You are on page 1of 28

Câu 1: Nêu và phân tích đặc điểm của vận tải đường biển? Liên hệ Việt Nam.

- Diện tích của mặt biển chiếm hơn 2/3 tổng diện tích của bề mặt Trái Đất. Từ lâu
loài người đã sử dụng bề mặt của các đại dương làm các tuyến giao thông để
chuyên chở hàng hóa, hành khách giữa các vùng trên thế giới với nhau.

 - Do vậy, vận tải biển ra đời rất sớm và phát triển nhanh chóng có vai trò rất quan
trọng trong hệ thống vận tải nói chung và vận tải quốc tế nói riêng.

- Khối lượng hàng hóa buôn bán qua đường biển của thế giới không ngừng tăng
trong những năm qua.

 - Vận tải biển đóng vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế do có những ưu
điểm nổi bật sau đây:

+ Vận tải đường biển có khả năng (năng lực) vận chuyển rất lớn:

 Phương tiện vận tải là các tàu có sức chứa rất lớn, lại có thể chạy nhiều tàu trong
cùng một thời gian trên cùng một tuyến đường, thời gian nằm chờ tại các cảng
giảm nhờ sử dụng container và các phương tiện xếp dỡ hiện đại nên có khả năng
thông qua rất lớn.

+ Vận tải đường biển thích hợp cho việc vận chuyển hầu hết các loại hàng hóa
trong thương mại quốc tế. Đặc biệt thích hợp và hiệu quả khi vận chuyển các loại
hàng rồi có giá trị thấp như than, quặng, ngũ cốc, phân bón, dầu mỏ…

+ Chi phí đầu tư xây dựng các tuyến đường hàng hải thấp:

 Các tuyến đường hàng hải hầu hết là những tuyến giao thông tự nhiên nên không
đòi hỏi nhiều vốn nhưng vật liệu sức lao động để xây dựng duy trì bảo quản.

+ Giá thành vận tải biển rất thấp:

 Giá thành vận tải biển vào loại thấp nhất trong tất cả các phương thức vận tải, do
trọng tải tàu biển lớn cự ly vận chuyển trung bình lớn, biên chế ít nên năng suất lao
động trong ngành vận tải biển cao. Nhiều tiến bộ khoa học-kỹ thuật trong vận tải
và thông tin được áp dụng nên giá thành vận tải biển có xu hướng ngày càng hạ
hơn

+ Tiêu thụ nhiên liệu trong 1 tấn trọng tài thấp (chỉ cao hơn đường sông một ít).
- Tuy nhiên vận tải biển có một số hạn chế sau:

+ Vận tải biển phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, khí hậu, thiên nhiên, điều
kiện hàng hải: các tàu biển thường gặp rất nhiều rủi ro hàng hải như mắc cạn, đắm,
cháy, đâm va nhau, đâm va phải đánh ngầm, mất tích, do vậy nhằm đảm bảo an
toàn trong kinh doanh vấn đề bảo hiểm trong vận tải biển có ý nghĩa hết sức quan
trọng

+ Tốc độ của các tàu biển tương đối thấp.

 Tốc độ của các tàu chở hàng hiện nay chỉ khoảng 14- 22 hải lý/giờ. Tốc độ này là
thấp so với tốc độ của ô tô, máy bay, tàu hỏa. Về mặt kỹ thuật có thể đóng các tàu
biển có tốc độ cao hơn nhiều so với tốc độ hiện nay tuy nhiên đối với các tàu chở
hàng cần phải duy trì một tốc độ kinh tế nhằm giảm giá cước vận tải.

Liên hệ Việt Nam: Trong khi kinh tế Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng cao và
Nhà nước muốn đưa kinh tế biển vào vị trí chủ đạo để bảo đảm tính bền vững cho
nền kinh tế quốc dân, thì với những cảng biển hiện có, chúng ta lại đang rất lạc hậu
so với một số nước trong khu vực và trên thế giới, do công tác quy hoạch cảng biển
thời gian qua đã bộc lộ nhiều yếu kém và không đồng bộ, dẫn đến lãng phí, đầu tư
manh mún, dàn trải, gây thiệt hại tiền của và tài nguyên quốc gia. Công tác quản lý
còn nhiều bất cập
Giá cước vận tải biển của Việt Nam hiện thấp nhất trong khu vực trên cùng tuyến
Trong bối cảnh nhiều cảng lớn trên thế giới ùn tắc nghiêm trọng, kéo theo giá cước
vận tải tăng phi mã ảnh hưởng không nhỏ tới tính cạnh tranh của hàng hóa Việt
Nam, ông Hoàng Hồng Giang, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam (Bộ
GTVT) cho biết, tắc nghẽn tại các cảng lớn trên thế giới khiến tình trạng thiếu
container, thiếu tàu liên tục xảy ra, song, các khoản phụ phí hãng tàu áp dụng tại
Việt Nam vẫn không tăng, không phát sinh phụ phí mới.
Câu 2: Nêu và phân tích đặc điểm của vận tải đường bộ? Liên hệ Việt Nam.

Nêu và pticsh đặc điểm:

- Vận chuyển bằng đường bộ luôn chủ động về thời gian và đa dạng trong vận
chuyển các loại hàng hoá.

- Về chi phí các doanh nghiệp vận tải bằng đường bộ có chi phí cố định thấp do các
doanh nghiệp không sở hữu hệ thống đường sá.

- Đường được sử dụng nhiều loại phương tiện giao thông đường bộ như ô tô con,
xe buýt, ô tô tải hai và ba bánh, xe tải, xe container. Nhưng đường ray xe lửa chỉ
được sử dụng bằng đầu máy đường sắt , đường thủy chỉ được sử dụng bởi tàu và
thuyền.

- Vận tải đường bộ đòi hỏi một khoản đầu tư tương đối nhỏ cho chính phủ. Phương
tiện cơ giới rẻ hơn nhiều so với các hãng như đầu máy và toa xe đường sắt, các
hãng vận tải đường thủy và hàng không. Xây dựng và bảo trì đường cũng rẻ hơn so
với đường ray, bến tàu, bến cảng và sân bay.

- Giao thông đường bộ hoàn toàn mang lại sự tự do cho người sử dụng đường bộ
chuyển phương tiện từ làn đường này sang làn đường khác và từ đường này sang
đường khác theo nhu cầu và sự tiện lợi. Tính linh hoạt này thay đổi về vị trí,
hướng, tốc độ và thời gian di chuyển không có sẵn cho các phương thức vận tải
khác.

- Đặc biệt để di chuyển quãng đường ngắn vận chuyển đường bộ tiết kiệm thời
gian.

- Tuy nhiên hình thức vận tải này bị hạn chế bởi khối lượng và kích thước hàng
hóa, không chở được những khối lượng hàng hoá lớn như vận chuyển bằng sà lan,
nhưng lại khá linh hoạt với những hàng hoá có khối lượng vận chuyển không quá
lớn và nhỏ.

- Chi phí biển đổi lại cao do các chi phí về nhiên liệu, và các chi phí phát sinh khác
trên đường đi như:  lệ phí đường sá, chi phí sữa chữa, bảo trì, bảo dưỡng  thường
xuyên, chi phí trông coi hàng hoá, giao nhận hàng.

Liên hệ Việt Nam: Ngành vận tải đường bộ tại Việt Nam hiện nay là hình
thức vận chuyển phổ biến nhất. Nó đã và đang đóng góp không nhỏ trong
việc luân chuyển hàng hóa nói riêng và phát triển nền kinh tế nói chung. 
1. Thuận lợi và cơ hội của ngành vận tải đường bộ Việt Nam
Hiện nay, vận tải bộ đang đặc biệt được nhà nước chú trọng bằng việc soạn
thảo, ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ để
tạo điều kiện phát triển tốt nhất.
Cơ sở và hành lang pháp lý tốt tạo điều kiện để ngành phát triển mạnh.
Việt Nam đã hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng => khối lượng hàng khách,
hàng hóa xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu, quá cảnh tăng lên cao tạo điều kiện
cho việc phát triển vận tải đường bộ và có thể trao đổi, chia sẻ thông tin với
các nước trên thế giới.
2. Những khó khăn còn tồn đọng của ngành vận tải bộ

Việc triển khai thực hiện các văn bản quản lý vận tải chưa được sâu trộng,
toàn diện, đồng bộ.
Việc phối hợp thực hiện chưa thật sự chặt chẽ, thường xuyên, nhất là giữa
trung ương và địa phương, giữa các cơ quan có chức năng nhiệm vụ quản lý
tại cảng, đầu mối vận tải lớn làm cho việc thi hành pháp luật chưa đến nơi
đến chốn.
Việc chưa có các đầu mối vận tải trung gian cũng là khó khăn để ngành này
phát triển.
Cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chưa đầy đủ và đáp ứng được yêu cầu trong quá
trình vận chuyển.

Câu 3: Nêu và phân tích đặc điểm của vận tải đường hàng không? Liên hệ
Việt Nam.

- Vận tải hàng không là một trong những phương thức vận tải quan trọng nhất
trong thương mại và du lịch quốc tế và đặc biệt phát triển trong những năm gần
đây.

- Mặc dù chỉ vận chuyển khoản 1% tổng khối lượng hàng hóa trong thương mại
quốc tế nhưng đối với các mặt hàng quý hiếm, giá trị cao, mau hỏng, thư từ, điện
tính, tài liệu, sách báo, hàng thời vụ, vụ hàng khẩn cấp… thì vận tải hàng không
luôn đứng  ở vị trí hàng đầu.

- Vận tải hàng không có những ưu điểm sau:

+ Tuyến đường trong vận tải hàng không gần như là đường thẳng ,không phụ thuộc
vào địa hình mặt đất, mặt nước, không phải đầu tư xây dựng.Tuyến đường trong
vận tải hàng không được hình thành trong không gian căn cứ vào định hướng là
chính, cho nên có thể nói khoảng cách giữa hai điểm vận tải chính là khoảng cách
giữa hai điem đó.Tuy nhiên việc hình thành các đường bay trực tiếp nối liền giữa
hai sân bay cũng phụ thuộc ít nhiều vào điều kiện địa lí,đặc thù khí tưọng của từng
vùng, nhưng cơ bản, tuyến đường di chuyển của máy bay là tương đối thẳng nếu
không kể đến sự thay đổi độ cao của máy bay trong quá trình di chuyển.Thông
thuờng đường hàng không bao giờ cũng ngắn hơn vận tải đường sắt và ô tô khoảng
20% và đường sông là 30%.

+ Tốc độ của vận tải hàng không rất cao: gấp 27 lần so với đường biển, 10 lần so
với ô tô và 8 lần so với tàu hỏa.

+ Vận tải hàng không an toàn và đều đặn: tỷ lệ tai nạn so với vận tải ô tô, vận tải
đường biển thì thấp hơn, do thời gian vận chuyển ngắn nhất, trang thiết bị phục vụ
vận tải hiện đại nhất máy bay lại bay ở độ cao trên 9 cây số, trên từng điện li, nên
trừ lúc cất cánh và hạ cánh, máy bay hầu như không bị tác động bởi các điều kiện
thiên nhiên như sét, mưa bão trong hành trình.

- Nhược điểm của vận tải hàng không là:

+ Cước hàng không cao nhất do chi phí trang thiết bị, chi phí sân bay, chi phí khấu
hao máy bay, chi phí dịch vụ… cao, nên vận tải hàng không bị hạn chế đối với việc
vận chuyển những mặt hàng giá trị thấp, nguyên liệu, sản phẩm nông nghiệp do
cước chiếm một tỷ lệ quá lớn trong giá hàng ở nơi đến làm cho giá hàng quá cao,
không có sức cạnh tranh

+ Không thích hợp khi vận chuyển các loại hàng hóa giá trị thấp do cước hàng
không cao nhất do chi phí trang thiết bị, chi phí sân bay, chi phí khấu hao máy bay,
chi phí dịch vụ… cao, hàng khối lượng lớn và cồng kềnh do máy bay có trọng tải
và dung tích nhỏ

+ Vận tải hàng không đòi hỏi đầu tư lớn về cơ sở kỹ thuật cho máy bay, sân bay,
đào dạo nhân lực cũng như hoà nhập vào hệ thống kiểm soát thông lưu, hệ thống
đặt chỗ hàng hoá toàn cầu, việc tham gia vào các tổ chức cũng như hệ thống các
quy tắc quốc tế về hàng không

Liên hệ Việt Nam:

Với mức tăng trưởng 14% liên tiếp trong nhiều năm, lại là đất nước có chiều dài
trên 2.300km, cùng với một chính sách "mở" Bộ Giao thông vận tải (GTVT), hàng
không Việt Nam đang có sức hút mạnh mẽ với các nhà đầu tư.
Đến nay, ngành hàng không Việt Nam đã có những bước thay đổi lớn. Theo ông
Võ Huy Cường, Cục phó Cục HKVN, hiện thị trường hàng không Việt đang sự
tham gia khai thác của 68 hãng hàng không nước ngoài từ 25 quốc gia/vùng lãnh
thổ. Trong đó, có 5 hãng hàng không Vietnam Airlines, VietJet Air, Jetstar Pacific,
Bamboo Airways và VASCO.
Trên thực tế, trong hơn 20 năm qua, ngành hàng không cũng chứng kiến sự “ngã
ngựa” của nhiều đại gia tham gia vào thị trường khó tính này. Bởi lẽ, chi phí cho
mỗi chuyến bay từ lương phi công, tiếp viên, nhiên liệu bay, các dịch vụ mặt đất…
đều tăng cao, khiến không ít những đại gia đã phải bỏ cuộc chơi.
Trong đó nhân lực là “điểm nghẽn” của các hãng hàng không nội địa. Nguyên nhân
chính là việc đào tạo không theo kịp phát triển nên tình trạng thiếu không chỉ ở lực
lượng phi công mà còn ở lực lượng khác như giám sát bay, quản lý không lưu, kỹ
sư máy bay...
Các chuyên gia hàng không nhận định, thiếu hụt nhân lực đang tác động tới không
chỉ năng lực và chất lượng phục vụ, mà quan trọng hơn ảnh hưởng tới thương hiệu,
uy tín của hãng hàng không.
Việc chậm, hủy chuyến của các hãng hàng không Việt Nam mặc dù đã được cải
thiện trong thời gian vừa qua nhưng được dự báo có thể gia tăng nếu không có các
giải pháp kịp thời từ phía cơ quan quản lý nhà nước.
Theo số liệu mới được công bố của Cục Hàng không Việt Nam, tổng số chuyến
bay bị chậm, hủy chuyến trong cả năm 2019 của các hãng hàng không Việt Nam là
hơn 45.000 chuyến bay, tăng 0,25% so với năm 2018.

Câu 4: Nêu và phân tích đặc điểm của vận tải đường sắt? Liên hệ Việt Nam.

- Vận tải đường sắt đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân tầm
quan trọng của vận tải đường sắt tùy thuộc vào vị trí địa lý của từng nước đối với
những nước có cá biển thì đường sắt đóng vai trò quan trọng nhất trong tất cả các
phương thức vận tải

- Vận tải đường sắt có một số ưu điểm cơ bản:

+ Năng lực vận chuyển lớn

+ Tốc độ vận chuyển và tốc độ đưa hàng cao

+ Thích hợp cho việc vận chuyển hầu hết các loại hàng hóa

+ Vận tải đường sắt có khả năng thực hiện quanh năm, an toàn, liên tục, ổn định và
đúng giờ
+ Giá thành của vận tải đường sắt  ăn thấp và đặc biệt giảm nhiều khi vận chuyển
trên cự ly lớn

 - Những điểm hạn chế của vận tải đường sắt là:

+ Chi phí đầu tư xây dựng tuyến đường cao

+ Tính chất linh hoạt, cơ động thấp

- Hiện nay nhiều nước trên thế giới đã và đang xây dựng đường sắt cao tốc. Đường
sắt cao tốc là hệ thống giao thông đường sắt mới, được xây dựng trên cơ sở áp
dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đảm bảo cho tàu chạy an toàn với tốc độ cao.
Tốc độ của những con tàu chạy trên đường cao tốc từ 200 đến 300 km/giờ.

- Đường sắt cao tốc có nhiều ưu điểm: Năng lực vận chuyển lớn, tốc độ cao, an
toàn, đúng giờ giấc,  không gây ô nhiễm, năng lượng tiêu hao thấp…

- Năng lực vận chuyển của đường sắt cao tốc gấp 10 lần máy bay, gấp 5 lần đường
bộ cao tốc, mà giá trị bằng 1/5 đường hàng không và bằng 1/2 đường bộ cao tốc.

- Về tiêu hao năng lượng: nếu lấy đường sắt thông thường làm đơn vị so sánh với
hệ số 1,0 thì máy bay là 9,8 lần, ô tô bốn chỗ là 8,8 lần và đường sắt cao tốc chỉ 1,3
lần. Nhiều nước trên thế giới đã và đang xây dựng đường sắt cao tốc như Mỹ,
Pháp, Đức, Anh, Nhật, Thụy Sĩ, Italia,...

Liên hệ Việt Nam: Đang gặp 4 khó khăn chính:


- Khó khăn lớn nhất là đường sắt đơn khổ 1m với nhiều hạn chế về đường ga, tải
trọng khiến năng lực thông qua trên hệ thống rất thấp. Năng lực thông qua của tàu
chưa cải thiện khi Nhà nước chưa cải tạo, nâng cấp được năng lực hạ tầng đường
sắt.
- Thứ hai là chất lượng hạ tầng yếu, chi phí duy tu, sửa chữa thường xuyên không
đủ để duy trì trạng thái hoạt động an toàn của tàu.
- Thứ ba, công nghệ đường sắt hết sức lạc hậu, vận tải tàu khách sử dụng công
nghệ diezel.
- Cuối cùng là nền tảng của công nghệ hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu.
Ngoài ra, hệ thống đường sắt ở nước ta hiện chưa tham gia sâu rộng vào dịch vụ
logistics. Sự phối hợp phát triển vận tải đa phương thức và phát triển các dịch vụ
logistics gắn với hệ thống đường sắt hầu như chưa có, điều này càng làm cho vận
tải đường sắt kém hấp dẫn và ngày càng mất đi thị phần. Theo tính toán, mặc dù
cước vận tải đường sắt trên đường ray thấp hơn nhiều so với đường bộ cùng cự ly
vận chuyển, nhưng cước vận tải từ ga đi tới ga đến lại tương đương, thậm chí cao
hơn một số tuyến do chi phí tại hai đầu tương đối lớn. Cùng với đó, thời gian chạy
tàu dài, giá cước chưa thực sự linh hoạt theo biến động thị trường, còn nhiều đầu
mối… cũng là những lý do khiến khách hàng từ chối lựa chọn sử dụng phương tiện
vận tải đường sắt.
 Câu 5: Phân tích sự khác biệt trong khái niệm về vận tải đa phương thức
(theo Liên  hợp quốc, Châu Âu, và Việt Nam).
LHQ:
- vận tải đa phương thức quốc tế là vận chuyển hàng hóa bằng ít nhất hai
phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở một hợp đồng vận tải từ một nơi
ở một nước nơi mà hàng hóa được chịu trách nhiệm bởi người kinh doanh
vận tải đa phương thức tới một nơi khác được chỉ định ở nước khác.
EU :
- Vận tải đa phương thức là vận chuyển hàng hóa bằng ít nhất hai phương
thức vận tải khác nhau.
- Combined transport: tổ chức vận tải đa phương thức từ cửa đến cửa bằng
cách chuyển đổi hàng hóa từ một phương thức vận tải tới một phương thức
vận tải khác mà không thay đổi đơn vị vận tải.
- Combine transport thể hiện sự quan tâm ở góc độ chính trị trong liên minh
về bảo vệ môi trường để hướng tới việc đi lại bền vững.
- Lựa chọn phương thức sẽ phụ thuộc vào lịch trình, khả năng kết nối giữa
các phương thức để lựa chọn phương thức hiệu quả, tối ưu hóa được chuyển
đổi hàng hóa.
Mỹ:
Intermodalism: cung cấp cho người vận chuyển với vận chuyển hàng hóa
hiệu quả nhất cho giá trị tốt nhất.
Việc Nam:
- Vận tải đa phương thức là việc vận chuyển hàng hóa bằng ít nhất hai
phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở hợp đồng vận tải đa phương thức.
- Vận tải đa phương thức quốc tế là vận tải đa phương thức từ nơi người kinh
doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận hàng hóa ở Việt Nam đến một địa
điểm được chỉ định giao trả hàng ở nước khác và ngược lại.
- Vận tải đa phương thức nội địa là vận tải đa phương thức được thực hiện
trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Phân biệt:
 Giống nhau :
- Đều thực hiện bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau.
- Khái niệm của VN giống với LHQ ở chỗ trên cơ sở một hợp đồng vận tải và
đều được người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận hàng hóa ở
một nước đến một địa điểm được chỉ định giao hàng ở một nước khác.
 Khác nhau:
LHQ CHÂU ÂU Mỹ VIỆT NAM
- Chỉ tập trung - Do không có rào cản giữa - Tập trung - Có thêm
vào việc vận các nước nên không có khái vào hiệu quả khái niện về
chuyển hàng niệm vận tải đa phương thức vận chuyển vận tải đa
hóa quốc tế quốc tế. mang lại giá phương thức
- Luật pháp giữa các nước trị tốt nhất nội địa.
trong liên minh hầu như
không có nên không quá
quan trọng về hợp đồng vận
tải giữa các nước và không
nhất thiết phải cần người tổ
chức vtdpt.
- Có thêm khái niêm
combine transport, thể hiện
sự quan tâm trong liên minh
về bảo vệ môi trường
- Luôn hướng tới việc đi lại
bền vững.

Câu 6: Thế nào là ICD (Inland Container Depot), cảng cạn (Dry port) và CFS
(Container  Freight Station). Phân biệt 
- Cảng cạn (dry port) là một vùng đất nằm sâu trong nội địa kết nối trực tiếp
tới cảng biển, ở đó khách hàng có thể lấy và bỏ hàng hóa ở lại đó.
- Inland container depot (ICD) cũng là những địa điểm nằm trong nội địa, tách
rời khỏi các cửa khẩu như cảng biển quốc tế, sân bay quốc tế hay cửa khẩu
đường bộ. Là một điểm gom hàng hóa cho hoạt động container.
- Container freight Station là hệ thống kho bãi chuyên dùng để gom hàng lẻ
xuất nhập khẩu, hay còn được gọi là hàng LCL (less than container load)
vào cùng một container.
Phân biệt:
ICD Cảng cạn CFS
- Chỉ quan tâm container - Đối tượng, phạm vi - Chỉ quan tâm tới gom
và làm hàng hóa về rông hơn ICD, làm việc hàng, ghép các lô hàng
container với tất cả các loại hàng nhỏ thành các lô hàng
- Nằm xa cảng biển hóa không được tiêu lớn.
chuẩn (xi măng, than đá, - Được tích hợp trong
phân bón, chất hóa học, ICD, là một sân bãi tác
etc.) nghiệp với container
trong ICD

Câu 7: Thế nào là cầu lục địa? Phân loại? Ưu điểm và nhược điểm của các
loại đó? Ví dụ minh họa.

Land bridge: Cầu lục địa ở đây có thể hiểu là trong cả một chuỗi vận tải đa phương
thức thì có một phương thức vận tải bộ hoặc vận tải đường sắt đi xuyên qua cả một
châu lục nhằm rút ngắn quãng đường vận chuyển đường biển xuống.
Với 2 đặc điểm chính sau: 
Thứ nhất, chỉ có một vận đơn được phát hành bởi người vận chuyển trên suốt hành
trình. 
Thứ hai, hàng hóa nằm yên trong container – nghĩa là không trường hợp rút/đóng
hàng trong lúc vận chuyển. 
Ví dụ 1: Khai thác tuyến vận tải đa phương thức Giữa Châu Âu và Trung Đông và
Viễn Đông qua lãnh thổ của Liên Xô (cũ), bằng đường sắt xuyên Xibiri. Rút ngắn
còn 13.000 km so với 21.000 km theo đường biển qua kênh Suez. 
Ví dụ 2: Khai thác tuyến vận tải đa phương thức Sea - Land – Sea như: Hàng hóa
được chuyên chở từ Thành phố Kobe (Nhật bản) đến cảng Los Los. Angeles (bờ
tây nước Mỹ) bằng tàu biển, sau đó được vận tải đường sắt đi xuyên suốt từ bờ tây
đến bờ đông của nước Mỹ và dỡ hàng tại cảng New York. Tại đây, các container
hàng hóa được xếp lên tàu biển và chuyên chở sang cảng Hamburg (Đức). 
Cầu lục địa có thể được phân thành 4 loại chính:
1. Landbridge: Là phương thức phổ biến nhất
• Theo mô hình này hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển vượt qua các đại
dương đến các cảng ở một lục địa nào đó, sau đó chuyển qua vận chuyển trên đất
liền và cuối cùng vận chuyển tiếp bằng đường biên đến châu lục khác. Trong cách
thức vận tải này, chặng vận tải trên đất liền được ví như chiếc cầu nối liền hai vùng
biển hay hai đại dương. 
Việc vận chuyển hàng hóa trên đất liền thường sử dụng vận tải đường sắt vì nó
cung cấp dịch vụ đường dài nhanh hơn. 
Ví dụ: là để vận chuyển một container từ Nhật Bản đến châu Âu bằng cách sử
dụng Cầu lục địa Bắc Mỹ như một cách để vượt qua đường vòng áp đặt bởi kênh
đào Panama. 
2. Minibridge: Trường hợp đặc biệt của Landbridge
• Container được vận chuyển từ cảng một nước này qua cảng nước khác, sau đó
vận chuyển bằng đường sắt đến một thành phố cảng thứ hai của nước đến theo một
vận đơn đi suốt do người chuyên chở đường biên cấp. 
Ví dụ: Một lô hàng cần được vận chuyển từ cảng Mumbai của Ấn Độ đến thành
phố Colorado của Mỹ. Vì Colorado là vùng “land locked” nên chỉ có thể vận
chuyển đường biển tới New York USA và vận chuyển bằng đường sát tới
Colorado. Dòng lưu chuyển thực tế của hàng hóa từ cảng Mumbai của An Độ đến
cảng New York và vận chuyển tới Colorado được gọi là “Mini Landbridge”. 
3. Microbridge: 
Tương tự như Mini Brigde, khác ở chỗ nơi đến cuối cùng không phải là thành phố
cảng mà là khu công nghiệp hay trung tâm thương mại trong nội địa. 
Ví dụ: Một lô hàng từ Hàn Quốc muốn vận chuyển sang Chicago của Mỹ. Lê hàng
sẽ được vận chuyển bằng đường biển từ cảng Busan của Hàn Quốc đen cảng Los
Angeles của Mỹ và sẽ được vận chuyển bằng đường sắt tới khu công nghiệp tại
Chicago. 
4. Reverse microbridge: 
Nó tương tự như một microbridge nhưng cổng vào nằm trên một mặt tiền khác so
với tuyến đường biển trực tiếp nhất.
Ví dụ: Một lô hàng vận chuyển từ các nước Châu Á đến Các nước Bắc Mỹ. Những
lô hàng này không đi theo Landbridge ngắn nhất là kết nối với bờ Tây nước Mỹ,
thay vào đó hàng sẽ chạy vào kênh đào Panama và tiến cập bến các cảng biển bờ
Đông của các nước Bắc Mỹ. 
Một lô hàng từ Việt Nam xuất đi Chicago, Mỹ. Thay vì đi trực tiếp từ cảng Cát Lái
đến cảng Long Beach trên bờ Tây của nước Mỹ và được vận chuyển bằng đường
sắt vào Chicago, hàng hóa sẽ được vận chuyển qua kênh đào Panama và cập bến
tại cảng Savannah của Mỹ và tiếp tục được vận chuyển bằng đường sắt vào
Chicago. 

Câu 8: Nội dung (thông tin) cơ bản trên 01 hợp đồng vận chuyển đa phương
thức hoặc đường biển.
 Shipper : Thông tin người gởi/doanh nghiệp gởi
 Consignee: Thông tin người nhận/doanh nghiệp nhận
 Notify party: cần thông báo cho bên nào đó (có thể giống người nhận)
 Số vận đơn
 Place of receipt: Nơi gởi
 Port of loading: Cảng xếp
 Place of delivery: địa điểm chuyển hàng cuối cùng
 Port of discharge: cảng dỡ
 Ocean vessel/Voy.No: Tên tàu/Số hiệu con tàu
 Party to contact for cargo release: địa điểm chuyển hàng cuối cùng
 Container No.: số hiệu container
 Seal No: Mã niêm phong
 Number of container or package : Số lượng container/bao bì
 Description of packages or goods: Loại bao bì, mô tả hàng hóa
 Gross weight: Tổng trọng lượng
 Measurement: Thể tích
 Điều kiện Incoterms được sử dụng
 Freight and change: Hàng hóa và cước phí
 Prepaid: Cước trả trước khi quá trình chuyển hàng diễn ra
 Collect: Cước phí còn lại
 Freight prepaid at: trả cước tại 
 No. of Original B/L: Số vận đơn gốc
 Place and Date: Địa điểm và thời gian làm vận đơn
 Tên công ty vận chuyển
 Laden on board of vessel: Kí xác nhận đã xếp hàng lên tàu
Câu 9: Khái niệm, lợi ích, và vai trò của gom hàng?
* Khái niệm: Gom hàng (Consolidation) là tập hợp nhiều lô hàng nhỏ mà tính chất
hàng hóa cho phép có thể chất xếp gần nhau thành một lô lớn đủ để đóng vào
container.
 Gom hàng (Consolidation) là việc tập hợp những lô hàng lẻ từ nhiều người gửi ở
cùng một nơi đi, thành những lô hàng nguyên để gửi và giao cho nhiều người nhận
ở cùng một nơi đến.
* Lợi ích, vai trò của gom hàng: (có thể tham khảo tờ cuối của thương vụ)

Ví dụ
Lợi ích của gom hàng đối với các bên có thể minh họa bằng ví dụ sau đây:
- Có 50 lô hàng lẻ, mỗi lô 2 tấn. Cước hàng lẻ (LCL) theo biểu cước của hãng tàu
là 60 USD/ tấn = 6.000 USD.

- Người giao nhận nhận từ những người gửi hàng lẻ và gom lại thành một lô hàng
nguyên 100 tấn.

- Người giao nhận gửi lô hàng trên cho hãng tàu và cước hàng nguyên (FCL rate)
của hãng tàu là 30 USD/tấn, tổng cước là 3.000 USD, tiết kiệm được 3.000 USD.

- Người giao nhận chỉ thu ở người gửi hàng lẻ theo giá 50 USD/tấn = 5.000 USD.
Như vậy những người gửi hàng lẻ cũng tiết kiệm được 1.000 USD.

- Người gom hàng (người giao nhận) được hưởng khoản chênh lệch là: 5.000 -
3.000 = 2.000 (USD)
Kết luận
Như vậy, gom hàng không những tăng thu cho người giao nhận mà còn giảm chi
cho người gửi hàng, tức là giảm chi đối với hàng xuất khẩu và tăng khả năng cạnh
tranh của hàng hóa trên thị trường quốc tế.

Câu 10: Các loại hành trình trong vận tải đa phương thức? Lấy ví dụ minh
họa?
Câu 11: Lợi ích và khó khăn trong phát triển vận tải đa phương thức? Liên hệ
Việt  Nam.
* Lợi ích: rút ngắn thời gian vận chuyển, tăng nhanh thời gian quay vòng vốn cho
doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp xuất nhập khẩu; bảo đảm an toàn cho hàng
hoá; giảm chi phí vận tải; giảm rủi ro, tổn thất hàng hoá, giảm thời gian phương
tiện dừng đỗ ở các điểm trung chuyển, tạo điều kiện cho cơ giới hoá xếp dỡ; đơn
giản hoá thủ tục, chứng từ, thanh quyết toán; giảm giá thành hàng hoá, nâng cao
sức cạnh tranh; là cách có hiệu quả nhất đưa hàng hoá ra thị trường, cách thức mới
nhưng làm công việc kinh doanh cũ, sử dụng tổ hợp các phương thức vận tải,
container và máy tính.
Hình thức vận tải này đang có những đóng góp quan trọng vào hoạt động thương
mại quốc tế cũng như nền kinh tế quốc dân. Các giá trị cốt lõi vận tải đa phương
thức mang lại có thể kể đến như:

 Giảm chi phí logistics & Just in time, từ đó giúp giảm giá thành hàng hóa và
chi phí sản xuất.
 Mở rộng mạng lưới vận tải và có hiệu quả kinh tế cao: do khi phối hợp các
phương thức vận tải có khả năng chuyên chở khối lượng hàng hóa lớn, hàng
siêu trường, siêu trọng.
 Tăng khả năng cạnh tranh về giá thành và chất lượng hàng hóa.
 Giúp các doanh nghiệp sản xuất và thương mại tiếp cận nhanh chóng với thị
trường, đặc biệt là thị trường quốc tế thông qua mạng lưới vận tải lớn và có
tính liên kết cao.
 Thắt chặt quan hệ hợp tác giữa chính phủ và doanh nghiệp và giảm thiểu
những chứng từ không cần thiết cho quá trình vận chuyển hàng.

Liên hệ VN:

* Khó khăn:
Kết cấu hạ tầng giao thông phát triển chưa đầy đủ (còn thiếu các cảng cạn ICD,
cảng làm hàng CFS, bến container CY), chưa đồng bộ trong từng phương thức vận
tải (giữa cầu và đường, giữa đường và ga, bến, cảng) và giữa các phương thức
(đường biển và đường sắt, đường sắt và đường bộ...); giữa đường và bến bãi xếp
dỡ, giữa phương tiện vận tải và phương tiện xếp dỡ, làm hàng.
Liên hệ VN: Việc ứng dụng vận tải đa phương thức ở nước ta phát triển chậm hơn
một mặt, do chưa có sự phát triển đồng bộ giữa các loại kết cấu hạ tầng giao thông
của các phương thức vận tải, giữa kết cấu hạ tầng giao thông và phương tiện vận
tải, giữa vận tải và xếp dỡ, thống nhất hoá đơn chứng từ... Mặt khác, thủ tục hành
chính còn rất phức tạp, phiền hà, gây khó khăn không nhỏ cho việc áp dụng công
nghệ vận tải tiên tiến này.
Các doanh nghiệp vận tải của nước ta mới trong giai đoạn đầu của tích tụ vốn,
phương tiện vận tải; lực lượng lao động còn nhỏ, hoạt động phân tán, rời rạc, chưa
có kinh nghiệm tổ chức vận tải đa phương thức nên chủ yếu dừng lại ở các hoạt
động đại lý giao nhận, đại lý vận tải công đoạn ở Việt Nam cho các hãng đại lý
giao nhận, đại lý vận tải, chủ tàu, chủ hàng nước ngoài với mức giá, phí dịch vụ
còn rất khiêm tốn.
Câu 12: Trình bày xu hướng phát triển của vận tải đa phương thức ở Châu
Âu?
Tại châu âu, sự tăng nhanh về tốc độ của vận tải hàng hoá đã làm tăng áp
lực lên hệ thống giao thông vận tải của châu âu. Việc ùn tắc giao thông thường
xuyên xảy ra trên các hành lang giao thông chính, tác động xấu đến môi trường,
cùng với nhận thức cần phải cải thiện tình hình quản lý hệ thống giao thông đã
làm phát sinh yêu cầu về chính sách vận tải chung cho toàn bộ châu Âu. Chính
sách này là cố gắng tạo ra một khung vận tải bền vững. Về mặt khai thác, chính
sách chung nhằm khuyến khích cạnh tranh giữa các phương thức vận tải, tạo ra
các hệ thống vận tải có hiệu quả thông qua những quy định hài hoà, đồng bộ, tận
dụng tốt nhất kết cấu hạ tầng giao thông hiện có. Mục tiêu của chính sách nhằm
chuyển từ mạng lưới vận tải đơn phương thức sang mạng lưới vận tải đa phương
thức. Trách nhiệm hoạch định và thực hiện chính sách logistics của châu Âu
thuộc về các cơ quan như Ban giám đốc giao thông vận tải mặt đất, kết cấu hạ
tầng và mạng lưới liên Âu, Ban giám đốc hoạch định chính sách giao thông vận
tải. Quá trình phát triển vận tải liên phương thức ở châu Âu diễn ra chậm hơn so
với Mỹ. Thị phần vận tải liên phương thức ước tính chỉ chiếm 8% trong thị
trường hàng hoá châu Âu vào những năm cuối thập kỷ 1990. Tiến trình phát
triển vận tải liên phương thức diễn ra khá phức tạp do yêu cầu tuân thủ cơ chế
như: các quy định liên quan đến vận tải quốc tế ngoài châu Âu; các quy định
được Liên minh châu Âu thông qua gồm ba cơ chế khác nhau về vận tải đường
bộ, đường sắt, vận tải đường biển và hàng không; quy định quốc gia của các
nước thành viên Liên minh châu Âu. Thí dụ, khi một doanh nghiệp vận tải cần
phải vận chuyển hàng từ Niu oóc đến Luân Đôn bằng đường hàng không và đến
Edinburg bằng đường bộ và đường sắt thì phải tuân theo các quy định về vận
chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường hàng không; quy định của Hội đồng các
Bộ trưởng Liên minh châu Âu về cạnh tranh trong vận tải hàng không, quy định
của Hội đồng các Bộ trưởng Liên minh châu Âu về cạnh tranh trong vận tải
đường bộ, đường sắt và đường thuỷ nội địa; các quy định về vận tải hàng hoá
của Vương quốc Anh. Hiện có ý kiến (cơ quan thông tin liên phương thức của
ủy ban châu Âu) cho rằng, hệ thống vận tải của châu Âu đang có dấu hiệu bất ổn
do sự tăng lên của khối lượng vận tải hàng hoá và sự tăng lên ngày càng cao về
mất cân đối giữa các phương thức vận tải. Châu Âu được coi là thiếu một mạng
lưới liên kết liên phương thức chặt chẽ, có hiệu quả giữa các phương thức vận
tải. Đó là thiếu những yếu tố về kết cấu hạ tầng trong một phương thức vận tải
và thiếu sự liên kết giữa các phương thức vận tải làm cản trở hoạt động thông
suốt trong dây chuyền vận tải. Sự kết nối yếu nhất là tại điểm trung chuyển giữa
các phương thức vận tải. Hiện tại, việc cấp vốn và quản lý được thực hiện độc
lập trong mỗi phương thức. Sự tồn tại các hình thức sở hữu khác nhau, phương
pháp tính phí sử dụng kết cấu hạ tầng, nhà ga, bến cảng cũng khác nhau gây khó
khăn cho việc phối hợp giữa các phương thức vận tải. Ngoài ra, trách nhiệm về
tăng cường sự liên kết giữa các phương thức cũng chưa được xác định rõ. Theo
họ, kinh doanh hoàn toàn trên cơ sở thị trường ban đầu chưa chắc đã đáp ứng
được khối lượng, tính phức tạp của các yêu cầu vận tải tương lai. Cần đưa ra
chính sách liên phương thức với khung công việc mà ở đó, người sử dụng dịch
vụ vận tải được quyết định lựa chọn loại phương tiện vận tải phù hợp nhất cho
họ. Các rào cản hiện nay đối với vận tải liên phương thức là: thiếu mạng lưới
vận tải liên phương thức gắn kết chặt chẽ, thiếu gắn kết về kỹ thuật trong từng
phương thức, giữa các phương thức và sự khác biệt về quy định, cơ chế giữa các
nước, nghĩa là khi có sự chuyển từ loại phương tiện này sang loại phương tiện
khác liên quan đến một chuyến hàng thì đều có sự thay đổi của hệ thống chứ
không đơn thuần chỉ là sự chuyển tải mang tính kỹ thuật. Sự việc này làm cho
hành trình dài hơn, gây ra chậm trễ, có độ tin cậy thấp hơn, gây tổn thất, mất mát,
hư hỏng hàng hoá, tạo ra thủ tục hành chính phức tạp hơn và giá vận tải cao
hơn...Liên minh châu Âu khuyến nghị nới lỏng dần các quy định cũ, nhất là
trong ngành đường sắt và mở cửa cho tiếp cận với kết cấu hạ tầng giao thông.
Họ cũng đề nghị dỡ bỏ các rào cản để việc phát triển hệ thống giao thông hiệu
quả hơn, lưu ý sử dụng công nghệ thông tin trong lập quy hoạch, xây dựng, bảo
trì, khai thác toàn bộ hệ thống giao thông liên Âu. Thông qua việc liên kết, định
hướng khách hàng, sử dụng dịch vụ từ cửa đến cửa, khuyến khích cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, mục tiêu là phải xây dựng được một
khung công việc bao gồm các phương thức vận tải để có thể sử dụng tối ưu, có
hiệu quả hệ thống giao thông vận tải. Những hoạt động cần phải tiến hành để
thực hiện hệ thống vận tải đa phương thức thực sự gồm có mạng lưới kết cấu hạ
tầng giao thông liên hoàn, dịch vụ liên phương thức, khả năng phối hợp liên kết
hoạt động, các quy định chặt chẽ và hoạt động trên phạm vi rộng lớn.
Câu 13: Trình bày xu hướng phát triển của vận tải đa phương thức ở châu
Mỹ?
Tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (Mỹ),
Việc nới lỏng các quy định cũ đã cho phép các công ty đang kinh doanh trong
phương thức vận tải này được mua, tham gia hãng kinh doanh phương thức vận tải
khác, các hãng vận tải đường bộ, đường sắt liên kết với nhau hơn trước; các hãng
vận tải được tự do thoả thuận, thương lượng giá cước; tạo thuận lợi cho các hãng
vận tải mới thành lập tham gia vận tải đường bộ, đường sắt; khuyến khích vận tải
đường sắt do bỏ quy định về giá cước, tự do định giá vận tải đường sắt nên vận tải
đường dài bằng ô tô đã chuyển sang đường sắt; tạo điều kiện kinh doanh trên các
tuyến đường sắt ngắn hoặc đường nhánh (chuyên dùng) nhờ việc cho phép bán
hoặc ngừng khai thác các tuyến đường sắt nhánh; mở rộng nhanh vận tải ô tô liên
bang; định ra mức cước kết hợp giữa vận tải viễn dương và vận tải nội địa trong
vận tải biển.
Chính sách giao thông vận tải tập trung vào việc nâng cao hiệu quả vận tải, giảm
đóng góp vào tổng sản lượng quốc nội (GDP) của ngành giao thông vận tải,
khuyến khích nhà nước và tư nhân cùng tham gia vận tải hàng hoá. Có thể nói đến
thời gian gần đây, Mỹ vẫn chú trọng vào phát triển từng phương thức vận tải (đơn
phương thức) và thiên hướng về xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
Luật Lựa chọn quốc lộ 1995 đã lọc ra những đoạn đường bộ còn thiếu trong mạng
lưới kết nối với các ga hàng hoá, terminal đường sắt, cảng hàng không, sân bay,
ghi yêu cầu vốn bổ sung. Năm 1976, cuộc họp của ủy ban Nghiên cứu giao thông
vận tải quốc gia đã nhận định Mỹ chú trọng vào vận tải đơn phương thức hơn là
vận tải đa phương thức.Việc lập quy hoạch vận tải đa phương thức ở Mỹ được bắt
đầu bằng Luật Hiệu quả vận tải liên phương thức mặt đất năm 1991, được xây
dựng nhằm tạo ra hệ thống vận tải đa phương thức quốc gia có hiệu quả kinh tế,
bảo vệ môi trường, tạo nền tảng để quốc gia này cạnh tranh với các nền kinh tế
toàn cầu và vận chuyển hàng hoá, hành khách một cách có hiệu quả, tiết kiệm năng
lượng. Một số dặc trưng của các mục tiêu chính sách trong Luật Hiệu quả này: hệ
thống đường quốc gia, bao gồm đường huyết mạch liên bang hiện có và các đoạn
của hệ thống huyết mạch, được xác lập tập trung vào nguồn lực liên bang dành cho
đường là các tuyến đường quan trọng phục vụ cho việc giao lưu giữa các bang và
bảo đảm quốc phòng, kết nối với các phương thức vận tải khác và cơ bản phục vụ
cho thương mại quốc tế; chính quyền bang và địa phương được quyết định linh
hoạt các giải pháp về vận tải liên tỉnh hoặc đường bộ và công cụ thực hiện quy
hoạch, hệ thống quản lý để hướng dẫn họ có lựa chọn tốt nhất; công nghệ mới, thí
dụ như hệ thống xe-đường bộ thông minh và hệ thống mẫu máy bay từ tính, được
đầu tư vốn để đưa đất nước về hướng suy nghĩ theo cách tiếp cận mới nhằm cung
ứng vận tải cho thế kỷ 21; khu vực tư nhân là nguồn bổ sung hoàn thiện vận tải;
việc hạn chế nguồn vốn liên bang cho đường thu phí (thuế) đã được nới lỏng và tư
nhân có thể sở hữu các đường này; an toàn giao thông được tiếp tục thực hiện với
chương trình khuyến khích thắt dây an toàn đối với lái xe ô tô và đội mũ bảo hiểm
đối với người đi xe máy, mô tô; báo cáo về đăng ký xe và thu phí nhiên liệu đối
với xe cũng đòi hỏi thống nhất giữa các bang. Việc này tạo điều kiện cho công tác
thống kê, báo cáo về kinh doanh và đóng góp đáng kể vào việc làm tăng hiệu quả
của vận tải hàng hoá và hành khách...
Việc nới lỏng các quy định cũ bằng các luật đã làm tăng nhanh chóng số lượng
những người cung cấp dịch vụ logistics thứ ba (third party liability), thúc đẩy hợp
tác trong cùng một phương thức vận tải. Cạnh tranh cũng làm giảm giá cước vận
tải và các dịch vụ cũng đã đến được những vùng dân cư ít người-tưởng chừng như
bị lãng quên- và khuyến khích phát triển có hiệu quả vận tải đa phương thức trong
nước, quốc tế.

Câu 14: Trình bày xu hướng phát triển của vận tải đa phương thức ở châu Á?
Tại các nước châu á, vận tải đa phương thức chưa được áp dụng, chưa phát triển do
khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu chưa tăng cao, kết cấu hạ tầng giao thông còn
yếu kém; các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đa phương thức chưa đủ điều kiện
thành lập, hoạt động; phương tiện vận tải, xếp dỡ nghèo nàn, lạc hậu; đội ngũ cán
bộ quản lý, người làm công không được đào tạo cơ bản, không có chuyên môn,
nghiệp vụ; pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế chưa đồng bộ về cơ sở pháp
lý...
Tại Trung Quốc, giá trị kim ngạch ngoại thương đã tăng gấp đôi vào đầu thập kỷ
1990, trong đó hàng hoá có giá trị cao tăng mạnh nhất. Cùng với tăng trưởng
thương mại quốc tế là sự tăng nhanh của lưu lượng vận chuyển container quốc tế
và lượng hàng hoá thông qua cảng. Container chủ yếu được xếp dỡ tại cảng và
được chở theo hình thức hàng rời đi đến các điểm trong đất liền.Vào giữa thập kỷ
1990, Bộ Giao thông Trung Quốc có kế hoạch xây dựng hệ thống vận tải liên
phương thức với quy mô lớn, loại bỏ trì trệ giữa cảng và vùng hấp dẫn. Bộ Giao
thông cũng có kế hoạch chuyển sang sử dụng loại container tiêu chuẩn, tăng cường
đầu tư vào mua sắm toa xe mặt bằng chở container, tăng thêm các toàn tàu chở
container và trang thiết bị cho ga, cảng. Chính sách này đã thúc đẩy phát triển
mạng lưới đầu mối logistics vào cuối thập kỷ 1990.
Hiện nay, Trung Quốc đã xây dựng các yếu tố cần thiết để có vận tải đa phương
thức phát triển theo hướng hiện đại, có sức cạnh tranh, thông qua việc bảo trợ cho
các doanh nghiệp nhà nước, yêu cầu họ cơ cấu lại, củng cố tổ chức sản xuất kinh
doanh để hội nhập với vận tải đa phương thức quốc tế.
Câu 15: Vai trò của container trong vận tải đa phương thức? Các thách thức
đối với  quá trình container hóa (containerization).

* Vai trò của container trong vận tải đa phương thức:


* Các thách thức đối với quá trình container hóa:

You might also like