You are on page 1of 5

Khái quát về vận tải thủy nội bộ tại Việt Nam:

Hoạt động vận chuyển đường thủy nội địa


Vận tải đường thủy nội bộ tại Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giao
thông và kinh tế của quốc gia. Đây là một phần không thể thiếu của ngành vận tải, đóng
góp vào việc vận chuyển hàng hóa, người dân, cung cấp dịch vụ du lịch và thúc đẩy phát
triển kinh tế các vùng sông ngòi, hồ nước.
Thường tập trung chủ yếu ở phía Bắc và Nam, trong đó, đồng bằng sông Cửu Long và
khu vực Nam Bộ chiếm ưu thế. Mặc dù đã có những bước phát triển vượt trội nhưng
chưa phát huy tuyệt đối do cơ sở hạ tầng tuyến nội địa chưa được phân luồng, phụ thuộc
nhiều vào điều kiện tự nhiên.
Tuy nhiên, vận chuyển đường thủy nội địa dần được xã hội hóa, quy mô hoạt động, điều
hành còn khá lỏng lẻo, phương tiện chưa tập trung mà phân tán ra các hộ gia đình nhỏ lẻ
và tư nhân. Thiết bị bốc dỡ contaier tại cảng nội địa có nguồn vốn lớn.
Đặc điểm
Giảm áp lực giao thông đường bộ: Vận chuyển đường thủy giúp giảm bớt sự tắc nghẽn
giao thông đường bộ, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm ô nhiễm môi trường và tiết
kiệm năng lượng.
Tiết kiệm được nhiều chi phí: Khi có nhu cầu vận tải hàng số lượng lớn, các chủ hàng
nên chọn phương thức vận tải đường biển sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn so
với vận tải đường bộ. Đơn giản vì có rất ít loại phương tiện đường bộ có thể chuyển được
số lượng hàng hóa lớn như tàu thủy nên chi phí sẽ cao hơn nhiều. Bạn chỉ cần chọn một
địa chỉ cung cấp Dịch vụ vận tải hàng đường thủy chất lượng nhất thì tất cả sẽ không còn
là bài toán nan giả
Nhiều tuyến đường tự nhiên: Với hệ thống sông ngòi dày đặc và chiều dài đường ven
biển là 3260km, vận tải hàng hóa trong nước sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.Tuyến đường
di chuyển thông thoáng, thời gian kiểm soát rút ngắn, ít gặp nguy hiểm và sự cố do tốc độ
di chuyển ổn định
Chi phí bảo dưỡng, cải tạo thấp: Vận tải hàng hóa đường biển sử dụng đường giao thông
là đường thủy tự nhiên nên sẽ hạn chế việc hư hại, hỏng hóc, từ đó cũng ít tốn chi phí cho
việc bảo dưỡng, cải tạo các phương tiện giao thông, cơ sở hạ tầng. Điều này cũng ảnh
hưởng tới mức phí dịch vụ nên kéo theo phí vận tải hàng cũng ít hơn
Vận chuyển được khối lượng hàng hóa lớn: Với hệ thống tàu thuyền lớn, việc vận tải các
loại hàng hóa cũng không còn khó khăn, trở ngại như trước.
Vận chuyển đường thủy nội địa gặp hạn chế như thời gian vận chuyển lâu, phụ thuốc
nhiều vào yếu tố thời tiết, điều kiện tự nhiên.
Vai trò
Cũng giống như các ngành vận tải khác, vận tải thủy nội địa có vai trò quan trọng với
quá trình giao thương hàng hóa, sản phẩm từ nơi này đến nơi khác
Vận chuyển đường thủy nội địa giúp vận chuyển nguyên liệu từ nơi trồng đến nhà máy,
chuyển sản phẩm từ nhà máy đến các nơi tiêu thụ. Từ đó, giúp cho quá trình trao đổi
hàng hóa trong nước diễn ra linh hoạt mạnh mẽ hơn, hàng hóa được cân bằng và giá cả
phù hợp hơn.
Vận chuyển đường thủy còn giúp cân bằng hàng hóa ở các nơi như là chuyển từ nơi dư
thừa đến nơi thiếu, nhằm phục vụ tốt hơn việc kinh doanh.
Loại hàng thường vận chuyển đường thủy nội địa
Các mặt hàng vận tải đường thủy nội địa thường chuyên chở gồm có hàng container và
hàng rời như:
 Các loại hàng hóa vật liệu xây dựng: ống nước, xi măng, gạch, đá, cát, sắt thép,
sỏi và đồ nội thất,...
 Các loại hàng hóa trong nông sản: gạo, lúa, bắp, bột mì, rau củ quả,...
 Các loại hàng hóa trong sản xuất công nghiệp: dệt vải, bao bì, thức ăn gia súc,....
 Các loại hàng hóa trong xuất nhập khẩu như: sắt thép, thiết bị, máy móc, lúa
gạo,....
 Các loại hàng hóa siêu trọng, siêu trường,....
 Các loại thùng containe rỗng hoặc chứa hàng hóa......

Sự phát triển của ngành vận tải thủy nội địa


Nữa đầu năm 2023, sản lượng vận tải thủy nội địa tăng trưởng mạnh cả về hành khách và
hàng hóa, với mức tăng trên 30% so với cùng kỳ, lấn thêm thị phần từ vận tải đường bộ.
Bên cạnh đó, tai nạn giao thông đường thủy nội địa giảm sâu ở cả 3 tiêu chí:
Kết quả, 6 tháng đầu năm 2023, vận tải hành khách đạt 172,3 triệu lượt khách, tăng
32,9% so với cùng kỳ năm 2022; về hàng hóa đạt 231 triệu tấn, tăng 30,8% so với cùng
kỳ. Cả nước xảy ra 12 vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa làm 8 người chết và
không có người bị thương. So với 6 tháng đầu năm 2022, giảm 8 vụ (-40%), giảm 25
người chết (-75,76%) và giảm 3 người bị thương (-100%).Cục Đường thuỷ nội địa Việt
Nam cũng triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo thuyền
viên, người lái phương tiện thủy nội địa.
Hiện tại, Bộ Giao thông vận tải đang triển khai thực hiện đầu tư dự án xây mới, nâng tĩnh
không cầu Đuống. Dự kiến sau khi cầu Đuống hoàn thành, sẽ nâng chiều dài toàn tuyến
là 220km, kết nối thuận lợi từ cảng Hải Phòng về Bắc Ninh, Hà Nội, Vĩnh Phúc và Phú
Thọ.
Theo tính toán của chuyên gia, nếu đi đường thủy, chi phí vận tải chỉ bằng 1/3 đường bộ.
Đơn cử nếu đi đường thủy, chủ hàng chỉ phải chi khoảng 700.000 - 1.300.000 đồng/công
- ten - nơ, trong khi đường bộ sẽ mất khoảng 2.500.000 - 4.000.000 đồng/công - ten - nơ.
Chính vì lẽ đó, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đã đưa ra mục tiêu xây dựng tuyến
kiểu mẫu đề ra là đến năm 2023 sẽ hoàn thành việc triển khai các giải pháp về thể chế,
cải cách thủ tục hành chính trên tuyến mẫu; rút ngắn thời gian vận tải trên tuyến đạt 5%,
giảm chi phí vận tải cho mỗi công ten nơ khoảng 5%.

Bộ Giao thông vận tải đang triển khai dự án nâng cấp tĩnh không cầu Đuống
Cùng đó, TP. Hồ Chí Minh đã miễn phí sử dụng hạ tầng khu vực cửa khẩu cảng biển
thành phố đối với hàng hóa được vận chuyển bằng phương tiện thủy trên tuyến đường
thủy Hiệp định. Cơ quan hải quan hạn chế tối đa kiểm tra hải quan đối với hàng hóa quá
cảnh. Các bên đã triển khai thủ tục online tại các cơ quan chức năng, tạo thuận lợi cho
phương tiện, thuyền viên...
Được biết, quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn
đến năm 2050 cùng các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch triển khai thực
hiện quy hoạch, chính sách ưu đãi phát triển vận tải đường thủy nội địa sẽ mở ra nhiều cơ
hội cho các nhà đầu tư. Dự báo nhu cầu vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa đến
năm 2030 sẽ đạt khoảng 715 triệu tấn, tăng trưởng bình quân 8,65%/năm.

Theo lãnh đạo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, để hiện thực hóa, thúc đẩy hơn nữa
hoạt động vận tải thủy phát triển, cần tăng vốn đầu tư công vào hạ tầng luồng tuyến, tạo
thuận lợi cho vận tải.

Quy mô và tầm quan trọng của vận tải ngành thủy nội địa
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có hệ thống sông và mật độ sông lớn nhất thế giới,
có đến 2.360 con sông, kênh lớn nhỏ với tổng chiều dài khoảng 41.900 km, mật độ bình
quân 0,27 km/1 km2, có trên 100 cửa sông. Riêng ở khu vực ĐBSH và ĐBSCL mật độ là
0,2-0,4km/km2, vào loại cao nhất so với các nước trên thế giới. Bộ Giao thông vận tải cho
biết, hiện tại, trên phạm vi cả nước có 45 tuyến đường thủy nội địa quốc gia với tổng
chiều dài hơn 6.650Km (miền Bắc 17 tuyến, miền Nam 18 tuyến và miền Trung 10
tuyến). Đây là những tuyến vận tải huyết mạch kết nối các trung tâm kinh tế, khu công
nghiệp lớn của khu vực và cả nước.
Tổng chiều dài đường thủy nội địa toàn quốc đang quản lý khai thác là 17.253 km.
(chiếm 41,2%). Cục Đường thủy nội địa Việt Nam trực tiếp quản lý 7.180,8 km (năm
2019). Trong đó: Miền Bắc 3.044,4 km; miền Nam: 2.968,9 km; miền Trung: 1.167,5
km. Phương tiện là những tàu chở hàng có động cơ gồm: Miền Bắc: phương tiện thủy
chở hàng khu vực phía bắc hiện có 19.915 chiếc, trong đó số phương tiện có động cơ là
16.515 chiếc, chiếm 82,9%. Trong số 16.515 phương tiện chở hàng, loại có trọng tải từ
150 - 500 tấn chiếm 29%. Cơ cấu đội tàu còn chưa phù hợp, đa số là các sà lan kéo đẩy,
sà lan tự hành chở hàng khô còn các tàu chuyên dụng như tàu container vẫn còn thiếu.
Đội tàu chở container phía Bắc hiện có 127 chiếc với tổng trọng tải 66.078 tấn, chỉ chiếm
0,64% về số lượng và 1,19% về tải trọng trong cơ cấu toàn bộ phương tiện thủy nội địa
chở hàng khu vực phía bắc. Đội tàu mang cấp SB hiện có 315 tàu trong đó tàu chở hàng
có 227 chiếc, tàu chở khách có 14 chiếc; Miền Nam: tàu chở hàng từ 5-15 tấn chiếm thị
phần lớn tới 76,5%, tàu từ 15-50 tấn chiếm 15,7% còn các tàu chở hàng từ 1000 tấn trở
lên chỉ chiếm 0,5% .
Ngành vận tải thuỷ nội địa đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển toàn
diện của Việt Nam. Đây không chỉ là một phần của hệ thống giao thông quốc gia mà
còn mang lại nhiều lợi ích vượt trội cho kinh tế, môi trường và sự phát triển bền vững
của đất nước.
Kết Nối Kinh Tế và Xã Hội: Ngành vận tải thuỷ nội địa tạo ra một mạng lưới liên kết
sông ngòi khắp cả nước, kết nối các vùng kinh tế với trung tâm đô thị và cảng biển
quốc tế. Điều này giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế và cân đối phát triển giữa các
vùng miền, giảm thiểu sự tập trung quá mức vào các trung tâm lớn.
Tiết Kiệm Chi Phí Vận Chuyển: Vận tải thuỷ nội địa thường có chi phí vận chuyển
thấp hơn so với vận tải bằng đường bộ, đồng thời giúp giảm tải cầu đường và ùn tắc
giao thông.
Bảo Vệ Môi Trường: So với vận tải bằng đường bộ, vận tải thuỷ nội địa gây ít ảnh
hưởng tiêu cực đến môi trường, giảm lượng khí thải và tiếng ồn.
Phát Triển Kinh Tế Các Vùng Sông Ngòi: Ngành này đóng vai trò quan trọng trong
việc khai thác và phát triển kinh tế các vùng sông ngòi, đem lại cơ hội việc làm và cải
thiện đời sống dân cư.
Kết Nối Quốc Tế: Vận tải thuỷ nội địa kết hợp với vận tải biển giúp mở ra các kênh
xuất khẩu và nhập khẩu quốc tế, mở rộng thị trường cho hàng hóa Việt Nam.
Khuyến Khích Đầu Tư và Phát Triển Kinh Tế: Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp đầu tư và phát triển các dự án kinh tế trong khu vực có sông ngòi

You might also like