You are on page 1of 26

ĐỀ CƯƠNG GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ

1. Phân tích chức năng của người giao nhận khi họ thực hiện hoạt động môi giới
hải quan
16. Phân tích tiến trình phát triển của người giao nhận trong 3 giai đoạn
1. Sơ đồ phát triển
Môi giới hải quan -> Người giao nhận -> Nhà cung cấp dịch vụ logistic
2. Quá trình
1. Môi giới hải quan
Ở giai đoạn này, công ty giao nhận sẽ thực hiện các công việc sau:
- Mở tờ khai và truyền tờ khai hải quan (online)
- Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan
- Nộp hồ sơ, nộp thuế và làm thủ tục thông quan cho lô hàng
- Tư vấn về các vấn đề pháp lý liên quan đến Hải quan và Xuất nhập khẩu.
- Tổ chức làm các thủ tục kiểm tra hàng hóa: Kiểm hóa, Kiểm tra chuyên ngành,
tham vấn giá, kiểm tra sau thông quan.
- Ưu điểm:
+ Người giao nhận nắm được hệ thống pháp luật Hải quan, thủ tục, thông tư,
nghị định về xuất nhập khẩu hàng hóa => Khai báo nhanh, tiết kiệm thời gian,
chi phí.
+ Tư vấn về pháp luật Hải quan và các quy định của nhà nước về quản lý hàng
hóa xuất nhập khẩu
+ Giúp luồng hàng hóa lưu thông nhanh chóng, chuỗi cung ứng luôn được thông
suốt.
- Nhược điểm:
+ Sẽ hạn chế về nghiệp vụ: không đa dạng tuyến đường và thị trường.
+ Mức độ cạnh tranh giữa các công ty môi giới hải quan gay gắt =>>> tạo ra lợi
nhuận thấp =>> áp lực phải mở rộng dịch vụ.
Cơ cấu tổ chức:
Ở giai đoạn này, cơ cấu tổ chức của một công ty giao nhận là đơn giản nhất trong 3
giai đoạn và chỉ dừng lại ở nghiệp vụ môi giới hải quan. Và các phòng ban nghiệp vụ
khác liên quan: nhân sự, kế toán.
2. Người giao nhận.
Các dịch vụ thực hiện:
- Thực hiện các hoạt động như một người môi giới hải quan
- Gom hàng và tổ chức, thiết kế kế hoạch vận chuyển hàng hóa phù hợp trong
nội địa và quốc tế
- Lưu khoang (booking +cước biển): Lấy giá OF và LC tại đơn vị vận tải (hãng
tàu) và thông báo lại cho chủ hàng
- Dịch vụ kho bãi: Lưu kho bảo quản hàng hóa, lưu bãi.
Điều kiện để hình thành hoạt động:
- Khách hàng có nhiều lô hàng nhỏ lẻ (LCL) =>>> tổ chức gom hàng
- Đóng vai trò là bộ phận mở rộng của Shipping Line (đại lý hãng tàu)
=>>> liên hệ lưu hoang
- Chỉ thực hiện một hoặc 1 số khâu trong quy trình Logistics
Ưu điểm của việc gom hàng (Consol):
- Nhiều chủ hàng trong 1 cont =>>> nhiều chứng từ hồ sơ =>>> thu được nhiều
chi phí hơn hàng FCL (1 chủ 1 cont)
- Các dịch vụ kho, bãi: Lưu kho, lưu bãi, và làm hàng tại kho
3. Nhà cung cấp dịch vụ Logistics
- Thực hiện toàn bộ hoạt động của môi giới hải quan và người giao nhận
- Tổ chức, lên kế hoạch vận chuyển hàng hóa door to door
- Phát hành vận đơn, chứng từ vận chuyển hàng hóa
- Dùng công nghệ thông tin để quản lí khách hàng
Cơ cấu tổ chức của 1 công ty LOG:
Đây là giai đoạn hoàn thiện nhất trong quá trình phát triển của công ty giao nhận và là
mô hình công ty mà hầu hết các công ty giao nhận hướng đến.
Tùy thuộc theo quy mô, tổ chức của từng công ty, cơ bản sẽ có các phòng ban sau
đây:
• Phòng Kế toán + Hành chính
• Phòng Hàng nhập
• Phòng Hàng xuất LCL
• Phòng Hàng xuất FCL
• Phòng Dự án
• Phòng Logistics
• Phòng Sale
• Phòng Điều phối vận tải
Trong đó:
- Phòng hàng Nhập/Xuất chia thành: Docs và Cus.
 Docs: Phụ trách thực hiện các khâu chứng từ, và thông tin
 Cus: Đặt Booking + lấy OF, lấy LC từ hãng tàu và lên Debit
- Phòng Logistics: chia thành bộ phận Khai hải quan và Hiện trường (Ops).
Một số công ty sẽ chia 2 bộ phận này riêng với nhau thành Khai hải quan (Docs)
và Hiện trường (Ops)
- Phòng điều phối vận tải: Điều ptvt, lên kế hoạch sắp xếp pt lấy và giao hàng.
2. So sánh giới hạn trách nhiệm và thời hạn trách nhiệm của người chuyên chở
theo các nguồn luật: hague visby 1924 và hamburg
14. So sánh thời hạn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của công ước hague
visby và hamburg
Quy tắc Hague - Visby Quy tắc Hamburg
Không quá 835 SDR/kiện hoặc một
Giới 666,67 SDR/kiện hoặc 2 SDR/kg
đơn vị vận tải hay 2,5 SDR/kg
hạn trọng lượng toàn bộ hàng hóa bị
trọng lượng toàn bộ của hàng bị tổn
trách thiệt hại, chủ hàng được chọn cách
thất, thiệt hại, chủ hàng được lựa
nhiệm tính nào có lợi nhất
chọn cách tính nào có lợi nhất
Chăm chỉ một cách hợp lý trước và - Chịu trách nhiệm đối với tổn thất,
bắt đầu mỗi chuyến đi: thiệt hại và chậm trễ trong thời gian
- Làm cho con tàu có đủ khả năng đi giao hàng.
biển - Khi xảy ra kiện cáo, bên chủ tàu
Cơ sở
- Biên chế, trang bị cung ứng phù phải chứng minh lỗi.
trách
hợp → Bảo vệ quyền lợi cho chủ hàng.
nhiệm
- Làm cho mọi bộ phận của con tàu
an toàn, để vận chuyển hàng hoá
- Xảy ra kiện, thì bên kiện phải
chứng minh được lỗi
Từ móc cẩu cảng bốc đến móc cẩu
Thời
cảng dỡ (từ khi hàng hóa được chất Chịu trách nhiệm từ khi hàng on
hạn
lên tàu cho đến khi hàng được dỡ ra board, suốt chuyền đi cho đến khi
trách
khỏi tàu tại cảng đích theo quy định hàng xuống tàu.
nhiệm
trên vận đơn)
3. TRÌNH BÀY CÁC LOẠI VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN DỰA VÀO TÌNH
TRẠNG XẾP HÀNG LÊN TÀU. PHÂN TÍCH CÁC CHI TIẾT TRONG Ô
SHIPPER
Các loại vận đơn phân loại theo tình trạng chất xếp hàng lên tàu
1. Vận đơn đã bốc hàng lên tàu (Shipped on Board B/L)
- Là loại vận đơn mà nó chỉ được cấp khi hàng đã thực sự được chất xếp lên tàu theo
đúng chỉ dẫn của người chuyên chở.
- Là bằng chứng chứng minh hàng hóa đã được bốc lên tàu để chở và người bán đã
hoàn thành trách nhiệm giao hàng cho người mua theo đúng hợp đồng thương mại.
- Là căn cứ để thực hiện hình thức thanh toán L/C, người mua thường yêu cầu người
bán xuất trình B/L: ghi rõ “ clean on board”
2. Vận đơn nhận hàng để xếp (Received for Shipment B/L)
- Là chứng từ của người chuyên chở xác nhận đã nhận lô hàng để xếp lên tàu có ghi
tên trên vận đơn.
- Trong kinh doanh, vận đơn này có giá trị không chắc chắn và thường không được
dùng trong thanh toán trừ khi có sự thỏa thuận của 2 bên mua và bán
- Sau khi hàng hóa được bốc lên tàu thì người chuyên chở phải đổi lại cho người gửi
hàng vận đơn “on board” hoặc ghi thêm trên B/L dòng: “ Actually shipped on board
M/v......on......” và ký tên.
Phân tích các chi tiết trong ô Shipper:
Trong ô Shipper Đây là người có hàng, người có nhu cầu gửi hàng và thường là nhà
xuất khẩu hoặc đại lý của họ. Ô này ghi đầy đủ tên và địa chỉ kinh doanh của người
gửi hàng; ngoài ra, còn có thể ghi thêm số điện thoại, fax, telex, số hiệu tài khoản…

4. PHÂN TÍCH CÁC ĐIỀU KHOẢN CỦA CON TÀU TRONG HỢP ĐỒNG
THUÊ TÀU CHUYẾN TRONG MẪU GENCON /84
Đây là điều khoản quan trọng vì liên quan đến sự an toàn của hàng hóa và con tàu
trong chuyến đi.
- Ô số 5: Tên tàu: phải ghi rõ tên con tàu, chủ tàu có nghĩa vụ đặt con tàu dưới
quyền sử dụng của người thuê và không có quyền thay thế bằng tàu khác trừ trường
hợp bị ảnh hưởng bởi thiên tai không lường trước được theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, chủ tàu phải báo trước cho người thuê biết và ghi thêm như sau : M/S ", ...."
hoặc (M/S ",.............." or substitute) nếu phải thay thế bằng con tàu khác.
Khi thay thế tàu, chủ tàu phải báo trước cho người thuê và phải đảm bảo đặc điểm kỹ
thuật tương tự như tàu đã quy định trong hợp đồng.
- Ô số 6: GT/NT: là cơ sở để tính cảng phí, luồng lạch phí, hoa tiêu phí... do chủ tàu
trả
- Ô số 7: DWAT để đánh giá khả năng vận chuyển của tàu.
Lưu ý: Trọng tải của tàu, tùy thuộc vào hàng hóa mà nó vận chuyển, có thể được quy
định theo các phương pháp như Trọng tải toàn bộ của tàu (DWAT); Trọng tài thực
chở của tàu (DWCC); Dung tích chứa hàng bao, kiện; Dung tích chứa hàng rời.
Ngoài ra, tùy thuộc vào loại hàng hóa được vận chuyển, các cảng tàu ghé tới, vùng
nước mà con tàu hoạt động,…. Sẽ ghi bổ sung một số chi tiết của con tàu vào trong
hợp đồng thuê tàu như sau: năm đóng, hô hiệu, quốc tịch, kiểu và kết cầu gầm tàu,
chiều dài chiều rộng và mớn nước,…
- Ô số 8: Vị trí hiện tại của tàu vào thời điểm ký hợp đồng. Thông tin rất quan trọng
để lên kế hoạch đóng hàng, vận chuyển hàng đến cảng bốc, vì vậy ghi rõ ràng vào hợp
đồng càng chính xác càng tốt.
5. TRÌNH BÀY CHỨC NĂNG CỦA NGƯỜI GIAO NHẬN KHI HỌ LÀM ĐẠI
LÝ GIAO NHẬN. TRÁCH NHIỆM RÀNG BUỘC GIỮA NGƯỜI GIAO NHẬN
VÀ NGƯỜI GỬI HÀNG./189
Chức năng của người giao nhận khi họ làm đại lý giao nhận:
- Là cầu nối giữa chủ hàng và người vận chuyển như là đại lý của chủ hàng hoặc
đại lý của người vận chuyển, sẵn sàng thực hiện bất kỳ điều gì theo yêu cầu của
bên ủy thác và được hưởng thù lao cho việc thực hiện các công việc đó.
- Khi người giao nhận hành động như đại lý độc quyền của hãng tàu, họ sẽ đăng
ký tất cả hàng hóa với hãng tàu mà họ đại diện trừ khi có những chỉ dẫn cụ thể
khác từ người gửi hàng. Điều này, giúp hãng tàu mở rộng thị trường, tiếp cận
thêm nhiều khách hàng mới.
- Khi người giao nhận hành động như đại lý của chủ hàng, họ chỉ chịu trách nhiệm
tìm kiếm bên thứ 3 thực hiện các công việc có liên quan đến vận chuyển hàng
hóa.
Trách nhiệm ràng buộc giữa người giao nhận và người gửi hàng:
- Khi người giao nhận đóng vai trò là đại lý: bên giao nhận chỉ làm theo chỉ thị,
yêu cầu của người gửi hàng (Shipper) thông qua mail điện tử, điện thoại…, ràng
buộc thông qua chứng từ (chứng từ có tính chất pháp lý duy nhất là “giấy ủy
quyền”, “giấy giới thiệu”) áp dụng chủ yếu đối với hàng Free – hand, toàn bộ
trách nhiệm pháp lý do chủ hàng chịu.
- Khi người giao nhận đóng vai trò là người ủy thác: ràng buộc dựa trên hợp
đồng ký kết giữa hai bên trong đó quy định các loại dịch vụ mà bên giao nhận
cung cấp, cách thức thanh toán, thời gian bắt đầu thực hiện dịch vụ, địa điểm
thực hiện, điều khoản bất khả kháng, điều khoản trọng tài.
- NGN phải chịu trách nhiệm nếu NGN không chăm chỉ và áp dụng các biện pháp hợp
lý để thực hiện các dịch vụ giao nhận, trong trường hợp này, NGN sẽ phải bồi thường
cho KH về những tổn thất hay thiệt hại xảy ra với HH cũng như tổn thất tài chính trực
tiếp dẫn tới vi phạm nghĩa vụ chăm sóc các dv đối với KH.
- NGN không phải chịu trách nhiệm đối với những hành động và thiếu sót của bên thứ
ba, nhưng không hạn chế như NCC, dv kho bãi, bốc xếp, chính quyền cảng và những
NGN khác, trừ khi NGN đã không thực sự mẫn cán trong việc lựa chọn, hướng dẫn
hay giám sát các bên thứ ba đó.

6. KHI TIẾN HÀNH THUÊ TÀU ĐỊNH TUYẾN, NGƯỜI GỬI HÀNG THỰC
HIỆN NHỮNG CÔNG VIỆC NHƯ THẾ NÀO?
Bước 1: Nghiên cứu lịch tàu chạy

Lịch tàu chạy đã được công bố sẵn, người thuê lựa chọn tuyến, người chuyên chở phù
hợp nhất với chi phí hợp lý nhất.

Bước 2: Đăng kí lưu khoang: - Đăng ký lưu khoang (booking ship’s space) với các
hãng hoặc người giao nhận để đăng ký số lượng, ngày giao hàng.
- Đăng ký lưu khoang chưa phải là một sự ràng buộc có tính pháp lý giữa người thuê
với người vận chuyển, chỉ là cơ sở để người vận chuyển bố trí sắp xếp hàng một cách
hợp lý nhất.
Bước 3: Lưu cước

- Khi người thuê đã chắc chắn về lượng hàng, ngày giao hàng với người vận chuyển
thì người thuê thanh toán cước vận chuyển, khi đó Booking note được hình thành và
được coi như là 1 hợp đồng vận chuyển có tính pháp lý giữa người thuê và người vận
chuyển.

Bước 4: Giao hàng cho người vận chuyển

Sau khi hợp đồng hình thành, người thuê căn cứ vào ngày dự kiến giao hàng và
thường xuyên liên lạc với người vận chuyển để biết chính xác ngày và nơi giao. Trước
khi giao hàng, người gửi phải chắc chắn đã hoàn tất thủ tục thông quan, hàng hóa
đóng gói và kẻ mã hiệu phù hợp. Sau đó, giao hàng cho người vận chuyển đúng địa
điểm và thời gian đã quy định trong hợp đồng.

Nếu hàng được gửi bằng cont trong thuê tàu chợ thì có thể gửi theo 2 cách:

TH gửi hàng FCL:

 Thuê vỏ và đóng hàng vào cont


 Làm thủ tục thông quan và vận chuyển hàng tới bãi cảng và giao cho người vận
chuyển

TH gửi hàng LCL:

 Đưa hàng đến kho CFS hay ICD giao cho người vận chuyển hoặc giao nhận
 Cung cấp các chứng từ cần thiết cho người vận chuyển/giao nhận làm thủ tục
thông quan
 Lấy biên lai nhận hàng của người giao nhận hoặc thuyền phó (Forwarder
receipt certificate – FRC ) hoặc biên lai thuyền phó (Mate’s receipt) để đổi lấy
vận đơn gốc.

Bước 5: Lấy vận đơn và các chứng từ vận tải khác Lấy vận đơn hoàn hảo, đã chất
xếp hàng lên tàu và chứng từ vận tải khác theo yêu cầu của hợp đồng mua bán

Bước 6: Theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng và giải quyết vướng mắc, tranh
chấp nếu có, đồng thời thông báo cho người mua về kết quả của việc giao hàng.

7. TRÌNH BÀY CÁC LOẠI VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN DỰA VÀO KHẢ NĂNG
CÓ THỂ CHUYỂN NHƯỢNG CỦA VẬN ĐƠN
a) Vận đơn đích danh (Straight B/L): Là loại vận đơn ghi đích danh tên người nhận
và chỉ người có tên trên B/L mới có quyền nhận hàng hợp pháp. Loại B/L này không
chuyển nhượng được bằng ký hậu. Nếu muốn chuyển nhượng thì phải sang tên quyền
sở hữu theo quy định của pháp luật.

b) Vận đơn vô danh (To bearers): Là loại mà trên nó không chỉ định tên người nhận
hàng, người nào nắm giữ vận đơn hợp pháp và xuất trình cho người chuyên chở đúng
hạn thì nhận được hàng

c) Vận đơn theo lệnh (To order): Là loại B/L trong đó ô người nhận hàng
(consignee) ghi theo lệnh của hoặc là người gửi (Shipper), loại này thì phải luôn có ký
hậu để trống, hoặc là người nhận (Consignee) hoặc là ngân hàng phát hành L/C
(Name of issuing bank). Nếu B/L chỉ ghi “to order” thì vận đơn đó được hiểu là theo
lệnh của chủ hàng. Loại B/L theo lệnh có thể chuyển nhượng bằng cách ký hậu và
trong giao dịch thương mại, loại này được sử dụng rất phổ biến.
8. PHÂN TÍCH VỀ ĐIỀU KHOẢN HÀNG HÓA TRONG HỢP ĐỒNG THUÊ
TÀU THEO MẪU GENCON
Điều khoản hàng hóa
 Tên hàng:
- Chủ tàu phải có được thông tin về hàng hóa càng chi tiết càng tốt từ phía người
thuê, để xác định xem hàng có phù hợp với tàu hay không, như tên hàng, loại
bao bì, những đặc tính nguy hiểm cơ bản của hh.
- Ghi rõ tên hàng hóa chuyên chở.
- Nếu người THUÊ muốn chuyên chở hai loại hàng hóa trên cùng một chuyến tàu
thì phải ghi “......và/ hoặc tên hàng hóa thay thế” để tránh tranh chấp sau này:
“1000 MT of rice and/or maize”.
- Nếu vào lúc ký hợp đồng thuê tàu chưa xác định được tên hàng thì có thể quy
định chung “giao một mặt hàng hợp pháp”: “rubber and/or any lawful goods”.
 Bao bì hàng hóa: quy định loại bao bì cụ thể, ghi rõ ký mã hiệu.
 Số lượng hàng hóa: tùy theo từng mặt hàng và phương pháp đóng gói, có thể quy
định chở theo trọng lượng hoặc thể tích. Có một số cách quy định về lượng hàng như
sau:
- Quy định một lượng hàng cụ thể: quy định đơn giản, nếu người thuê không đủ
lượng hàng theo quy định thì phải bồi thường cho người vận chuyển. Cách này
phù hợp với hàng hóa đơn chiếc hoặc có tính quy chuẩn cao.
- Quy định lượng hàng kèm theo một tỷ lệ dung sai:
• Khoảng (about).
• Số lượng tối đa, tối thiểu (max, min).
• Ghi chính xác số lượng + dung sai: 10 000 MT more or less 5% at
Master’s/Chaterer’s/Owner’s option.
9. CONTAINER CÓ ĐẶC ĐIỂM GÌ TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN
HÀNG HÓA VẬN TẢI BIỂN/42
*Đặc điểm:
- Là công cụ vận chuyển có tính chất bền, chắc chắn phù hợp với việc sử dụng lại
nhiều lần
- Được thiết kế đặc biệt để thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa bằng một hay
nhiều dạng vận chuyển mà không phải xếp lại hàng hóa tại các điểm chuyền tải trung
gian
- Phù hợp với các thiết bị cho phép chúng sẵn sàng bốc dỡ, đặc biệt là chuyển từ dạng
phương tiện vận tải này sang phương tiện vận tải khác một cách dễ dàng
- Được thiết kế sao cho việc đóng hàng và rút hàng nhanh chóng
- Có dung tích bên trong ít nhất từ 1m3 trở lên
*Ưu điểm:
Với khách hàng
 Giảm chi phí bao bì và thời gian kiểm đếm hàng.
 Hàng hóa trong Container được bảo vệ tốt, giảm thiểu các tình trạng bị mất
cấp, hư hỏng hoặc nhiễm bẩn.
 Đơn giản hóa các thủ tục trong quá trình vận chuyển nội địa cũng như giảm chi
phí điều hành lưu thông.
 Vận tải container có thể chuyên chở được khối lượng và số lượng hàng hóa lớn
trong một lần chuyên chở. Việc này đảm bảo thời gian giao hàng kịp thời, giúp
quá trình sản xuất không bị ngưng trệ.
Với đơn vị chuyên chở
 Đơn vị chuyên chở tránh được tình trạng thất lạc, mất hỏng hàng hóa.
 Việc vận chuyển bằng container rất dễ dàng quản lý và kiểm soát bởi mỗi
container vận chuyển là riêng của một khách hàng.
 Khách hàng cần vận tải container đa phần là doanh nghiệp, nhà sản xuất kinh
doanh nên có nhu cầu vận tải cố định và lâu dài. Đây là nguồn khách hàng tiềm
năng cho các công ty vận tải hàng hóa.
 Với những ưu điểm này, cũng dễ hiểu khi hình thức vận tải container đang
bùng nổ, phát triển mạnh hơn bao giờ hết. Dù những người không chuyên,
không làm việc trong lĩnh vực này cũng biết về container và vận tải container.
*Nhược điểm: Vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container khá tốn chi phí
bảo dưỡng, khối lượng vỏ tương đối lớn, loại vỏ nhôm dễ bị va đập trầy xước.. Một số
hàng quá tải với kích thước lớn không thể chở bằng container mà bằng các phương
tiện khác. Chi phí về cơ sở vật chất khá tốn kém...
10. TRÌNH BÀY NỘI DUNG GHI TRONG Ô CONSIGNEE CỦA VẬN ĐƠN
ĐƯỜNG BIỂN
Đối với TH vận đơn đích danh: Tại ô consignee của vận đơn đường biển sẽ ghi tên
của người nhận hàng, địa chỉ, số fax, số điện thoại và người đại diện.

Đối với TH vận đơn theo lệnh:


+ Theo lệnh một người đích danh: To order of a named person. Người đích danh này
có thể là tổ chức, cá nhân hoặc công ty.
+ Theo lệnh của NHPH LC: To order of a Issuing Bank. Để kiểm soát HH, các NHPH
LC thường quy định HH được giao theo lệnh của mình
+ Theo lệnh của người gửi hàng: To order of the Shipper. Theo tập quán, nếu vận đơn
ghi “To order of” hoặc “To order” thì cũng được hiểu là giao theo lệnh người gửi hàng
Đối với TH vận đơn vô danh:
+ Ô consignee để trống
+ Ô consignee ghi “To bearer or To holder”
11. ĐỂ TIẾN HÀNH THUÊ TÀU CHUYẾN, CHỦ HÀNG TIẾN HÀNH CÁC
BƯỚC CÔNG VIỆC NHƯ THẾ NÀO
Khái niệm: Thuê tàu định tuyếu hay đăng kí lưu khoang là một loại hợp đông
vận chuyển, theo đó người thuê đăng kí để sử dụng một phần hay toàn bộ dung tích
tàu để chuyên chở một lượng hàng hóa nhất định thoe các điều kiện do người vận
chuyển đặt ra từ trước.
Bước 1: Lựa chọn con tàu thích hợp trên tuyến phù hợp

Cơ sở để lựa chọn con tàu thích hợp là khối lượng, tính chất hàng, kiểu bao bì đóng
gói, tuyến đường vận chuyển, cảng và các thiết bị bốc, xếp…
 Loại tàu được chọn phải phù hợp với hàng hóa mà nó chuyên chở.
Để sử dụng hết năng lực vận chuyển của tàu phải tính đến kết cấu cũng như khả năng
vận chuyển của con tàu, một trong những tiêu chí đó là hệ số chất xếp hàng của tàu
hay theo thiết kế (COL)
Hệ số chất xếp hàng của tàu biểu thị bao nhiêu m 3 hay f3 không gian của tàu chứa
được 1 tấn hàng
 Con tàu được lựa chọn phải đảm bảo an toàn:
An toàn về mặt hàng hải: con tàu có thể vận hành tới cảng đích an toàn.
An toàn về mặt chính trị- xã hội: người thuê phải đảm bảo quốc gia mà tàu đến không
có thù địch với quốc gia mà tàu treo cờ; xét đến những bất ổn, chiến tranh, đình công.
Bước 2: Tính toán các chi phí để xác định lợi nhuận của NXK

Tùy nghĩa vụ các bên được quy định trong hợp đồng mà tính toán các chi phí, hiệu
quả của việc giao dịch để quyết định.

Bước 3: Đàm phán để thỏa thuận các điều kiện của hợp đồng

Người thuê liên hệ, trực tiếp đàm phán về các điều khoản của hợp đồng. Hiện nay, các
hợp đồng thuê tàu đã được tiêu chuẩn hóa theo 1 số mẫu nhất định. Trong quá trình
đàm phán, người thuê tàu có thể bỏ một số điều kiện không phù hợp, bổ sung phụ lục
các điều kiện phù hợp với tính chất hàng và các điều kiện vận chyển khác.

Bước 4: Ký kết hợp đồng thuê tàu

- Nếu người thuê tàu không am hiểu về tàu biển cũng như các điều kiện của hợp đồng
thuê tàu chuyến thì người thuê có thể ủy quyền cho người môi giới thuê tàu (Broker).
- Người môi giới sẽ tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu kỹ con tàu và bảo đảm là con tàu
phù hợp với hàng hóa và thông báo cho người thuê tàu biết. Sau đó, người thuê sẽ tiến
hành ký kết hợp đồng thuê tàu.
Bước 5: Thực hiện hợp đồng

Sau khi ký kết hợp đồng, người thuê tàu sẽ thường xuyên liên lạc với người chuyên
chở/đại lý của họ để biết thời gian dự kiến tàu đến; chuẩn bị chu đáo hàng hóa, đóng
gói và in nhãn mác. Liên hệ với cảng và ký hợp đồng bốc xếp hàng, thanh toán cước
phí bốc xếp nếu nó chưa tính trong cước phí thuê tàu.

Sau khi hoàn thành việc giao hàng, người thuê phải lấy được biên lai thuyền phó
(Mate’s receipt) để đổi lấy vận đơn hoàn hảo đã chất xếp hàng lên tàu.

Bước 6: Theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng, giải quyết kịp thời các vướng mắc,
tranh chấp nếu có, đồng thời thông báo cho người mua kết quả của việc giao hàng

12. VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN LÀ GÌ? PHÂN TÍCH 3 CHỨC NĂNG CỦA VẬN
ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN
a) Khái niệm
“ Vận đơn đường biển là một loại chứng từ mà nó là bằng chứng cho một hợp đồng
vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, chịu trách nhiệm hoặc chất hàng lên tàu bởi
người chuyên chở và theo đó người chuyên chở giao hàng hóa cho người nào xuất
trình được vận đơn.” - Theo Quy tắc Hamburg, Điều 1 khoản 7
b) Chức năng
- Vận đơn là biên lai nhận hàng của người chuyên chở phát hành cho người gửi
hàng làm bằng chứng đã nhận hàng từ người gửi hàng với chủng loại, số lượng và tình
trạng hàng hóa như đã ghi trên vận đơn:
+ Thông tin người gửi: tại ô Shipper
+ Thông tin người nhận: tại ô Consignee
+ Mô tả đối tượng giao nhận: hàng hóa (về chủng loại số lượng, khối lượng, thể
tích...)
+ Thời điểm giao nhận: Laden on board trên vận đơn
+ Địa điểm giao nhận: có ghi POL, POD (cảng bốc, cảng dỡ)
+ Mô tả về tình trạng lô hàng khi giao nhận. Nếu hàng hóa thiếu hụt, hỏng hóc thì
người chuyên chở có thể phê chú trên vận đơn.
- Vận đơn là bằng chứng của hợp đồng chuyên chở hàng hóa giữa người gửi hàng
và người chuyên chở. + Trên vận đơn chỉ có 1 chữ ký của bên chuyên chở (vì nếu là
hợp đồng thì cần phải có 2 chữ ký của 2 bên đối tác)
+ Mặc dù không phải hợp đồng chuyên chở, nhưng trên mặt trước của vận đơn đường
biển có đầy đủ thông tin của 1 hợp đồng như là: “ chủ thể hợp đồng: bên hãng tàu với
bên XK/NK”; “ đối tượng hợp đồng: dịch vụ chuyên chở hàng hóa có thông tin về địa
điểm nhận hàng và địa điểm trả hàng”
+ toàn bộ nội dung măt trước và mặt sau của tờ vận đơn là cơ sở pháp lý để giải quyết
tranh chấp phát sinh.
- Vận đơn đường biển là chứng từ sở hữu hàng hóa ghi trên vận đơn. do vậy người
nào nắm giữ vận đơn gốc người đó được quyền định đoạt đối với hàng hóa đang được
vận chuyển trên con tàu đó. Từ tính chất này mà người nắm giữ vận đơn có thể
chuyển nhượng cho bất kỳ một người nào khác thông qua ký hậu.
15. THUÊ TÀU ĐỊNH TUYẾN CÓ ĐẶC ĐIỂM GÌ?
Đặc điểm:
 Thường được khai thác trên các tuyến cố định, giữa các cảng xác định, các điều
kiện của hợp đồng vận chuyển, lịch tàu chạy được ấn định và công bố trước bởi
người vận chuyển.
 Tàu định tuyến có tốc độ khá cao, hàng hóa an toàn hơn so với tàu chuyến. Giá
cước bao gồm cả chi phí bốc dỡ hàng nên cao hơn thuê chuyến.
 Thường chở hàng bách hóa, khối lượng nhỏ, tần suất xuất hiện đều đặn, thích
hợp lượng hàng XNK ổn định.
 Giải phóng nhanh hay chậm không còn ý nghĩa như thuê tàu chuyến nhưng chủ
hàng phải chuẩn bị chu đáo để tàu khởi hành đúng lịch trình. Quá thời hạn,
người chuyên chở không chịu trách nhiệm kể cả khi cước phí đã thanh toán.
 Thích hợp vận chuyển hàng trong cont.
17. TRÌNH BÀY CÁC LOẠI VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN DỰA VÀO GHI CHÚ
TRÊN VẬN ĐƠN
- Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L)
+ Là vận đơn mà trong đó người chuyên chở không có ghi chú bất cứ điều gì về tình
trạng hàng hóa mà nó có thể gây nên bất lợi cho người gửi hàng.
+ Trong thanh toán quốc tế, người mua chỉ chấp nhận loại vận đơn này. Để nhận
được loại vận đơn này người gửi hàng phải đảm bảo hàng hóa được đóng gói trong
tình trạng tốt, đủ khả năng đi biển, ký mã hiệu rõ ràng, đầy đủ theo đúng quy định của
luật pháp hoặc tập quán hàng hải quốc tế.
- Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L)
+ Là loại vận đơn mà mà trong đó người chuyên chở ghi chú hoặc nhận xét về tình
trạng bề ngoài của hàng hóa trong tình trạng xấu hoặc không đảm bảo khả năng đi
biển.
+ Với những ghi chú này người vận chuyển sẽ không phải chịu trách nhiệm đối với
tổn thất, thiệt hại xảy ra với hàng hóa tại cảng đích khi giao cho người nhận
18. PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG CỦA NGƯỜI GIAO NHẬN KHI ĐÓNG VAI
TRÒ LÀ MTO / 14,16
Khi người giao nhận đóng vai trò là người kinh doanh vận tải đa phương thức
(Multimodal Transport Operators), người giao nhận có thể tự mình đảm nhận một
hoặc một số khâu trong quá trình vận tải và họ chịu trách nhiệm đối với HH trong suốt
quá trình vận chuyển.
Người kinh doanh vận tải đa phương thức (Multimodal Transport Operator, viết tắt:
MTO) là bất kì người nào kí kết một hợp đồng vận tải đa phương thức và chịu trách
nhiệm thực hiện hợp đồng đó như một người chuyên chở..
- Khi người giao nhận là một MTO, họ có thể tự mình đảm một hoặc một số khâu
trong quá trình vận tải và họ chịu trách nhiệm đối với hàng hóa trong suốt quá trình
vận chuyển từ nơi gửi đến nơi nhận trước chủ hàng với tư cách là người chuyên chở
(Carrier) chứ không phải là đại lí (Agent).
- MTO sẽ cam kết thực hiện hợp đồng vận tải để đưa hàng đến địa điểm đích nhưng
có sử dụng ít nhất hai dạng phương tiện vận tải khác nhau.
- MTO có thể tự mình thực hiện việc chuyên chở hoặc có thể thuê người khác để thực
hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng vận tải.
 Nếu MTO tự mình chuyên chở hàng hóa thì MTO đồng thời là người chuyên
chở thực tế (Actual Carrier).
 Nếu MTO phải đi thuê người khác chuyên chở hàng hóa thì họ là người thầu
chuyên chở (Contracting Carrier).
Ngoài ra, NGN đóng vai trò là MTO sẽ có chức năng sau:
+ Thu xếp mua bh cho hàng hóa vs chi phí do khách hàng chịu.
+ Trợ giúp kh lập hoặc lấy các chứng từ cần thiết như: vận đơn đường
biển, chứng nhận xuất xứ và các chứng từ khác liên quan đến hàng hóa phục vụ cho
việc thanh toán.
+ Thu xếp việc đòi tiền và/hoặc thanh toán các chi phí vào lúc giao
hàng; giúp kh các vấn đề khác như lập biên bản giám định khi hh bị tổn thất trong quá
trình giao nhận...
+ Tư vấn cho kh các vấn đề về vận tải và phân phối, các vấn đề có liên
quan đến thị trường, chính sách pháp luật của nhà nc sở tại.
19. TRÌNH BÀY CÁC LOẠI VẬN ĐƠN DỰA VÀO BÊN CUNG CẤP VẬN
ĐƠN. TẠI SAO NÓI VẬN ĐƠN LÀ BẰNG CHỨNG HỢP ĐỒNG THUÊ TÀU
Theo bên cung cấp vận đơn có:
- Vận đơn chủ(Master Bill of lading): Do người sở hữu phương tiện vận
chuyển (như hãng tàu) phát hành và thường được viết tắt là MBL hay MB/L.
Trên Master Bill, người gửi hàng là Công ty giao nhận vận tải ở nước xuất
khẩu (không phải là công ty xuất khẩu), còn người nhận hàng là Công ty giao
nhận vận tải ở nước nhập khẩu. Thường 2 công ty giao nhận ở 2 nước có mối
quan hệ đại lý, hoặc công ty mẹ con. Vẫn có trường hợp chủ hàng đứng tên trên
MBL. Hình thức nhận diện Vận đơn chủ (Master B/L - Master Bill of Lading)
là trên vận đơn có thông tin hãng tàu như Logo, tên công ty, số điện thoại, văn
phòng hãng tàu...
- Vận đơn thứ cấp (House Bill of Lading): là loại vận đơn do Forwarder phát
hành cho Shipper là người xuất hàng thực tế (real shipper) và người nhận hàng
thực tế (real consignee). Cách nhận diện Vận đơn thư cấp (House B/L - House
Bill of Lading) là vận đơn này do công ty trung gian (Forwarder) phát hành và
có in hình logo của Forwarder.
Vận đơn là bằng chứng hợp đồng thuê tàu vì:
+ Trên vận đơn chỉ có 1 chữ ký của người chuyên chở, trong khi đó nếu là HĐ thì cần
phải có chữ ký của 2 bên đối tác
+ Mặc dù không phải hợp đồng chuyên chở, nhưng trên mặt trước vận đơn đường biển
có đầy đủ thông tin như 1 hợp đồng gồm: “ chủ thể hợp đồng: bên hãng tàu với bên
XK/NK”; “ đối tượng hợp đồng: dịch vụ chuyên chở hàng hóa có thông tin về địa
điểm nhận hàng và địa điểm trả hàng”
+ Ngoài ra: các thông tin về quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa cụ của shipper và carrier
được ghi ở mặt sau của vận đơn. Đây cũng là cơ sở pháp lý để giải quyết khi phát sinh
tranh chấp.
20. PHÂN TÍCH NGUYÊN TẮC QUỐC TẾ CỦA FIATA QUY ĐỊNH TRÁCH
NHIỆM NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI GIAO NHẬN /17
Cơ sở trách nhiệm
Khi đóng vai trò là đại lý:
- Nhà giao nhận vận tải phải chịu trách nhiệm nếu họ không đạt thẩm định về dịch vụ
giao nhận hàng hóa, phải bồi thường cho khách hàng về phần hàng hóa bị thất lạc hay
hư hỏng cũng như thất thoát về tài chính mà lỗi thuộc về nhà giao nhận vận tải.
- Nhà giao nhận vận tải sẽ không chịu trách nhiệm về các hành động và thiếu sót của
bên thứ ba, ví du như hãng vận chuyển, nhân viên kho, công nhân bốc vác, chính
quyền cảng hoặc các nhà giao nhận vận tải khác. Tuy nhiên, họ vẫn phải chịu trách
nhiệm nếu không thẩm định tốt quá trình lựa chọn, hướng dẫn và giám sát các bên thứ
ba.
Khi đóng vai trò là bên ủy thác:
Khi người giao nhận hành động như là bên ủy thác, người giao nhận phải chịu trách
nhiệm đối với hành vi và thiếu sót của các bên thứ ba mà người giao nhận đã cam kết
để thực hiện hợp đồng vận chuyển hoặc các dịch vụ khác theo cách tương tự cử như
những hành vi và thiếu sót đó là của chính họ. Quyền và nghĩa vụ của người giao nhận
sẽ bị chi phối bởi các quy định của luật áp dụng đối với phương thức vận chuyển hoặc
dịch vụ có liên quan, cũng như các điều kiện bổ sung được thỏa thuận rõ ràng hoặc,
nếu không có thỏa thuận rõ ràng, thì được điều chỉnh bởi các điều kiện thông thường
cho dạng vận tải, dịch vụ đó.
Giới hạn trách nhiệm:
- Khoản bồi thường của nhà giao nhận vận tải cho hàng hoá bị thất lạc hoặc hư hỏng
sẽ không vượt quá 2 SDR/kg trọng lượng cả bì của hàng hoá bị thất lạc hoặc hư hỏng
trừ trường hợp trị giá này nhỏ hơn khoản bồi thường mà nhà giao nhận vận tải nhận
được từ chủ thể mà họ chịu trách nhiệm. Nếu như hàng hoá không được giao sau 90
ngày kể từ ngày đáng lẽ giao hàng, hàng hoá sẽ được xem là bị thất lạc mà không cần
bằng chứng.
- Nếu người giao nhận phải chịu trách nhiệm đối với tổn thất do chậm trễ gây nên thì
số tiền bồi thường sẽ không quá tiền cước liên quan đến dịch vụ dẫn đến sự chậm trễ
này.
Thời hạn trách nhiệm:
- Khi hàng hoá bị thất lạc hay hư hỏng, mọi khiếu nại của khách hàng phải được thông
báo bằng văn bản cho nhà giao nhận vận tải trong vòng 14 ngày kể từ ngày khách
hàng biết hoặc đáng lẽ biết được về sự việc dẫn đến hàng hoá bị thất lạc hay hư hỏng.
- Nhà giao nhận vận tải, trừ khi được thoả thuận trước, sẽ hết hoàn toàn trách nhiệm
với các điều trong quy tắc này trừ trường hợp nhà giao nhận vận tải bị kiện trong vòng
9 tháng kể từ ngày hàng hoá được giao
21. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CHẤT XẾP HÀNG VÀO CONTAINER ĐỐI VỚI
HÀNG FCL
1. Đặc điểm:
- Hàng FCL (Full Container Load) là hàng hóa xếp trong container là của một
chư hàng. Các mặt hàng thường là đồng nhất (giống nhau), nội tỳ ẩn tỳ, bao bì và cách
thức đóng thức đóng gói cùng loại nên không khó khăn trong việc tính toán phương án
chất xếp hàng hóa vào trong container sao cho hợp lý và không phải tách biệt từng
loại hàng mà không cần phải xem xét quá nhiều đến yếu tố nội tỳ, ẩn tỳ.
- Với hàng FCL, do là của 1 chủ hàng gửi nên việc đóng hàng vào trong cont sẽ
do chủ hàng thực hiện tại kho của mình hoặc có thể thuê bên thứ 3 tại kho thực hiện.
2. Kỹ thuật xếp hàng vào container
Trước khi đóng hàng vào cont cần chú ý:
- Lựa chọn loại cont phù hợp
Thông thường, container vận chuyển hàng phù hợp nhất là loại có hệ số chất xếp
thiết kế lớn hơn hệ số chất xếp của hàng từ 10% đến 15%
Các nhân tố khác cũng phải được xem xét khi lựa chọn container gồm: phù hợp với
tính chất hàng hóa, dạng bao gói, khả năng xếp hàng cho phép, cách thức chằng
buộc và các vấn đề khác.
- Kiểm tra cont trước khi chất xếp hàng
Lập sơ đồ xếp hàng vào cont:
- Xác định hệ số chất xếp của hàng để lựa chọn loại cont cho phù hợp.
- Hệ số chất xếp theo lý thuyết của cont như sau:
+ cont 20’= 1,54 m3 /MT
+ cont 40’= 2,53 m3 /MT
Nguyên tắc khi xếp hàng vào cont đối với hàng FCL:
Dựa vào đặc điểm của hàng FCL khi xếp hàng vào cont cần lưu ý các nguyên tắc sau:
- Đối với bao bì đồng chất, kiện hàng có kích thước lớn thì xếp phía dưới, kiện hàng
nhỏ nằm phía trên sẽ tận dụng được tối đa không gian xếp hàng.
- Phân bố trọng lượng đều từ đầu container đến cuối container nhằm tránh gây rủi ro
trong quá trình vận chuyển, nâng hạ cont, xếp hàng lên tàu, rút hàng tại kho...
- Đối với chèn lót bảo vệ hàng hóa:
 Để tránh hàng hóa bị éo vào nhau và vào thành cont dùng các thanh gỗ, ván gỗ
hoặc cao bản đê cách ly và chèn hàng cho chắc chắn
 Để tránh xê dịch hoặc lăn, trượt dùng dây xích hoặc dây thép chằng buộc.
 Để tránh va đập giữa hàng hóa với nhau, giữa hàng với cont có thể dùng các
tấm đệm như mút, gỗ, vải hoặc túi khí để chèn giữa các kiện
 Đối với cont lạnh tuyệt đối không dùng đinh, các cột chống bằng sắt nhọn.
 Trường hợp hàng chưa đóng đầy cont cần chèn cho chắc chắn ở giữa cont hoặc
bằng các thanh chắn ngay tại cửa cont để tránh hàng tràn ra gây mất ổn định
cont trong quá trình vận chuyển
 Nên tận dụng tối đa các thiết bị hoặc vật dụng sẵn có trong cont và dễ kiếm để
chèn lót bảo vệ hàng.
- Sau khi hoàn thành việc đóng hàng, kiểm tra lại và Bấm seal (chì).
- Thời gian tính toán để đóng hàng: đối với các loại hàng hóa có vòng đời sử dụng
ngắn cần tính toán chặt chẽ thời gian đóng hàng để tránh gây hư hỏng, thiệt hại
22. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CHẤT XẾP HÀNG VÀO CONTAINER ĐỐI VỚI
HÀNG LCL
1. Đặc điểm:
- LCL (Less than Container Load) là những lô hàng có số lượng nhỏ lẻ, không
xếp nguyên được cả một container. Tại đây thì những công ty vận chuyển sẽ đi gom
những lô hàng lẻ của các chủ hàng khác lại để có thể xếp vừa một container. Do đó,
đối với phướng thức giao nhận hàng LCL mặt hàng xếp trong 1 container sẽ đa dạng
chủng loại, kích thước, khối lượng, tính chất khác nhau.
- Địa điểm đóng hàng sẽ tại kho CFS, thường sẽ xa nơi sản xuất của người gửi
hàng (chủ hàng).
- Do hàng hóa được gom từ nhiều chủ hàng khác nhau nên sẽ có nhưng tính
chất nội tỳ, ẩn tỳ khác nhau, thậm chí là kỵ nhau.
- Hàng hóa đa dạng chủng loại, nhỏ lẻ vì vậy khi bốc xếp sẽ chủ yếu dùng sức
người để bốc xếp mà không dùng các loại máy móc.
2. Các nguyên tắc xếp hàng trong container
Đối với giao nhận hàng LCL thì khi đóng hàng vào container phải đặc biệt lưu ý
những nguyên tắc dưới đây:
 Những kiện hàng có trọng lượng lớn thì nằm phía dưới đối với bao bì đồng chất
Đối với các bao bì đồng chất thì khả năng chịu áp lực của bao bì có hạn vì thế
cần hết sức lưu ý khi xếp chồng các kiện hàng lên nhau đảm bảo khả năng chịu lực
của kiện nằm dưới cùng luôn trong mức cho phép.
 Kiện hàng có kích thước lớn thì xếp phía dưới
Tận dụng được hết thể tích trong container, không tạo ra các khoảng không giữa
các khối hàng, điều này có ý nghĩa giúp lực phân bố đều từ trên xuống lên các kiện
hàng phía dưới, tránh đỗ vỡ hư hỏng hàng hóa
 Không xếp các mặt hàng không tương thích nhau vào chung một container
Các mặt hàng không tương thích như là các mặt hàng có tính chất đối kháng, mặt
hàng này gây hại lên mặt hàng kia làm giảm chất lượng hoặc hư hỏng lẫn nhau.
Nếu muốn xếp chung các mặt hàng có tính chất kỵ nhau vào chung một
container thì cần phải tách riêng ra bằng bao bì và phải xếp riêng ra, có vách chắn.
Các nhóm hàng hóa kỵ nhau được chia ra như sau:
- Nhóm hàng hút ẩm: Hạt giống, đường, muối, xi măng, ngũ cốc các loại…
- Nhóm hàng tỏa ẩm: Rau củ tươi, thực phẩm đóng chai (bia, rượu, ..) nếu bị đỗ
vỡ, gỗ cây
- Nhóm thực phẩm tỏa và hút mùi: Café, thuốc lá, hành, tỏi, hóa chất các loại.
- Nhóm hàng động vật sống: Hầu hết các động vật sống không nên nhốt chung
với nhau trong quá trình vận chuyển, nếu chúng không kị nhau ăn nhau, thì
cũng dẫn đạp lên nhau.
- Nhóm hàng tỏa bụi, dễ dây bẩn: Bột các loại đóng bao (xi măng, bột mì), sơn,
dầu nhờn.
- Nhóm hàng kỵ bụi, dễ dơ bẩn: Thiết bị điện tử, máy móc thiết bị, xe cộ, vải
vóc…
 Phân bố trọng lượng đều từ đầu container đến cuối container
Nguyên tắc này nó ảnh hưởng trực tiếp đến vận chuyển container trên đường và
ảnh hưởng đến xếp dỡ container tại cảng. Và ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của vỏ
container.
Những hậu quả do việc phân bổ không đều trọng tải hàng trên container như sau:
- Thay đổi trọng tâm của container gây lật xe container trong quá trình vận
chuyển.
- Lệch trọng tâm container khiến cẩu xếp container bị “lock” do lệch tải. Đối
với những dàn cẩu bờ hiện đại sẽ có tình trạng “lock” cẩu khi container bị
lệch tải.
- Hư hỏng container: Gãy ván sàn, cong vẹo container.
- Hư hỏng hàng hóa: Đóng lệnh tải có khả năng sẽ làm hư hỏng hàng. Việc lệch
tải là việc đóng dồn hàng về một đầu đầu ngược lại là hàng nhẹ hoặc là
khoảng trống sẽ. Hàng nặng sẽ dịch chuyển trong trường hợp sóng xô hoặc
xếp dỡ tác động đến hàng nhẹ.
 Chằng chống cho các khối hàng xếp riêng với nhau, hạn chế khoảng không khi xếp
hàng
Những mặt hàng khác nhau để tách riêng nhau, hoặc là hàng xếp không đầy
container còn thưa khoảng không ở phía sau thì tốt nhất lên các phương án để chằng
chống đảm bảo cho khối hàng không bị xê dịch trong quá trình vận chuyển.
 Không nên xếp hàng lên đến nóc container đặc biệt là hàng cần lưu thông gió:
Khi xếp hàng cần phải cân nhắc có nên xếp hàng lên đến nóc container không,
đặc biệt là các mặt hàng cân lưu thông gió. Riêng hàng chở bằng container lạnh thì chỉ
xếp hàng lên đến vạch sơn màu đổ trên vách trong của container không được xếp quá
vạch đó.
Ví dụ: Hàng lúa
 Chọn container phù hợp với tính chất hàng hóa
Người gửi hàng (shipper) phải kiểm tra kỹ container trước khi đóng hàng vào,
xem nó có là nguyên nhân dẫn tới hư hỏng hoặc làm giảm chất lượng đối với hàng hóa
mình không.
 Bấm seal (chì) sau khi đóng hàng xong và kiểm tra seal (chì) trước khi dỡ hàng
Kiểm tra, chụp ảnh khi bấm seal và khi cắt seal là một công việc bắt buộc
shipper phải làm, đây là cách để shipper đảm bảo quyền lợi và quy rõ trách nhiệm về
hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
13. PHÂN TÍCH CÁC ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA CÁC LOẠI CONTAINER
PHỔ BIẾN. ( CÓ 2 LOẠI CONTAINER CHÍNH: CONTAINER 40 DC,
CONTAINER LẠNH 40F )
3 loại cont cơ bản: 20’, 40’. 40HC
Loại cont 20’ 40’ 40HC
Kích thước bên Dài 6,06 12,19 12,19
ngoài (m)
Rộng 2,44 2,44 2,44
Cao 2,59 2,59 2,895
Kích thước bên Dài 5,898 12,032 12,023
trong (m)
Rộng 2,352 2,35 2,352
Cao 2,395 2,392 2,698
Cửa (m) Cao 2,28 2,28 2,585
Rộng 2,34 2,33 2.34
Thể tích (mét khối) 33,2 67,637 76,29
Trọng lượng cont rỗng (tấn) 2,2 3,730 3,9
Trọng lượng hàng (tấn) 28,28 26,75 26,58
23. PHÂN TÍCH CÁC LOẠI CONTAINER PHỔ BIẾN TRONG GIAO NHẬN
VẬN TẢI QUỐC TẾ. LẤY THÔNG SỐ KỸ THUẬT MINH HỌA CỦA
CONTAINER
1. Container chở hàng bách hóa (General Purpose Container)
Nhóm này có kết cấu kín, có hoặc không có thông gió, cửa sổ ở một hoặc hai đầu,
mở một hoặc hai cạnh bên, mở nóc hoặc kết hợp mở nóc, cạnh,… Loại container này
có thể chở được nhiều loại hàng khác nhau.
a. 40’HC
Đây là một loại container có kích thước như cont 40 feet thường, nhưng chiều cao
cao hơn 1 chút.
Ưu điểm của cont 40HC trong vận tải chính là nó rất tiết kiệm chi phí, tiết kiệm
cho các bên một khoản chi phí lớn vì chứa được một khối lượng hàng hoá nhiều hơn
cont 40 feet thông thường. Trong khi mức giá của hai loại cont này là bằng nhau. Trên
thị trường Logistics loại cont này thường xuyên bị thiếu hụt do nhu cầu rất nhiều.
Nên loại các chủ hàng rất thích loại này vì đóng được nhiều hơn, thoải mái hơn
cho việc đóng hàng.
b. 20’ DC
Đây là một loại container phổ biến trong vận chuyển hàng hóa đường biển. Phù
hợp cho các loại hàng hóa đóng kiện, thùng giấy, hòm, hàng rời, đồ đạc… Tuy nhiên,
Thông số kỹ thuật có thể thay đổi tùy thuộc vào nơi sản xuất. Mình thấy loại container
này cần chở những hàng có khối lượng lớn ( tầm 20T) nhưng thể tích nhỏ như : Gạo,
bột, thức ăn gia súc….
c. 20’HC: Loại container này tương tự như Container 20 feet hàng khô tuy nhiên có
chiều cao cao hơn.
2. Container chở hàng rời (Dry bulk/ Bulker freght container)
Loại container cho phép xếp hàng rời khô (xi măng, ngũ cốc, quặng,…) bằng cách rót
từ trên xuống qua miệng xếp hàng (loading hatch) và dỡ hàng bằng cách mở cửa dưới
đáy hoặc bên cạnh (discharge hatch). ưu điểm chính của loại container này là mức độ
cơ giới hóa rất cao, việc rót và dỡ hàng hầu như là được tự động hóa.
3. Cont bảo ôn/nóng/lạnh (Thermal Insulated/ Heated Refridgerated/Reefer):
Loại container này được gắn các thiết bị làm lạnh hoặc làm nóng ở một đầu của
container hoặc bởi hệ thống làm lạnh trực tiếp của tàu hay bãi chứa container. Nhiều
container chỉ làm nhiệm vụ giữ lạnh tại nhiệt độ nhất định (Khống chế nhiệt độ). đây
là loại container dùng để chứa hàng mau hỏng (hàng rau quả, thuốc …) và các loại
hàng bị ảnh hưởng do sự thay đổi nhiệt độ. Tuy nhiên vì có lớp cách nhiệt và máy làm
lạnh nên dung tích chứa của chúng bị giảm từ 10-15% so với container thông thường.
Loại này có giá thành khá cao không những trong chế tạo mà còn cả chi phí bảo trì
trong suốt quá trình khai thác container.
Loại cont 20’RF 40’RF
Kích thước bên Dài 6,06 12,19
ngoài (m)
Rộng 2,44 2,44
Cao 2,59 2,59
Kích thước Dài 5,485 11,558
bên trong (m)
Rộng 2,286 2,291
Cao 2,265 2,225
Cửa (m) Cao 2,224 2,191
Rộng 2,286 2,291
Trọng lượng cont rỗng (tấn) 3,2 4,110
Trọng lượng hàng (tấn) 27,28 28,390

4. Container téc (Tank container)


Loại container này được dùng chở hàng lỏng, nguy hiểm và hàng đóng rời (thực phẩm
lỏng như dầu ăn, hóa chất, chở hóa chất như thủy ngân,…)
Container téc theo ISO có dung tích khoảng 400 gallon (15410 lít) đối với loại 20’.
đây là loại container được chế tạo để vận chuyển những hàng hóa đặc biệt như hàng
lỏng hoặc dạng bột. Ưu điểm của loại container này là mức độ cơ giới hóa trong rót và
dỡ hàng là rất cao, cho phép giảm đáng kể sức lao động. Tuy vậy, loại container này
cũng có một số hạn chế như: Giá thành, chi phí bảo dưỡng và chi phí vệ sinh khá cao.
Dung tích chứa hàng và trọng lượng thực chở giảm đáng kể so với container thông
thường.
5. Container mở nóc (Open container)
Container mở nóc sẽ khong có vách trên, nó được thiết kế để phục vụ cho việc đóng
hàng và rút hàng qua mái contaienr. Ngay sau khi hàng đã được xếp lên container,
phần mái sẽ được phủ kín bằng vải dầu. Đa phần các HH dùng để chuyên chở trong
container này là hàng máy móc thiết bị hoặc gỗ có thân dài.
Loại cont 20’OT 40’OT
Kích thước bên Dài 6,06 12,19
ngoài (m)
Rộng 2,44 2,44
Cao 2,59 2,59
Kích thước bên Dài 5,900 12,034
trong (m)
Rộng 2,348 2,348
Cao 2,360 2,360
Cửa (m) Cao 2,277 2,277
Rộng 2,340 2,340
Trọng lượng cont rỗng (tấn) 2,3 3,8
Trọng lượng hàng (tấn) 28,18 26,68

6. Container Flat Rack


Container Flat Rack là loại container dùng để chuyên chở, vận chuyển những lô
hàng hóa, máy móc siêu trường siêu trọng. Đối với những hàng hóa đó thì bạn không
thể dùng những chiếc xe container có thiết kế như thông thường để vận chuyển được.
Đặc điểm khác biệt nhất của loại container này so với các loại thông thường đó là nó
có đế sàn bằng thép rất dày, có thể chịu được trọng tải lớn. Nó chỉ có chắn ở đầu và
cuối mà không có ở 2 bên hay bên trên. Các thành chắn này cũng có thể gập xuống tạo
thành mặt phẳng, nhờ đó mà có thể đặt được những loại hàng quá khổ hay vượt quá
kích thước của chiếc container thông thường.
7. Container chở hàng chuyên dụng (Named container)
Nhóm container tiêu chuẩn được thiết kế chuyên dụng phù hợp với một số loại hàng
hóa nhất định mà nó chuyên chở như: Container chuyên dụng chở ô tô có cấu trúc là
một bộ khung không có vách ngăn. Container chuyên chở súc động vật sống có vách
ngăn cách ly đối tượng chuyên chở. ngoài ra trong container còn trang bị đầy đủ hệ
thống đảm bảo các điều kiện.
24. TẠI SAO NÓI VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN LÀ BIÊN LAI GIAO NHẬN
- Vận đơn đường biển là biên lai nhận hàng của người chuyên chở: Người chuyên chở
sẽ phát hành vận đơn đường biển cho người gửi hàng làm bằng chứng xác nhận đã
nhận hàng với đúng chủng loại, số lượng, tình trạng hàng hóa và thể hiện các thông tin
trong vận đơn như sau:
- Bên giao hàng: Tại ô Shipper
- Bên nhận hàng: Tại ô Consignee
- Đối tượng giao nhận: Được thể hiện trong ô Mô tả Hàng hóa
- Địa điểm giao nhận: có thể là CY/CY, có ghi POL, POD
- Thời điểm giao nhận: thể hiện tại ô Laden on board trong vận đơn
- Vận đơn đường biển là căn cứ xác nhận hãng tàu/ bên chuyên chở đã nhận được
hàng hóa và xác nhận đúng số lượng, chất lượng thể hiện trong vận đơn. Khi phát
hành vận đơn, người chuyên chở phải có trách nhiệm với HH trong suốt quá trình
chuyên chở về SL cũng như tình trạng HH. Nếu như ko có phê chú xấu ở BL thì nhận
HH như thế nào ở cảng đi, NCC có trách nhiệm giao hàng như thế ở cảng đích trừ khi
HH bị hư hỏng, mất mát do NN ko thuộc phạm vi trách nhiệm của NCC.
25. PHÂN TÍCH NỘI DUNG CỦA VẬN ĐƠN FIATA DÙNG TRONG
TRƯỜNG HỢP GOM HÀNG LẺ
House Bill of Lading (HBL) theo mẫu FIATA: là vận đơn thứ cấp do người chuyên
chở không chính thức hay còn gọi là người giao nhận ký phát trên cơ sở vận đơn chủ.
Vận đơn gom hàng này do người giao nhận cấp cho người gửi hàng lẻ, khi người giao
nhận cung cấp dịch vụ gom hàng trong vận tải đường biển cũng như vận tải hàng
không.
Thể hiện thông tin sở hữu hàng hóa , lịch trình vận chuyển , công ty Forwarder
người phát hành HBL
1. Shipper (Người gửi hàng): Là người xuất khẩu
2. Consignee (Người nhận): Là người nhập khẩu
3. Notify party (Bên thông báo) : Là người được thông báo khi hàng đến
4. Vessel name: Tên con tàu vận chuyển lô hàng
5. Voyage : Số chuyến của con tàu
6. Place of receipt (Nơi nhận hàng): Là nơi hàng hóa được giao cho nhà vận chuyển/
Forwarder.
7. Port of lading (Cảng xếp hàng): Cảng mà lô hàng được xếp lên tàu.
8. Port of discharge (Cảng dỡ hàng): Cảng mà lô hàng được dỡ xuống tàu.
9. Place of delivery (Địa điểm giao hàng): Là nơi người vận chuyển / Forwarder giao
hàng cho người nhận.
10. Bill of lading No: Là dãy số theo quy tắc của Forwarder, dùng để theo dõi và phân
biệt với các là hàng khác
11. Công ty Forwarder phát hành bill
12. Also notify party (Bên thông báo thứ 2) : là bên thứ 2 nhận thông báo về lô hàng
(nếu có)
13. Delivery agent ( Đại lý chỉ định tại cũng đích ): Là đại lý thay mặt Forwarder xử
lý các nghiệp vụ liên quan đến hàng hóa tại cảng đích. Khi hàng đến người nhận hàng
liên hệ với đại lý này để lấy hàng.
Về hàng hóa
1. Marks/shipping mark: Nhãn dán bên ngoài kiện, thông thường hàng LCL cần thể
hiện thông tin này để phân biệt các chủ hàng với nhau
2. Container/Seal No: Số cont, số seal của lô hàng, nếu là hàng LCL thì không nhất
thiết phải thể hiện
3. No. of PKGs or Container / Quantity: Số lượng hàng hóa
4. Description of goods: Mô tả hàng hóa, tên hàng, HS code (có thể thêm chức năng
của hàng hóa)
5. Gross weight: Khối lượng hàng hóa, nếu là hàng LCL, sẽ bao gồm khối lượng hàng
+ vỏ kiện, thùng
6. Measurement: Số khối, với hàng LCL nó sẽ là số khối thể hiện sau khi được nhân
viên kho CFS đo thực tế và xác nhận bằng biên bản nhập kho.
7. Shipper pack, count and seal ( Các điều khoản ràng buộc shipper )
8. According to the declaration of the shipper ( Các điều khoản ràng buộc shipper)
9. On board date: Ngày tàu chở lô hàng khởi hành.
Thể hiện các điều khoản về thanh toán cước vận chuyển , loại vận đơn cũng như
địa điểm, ngày phát hành văn đơn trên HBL bao gồm: Loại cước, địa điểm trả
cước, số lượng vận đơn gốc, ngày và nơi phát hành vận đơn
Mặt sau của HBL
Mặt sau B/L là những quy định có liên quan đến vận chuyển do Forwarder in sẵn,
người gửi hàng không có quyền bổ sung hay sửa đổi mà mặc nhiên phải chấp nhận nó.
Mặt sau thường gồm các nội dung như các định nghĩa, điều khoản chung, điều khoản
trách nhiệm của người chuyên chở điều khoản xếp dỡ và giao nhận, điều khoản cước
phí và phụ phí, điều khoản giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở, điều khoản
miễn trách của người chuyên chở
26. PHÂN TÍCH THỜI HẠN TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG ƯỚC HAMBURG
1968 VÀ HAGUE VISBY 1924

● Hague Visby 1924

Thời hạn trách nhiệm của người vận chuyển theo Hague - Visby dược xác định kể từ
khi hàng được chất lên tàu cho đến khi hàng được dỡ ra khỏi tàu tại cảng đến theo
quy định trên vận đơn.Như vậy thời hạn trách nhiệm của người vận chuyển theo quy
tắc truyền thống là “từ móc câu của cầu trục đến móc câu của cầu trục” (tackle to
tackle ) nghĩa là trách nhiệm của người vận chuyển được xác định từ khi móc cẩu móc
vào kiện hàng tại cảng bốc cho đến khi móc cẩu được tháo ra khỏi kiện hàng.

● Hamburg 1968

Trách nhiệm của người vận chuyển đối với hàng hóa theo công ước này bao gồm suốt
giai đoạn kể từ khi người chuyên trò nhận trách nhiệm đối với hàng hóa tại cảng bốc
hàng trong suốt quá trình vận chuyển tại càng giữ hàng và cho tới khi giao hàng cho
người nhận thời hạn trách nhiệm của người vận chuyển được xác định từ” Cảng đến
Cảng” (port to port)

BÀI TẬP: Tính cước vận tải hàng không


Có thể tính theo 3 căn cứ:
- Tính theo trọng lượng (W): trọng lượng thực tế tính cước là trọng lượng toàn bộ cả
bao bì – áp dụng đối với hàng nặng
- Tính theo dung tích (V): rộng*dài*cao (đo theo kích thước dài nhất) đối với hàng
nhẹ
- Tính theo Cước tối thiểu: áp dụng trong trường hợp cước tính nhỏ hơn cước tối thiểu
Hàng nhẹ Hàng nặng
6000 cm3 < 1kg 6000 cm3 ≥ 1kg
366 cu.in < 1kg 366 cu.in ≥ 1kg
166 cu.in< 1lb 166 cu.in ≥ 1lb

VD1: Lô hàng có trọng lượng 300kg, thể tích thực 1908900 cm3 giá cước công bố là
USD 60.0 W/V. Tính cước của lô hàng này.
- Tính trọng lượng của lô hàng theo chuẩn thể tích: 1908900/6000 = 318.15 (làm tròn
thành 318.5 kg) > 300kg -> hàng nhẹ, cước tính theo thể tích
- cước của lô hàng: 318.5 * 60 = 19110 USD
VD2: trọng lượng 770kg, thể tích 257200 cu.in. cước 60.00 W/V. tính cước.
- Tính trọng lượng của lô hàng theo thể tích chuẩn 366cu.in:
257200/366 = 702.73 (làm tròn 703kg) < 770kg -> hàng nặng, tính theo trọng lượng
thực tế của lô hàng
- cước của lô hàng: 770 * 60 = 46200 USD
VD3: trọng lượng 2,6 kg. dung tích 18000 cm3, cước USD 30 W/V hoặc cước tối
thiểu 120USD . tính cước.
- Tính trọng lượng theo thể tích chuẩn 6000cm3:
180000/6000 = 3 kg > 2.6 kg -> hàng nhẹ, tính theo thể tích
- cước của lô hàng: 3 * 30 = 90 USD < cước tối thiểu 120 USD
-> lấy cước tối thiểu 120USD

You might also like