You are on page 1of 4

4) Ưu điểm

- Vận tải biển có thể chuyên chở được tất cả các loại hàng hóa.
Việc cho ra đời các con tàu khổng lồ, điều này nhằm phục vụ cho việc chuyên chở hàng hóa. Do
không vùng đại dương và biển là vô cùng lớn nên việc di chuyển của các con tàu này cũng không
khó khăn.

- Khối lượng vận chuyển lớn.


Khối lượng vận chuyển bằng đường biển có thể gấp hàng trăm, hàng nghìn lần so với vận
chuyển bằng đường hàng không.

- Giá thành thấp.


Vận chuyển bằng đường biển được xem là ưu tiên hàng đầu trong việc vận chuyển hàng hóa giữa
các nước do vận chuyển với một khối lượng lớn nên giá thành cũng được giảm xuống.

- Tạo điều kiện cho việc giao lưu kinh tế với các nước, khu vực trên thế giới.
Việc phải vận chuyển hàng hóa sang khu vực biển của một quốc gia khác phải được sự chấp
nhận của họ. Điều này thúc đẩy sự giao lưu kinh tế giữa các nước nhằm tạo điều kiện để lưu
thông hàng hóa dễ dàng, phát triển kinh tế nước nhà.

- Các tuyến đường vận tải trên biển hầu như là những tuyến đường giao thông tự
nhiên.
- Năng lực chuyên chở của vận tải biển không bị hạn chế như các hình thức vận
chuyển khác.
- Vấn đề va chạm trong quá trình vận chuyển cũng được hạn chế, an toàn cho hàng
hóa.
Do đường lưu thông trên biển là rất rộng nên việc va chạm cũng ít xảy ra.
- Có khả năng vận chuyển hàng dài ngày, nhất là các chuyến hàng quốc tế

NHƯỢC ĐIỂM

- Vận tốc di chuyển của tàu chậm nên thời gian vận chuyển tới nơi là rất lâu, việc tăng
tốc độ khai thác của tàu còn bị hạn chế.

- Ô nhiễm nước biển. Do các tai nạn tàu biển, tàu bị hư hỏng, hay do ý thức của người đi
tàu làm cho môi trường biển có thể bị ảnh hưởng.

- Vận chuyển không thể đến tận nơi.


Do kích thước lớn của các con tàu nên chỉ có thể vận chuyển hàng hóa đến cảng sau đó sử
dụng đường bộ để đưa hàng hóa đến người tiêu dùng.

- Vận tải biển phục thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên đôi khi không thể chủ đô ̣ng
được lịch trình di chuyển hàng cụ thể, chính xác
- Cần kết hợp với các phương thức khác để lấy hàng từ nơi gửi và giao hàng đến nơi
nhận.
- Thường mất khá nhiều thời gian, thế nên không thật sự phù hợp cho nhu cầu của chủ
hàng nào đang cần gửi hàng đi nhanh hoặc kiện hàng cần điều kiện bảo quản thời gian dài.
CẨU 3:
- Vận tải là một chứng từ vận tải do người vận chuyển, hoặc thuyền trưởng (đường
biển) hoặc đại lý của người vận chuyển ký phát sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu
hoặc hàng hóa đã được nhận và chờ xếp lên tàu.
Chức năng của vận đơn:
+ Nó là bằng chứng xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký kết và chỉ rõ nội dung của hợp đồng
đó. Với chức năng này, nó xác định quan hệ pháp lý giữa người vận tải và người chủ hàng, mà
trong đó, đặc biệt là quan hệ pháp lý giữa người vận tải và người nhận hàng.
+ Nó là biên lai của người vận tải xác nhận đã nhận hàng để chuyên chở. Người vận tải chỉ giao
hàng cho người nào xuất trình trước tiên vận đơn đường biển hợp lệ mà họ đã ký phát ở cảng xếp
hàng.
+ Nó là chứng từ xác nhận quyền sở hữu đối với những hàng hóa đã ghi trên vận đơn. Với chức
năng này, vận đơn là một loại giấy tờ có giá trị, được dùng để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng.

VẬN ĐƠN SUỐT ĐƯỜNG BIỂN


- là vận đơn ghi rõ việc vận chuyển hàng hóa được ít nhất hai người vận chuyển bằng
đường biển thực hiện. Người đã ký phát vận đơn suốt đường biển chịu trách nhiệm về
hàng hóa trong cả quá trình vận chuyển hoặc chỉ chịu trách nhiệm về chặng mình đảm
nhiệm tùy thuộc vào hợp đồng cụ thể.

GIẤY GỬI HÀNG ĐƯỜNG BIỂN (Sea Way bill)


- Cũng là một chứng từ vận tải mà hãng tàu cấp cho shipper sau khi người này hoàn thành
việc giao hàng. Việc giao hàng căn cứ vào xác nhận rằng người nhận hàng là người có
tên trên bill chứ ko căn cứ vào vận đơn gốc.
- Sự khác biệt giữa Vận đơn và giấy gửi hàng đường biển
=> Nếu vận đơn có đủ 03 chức năng: chứng từ sở hữu hàng hoá, bằng chứng của hợp đồng thuê
tàu và là một biên nhận giao hàng;
thì Sea Way bill không có chức năng chứng từ sở hữu hàng hoá. Do vậy một SWB gốc cũng
không chuyển nhượng được. Sea Way bill ghi tên đích danh người nhận hàng và chỉ có người
này mới được nhận hàng bất chấp người này có xuất trình được SWB bản gốc hay không, chỉ
cần chứng minh mình là consignee đích thực bằng cách xuất trình thông báo hàng đến.
=>Sea Way bill gửi theo tàu còn vận đơn thì không => Sea Way bill linh hoạt hơn, vì khi tàu đến
cảng, người nhận chỉ cần xuất trình giấy tờ chứng minh mình là người ghi trên Sea Way bill là
có thể nhận đc hàng.
=> Trên vận đơn có in đầy đủ điều kiện chuyên chở nhưng trên mặt sau của seaway bill hoặc để
trống hoặc ghi chú lưu ý khi sử dụng.
=> Giấy gửi hàng không thể chuyển nhượng bằng cách ký hậu như vận đơn theo lệnh;
=> Khi đang có vận đơn theo lệnh trong tay, người gửi hàng có thể có những quyền nhất định
(dù bị hạn chế) về việc định đoạt hàng hóa cho tới khi hàng được giao cho người nhận hàng hợp
pháp nếu chưa chuyển giao quyền này cho người khác. Ngược lại, với giấy gửi hàng thì quyền
định đoạt này của người gửi hàng sẽ được củng cố vững chắc hơn;

CÂU 1:
GIẢI THÍCH; đối với trường hợp thương nhân kinh doanh dv Logistics tổ chức nhiều công
đoạn có quy định giới hạn trách nhiệm khác nhau, khi có 2 công nhân trở lên khiến hàng hóa bị
hư hỏng tổn thất thì thương nhân đó chỉ chịu giới hạn trách nhiệm của công đoạn có giới hạn
trách nhiệm cao nhất.
Ví dụ: công đoạn lưu kho có giới hạn trách nhiệm là 100 triệu, công đoạn bốc hàng có giới hạn
trách nhiệm là 300 triệu , khi làm tổn thất cả 2 công đoạn thì thương nhân kinh doanh chỉ chịu
giới hạn trách nhiệm là 300 triệu
Hay Công ty của tôi và công ty Y không có thỏa thuận khác về giới hạn trách nhiệm bồi thường
thiệt hại thì giới hạn trách nhiệm không vượt quá giá trị tổn thất của toàn bộ hàng hóa. Tuy nhiên
nếu có thể chứng minh công ty Y cố ý hành động hoặc không hành động hoặc đã hành động hoặc
không hành động một cách mạo hiểm và biết rằng sự mất mát, hư hỏng, chậm trễ đó chắc chắn
xảy ra và đã dẫn đến vụ cháy làm hư hỏng toàn bộ hàng hóa của công ty bạn thì trách nhiệm bồi
thường căn cứ theo điều 302 của Luật Thương mại bao gồm:
- Giá trị tổn thất thực tế
- Trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị
vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
CÂU 2:
GIẢI THÍCH:
-Khi có hoạt đô ̣ng tâ ̣p cứu hô ̣, cứu sinh thì thời gian nghỉ tối thiểu là 10 giờ/ ngày và 70 h/ 7
ngày, đây là khoảng thời gian nghỉ ngơi trong điều kiê ̣n hoạt đô ̣ng bình thường..
-Viê ̣c áp dụng ngoại lê ̣ không được thực hiê ̣n quá 2 tuần liên tiếp, nghĩa là tối đa chỉ được thực
hiê ̣n 2 tuần liên tục, sang tuần thứ 3 thì phải trở về điều kiê ̣n bình thường được nghỉ 77 giờ/ 7
ngày.
- Về khoảng thời gian áp dụng 2 giai đoạn ngoại lê ̣ không được ít hơn 2 lần, nghĩa là phải bằng
hoă ̣c lớn hơn 2 lần khoảng thời gian áp dụng ngoại lê ̣ trước đó. Nếu lần trước áp dụng ngoại lê ̣
diễn ra trong 2 tuần, thì phải đợi thêm ít nhất 4 tuần nữa mới được tiếp tục áp dụng ngoại lê ̣
Ví dụ:
Trong điều kiê ̣n bình thường: được nghỉ 10 giờ/ 1 ngày và được chia làm 2 giai đoạn
+Giai đoạn 1: không được nghỉ dưới 6 giờ, ví du cho giai đoạn này nghỉ 7 giờ
+Giai đoạn 2: sẽ nghỉ 3 giờ 2 giai đoạn này không cách nhau quá 14 giờ Trong điều kiê ̣n tâ ̣p cứu
hô ̣, cứu sinh, được nghỉ 10 giờ/1 ngày và được chia làm 3 giai đoạn
+Giai đoạn 1: không được nghỉ dưới 6 giờ, ví dụ cho nghỉ 7 giờ
+Giai đoạn 2,3: không được nghỉ dưới 1 giờ, ví dụ giai đoạn 2 nghỉ 3 giờ, giai đoạn 3 nghỉ 1 giờ
Các giai đoạn không cách nhau quá 14 giờ Áp dụng ngoại lê ̣ tối đa là 2 tuần, sang tuần thứ 3 phải
áp dụng thời gian nghỉ bình thường 10 giờ/1 ngày và 70 giờ/ 7 ngày. Ví dụ ngoại lê ̣ diễn ra trong
vòng 1 tuần, thì phải đợi thêm ít nhất 2 tuần thì ngoại lê ̣ mới tiếp tục được áp dụng.
Hay khi tham gia thực tập cứu hộ, cứu hỏa,.. thuyền viên được nghỉ ngơi 10h/24h và 70h/ 7
ngày. Việc thực tập này diễn ra trong 2 tuần=> thời gian thực tập tiếp theo là 4 tuần sau.

You might also like