khác có thể nắm bắt.

Khi hàng cập cảng, hãng tàu sẽ nhận được AN (Arrival Notice – Thông báo hàng đến) từ các đại lý ở cảng xuất
hàng. Từ đây người nhận đc AN phải có nghĩa vụ cũng như trách nhiệm khai báo với hải quan mọi thông tin về lô
hàng. Các thông tin cần khai gồm có: mã số vận đơn, tên hàng, số lượng, shipper, ngày tàu khởi hành, ngày phát
hành vận đơn…

Khi những thông tin đã được khai báo trùng khớp với thông tin người xuất khẩu gửi cho hãng tàu thì sản phẩm và
hàng hóa đó sẽ được thông quan và người nhận hàng tiến hành đến lấy hàng trong thời gian sớm nhất.

Nói chung, việc hãng tàu khai thông tin hàng hóa với hải quan được gọi là khai manifest. Trong đó hãng tàu sẽ khai
manifest cho MBL (Master Bill – vận đơn gốc) và forwarder sẽ tiến hành khai manifest cho HBL (House Bill – Vận
đơn thứ).
Vì sao phải khai Manifest?
Việc khai manifest giúp cơ quan hải quan kiểm soát được hàng nhập vào có hợp lệ hay không cũng như các vấn đề
có liên quan đến thuế. Đồng thời đây là việc rất quan trọng để consignee nhận hàng sớm, tránh các trường hợp
không lấy hàng được phát sinh thêm nhiều chi phí khác.

Trường hợp không khai manifest, hải quan sẽ không có chứng từ để đối chiếu, do đó sẽ không đồng ý giao hàng.
Hoặc việc khai báo thông tin không trùng khớp với bên xuất hàng cũng sẽ làm gián đoạn quá trình thông quan hàng
hóa.

tìm hiểu thêm về khai báo hải quan điện tử

Nên khai Manifest khi nào?


Khai manifest thường được tiến hành vào thời điểm trước khi tàu về từ 1 đến 2 ngày. Một số trường hợp sẽ bắt buộc
phải chịu thêm phí manifest như:

 Khi quá hạn khai manifest mà muốn chỉnh sửa thông tin.
 Khi tàu đã chạy mà người vận chuyển phát hiện sai sót và muốn thay đổi thông tin trên bill
 Forwarder khai manifest chưa chính xác và chưa kịp sửa trước thời gian tàu chạy
Hiện nay, hải quan nhiều nước đã áp dụng hình thức khai Manifest ngay khi tàu đã chạy được 12h để tránh tình
trạng buôn lậu hàng hóa. Việc thời gian khai được rút ngắn nguyên nhân là do các nước đều đã áp dụng hệ thống E-
Manifest (khai manifest online).

Người thực hiện việc khai báo hải quan sẽ được lựa chọn hình thức khai báo phù hợp và thuận lợi nhất cho mình.
Hiện tại có 2 hình thức khai Manifest phổ biến bao gồm:

 Khai trực tiếp Tiến hành việc khai trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan thông
qua địa chỉ e-manifest.customs.gov.vn.
 Cách thứ hai là tiến hành download các mẫu khai manifest trên trang web gov.vn do Tổng cục Hải quan
cung cấp sau đó upload lên trang web e- manifest.customs.gov.vn.
Khai báo Manifest bằng cách nào cũng rất nhanh chóng, thuận tiện và giúp tiết kiệm thời gian rất nhiều cho người
khai báo. Bên cạnh đó, việc chỉnh sửa cũng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

III. CÁC BƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN


- Booking
- Hãng tàu gửi thông báo đặt chỗ
- Thủ tục thông quan hàng XK
- Thủ tục cho hàng XK tại cảng xuất
- Gửi shipping instructions
- Phát hành B/L
- Chuyên chở hàng hóa đến nước NK
- Gửi bộ chứng từ về hàng hóa để yêu cầu thanh toán
- Chuyển bộ chứng từ sang Ngân hàng NK
- Thông báo bộ chứng từ cho người NK
- Thông báo hàng đến
- Nộp chứng từ lấy D/O
- Cấp phát D/O cho người nhập hàng
- Xin giấy phép NK
- Khai báo hải quan NK và thông quan NK
- Làm thủ tục nhận hàng tại cảng nhập

IV. BẢNG SO SÁNH CÁC NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH GIỚI HẠN NGƯỜI CHUYÊN CHỞ TRONG VẬN
TẢI CONTAINER
V. TẠI SAO THÍCH NHẬP CIF, BÁN FOB
FOB
Theo điều kiện này người bán chịu mọi trách nhiệm và chi phí mua hàng cho đến khi hàng được giao xong lên tàu
tại cảng bốc qui định. Từ thời điểm đó trở đi người bán không còn trách nhiệm gì nữa.
Nghĩa vụ của bên bán:
- Cung cấp hàng theo đúng hợp đồng bán hàng.
- Chịu mọi trách nhiệm chi phí, rủi ro và tổn thất về hàng hóa trước khi hàng được giao lên tàu như các chi phí về
đóng gói, bao bì kiểm hàng.
- Thông quan XK (cung cấp giấy phép XK, trả thuế và các lệ phí khác nếu có).
- Giao hàng lên tàu do bên mua chỉ định: tại cảng chỉ định ( hoặc qui định trong hợp đồng), trong thòi hạn nhất định.
Ngay khi gửi hàng xong, những chi tiết về lô hàng gửi phải được thông báo cho người mua biết để dùng vào mục
đích bảo hiểm.
- Trả mọi chi phí bốc hàng lên tàu theo tập quán của cảng trong chừng mực chi phí này không nằm trong tiền cước
phí vận tải.
- Thông báo kịp thời cho người mua biết hàng đã được bốc lên tàu.
- Cung cấp chứng từ hoàn hảo chứng minh hàng đã bốc lên tàu và những chứng từ khác nếu bên bán có yêu cầu.
- Chúng từ bắt buộc: Hóa đơn thương mại, Biên lai sạch thông thường ( clean bill of lading ), giấy phép xuất khẩu.
Nghĩa vụ của người mua:
- Trả tiền hàng.
- Ký kết hợp đồng vận tải biển và trả tiền cước phí, tức là chỉ định người vận tải và kịp thời thông báo cho người bán
trong thời gian hợp lí.
- Chịu mọi chi phí rủi ro và tổn thất về hàng hóa kể từ khi hàng được giao xong lên tàu.
Điều kiện CIF (Cost, Insurance and Freight)(Named port of destination): tiền hàng, bảo hiểm và cước phí (cảng đến
xác định).

CIF
Nghĩa vụ của người bán:
- Giao hàng đúng như qui đinh của hợp đồng.
- Chịu trách nhiệm về mọi khoản chi phí, rủi ro và tổn thất hàng hóa trước khi hàng đã giao xong lên tàu tại cảng
bốc. Trả toàn bộ chi phí vận tải đến cảng đến.
- Giao hàng lên tàu với thời gian và cảng bốc qui định hoặc do bên bán chọn. Trả toàn bộ chi phí bốc hàng.
- Ký HĐ vận tải và trả cước phí đến cảng đích qui định.
- Tiến hành thông quan XK ( lấy giấy phép XK, trả thuế và các chi phí cần thiết cho XK nếu có ).
- Ký HĐ bảo hiểm và trả chi phí bảo hiểm trong suốt thời gian hàng được vẩn chuyển đến cảng đích qui định. Trong
trường hợp này người bán thường mua bảo hiểm ở mức tối thiểu, với mức giá trị bằng giá CIF + 10% (gọi là tiền lãi
dự tính) và bằng đồng tiền của HĐ.
- Báo cho người mua biết khi hàng hóa được chuẩn bị để giao, khi hàng hóa được giao lên tàu và ngay khi hàng vừa
tới cảng dỡ trong thời gian hợp lý để người mua kịp chuẩn bị nhận hàng.
- Cung cấp cho người mua những hóa đơn chứng từ vận tải hoàn hảo giấy chứng nhận và bảo hiểm hàng hóa.
- Chúng từ bắt buộc: Hoá đơn thương mại, chúng từ vận tải, giấy phép XK và đơn bảo hiểm.
Nghĩa vụ của người mua:
- Kiểm tra hàng hóa trước khi bốc và dỡ hàng. Chủ yếu là trước khi dỡ hàng.
- Chấp nhận việc giao hàng để gửi khi đã nhận được hóa đơn bảo hiểm hàng hóa và tất cả các chứng từ bằng chứng
khác về mua bảo hiểm và vận tải (vận đơn) và tiếp nhận hàng theo từng chuyến giao hang hàng từ người vận tải ở
cảng đích qui định, trong thời gian qui định..
- Trả tiền dỡ hàng trong chừng mực tiền dỡ hàng không tính vào cước vận tải.
- Chịu mọi rủi ro, tổn thất và chi phí về hàng hóa ( trừ các khoản tiền được tính vào cước phí vận tải) kể từ khi hàng
hóa được giao xong lên tàu ở cảng bốc hàng.
- Thông quan NK, trả tiền thuế NK và các chi phí khác để hàng có được nhập. Làm các thủ tục cần thiết và trả các
chi phí phát sinh để hàng có thể được quá cảnh nếu có.
Như vậy nhìn vào 2 điều kiện giao hàng trên chúng ta có thể thấy:
Ở điều kiện FOB: do người bán phải giao hàng cho người chuyên chở (do người mua chỉ định), và người mua
đứng ra thuê, trả phí cho phương tiện chở hàng, mua bảo hiểm. Do vậy, người mua sẽ phải gánh chịu hầu hết các
rủi ro khi nhập khẩu hàng hóa. Đứng ở góc độ người mua hàng, nếu muốn mua được hàng với giá phải chăng họ sẽ
chọn mua theo FOB dù cho trách nhiệm trong việc vận chuyện quốc tế có nặng nề hơn.
Thường thì các doanh nghiệp nước ngoài khi nhập khẩu hàng hóa thường chọn FOB. Tuy nhiên ở Việt Nam do các
công ty thường xuất khẩu hàng nguyên nhiên liệu thô, bán thành phẩm là chủ yếu, giá trị gia tăng thấp, nhu cầu xoay
vòng vốn nhanh, cùng với đó là kinh nghiệm trong làm hàng xuất khẩu cũng như khả năng giải quyết rủi ro trong
quá trình vận chuyển còn kém nên thường để nhà nhập khẩu có kinh nghiệm trong làm hàng, thuê vận tải và chịu
trách nhiệm cho các vấn đề phát sinh trong quá trình vận chuyển.
Ở điều kiện CIF thì ngược lại hoàn toàn, người mua chỉ cần làm thủ tục thông quan nhập khẩu, còn mọi vấn đề về
bảo hiểm rủ ro, giao hàng là trách nhiệm của người bán.
Theo đó, người mua sẽ tránh né được tối đa những rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa, và sẽ thích nhâp CIF
hơn. Tuy nhiên họ sẽ phải chấp nhập mức giá cao hơn thông thường (vì mức giá đó bao gồm chi phí vận tải và bảo
hiểm hàng hóa.
Ở Việt Nam, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường chọn điều kiện CIF khi nhập khẩu hàng hóa bởi khả năng vận
chuyển hàng hóa , làm Logistics của họ vẫn còn non yếu, hơn nữa cũng không có nhiều kinh nghiệm về vận tải bảo
hiểm. Các doanh nghiệp Việt cũng sợ rủi ro trong thuê tàu chuyên chở và mua bảo hiểm.
Khi nhập CIF các doanh nghiệp Việt Nam không phải thuê tàu và mua bảo hiểm hàng hóa nên có thể tránh được
những rủi ro như: giá cước vận chuyển tăng, phí bảo hiểm tăng, không thuê được tàu, tàu không phù hợp,… vì vậy,
các công ty xuất nhập khẩu Việt Nam nhượng lại việc thuê tàu và bảo hiểm cho khách nước ngoài.

VI. CÁC BƯỚC THUÊ TÀU CHUYẾN


Bước 1: Người thuê liên hệ với bên thứ ba để thuê tàu
Người thuê tàu thông qua người môi giới (Broker) yêu cầu thuê tàu để vận chuyển hàng hoá cho mình.
Ở bước này người thuê tàu phải cung cấp cho người môi giới tất cả các thông tin về hàng hoá như: tên hàng, bao bì
đóng goi, số lượng hàng, hành trình của hàng…. để người môi giới có cơ sở tìm tàu.
Bước 2: Bên thứ ba tìm kiếm chủ tàu phù hợp
Trên cơ sở những thông tin về hàng hoá do người thuê tàu cung cấp, người môi giới sẽ tìm tàu, chào tàu thuê cho
phù hợp với nhu cầu chuyên chở hàng hoá.
Bước 3: Bên thứ ba thay mặt người thuê tàu đàm phán với chủ tàu
Sau khi tìm được chủ tàu phù hợp, chủ tàu và người môi giới sẽ đàm phán với nhau tất cả các điều khoản của hợp
đồng thuê tàu như điều kiện chuyên chở, cước phí, chi xếp dỡ….
Bước 4: Người môi giới thông báo kết quả đàm phán với người thuê tàu:
Sau khi có kết quả đám phán với chủ tàu, người môi giới sẽ thông báo kết quả đàm phán cho người thuê tàu để
người thuê tàu biết và chuẩn bị cho việc ký kết hợp đồng thuê tàu.
Bước 5: Người thuê tàu với chủ tàu ký kết hợp đồng
Trước khi ký kết hợp đồng người thuê tàu phải rà soát lại toàn bộ các điều khoản của hợp đồng. Hai bên sẽ trực tiếp
chỉnh sửa và bổ sung những điều đã thoả thuận cho phù hợp vì thuê tàu chuyến, hợp đồng mẫu mới chỉ nêu những
nét chung.
Bước 6: Thực hiện hợp đồng
Sau khi hợp đồng đã được ký kết, hợp đồng thuê tàu sẽ được thực hiện
Người thuê tàu vận chuyển hàng hoá ra cảng để xếp lên tàu. Khi hàng hoá đã được xếp lên tàu, chủ tàu hoặc đại lý
của tàu sẽ cấp vận đơn cho người thuê tàu, vận đơn này được gọi là vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (bill of lading to
charter party).

You might also like