You are on page 1of 4

NHÓM 4

Câu 1:
a. Ưu điểm và nhược điểm của vận tải đường biển:
- Ưu điểm:
● Tiết kiệm chi phí: Lựa chọn này có tính kinh tế hơn và chi phí giảm thiểu khi
vận chuyển loại hàng cồng kềnh. Chi phí thấp hơn rất nhiều nếu so với việc
vận chuyển bằng đường bộ, hàng không và tàu hoả.
● Bảo trì chi phí thấp: Đây là một trong những lý do chính làm cho giá thành
của vận tải đường biển cạnh tranh hơn. Hầu hết chi phí bảo trì của tàu vận tải
thấp hơn rất nhiều chi phí bảo dưỡng của đường hàng không hay đường ray xe
lửa.
● Vận chuyển hàng hoá đặc biệt: Những mặt hàng có trọng lượng nặng hay
cồng kềnh được vận chuyển bằng đường biển dễ dàng. Chi phí phát sinh thêm
không quá lớn bởi giá cước vận tải đường biển rất rẻ. Hơn nữa, hàng hoá
không bị giới hạn không gian như khoang chứa đồ máy bay.
● Bảo vệ môi trường: Lượng khí thải Carbon từ tàu vận chuyển rất thấp vì
nhiên liệu tiêu thụ ít hơn khi so với máy bay. Nhờ vào việc bảo vệ môi trường,
các doanh nghiệp lớn đều ưu tiên lựa chọn vận chuyển bằng đường biển.
● An toàn tuyệt đối: Thiết kế tàu đảm bảo an toàn để vận chuyển các mặt hàng
nguy hiểm, chất hoá học và hàng hoá dạng lỏng. Vấn đề của các loại mặt hàng
này được xử lý chuyên nghiệp và thành thạo bởi ngành công nghiệp tàu. Sự an
ninh của con tàu, nhân viên, môi trường và hàng hoá được đảm bảo bởi một
đội quản lý. Tình trạng tổn thất hàng hoá được cải thiện đáng kể nhờ áp dụng
hệ thống an ninh tiên tiến.
● Tính hiệu quả cao: Công ty vận chuyển có thể đáp ứng tối đa nhu cầu của
bạn dù đơn hàng có kích thước bao nhiêu. Đối với mặt hàng nhỏ lẻ, chúng
được đóng chung vào một Container và những gói vận chuyển theo từng loại
mặt hàng.
● Tuyến giao thông tự nhiên: Vì thực hiện giao hàng trên biển, chúng ta không
cần phải đầu tư nhiều cho các tuyến đường vận chuyển. Những tuyến đường
giao thông tự nhiên này giúp tàu vận chuyển di chuyển ổn định và ít gây tổn
hại đến hàng hoá.

- Nhược điểm:
● Vận chuyển thời gian dài: Việc vận chuyển hàng bằng đường biển sẽ mất
tương đối nhiều thời gian hơn. Thích hợp đối với những đơn hàng không cần
giao gấp. Tốc độ khai thác tàu còn nhiều hạn chế dẫn đến phải đến 1 tháng
hàng mới đến trong khi chỉ từ 2 – 3 ngày đối với đường hàng không.
● Rủi ro hàng hoá: Khả năng phát sinh rủi ro sẽ gia tăng khi thời gian từ lúc
xếp hàng đến lúc dỡ hàng diễn ra lâu. Hàng hoá có thể bị hư hại hay thất thoát
khi gặp tình trạng thời tiết xấu hay bị trì hoãn vì bị giữ lại ở hải quan.
● Chi phí kết hợp: Chi phí có thể phát sinh khi cần kết hợp với các phương
thức vận tải khác để nhận hàng từ bên gửi và bàn giao hàng lại cho bên nhận.
Việc kết hợp này có thể làm kéo dài thời gian giao nhận hàng khiến chi phí
thời gian và khoản phí liên quan tăng lên.
● Không giao hàng tận nơi: Kích thước tàu vận chuyển thường lớn nên chỉ vận
chuyển hàng hoá được đến cảng đích. Sau đó, phải sử dụng đường bộ để đưa
hàng đến tay người tiêu dùng. Điều này có lẽ là nhược điểm lớn nhất của
phương thức vận tải đường biển khi so với các hình thức khác.
● Nước biển ô nhiễm: Vì sự thờ ơ, ý thức kém và kèm theo nhiều tai nạn, hư
hỏng tàu khiến cho các chất gây ô nhiễm tràn lan ra biển. Hay việc vứt rác bừa
bãi của các thuyền viên trên biển cũng khiến cho hệ sinh thái bị ảnh hưởng
nghiêm trọng.

b.
- Đối với hàng hoá có khối lượng lớn về Trang phục & Giày dép (tổng
trọng lượng là 25 tấn) và là lần đầu tiên xuất khẩu bằng đường biển
➔ chọn phương pháp thuê tàu chuyến.
- Giải thích lý do:
● Khối lượng hàng hoá: khối lượng hàng hóa mà tàu chuyến có
thể chở trong một chuyến là rất lớn, tàu có thể chở khoảng 80-
90% trọng tải của tàu. Còn về tàu chợ trọng tải không lớn và
thường chở hàng khô. Thuê tàu chuyến cho phép sử dụng toàn bộ
hoặc một phần con tàu, phù hợp với nhu cầu vận chuyển lớn.
● Lịch trình: Chủ hàng có thể chủ động trong việc lựa chọn thời
gian, cảng xếp hàng và và các điều khoản vận chuyển phù hợp
với nhu cầu cụ thể. Tàu chợ thì lịch trình phải công bố trước ,
thường được công bố theo từng quý hoặc 6 tháng và có khi trước
cả năm.
● Thời gian vận chuyển, tốc độ: Vận tốc tàu chuyến tuy thấp hơn
tàu chợ nhưng vì không phải ghé nhiều cảng ở dọc đường mà
thường chạy 1 mạch từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ , nên thời gian
của hành trình được rút ngắn hơn.
● Giá cước: giá cước bao giờ cũng sẽ rẻ hơn tàu chợ, có khi rẻ hơn
tới 30%, tàu chuyến sẽ tiết kiệm chi phí hơn.

Câu 2:
a) Khi nào người giao hàng sẽ yêu cầu loại B/L này từ dây vận chuyển tại điểm xuất phát?
Vận đơn "Surrendered" là một loại B/L mà Nhà nhập khẩu có thể nhận lô hàng của mình từ
người vận chuyển mà không cần nộp Vận đơn gốc nhưng phải kèm theo Thư xác nhận Telex
từ người vận chuyển tại nơi xuất phát. Người giao hàng sẽ yêu cầu loại B/L này từ dây vận
chuyển tại điểm xuất phát trong 2 trường hợp sau:
● + Khi người vận chuyển không yêu cầu vận đơn gốc tại cảng dỡ/nơi đến.
● + Khi B/L gốc đến Nhà nhập khẩu muộn hơn thời gian tàu đến nơi đến.
b) Sau khi nhận được, người nhận hàng trên B/L này muốn bán lại lô hàng của mình cho một
người thụ hưởng khác bằng cách xác nhận. Người nhận hàng có thể làm như vậy không?
Đưa ra (các) lý do

Người nhận hàng trên Surrendered B/L không thể chuyển quyền sở hữu hàng hóa của mình
cho người thụ hưởng khác vì Surrendered B/L là B/L thẳng trong đó thông tin người nhận
hàng được ghi rõ ràng. Người nhận hàng này là người mua cuối cùng, do đó, quyền sở hữu
hàng hóa không thể được chuyển nhượng.

Câu 3:
Bước 1: Tổng trọng lượng lô hàng = 95 * 12 = 1140 (KGS)
Bước 2: Tổng thể tích của lô hàng = 12 * (1,35 * 0,55 * 0,65 ) = 5.8 (CBM)
Bước 3: Tổng trọng lượng thể tích của lô hàng = 5.8 * 167 = 968.6 (KGS)
Bước 4:
Tổng trọng lượng của lô hàng > Tổng trọng lượng thể tích của lô hàng (1140(KGS) >
968.6(KGS))
➔ Trọng lượng tính phí = 1140 (KGS)
Bước 5:
Tổng cước vận chuyển = Tổng trọng lượng * Gía cước
= 1140 * 2,55 = 2907 (USD)

➢ Vậy tổng cước vận chuyển hàng không mà khách phải trả cho VIETNAM
AIRLINE là 2097 (USD)

Câu 4:

a. Nếu lỗi do tàu B gây ra 100% => Tàu sẽ chịu trách nhiệm và bồi thường toàn bộ
thiệt hại của tàu A (bao gồm 15,000 thiệt hại về tàu và 12,000 thiệt hại về hàng hóa)

=> tổng số tiền tàu B chịu trách nhiệm : 15,000 + 12,000 = 27,000 USD

b. 50% lỗi từ A, 50% B:

● Trách nhiệm duy nhất: Nếu lỗi của cả hai tàu bằng 50% thì mỗi tàu sẽ bồi
thường 50% tổng tổn thất
- Tổng thiệt hại: 15,000 + 12,000 + 12,500 + 9,500 = 49,000 USD
- Tàu A sẽ chịu trách nhiệm: 49,000 * 50% = 24,500 USD
- Tàu B sẽ chịu trách nhiệm: 49,000 * 50% = 24,500 USD
● Trách nhiệm chéo:
- Tổng thiệt hại tàu A: 15,000 + 12,000 = 27,000 USD
- Tổng thiệt hại tàu B: 12,500 + 9,500 = 22,000 USD
- Tàu A sẽ bồi thường cho tàu B:

24,500 - 22,000 = 27,000 - 24,500 = 2,500 (USD)


c)
- Trách nhiệm duy nhất: Nếu lỗi của tàu A là 42% và tàu B là 58% thì tàu A sẽ bồi
thường 42% tổng tổn thất và tàu B sẽ bồi thường 58% tổng tổn thất:
+ Tổng tổn thất: 15,000 + 12,000 + 12,500 + 9,500 = 49,000 USD
+ Tàu A sẽ chịu trách nhiệm khoảng: 49*42% = 20,580 USD
+ Tàu B sẽ chịu trách nhiệm khoảng: 49*58% = 28,420 USD
- Trách nhiệm chéo:
+ Tổng tổn thất của tàu A: 27,000 USD
+ Tổng tổn thất của tàu B: 22,000 USD
+ Tàu A sẽ bồi thường cho tàu B với số tiền: 27,000 - 20,580 = 28,420 - 22,000
= 6,420 (USD)

You might also like