You are on page 1of 2

CÁC LOẠI VẬN ĐƠN

1. Vận đơn:
Là chứng từ do người vận chuyển hoặc đại diện được ủy quyền của người vận chuyển
(thuyền trưởng, đại lý) ký phát cho người gửi hàng, trong đó xác nhận việc nhận hàng để vận
chuyển từ cảng khởi hành đến cảng đích.

2. Vận đơn tàu chợ


Tàu chợ (Liner) là tàu chở hàng chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, ghé vào
các cảng quy định và theo một lịch trình đã định trước. Như vậy, khi hàng hóa được gửi theo
tàu chợ, người chuyên chở sẽ cấp cho người gửi hàng một vận đơn, gọi là vận đơn tàu chợ
Khác với vận đơn theo hợp đồng thuê tàu, trên mặt sau vận đơn tàu chợ in sẵn các điều
khoản và điều kiện về chuyên chở hàng hóa, còn mặt trước vận đơn có chữ ký của người
chuyên chở. Khi có tranh chấp xảy ra, người ta dùng vận đơn (các điều khoản ghi ở mặt sau)
hoặc Công ước quốc tế để giải quyết.
Như vậy, vận đơn tàu chợ có giá trị không những là chứng từ sở hữu hàng hóa, mà còn có
giá trị pháp lý đầy đủ như một hợp đồng chuyên chở

3. Vận đơn tàu chuyến


Tàu chuyến (Voyage Charter) là tàu được thuê theo chuyến để chuyên chở hàng hóa giữa
các cảng theo yêu cầu của chủ hàng mà không theo một tuyến đường nhất định. Khi hàng hóa
được chuyên chở theo hợp đồng thuê tàu chuyến, thì chủ tàu hay thuyền trưởng sẽ phát hành
một vận đơn tàu chuyến và trên vận đơn có ghi cầu " sử dụng với hợp đồng thuê tàu - to be
used with charter party" hoặc câu "phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu - Issued pursuant to charter
party dated...", nghĩa là biểu hiện sự phụ thuộc của vận đơn vào hợp đồng thuê tàu.
Thông thường, trên vận đơn theo hợp đồng thuê tàu chỉ dẫn chiếu đến một số điều khoản
nhất định ghi ở mặt trước, các điều khoản khác được dẫn chiếu đến hợp đồng thuê tàu. Do có
tính ràng buộc như vậy, nên vận đơn theo hợp đồng thuê tàu không có tính độc lập, mà phụ
thuộc vào một văn bản khác, đó là hợp đồng thuê tàu; trong khi đó, các nội dung của hợp đồng
thuê tàu lị do các bên ký kết thỏa thuận. Chính vì vậy, việc chuyển nhượng vận đơn theo hợp
đồng thuê tàu phức tạp hơn so với vận đơn thông thường, vì vậy việc chuyển nhượng phải phụ
thuộc vào các nội dung quy định trong hợp đồng thuê tàu.
Hơn nữa, khi có tranh chấp về việc chuyên chở hàng hóa, thì người ta dùng hợp đồng thuê
tàu làm căn cứ giải quyết, vì hợp đồng điều chỉnh mới quan hệ giữa chủ tàu và người thuê
tàu. Về nguyên tác, vận đơn theo hợp đồng thuê tàu muốn có tác dụng phải được đính kèm với
hợp đồng thuê tàu. Vậy, nếu một L/C cho phép xuất trình một vận đơn theo hợp đồng thuê tàu
thì ngân hàng có phải kiểm tra chính bản thân hợp đồng thuê tàu hay không?
Theo tập quán và thông lệ quốc tế, các ngân hàng được phép không liên quan đến việc thực
hiện các loại hợp đồng dẫn chiếu trong L/C, hơn nữa, nội dung các điều khoản trong hợp đồng
thuê tàu do chủ tàu và người thuê tàu thỏa thuận, ngoài sự kiểm soát của ngân hàng.
Chính vì vậy, ICC đã quyết định là: trong trường hợp L/C yêu cầu xuất trình hợp đồng thuê
tàu liên quan đến vận đơn theo hợp đồng thuê tàu, thì ngân hàng cần kiểm tra hợp đồng thuê
tàu, nhưng sẽ chuyển bó theo bộ chứng từ mà không chịu trách nhiệm gì.

4. Vận đơn đích danh (Straight B/L):


Là loại vận đơn trên đó người ta ghi rõ tên và địa chỉ người nhận hàng
- Chỉ người nào có tên và địa chỉ đúng như trên B/L mới nhận được hàng
- Không chuyển nhượng được cho người khác bằng cách ký hậu chuyển nhượng
- Chỉ được sử dụng trong 1 số ít trường hợp: hàng cá nhân gửi cá nhân, hàng quà biếu, hàng
triển lãm, hàng công ty mẹ gửi công ty con.
5. Vận đơn theo lệnh (To order B/L):
Là loại B/L trên đó không ghi tên và địa chỉ người nhận hàng mà chỉ ghi "theo lệnh" (to order)
hoặc có ghi tên của người nhận hàng nhưng đồng thời ghi thêm "hoặc theo lệnh" (or to order)
- Người nào được quyền đi nhận hàng là tùy thuộc vào người ra lệnh
Tại mục người nhận hàng (Consignee) có thể ghi:
+ To order of shipper- theo lệnh của người gửi hàng
+ To order of consignee- theo lệnh của người nhận hàng
+ To order of bank- theo lệnh của ngân hàng thanh toán
- Vận đơn theo lệnh được dùng rất phổ biến trong buôn bán và vận tải quốc tế, có thể chuyển
nhượng được bằng cách ký hậu.

6. Vận đơn vô danh (to bearer B/L):


Là loại B/L trên đó không ghi tên người nhận hàng, hoặc ghi rõ là vô danh, hoặc phát hành theo
lệnh nhưng không ghi rõ là theo lệnh của ai, hoặc phát hành theo lệnh cho một người hưởng lợi
nhưng người đó đã ký hậu vận đơn và không chỉ định một người hưởng lợi khác .

7. Vận đơn đi thẳng (Direct B/L):


Là loại B/L được cấp khi hàng hóa được chuyên chở thẳng từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng
mà không có chuyển tải dọc đường.

8. Vận đơn chở suốt (Through B/L):


Là loại B/L được cấp khi hàng hóa được chuyên chở qua nhiều chặng (bằng hai hay nhiều con
tàu của hai hay nhiều người chuyên chở) nhưng do một người phát hành và chịu trách nhiệm về
hàng hóa từ điểm đầu đến điểm cuối của hành trình chuyên chở.

9. Vận đơn vận tải đa phương thức (Multimodal Transport B/L):


Là loại B/L được cấp khi hàng hóa được chuyên chở từ nơi này đến nơi khác bằng hai hay
nhiều phương thức vận tải khác nhau

You might also like