You are on page 1of 10

VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG

1. KHÁI NIỆM VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG


Vận đơn hàng không (Tiếng anh là Airway Bill (AWB) hoặc air consignment note) là
một chứng từ do hãng hàng không vận chuyển phát hành để xác nhận hợp đồng vận
chuyển hàng hóa bằng máy bay. Vận đơn hàng không là vận đơn không thể chuyển
nhượng. Hơn nữa, vận đơn hàng không là một chứng từ rất quan trọng được phát hành
trực tiếp bởi nhà cung cấp dịch vụ hoặc thông qua đại lý ủy quyền. Nó là tài liệu chứng từ
vận chuyển không thể chuyển nhượng bao gồm việc vận chuyển hàng hóa từ sân bay này
đến sân bay khác.
Nội dung của vận đơn hàng không phải bao gồm các thông tin sau: địa điểm xuất phát và
địa điểm đến; địa điểm dừng thỏa thuận trong trường hợp vận chuyển có địa điểm xuất
phát, địa điểm đến ở lãnh thổ của cùng một quốc gia và có một hoặc nhiều địa điểm dừng
thỏa thuận ở lãnh thổ của quốc gia khác; trọng lượng hàng hóa, loại hàng hóa. (Kim
Thanh, 2022)

(Nguồn: Saigon Academy)

2. CHỨC NĂNG VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG


AWB (Air Waybill) là một trong những loại vận đơn quan trọng trong vận tải hàng hóa
bằng đường hàng không. AWB có chức năng là xác nhận việc vận chuyển hàng hóa từ
bên gửi đến bên nhận.

Một số chức năng của AWB bao gồm:

·       AWB là một bằng chứng của một hợp đồng vận tải hàng hóa bằng đường hàng
không ký kết giữa người gửi hàng và người chuyên chở

·       Là bằng chứng về việc nhận hàng để chở của hãng hàng không;

·       Là hóa đơn thanh toán cước phí;

·       Là chứng từ bảo hiểm;

·       Là tờ khai hải quan;

·   Là hướng dẫn đối với nhân viên hàng không.

·       Xác nhận chủ sở hữu hàng hóa: AWB xác nhận chủ sở hữu hàng hóa, đảm bảo rằng
hàng hóa được vận chuyển đến đúng địa chỉ của bên nhận.

·       Thông tin về hàng hóa: AWB cung cấp thông tin về loại hàng hóa, khối lượng, số
lượng và giá trị của hàng hóa.

·       Xác nhận thời gian vận chuyển: AWB cung cấp thông tin về thời gian dự kiến giao
hàng và các điều kiện vận chuyển khác như nhiệt độ và độ ẩm.

·       Công cụ thanh toán: AWB cũng có thể được sử dụng như một công cụ thanh toán, cho
phép bên gửi trả tiền trước hoặc bên nhận trả tiền sau khi hàng hóa được vận chuyển.

Khác với vận đơn đường biển, vận đơn hàng không không có - khả năng lưu thông, tức là
không thể mua, bán, chuyển nhượng và khi nhận hàng không cần xuất trình bản gốc (chỉ
cần có giấy báo nhận hàng và căn cước nhận dạng).

3. PHÂN LOẠI VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG – AIRWAY BILL (AWB)


Căn cứ vào người phát hành, vận đơn được chia làm hai loại

  Vận đơn của hãng hàng không (Airline airway bill): Là vận đơn này do hãng
hàng không phát hành. Ở trên đó có ghi biểu tượng nhận dạng gồm logo và mã
nhận dạng hãng hàng không. Theo đó nó hay được dùng khi mà hãng hàng không
đóng vai trò là người thực hiện chuyên chở hàng không  (Issuing carrier
identification). 
  Vận đơn trung lập (Neutral airway bill): Là vận đơn IATA phát hành vào năm
1986. Ở trên vận đơn sẽ không in sẵn tên hay biểu tượng người chuyên chở. Loại
này được dùng khi mà người chuyên chở chính là người gom hàng hay đại lý hãng
hàng không.
Căn cứ vào việc gom hàng, vận đơn được chia làm hai loại
  Vận đơn chủ (Master  Airway bill – MAWB): Là vận đơn do người chuyên chở
hàng không cấp cho người gom hàng có vận đơn nhận hàng ở sân bay đích. Vận
đơn này dùng điều chỉnh mối quan hệ giữa người chuyên chở hàng không và
người gom hàng và làm chứng từ giao nhận hàng  giữa người chuyên chở và người
gom hàng.
  Vận đơn của người gom hàng (House airway bill – HAWB): Là vận đơn do người
gom hàng cấp cho các chủ hàng lẻ khi nhận hàng từ họ để các chủ hàng lẻ có vận
đơn đi nhận hàng  ở nơi đến. Vận đơn này dùng để điều chỉnh mối quan hệ giữa
người gom hàng và các chủ hàng lẻ, dùng để nhận hàng hóa giữa người gom hàng
với các chủ hàng lẻ.
AWB có 2 loại thường gây nhầm lẫn. Vì vậy, có rất nhiều người chưa phân biệt được
giữa MAWB và HAWB có điểm gì khác nhau. Thực tế thì cả MAWB và HAWB đều là
vận đơn hàng không, nhưng được cấp bởi 2 chủ thể khác nhau:

 HAWB là viết tắt của House AirWay Bill (vận đơn nhà): do người giao nhận
cấp
 MAWB là Master AirWay Bill (vận đơn chủ): do hãng hàng không cấp
Nói cách khác, khi chủ hàng lưu chỗ (book) với công ty giao nhận hàng không, bên giao
nhận sẽ cấp HAWB. Tới lượt mình, người giao nhận book lại chỗ với hãng hàng không
cho lô hàng đó, thì sẽ được hãng cấp MAWB cho người giao nhận.

PHÂN BIỆT GIỮA MAWB VÀ HAWB 

Những đặc điểm chung của vận đơn này là:

 Đều là bằng chứng cũng như biên lai chứng minh hợp đồng vận chuyển.
 Do bên vận chuyển phát hàng với nội dung cơ bản bao gồm tên của người gửi
hàng, tên người nhận hàng, thông tin cụ thể phương tiện vận chuyển và thông
tin cụ thể của lô hàng.

Tuy nhiên điểm khác nhau giữa vận đơn hàng không (MAWB) và vận đơn hàng biển
(HAWB) như sau:
MAWB  HAWB 

Không thể chuyển nhượng được Có thể chuyển được khi loại giao hàng là
theo lệnh

Sau khi đã bàn giao hàng cho hãng vận Sau khi hàng đã xếp lên tàu thì phát hành
chuyển thì phát hành

Có ít nhất 9 bản Có 6 bản gồm 3 bản gốc và 3 bản copy

Để vận chuyển theo đường hàng không Để vận chuyển theo đường biển

Trong Incoterms không được dùng với Trong Incoterms 2010 được sử dụng với
điều kiện FOB, FAS, CIF và CFR. tất cả các điều kiện quy định

Được điều chỉnh bởi Công ước Montreal, Được điều chỉnh theo Công ước Hague,
Công ước Hague sửa đổi và Công ước Hague-Visby và theo Bộ luật US
Warsaw COGSA 193

4. PHÁT HÀNH VÀ PHÂN PHỐI AWB

a.     Phát hành

Vận đơn hàng không được phát hành theo bộ (liên), một bộ gồm ít nhất là 9 bản, trong đó
có 3 bản gốc (original) và 6 bản copy trở lên.
Bản gốc 1 (Original 1) màu xanh lá cây – giao cho người chuyên chở (có chữ ký của
người gửi hàng), Bản gốc 2 (Original 2) màu hồng – gửi cùng hàng hóa đến nơi đến cho
người nhận (có chữ ký của người gửi hàng và người chuyên chở), Bản gốc 3 (Original 3)
màu xanh da trời -giao cho người gửi hàng (có chữ ký của người chuyên chở).

(1) Người gửi hàng giao hàng cho người vận tải (người chuyên chở);
(2) Người vận tải phát hành vận đơn cho người gửi hàng (bản gốc AWB số 3);
(3) Hàng được đưa lên máy bay để đến nước nhập khẩu; khóa học về xuất nhập khẩu
(4) Người gửi hàng chuyển bộ chứng từ (bao gồm bản gốc AWB số 3) cho người nhận
hàng;
(5) Người nhận hàng xuất trình các giấy tờ cho đại lý của người vận tải ở sân bay đến đến
để nhận hàng (không cần xuất trình AWB gốc); trung tam tin hoc o tphcm
(6) Đại lý của người vận tải ở sân bay đến giao hàng cho người nhận hàng.

b.     Phân phối vận đơn


 
Khi phát hành vận đơn cho một lô hàng, người ta phát hành vận đơn gồm nhiều bản khác
nhau. Bộ vận đơn có thể gồm từ 8 đến 14 bản, thông thường là 9 bản, trong đó bao giờ
cũng gồm ba bản gốc, hay còn gọi là các bản chính (orginal), còn lại là các bản phụ
(copy), được đánh số từ 4 đến 14. Vận đơn được phân phối như sau:
 
Bản gốc số 1, dành cho người chuyên chở, màu xanh lá cây, được người chuyên chở phát
hành vận đơn giữ lại nhằm mục đích thanh toán và để dùng làm bằng chứng của hợp
đồng vận chuyển. Bản này có chữ ký của người gửi hàng.
 
Bản gốc số 2, dành cho người nhận hàng, màu hồng, được gửi cùng lô hàng tới nơi đến
cuối cùng và giao cho người nhận khi giao hàng. Bản này có chữ ký của người gửi hàng
và người chuyên chở
 
Bản gốc số 3 dành cho người gửi hàng, dùng để làm bằng chứng của việc người chuyên
chở đã nhận hàng để chở và làm bằng chứng của hợp đồng chuyên chở. Bản này có chữ
ký của người chuyên chở.
 
Bản số 4, là biên lai giao hàng, có sẵn ở nơi đến cuối cùng. Bản này có chữ ký của người
nhận hàng và được người chuyên chở cuối cùng giữ lại để làm biên lai giao hàng và làm
bằng chứng là người chuyên chở đã hoàn thành hợp đồng chuyên chở.
Bản số 5, dành cho sân bay đến, có sẵn ở sân bay đến.
Bản số 6, dành cho người chuyên chở thứ 3, dùng khi hàng được chuyên chở tại sân bay
thứ 3.
Bản số 7, dành cho người chuyên chở thứ 2, dùng khi hàng được chuyển tải tại sân bay
thứ 2.
Bản số 8, dành cho người chuyên chở thứ 1, được bộ phận chuyển hàng hoá của người
chuyên chở đầu tiên giữ lại khi làm hàng.
Bản số 9, dành đại lý, bản này được người đại lý hay người chuyên chở phát hành giữ lại.
Bản số 10 đến 14, là những bản chỉ dùng cho chuyên chở khi cần thiết.
5. NỘI DUNG AWB
·  Số vận đơn (AWB number)
·  Sân bay xuất phát (Airport of departure)
·  Tên và địa chỉ của người phát hành vận đơn (Issuing carrier’s name and address)
·  Tham chiếu tới các bản gốc (Reference to originals)
·  Tham chiếu tới các điều kiện của hợp đồng (Reference to conditions of contract)
·  Người chủ hàng (Shipper)
·  Người nhận hàng (Consignee)
·  Ðại lý của người chuyên chở (Issuing carrier’s agent)
·  Tuyến đường (Routine)
·  Thông tin thanh toán (Accounting information)
·  Tiền tệ (Currency)
·  Mã thanh toán cước (Charges codes)
·  Cước phí và chi phí (Charges)
·  Giá trị kê khai vận chuyển (Declare value for carriage)
·  Giá trị khai báo hải quan (Declare value for customs)
·  Số tiền bảo hiểm (Amount of insurance)
·  Thông tin làm hàng (Handling information)
·  Số kiện (Number of pieces)
·  Các chi phí khác (Other charges)
·  Cước và chi phí trả trước (Prepaid)
·  Cước và chi phí trả sau (Collect)
·  Ô ký xác nhận của người gửi hàng (Shipper of certification box)
·  Ô dành cho người chuyên chở (Carrier of excution box)
·  Ô chỉ dành cho người chuyên chở ở nơi đến (For carrier of use only at destination)
·  Cước trả sau bằng đồng tiền ở nơi đến, chỉ dùng cho người chuyên chở (Collect
charges in destination currency, for carrier of use only).

 
Phân tích chi tiết:

·   (1)        Ký hiệu 3 số của hãng vận chuyển (Airline code number)


·   (2)        Ký hiệu 3 chữ của sân bay khởi hành, sẽ xuất hiện một lần nữa ở ô Airport of
departure (8)
·   (3)        AWB number (Serial number), gồm 8 chữ số trong đó số cuối cùng là số kiểm
tra (check digit)
·   (4)        Consignee’s account number: Số tài khoản người gửi hàng, không được điền
thông tin vào ô này trừ khi được hãng hàng không cấp phép hoặc tự điền vào
·   (5)        Bản 1, 2 và 3 là ba bản gốc có giá trị như nhau. Trong vận đơn đường không
được cấp rất nhiều bản không giống như ở vận đơn đường biển. Nó có 8 bản, bản 1 là
cho nhà vận chuyển, bản 2 dành cho người nhận hàng hàng, bản 3 là dành cho người
gửi hàng, bản copy thứ 4 là bản dành để giao hàng, bản copy thứ 8 dùng cho đại lý,
các bản còn lại là bản copy được sử dụng với các mục đích khác nhau trong vận
chuyển hàng hóa quốc tế.
·  (6) Ghi các điều kiện ràng buộc trong vận chuyển như một hợp đồng
·  (7) Agent’s IATA code: Số hiệu IATA của đại lý phát hành bill (IATA là Hiệp hội
Vận tải Hàng không Quốc tế – International Air Transport Association)
·  (8) Airport of departure: Sân bay khởi hành có liên quan với mục (2)
·  (9)        To: địa điểm sân bay đầu tiên mà máy bay hạ cánh (sân bay chuyển tải), được
thể hiện bằng 3 chữ cái ký hiệu của sân bay được IATA cấp.
·  (10)  By first carrier: nhà vận tải đầu tiên (ứng với mục số 9 ghép lại của cụm
này có nghĩa là sân bay hạ cánh đầu tiên bởi nhà vận chuyển đầu tiên), được ghi lên
đầy đủ của airline hoặc là 2 chữ cái viết tắt ký hiệu của hãng.
·  (11)  To: địa điểm hạ cánh tiếp theo
·  (12)  By: nhà vận tải tiếp theo nếu có chuyển tải hàng, còn không có sang máy
bay thì sẽ thể hiện giống ô số (10).
·  (13)  Các ô To, by có ý nghĩa giống ở trên, nhưng là cảng đích cuối cùng nếu có
nhiều lần chuyển tải và thay đổi phương tiện vận tải.
·  (14)  Currency: Đồng tiền để tính cước
·  (15)  Charges codes: mã cước phí
·  (16)  WT/VAL (Weight/ Valuation charges): Cước tính theo trọng lượng/ theo
giá trị, PPD (Prepaid), COLL (collect)
·  (17)  Declared value for carriage: Giá trị hàng khai báo vận chuyển
·  Dùng để xác định giá trị hàng hóa làm căn cứ bảo hiểm nếu có, nếu không có khai báo
giá trị hàng thì điền từ NVD hoặc N.V.D (no value declared)
·  (18)  Declared value for customs: Giá trị khai báo hải quan
·  Dùng làm căn cứ khai quan, nếu không muốn khai báo vào ô này thì để NVD, hoặc để
AS PER INVOICE
·  (19)  Nếu nhà vận chuyển cung cấp dịch vụ bảo hiểm thì các ô này đễ được điền
thông tin vào
·  Airport of Destination: sân bay hạ cánh
·  (20)  Handling information: thông tin làm hàng
·  Thông báo, ghi chú, yêu cầu tác nghiệp trong quá trình làm hàng (nghĩa là những ghi
chú, thông báo cho người làm hàng nên hoặc không nên làm gì đối với lô hàng này).
·  (21)  SCI – Special customs information: Thông tin hải quan đặc biệt
·  (22)  No.of pieces RCP (number of pieces receipt): Số hiệu của nhóm hàng
·  Mỗi nhóm hàng nguy hiểm, hàng thường, hàng lỏng sẽ được ghi trên ô này. Về nhóm
hàng để biết chi tiết thì nghiên cứu ở quy tắc TACT (TACT rules) do IATA cấp 2
năm một lần
·  (23)  Gross weight: Trọng lượng tổng (thực tế được cân lên)
·  (24)  Chargeable weight: Trọng lượng tính cước (so sánh GW vs VW cái nào lớn
hơn thì chọn)
·  (25)      Rate/charge: đơn giá/cước; Total= trọng lượng * đơn giá
·  DIM = Dimension: kích thước (D x R x C)
·  (26)  Tổng số kiện/ tổng trọng lượng / tổng tiền cước
·   (27)  Total prepaid: Tổng cước trả trước, Total collect: Tổng cước trả sau
·   (28)  Other charges: Các phụ phí phát sinh trong quá trình làm hàng, trong quá
trình bay sẽ được thêm vào mục này (VD: Fuel surcharges: phụ phí xăng dầu)
·   (29)  Executed on (Date): Ngày hàng lên máy bay
·   (30)  Place: Nơi phát hành AWB
·   (31)  Signature of issuing agent or agent: ký tên hãng vận chuyển hoặc đại lý
người mà phát hành AWB

 
 
Tài liệu tham khảo: 
Kim Thanh (2022), “Vận đơn hàng không là gì?”. Trích xuất từ
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/iframe/2E67A-hd-van-don-hang-khong-la-
gi.html 

https://dichvuhaiquan.com.vn/noi-dung-van-don-hang-khong-air-waybill/
AWB (Airway Bill) và quy trình phát hành vận đơn hàng không (nghiepvulogistics.com)

You might also like