You are on page 1of 19

AWB VÀ QUY TRÌNH VẬN TẢI HÀNG KHÔNG

PHẦN AWB (DỰA VÀO SƯỜN TRONG SÁCH + THÊM


TÀI LIỆU MẠNG + HÌNH ẢNH + SƠ ĐỒ SO SÁNH
PLAPLA + VÍ DỤ NẾU CÓ) DEADLINE 21H 04/11
Nguyền, ynhi, tâm
Ê TÌM ĐC HÌNH HAY CÁI J MÀ BẰNG TIẾNG ANH CÀNG
TỐT NHA , T THẤY BẢ THÍCH TIẾNG ANH

VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG (AIRWAY BILL-AWB)

1. Khái niệm và chức năng của vận đơn TÂM


Khái niệm: Theo Khoản 1 Điều 129, Luật Hàng không dân dụng Việt
Nam số 66/206/QH11 ngày 29/06/2006: “Vận đơn hàng không là chứng
từ do người chuyên chở (hãng hàng không) hoặc đại diện của họ phát
hành cho người gửi hàng xác nhận vận chuyển hàng hóa bằng đường
hàng không và là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng, việc đã tiếp
nhận hàng hóa và các điều kiện của hợp đồng” Đây là chứng từ bắt
buộc có trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu khi giao nhận hàng hóa bằng
đường hàng không.
Chức năng:
Khi lô hàng được vận chuyển bằng đường hàng không, người gửi hàng
sẽ được cấp vận đơn hàng không (AWB) có chức năng:
+ Bằng chứng cho hợp đồng vận tải.
+ Bằng chứng của việc người chuyên chở hàng không đã nhận
hàng
+ Là chứng từ bảo hiểm.
+ Là chứng từ kê khai hải quan cho hàng hóa.
+ Là bản hướng dẫn đối với nhân viên hàng không.
+ Là hóa đơn thanh toán cước vận chuyển và các phí liên quan.
Lưu ý : AWB không phải là chứng từ sở hữu, do đó không thể chuyển
nhượng được như vận đơn đường biển. Nguyên nhân của điều này là
do thời gian giao hàng của vận tải đường không rất nhanh nên hàng hóa
có thể được giao đến điểm đích một khoảng thời gian dài trước cả khi
người xuất khẩu gửi được chứng từ hàng không từ ngân hàng của họ
đến ngân hàng của người xuất khẩu để từ đó ngân hàng của người
nhập khẩu gửi cho người nhập khẩu . Và vận đơn hàng không có thể do
hãng hàng không phát hành hoặc do đại lỹ hãng, đại lý giao nhận phát
hành
2. Phân loại vận đơn TÂM
- Căn cứ vào người phát hành
+ Vận đơn của hãng hàng không( Airline airway bill): là vận đơn do hãng
hàng không phát hành, trên đó có ghi biểu tượng nhận dạng (logo, mã
nhận dạng) của hãng hàng không. Loại vận đơn này được sử dụng khi
hãng hàng không đóng vai trò là người chuyên chở hàng không

+ Vận đơn trung lập( Neutral airway bill): Vận đơn này sẽ do đại lý của
người chuyên chở hoặc người giao nhận phát hành, trên vận đơn
không có biểu tượng và mã nhận dạng của người chuyên chở.
- Căn cứ vào việc gom hàng
+ Vận đơn chủ (Master Airway bill- MAWB) : là vận đơn do hãng hàng
không (người vận tải) cấp cho Forwarder (người gom hàng) khi hàng
hóa được giao ở sân bay đi. Vận đơn này dùng điều chỉnh mối quan hệ
giữa người chuyên chở hàng không và người gom hàng và là chứng từ
giao nhận hàng giữa người chuyên chở và người gom hàng

+ Vận đơn của người gom hàng hay Vận đơn nhà (House airway bill –
HAWB) là vận đơn do Forwarder (người gom hàng) cấp cho các chủ
hàng lẻ (Shipper) khi nhận hàng từ họ ở sân bay đi. Vận đơn này dùng
để điều chỉnh mối quan hệ giữa người gom hàng và các chủ hàng lẻ và
là chứng từ giao nhận hàng hoá giữa người gom hàng với các chủ
hàng lẻ.

3. Nội dung của vận đơn hàng không NGUYỀN


Vận đơn hàng không được in theo tiêu chuẩn của Hiệp hội vận tải hàng
không quốc tế IAIA ( IAIA standard form). Một bộ vận đơn bao gồm nhiều bản,
trong đó bao gồm 3 bản gốc ( các bản chính) và các bản phụ.
Mỗi bản vận đơn bao gồm 2 mặt, nội dung của mặt trước của các mặt
vận đơn giống hệt nhau nếu không kể đến màu sắc và những ghi chú ở phía
dưới khác nhau.
Mặt trước của vận đơn bao gồm các cột mục để trống để người lập vận
đơn điền những thông tin cần thiết khi lập vận đơn. Theo mẫu tiêu chuẩn của
IATA, những cột mục đó là:
1. Số vận đơn hàng không (AWB number)
2. Tên, địa chỉ và số tài khoản của người gửi hàng ( Shipper’s name
and address)
3. Tên, địa chỉ và số tài khoản của người nhận hàng (Consignee’s
name and address)
4. Tên đại lý, mã số IAIA và số tài khoản của đại lý của nhà chuyên
chở phát hành vận đơn (Issuing carrier’s agent name and city)
5. Tên sân bay đi, sân bay dọc đường và sân bay đến trong hành
trình (Airport of departure)
6. Tên số hiệu chuyến bay và hãng chở trong hành trình
7. Tên hàng, trọng lượng, thể tích, kích thước,...
8. Giá trị hàng hóa chuyên chở
9. Cam kết của người gửi hàng về tính chính xác trong các thông tin
được cung cấp, kể cả hàng nguy hiểm (nếu có)
10. Mức cước, các chi phí khác và hình thức thanh toán
11. Tổng tiền cước
12. Chữ ký của người gửi hàng hay người đại diện
13. Tình trạng hàng hóa lúc nhận
14. Ngày và nơi phát hành vận đơn
15. Chữ ký của người phát hành vận đơn hoặc địa lý

Mặt sau của bản vận đơn khác nhau, ở những bản phụ mặt sau để
trống, còn ở các bản gốc là các quy định có liên quan đến vận chuyển
hàng hóa bằng đường hàng không.
Mặt sau của vận đơn hàng không bao gồm hai nội dung chính:

● Thông báo liên quan đến trách nhiệm của người chuyên chở.
● Các điều kiện hợp đồng
Nội dung này bao gồm nhiều điều khoản khác nhau liên quan đến vận chuyển lô hàng
được ghi ở mặt trước. Các nội dung này thường là:

● Các định nghĩa, như định nghĩa về người chuyên chở, định nghĩa về công ước
Vacsava 1929, định nghĩa về vận chuyển, điểm dừng thỏa thuận…
● Thời hạn trách nhiệm chuyên chở của người chuyên chở hàng không.
● Cơ sở trách nhiệm của người chuyên chở hàng không.
● Giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở hàng không.
● Cước phí của hàng hóa chuyên chở.
● Trọng lượng tính cước của hàng hóa chuyên chở.
● Thời hạn thông báo tổn thất.
● Thời hạn khiếu nại người chuyên chở.
● Luật áp dụng.
4. Lập và phân phối vận đơn hàng không NGUYỀN
- Trách nhiệm vận đơn:
Công ước Vác-sa-va 1929, điều 5 và điều 6 quy định như sau: ở
mỗi người chuyên chở có quyền yêu cầu người gửi hàng lập và giao
cho mình một chứng từ gọi là giấy gửi hàng hàng không (đến Nghị định
thư Hague 1955 đổi tên là vận đơn hàng không), mỗi người gửi hàng có
quyền yêu cầu người chuyên chở chấp nhận chứng từ này. Người gửi
hàng phải lập giấy gửi hàng hàng không thành 3 bản gốc và trao cùng với
hàng hoá.
Người chuyên chở sẽ ký vào vận đơn vào lúc nhận hàng. Chữ ký
của người chuyên chở có thể đóng dấu, chữ ký của người gửi hàng có
thể ký hoặc đóng dấu. Theo yêu cầu của người gửi hàng, nếu người chuyên
chở lập giấy gửi hàng thì người vận chuyển được coi là làm như vậy để thay
thế cho người gửi hàng. Trừ phi có chứng cứ ngược lại.
Như vậy theo công ước Vác-sa-va 1929 thì người gửi hàng có trách nhiệm
lập vận đơn. Người gửi hàng phải có trách nhiệm về sự chính xác của các chi
tiết và những tuyên bố có liên quan tới hàng hoá mà anh ta đã ghi trên vận
đơn.
Người gửi hàng phải có trách nhiệm đối với tất cả những thiệt hại
mà người chuyên chở hay bất kỳ người nào khác phải chịu do những
tuyên bố có liên quan đến hàng hoá được ghi trên vận đơn không chính
xác, không hoàn chỉnh, không đúng quy tắc dù vận đơn được người gửi
hàng hay bất kỳ người nào thay mặt người gửi hàng, kể cả người
chuyên chở hay đại lý của người chuyên chở được người gửi hàng uỷ
quyền lập vận đơn. Mặt khác, người gửi hàng đã ký vận đơn thì người gửi
hàng đã xác nhận rằng anh ta đồng ý với những điều kiện của hợp đồng vận
chuyển được ghi ở mặt sau của vận đơn.
- Phân phối vận đơn:
Khi phát hành vận đơn cho một lô hàng, người ta phát hành vận
đơn gồm nhiều bản khác nhau. Bộ vận đơn có thể gồm từ 8 đến 14 bản,
thông thường là 9 bản, trong đó bao giờ cũng gồm ba bản gốc, hay còn
gọi là các bản chính (original), còn lại là các bản phụ (copy), được đánh
số từ 4 đến 14. Vận đơn được phân phối như sau:
● Bản gốc số 1, dành cho người chuyên chở, màu xanh lá cây, được
người chuyên chở phát hành vận đơn giữ lại nhằm mục đích thanh toán
và để dùng làm bằng chứng của hợp đồng vận chuyển. Bản này có chữ
ký của người gửi hàng.

● Bản gốc số 2, dành cho người nhận hàng, màu hồng, được gửi cùng
lô hàng tới nơi đến cuối cùng và giao cho người nhận khi giao hàng.
Bản này có chữ ký của người gửi hàng và người chuyên chở

● Bản gốc số 3 dành cho người gửi hàng, dùng để làm bằng chứng
của việc người chuyên chở đã nhận hàng để chở và làm bằng chứng
của hợp đồng chuyên chở. Bản này có chữ ký của người chuyên chở.
Sau 3 bản gốc, các bản copy thường có màu trắng được đánh số
tiếp tục từ 4:
● Bản số 4, là biên lai giao hàng, có sẵn ở nơi đến cuối cùng. Bản này
có chữ ký của người nhận hàng và được người chuyên chở cuối cùng
giữ lại để làm biên lai giao hàng và làm bằng chứng là người chuyên
chở đã hoàn thành hợp đồng chuyên chở.
● Bản số 5, dành cho sân bay đến, có sẵn ở sân bay đến.
● Bản số 6, dành cho người chuyên chở thứ 3, dùng khi hàng được
chuyên chở tại sân bay thứ 3.
● Bản số 7, dành cho người chuyên chở thứ 2, dùng khi hàng được
chuyển tải tại sân bay thứ 2.
● Bản số 8, dành cho người chuyên chở thứ 1, được bộ phận chuyển
hàng hoá của người chuyên chở đầu tiên giữ lại khi làm hàng.
● Bản số 9, dành đại lý, bản này được người đại lý hay người chuyên
chở phát hành giữ lại.
● Bản số 10 đến 14, là những bản chỉ dùng cho chuyên chở khi cần
thiết.

5. Cước hàng không NHI


● Khái niệm
- Cước là số tiền phải trả cho việc chuyên chở cho một lô hàng và
các dịch vụ liên quan đến vận chuyển.
- Mức cước là số tiền người vận chuyển thu trên một khối lượng
đơn vị hàng hóa vận chuyển.
- Mức cước áp dụng là mức ghi trong biểu cước hàng hóa có hiệu
lực vào ngày phát hành vận đơn.

● Cơ sở tính cước
- Hàng hóa chịu cước theo:
+ Trọng lượng nhỏ và nặng
+ Thể tích hay dung tích chiếm chỗ trên máy bay đối với
hàng hóa nhẹ và cồng kềnh
+ Trị giá đối với những hàng hóa có giá trị cao trên một đơn
vị thể tích hay trọng lượng.
- Cước hàng hóa không được nhỏ hơn cước tối thiểu.
- Cước phí trong vận tải hàng không được quy định theo biểu giá
thống nhất do IATA công bố về quy tắc, thể lệ tính cược và ấn
hành trong biểu cước hàng không TACT (The Air Cargo Tariff),
gồm 3 cuốn:
+ Quy tắc TACT (TACT rules), mỗi năm 2 cuốn
+ Cước TACT, gồm 2 cuốn, 2 tháng ban hành một cuốn:
gồm cước toàn thế giới, trừ Bắc Mỹ và cước Bắc Mỹ gồm
cước đi, đến và cước nội địa Mỹ và Canada.

● Các loại cước

a) Cước hàng bách hóa (GCR-general cargo rate)


Cước áp dụng cho hàng bách hoá thông thường vận chuyển
giữa hai điểm. Cước này được giảm nếu khối lượng hàng hoá
gửi tăng lên.
Được chia làm hai loại:
+ GCR-N (normal general cargo rate): đối với hàng bách hóa
từ 45kg trở xuống
+ GCR-Q (quanlity general cargo rate): đối với những lô hàng
từ 45kg trở lên.
Cước hàng bách hoá được coi là cước cơ bản, dùng làm cơ sở
để tính cước cho những mặt hàng không có cước riêng.

b) Cước tối thiểu (M-minimum rate)


Cước mà thấp hơn thế thì các hãng hàng không coi là không kinh
tế đối với việc vận chuyển một lô hàng, thậm chí một kiện rất nhỏ.

c) Cước hàng đặc biệt (SCR-specific cargo rate)


Thường thấp hơn cước hàng bách hoá và áp dụng cho hàng hoá
đặc biệt trên những đường bay nhất định.
Mục đích chính: chào cho người gửi hàng giá cạnh tranh, nhằm
tiết kiệm cho người gửi hàng bằng đường hàng không và cho
phép sử dụng tối ưu khả năng chuyên chở của hãng hàng không.
Trọng lượng hàng tối thiểu để áp dụng cước đặc biệt là 100kg, có
nước áp dụng trọng lượng tối thiểu dưới 100kg. Theo IATA,
những loại hàng hóa áp dụng cước đặc biệt được chia thành 9
nhóm lớn là:
- Nhóm 1: Súc sản và rau quả, ký hiệu 0001-0999
- Nhóm 2: Ðộng vật sống và động vật phi súc sản, hoa quả,
2000-2999
- Nhóm 3: Kim loại và các loại sản phẩm kim loại trừ máy
móc, xe vận tải và sản phẩm điện tử, 3000-3999
- Nhóm 4: Máy móc, xe vận tải và sản phẩm điện tử, 4000-
4999
- Nhóm 5: Các khoáng vật phi kim loại và sản phẩm của
chúng, 5000-5999
- Nhóm 6: Hoá chất và các sản phẩm hoá chất, 6000-6999
- Nhóm 7: Các sản phẩm gỗ, cao su, sậy, giấy, 7000-7999
- Nhóm 8: Các dụng cụ, thiết bị chính xác, nghiên cứu khoa
học, 8000-8999
Các nhóm lớn lại được chia thành các nhóm nhỏ hơn.

d) Cước phân loại hàng (class rate)


Áp dụng đối với những loại hàng hoá không có cước riêng,
thường được tính theo phần trăm tăng hoặc giảm trên cước hàng
hoá bách hoá, áp dụng đối với những loại hàng hoá nhất định
trong những khu vực nhất định. Các loại hàng hóa chính áp dụng
loại cước này:
- Ðộng vật sống được tính bằng 150% so với cước hàng
hoá thông thường.Thức ăn và bao gói cũng được chia vào
khối lượng tính cước của lô hàng.
- Hàng trị giá cao như vàng bạc, đồ trang sức được tính
bằng 200% cước hàng bách hoá thông thường.
- Sách báo, tạp chí, thiết bị và sách báo cho người mù
được tính bằng 50% cước hàng bách hoá thông thường.
- Hành lý được gửi như hàng hoá (baggage shipped as
cargo) được tính bằng 50% cước hàng bách hoá thông
thường.
- Hài cốt (human remains) và giác mạc loại nước
(dehydrated corneas) được miễn phí ở hầu hết các khu
vực trên thế giới…

e) Cước tính cho mọi loại hàng (FAK-freight all kinds)


Cước tính như nhau cho mọi loại hàng xếp trong container, nếu
nó chiếm trọng lượng hay thể tích như nhau.
Có ưu điểm là đơn giản khi tính, nhưng lại không công bằng, loại
hàng có giá trị thấp cũng bị tính cước như hàng có giá trị cao, ví
dụ: cước tính cho một tấn cát cũng như tính cho một tấn vàng.

f) Cước ULD (ULD rate)


Cước này thấp hơn cước hàng rời và khi tính cước không phân
biệt số lượng, chủng loại hàng hoá mà chỉ căn cứ vào số lượng,
chủng loại ULD.
Số ULD càng lớn thì cước càng giảm.

g) Cước hàng chậm


Áp dụng cho những lô hàng không cần chở gấp và có thể chờ
cho đến khi có chỗ xếp hàng trên máy bay.
Cước hàng chậm thấp hơn cước hàng không thông thường do
các hãng hàng không khuyến khích gửi hàng chậm để họ chủ
động hơn cho việc sắp xếp chuyên chở.

h) Cước hàng thống nhất (unifined cargo rate)


Áp dụng khi hàng hóa được chuyên chở qua nhiều chặng khác
nhau và chỉ áp dụng một loại giá cước cho tất cả các chặng.
Cước này có thể thấp hơn tổng số tiền cước mà chủ hàng phải
trả cho tất cả những người chuyên chở riêng biệt, nếu người chủ
hàng tự thuê nhiều người chuyên chở khác nhau,không thông
qua một người chuyên chở duy nhất.

i) Cước hàng gửi nhanh (priority rate)


Cước này được gọi là cước ưu tiên, áp dụng cho những lô hàng
được yêu cầu gửi gấp trong vòng 3 tiếng kể từ khi giao hàng cho
người chuyên chở.
Cước gửi nhanh thường bằng 130% đến 140% cước hàng bách
hoá thông thường.

j) Cước hàng nhóm (group rate)


Áp dụng đối với khách hàng có hàng gửi thường xuyên trong các
container hay pallet, thường là đại lý hay người giao nhận hàng
không.

Tại hội nghị Athens năm 1969, IATA cho phép các hãng hàng
không thuộc IATA được giảm cước tối đa là 30% so với cước
hàng bách hoá thông thường cho đại lý và người giao nhận hàng
không. Ðiều này cho phép các hãng hàng không được giảm cước
nhưng tránh sự cạnh tranh không lành mạnh do giảm cước quá
mức cho phép.

PHẦN QUY TRÌNH VẬN TẢI HÀNG KHÔNG (KHÔNG CÓ


TRONG SÁCH=> KIẾM MẠNG THÌ CÓ 10 BƯỚc, nhớ
quăng link dô làm lọc cho đỡ rối) DL 15H 05/11
phuong za, ben
Bước 1: Đặt chỗ ( BOOKING):
Bước đầu tiên trong quy trình vận chuyển hàng không là đặt chỗ (thuê máy bay).
Nếu bên bán chịu trách nhiệm thuê máy bay, cần liên hệ các doanh nghiệp
Logistics và chọn công ty có mức giá phù hợp nhất. Khi nhận được thông tin đặt
chỗ, doanh nghiệp xuất khẩu phải kiểm tra kỹ các thông tin như: sân bay đi, sân bay
đích, thời gian khởi hành, khối lượng, thể tích hàng hóa… để chuẩn bị hàng hóa cho
kịp thời gian.
Bước 2: Đóng gói hàng hóa
Hàng hóa được đóng gói ngay tại kho của doanh nghiệp xuất khẩuĐối với hàng gửi
đường hàng không, hàng hóa phải được đóng gói đúng quy cách và đánh mã
kiện hàng theo yêu cầu của nhà nhập khẩu trước khi gửi hàng.
. Công ty Logistics sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đến kho hàng tại sân
bay đi và cấp cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu giấy chứng nhận đã nhận
hàng để xác nhận việc đã thật sự nhận hàng hóa để vận chuyển.
Bước 3: Thủ tục hải quan xuất khẩu
Hàng hóa sau khi được đưa đến sân bay đi, bên người bán ( người xuất khẩu)
sẽ chuẩn bị bộ chứng từ đầy đủ để gửi đến hãng hàng không để thực hiện các
thủ tục hải quan xuất khẩu.
Bên xuất có thể tự thực hiện các công việc khai báo hải quan hoặc có thể sử dụng
Dịch vụ khai báo hải quan thuê ngoài để thực hiện trước thời điểm máy bay khởi
hành. Đồng thời, bên xuất phải thực hiện các nghiệp vụ khác như Xin giấy phép
xuất khẩu, Hun trùng hoặc Kiểm dịch cho lô hàng (nếu cần).
Bước 4: Phát hành vận đơn hàng không ( AWB)
Sau khi quy trình thủ tục hải quan xuất khẩu được hoàn thành, hãng hàng không
sẽ phát hành vận đơn gửi đến sân bay đích cùng với lô hàng cho chủ lô hàng.
Người giao nhận thuộc công ty Logistics sẽ phát hành vận đơn của người
gom hàng và gửi kèm bản gốc vận đơn hàng không (AWB) số 2 cùng bộ
chứng từ do đơn vị nhập khẩu yêu cầu theo lô hàng.
Bản gốc AWB số 3 được giao lại cho người gửi hàng cùng thông báo cước và
phí có liên quan (nếu có).
Bước 5: Gửi chứng từ (nếu cần) Bên xuất khẩu không cần gửi riêng bộ chứng
từ cho đơn vị nhập khẩu mà có thể vận chuyển bộ chứng từ kèm với bản AWB
gốc theo cùng lô hàng. Nguyên nhân là do phương thức vận tải hàng không, đơn
nhập khẩu không cần xuất trình AWB gốc để nhận hàng.
Bước 6: Nhận chứng từ trước qua email Do đó, bên xuất sẽ gửi bản scan của
AWB gốc số 3 và toàn bộ các chứng từ khác thông qua email để đơn vị nhập
khẩu chủ động trong việc chuẩn bị thủ tục hải quan nhập khẩu trong thời gian
lô hàng đang được vận chuyển đến.
Bước 7: Thông báo hàng đến Trước ngày máy bay đến, đại lý của hãng vận tải
tại sân bay đích sẽ gửi Thông báo hàng đến cho đơn vị nhập khẩu. Bên nhập
khẩu cần kiểm tra kỹ các thông tin về: Ngày hàng đến, kho hàng hoặc nơi lưu
giữ hàng chờ thông quan, các loại phí phải nộp… để chủ động cho việc làm thủ
tục hải quan.
Bước 8: Lệnh giao hàng Ngay khi hàng đến, người giao nhận từ công ty
Logistics thu lại vận đơn chủ bản gốc số 2 và đưa đến hãng hàng không hoặc
đại lý của họ để nộp các khoản phí như: phí lệnh giao hàng (D/O), phí làm hàng
(Handling), phí lao vụ (Labor fee)… và nhận Lệnh giao hàng (D/O) cùng bộ
chứng gửi kèm theo hàng hóa.
Bước 9: Thủ tục hải quan nhập khẩu Đối với công việc khai báo hải quan nhập
khẩu, đơn vị nhập khẩu có thể bắt đầu mở tờ khai hải quan ngay cả khi hàng
chưa đến sân bay trên phần mềm hải quan điện tử và hoàn toàn có thể chờ khi
hàng đến sân bay để thực hiện thông quan. Bên nhập cũng tương tự như bên
xuất, đều có thể tự thực hiện các công việc khai báo hải quan hoặc có thể sử dụng
Dịch vụ khai báo hải quan thuê ngoài. Ngoài khai báo, các nghiệp vụ khác có thể
cần phải thực hiện như Xin giấy phép nhập khẩu, Kiểm tra chất lượng hoặc
Kiểm dịch cho lô hàng (nếu cần).
Bước 10: Đơn vị nhập khẩu nhận hàng Người giao nhận thuộc công ty
Logistics tiến hành làm thủ tục đăng ký lấy hàng tại kho của hãng hàng không,
thanh lý- các tờ khai, và sắp xếp phương tiện đưa hàng ra khỏi sân bay để vận
chuyển đến kho hàng của đơn vị nhập khẩu.
Trong 11 điều kiện Incoterms (bản Incoterms 2020) áp dụng cho hoạt
động xuất nhập khẩu hàng hóa có 7 điều áp dụng cho mọi loại hình vận
chuyển hàng hóa và 4 điều kiện chỉ áp dụng cho đường sông và đường
biển. Chính vì thế, đối với việc nhập khẩu theo đường hàng không sẽ sử
dụng một số điều kiện Incoterms như: EXW, FCA, CPT, CIP, DAT, DAP
và DDP. Trong đó, điều kiện nhóm D (DAT- DAP- DDP) được sử dụng
nhiều nhất trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa theo đường hàng
không
Incoterms 2020 điều kiện D (Delivered at Place) không chỉ được sử
dụng trong vận tải hàng không mà còn trong nhiều loại vận tải khác. Tuy
nhiên, nó thường được ưa chuộng trong vận tải hàng không và nhiều
ngữ cảnh khác vì nó mang lại sự linh hoạt và tiện lợi trong việc quản lý
giao hàng và chuyển đổi trách nhiệm giữa người bán và người mua tại
một địa điểm cụ thể. Dưới đây là một số lý do tại sao điều kiện D thường
được sử dụng trong vận tải hàng không:

1. Điều kiện D cho phép chuyển giao hàng hóa tại một địa điểm cụ
thể, có thể là một sân bay hoặc bất kỳ điểm giao hàng nào khác.
Trong vận tải hàng không, việc giao nhận hàng thường diễn ra tại
sân bay, và điều kiện D cho phép linh hoạt trong việc chọn sân
bay đích.
2. Trong vận tải hàng không, việc quản lý thời gian và quá trình vận
chuyển là quan trọng. Điều kiện D cho phép người bán tự quyết
định về việc đặt lịch bay và thời gian giao hàng, giúp đảm bảo sự
linh hoạt và hiệu quả trong việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
3. Việc sử dụng điều kiện D trong vận tải hàng không giúp người
mua tiết kiệm thời gian và công sức trong việc xử lý hải quan và
các thủ tục liên quan đến hàng hóa tại điểm đích, vì người bán
phải đảm nhận phần lớn trách nhiệm và rủi ro đến khi hàng hóa
được giao tại đó.
4. Người mua có khả năng lựa chọn và quản lý vận chuyển đến điểm
đích theo cách mà họ cho là phù hợp nhất, giúp họ kiểm soát quy
trình và chi phí.
5. Trong vận tải hàng không, việc quản lý và kiểm soát hàng hóa tại
sân bay đích thường dễ dàng hơn so với các cảng biển, nơi thủ
tục hải quan và kiểm tra hàng hóa có thể phức tạp hơn.

Tuy nhiên, việc sử dụng điều kiện D trong vận tải hàng không cũng có
thể tạo ra một số thách thức và rủi ro, như làm tăng chi phí hoặc đối mặt
với khả năng thiếu rõ ràng về việc kiểm soát giao hàng. Do đó, quyết
định sử dụng điều kiện D nên được dựa trên tình hình cụ thể và sự thỏa
thuận giữa các bên trong hợp đồng mua bán.
https://interlogistics.com.vn/vi/tin-tuc/blog/van-chuyen-hang-
hoa-bang-duong-hang-khong-n-495

Này đọc dui thôi k thuyết trình

Ưu điểm:
● Tốc độ và hiệu quả: Vận tải hàng không nhanh chóng, giúp rút ngắn
thời gian giao nhận hàng hóa.
● Phạm vi toàn cầu: Có khả năng kết nối các quốc gia và lục địa một cách
nhanh chóng, mở rộng phạm vi thị trường.
● An toàn và bảo mật: Quy trình kiểm tra an ninh nghiêm ngặt giúp đảm
bảo an toàn cho hành khách và hàng hóa.
● Mạng lưới sân bay rộng lớn: Có sẵn nhiều sân bay trên khắp thế giới,
giúp tối ưu hóa quy trình vận chuyển.
● Kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm: Hàng hóa nhạy cảm với nhiệt độ và độ
ẩm có thể được kiểm soát một cách chính xác trong các khoang hàng
của máy bay.
Nhược điểm:
● Giá cước đắt đỏ: Vận tải hàng không thường đắt hơn so với các
phương tiện vận chuyển khác, đặc biệt đối với hàng hóa lớn và nặng.
Ví dụ: Vận chuyển hàng hóa theo đường biển thường rẻ hơn so với
hàng không.
● Hạn chế về trọng lượng và kích thước: Có giới hạn về trọng lượng và
kích thước của hàng hóa, làm cho không thể vận chuyển một số loại
hàng hóa lớn. Ví dụ: Các máy móc công nghiệp lớn cần được vận
chuyển bằng đường biển hoặc đường sắt.
● Thời tiết và hủy bỏ chuyến bay: Thời tiết xấu có thể gây trễ chuyến bay
hoặc hủy bỏ, gây nguy cơ cho việc vận chuyển hàng hóa. Ví dụ: Bão
hoặc tình hình thời tiết xấu có thể gây ra sự trì hoãn trong việc vận
chuyển hàng hóa tươi sống.
● Tài liệu và thủ tục phức tạp: Quy trình hải quan và tài liệu phải được xử
lý một cách cẩn thận và đúng lịch trình, có thể dẫn đến trễ. Ví dụ: Hàng
hóa nhập cảnh cần phải tuân thủ các quy định hải quan đặc biệt.
● Ảnh hưởng môi trường: Ngành hàng không tạo ra phát thải khí nhà
kính, có tác động tiêu cực đến môi trường. Ví dụ: Khí thải từ máy bay
ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu.
● Sự cạnh tranh dữ dội: Ngành hàng không đang đối mặt với sự cạnh
tranh mạnh mẽ và áp lực giảm giá, có thể ảnh hưởng đến chất lượng
dịch vụ. Ví dụ: Các hãng hàng không cạnh tranh để thu hút hành khách
với giá vé thấp

10 câu hỏi trắc nghiệm

You might also like