You are on page 1of 4

Lịch sử hình thành Cảng Cái Mép:

Cảng Quốc tế Tân Cảng - Cái Mép (gọi tắt là TCIT) là liên doanh giữa Tổng công ty Tân
Cảng Sài Gòn với 03 đối tác nước ngoài bao gồm hãng tàu MOL của Nhật Bản, hãng tàu
Wan Hai của Đài Loan và hãng tàu Hanjin của Hàn Quốc (hiện nay là Công ty Hanjin
Transportation) được Chính phủ Việt Nam cấp giấy chứng nhận vào tháng 9/2009 với tổng
vốn đầu tư 100 triệu đô la Mỹ (tương đương với 2000 tỷ đồng)
Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 01/2011, TCIT nỗ lực mang đến cho khách hàng những
dịch vụ cảng container đạt tiêu chuẩn quốc tế. Với vị thế cảng nước sâu nằm gần ngã ba sông
Thị Vải-Cái Mép, cách trạm hoa tiêu Vũng Tàu 18 hải lý, TCIT là điểm trung chuyển rất
thuận lợi cho hàng hoá giao thương giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới đặc biệt là
các thị trường xuất nhập khẩu chủ đạo của Việt Nam là Châu Mỹ, Châu Âu và Châu Á…
Luồng chạy tàu có độ sâu âm 14 mét; độ sâu khu vực bến cảng âm 16,8 mét; vũng quay tàu
rộng 500 mét, thích hợp cho việc phục vụ các siêu tàu trọng tải lên đến 160.000 DWT (tương
đương với 14.000 TEU).
Hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị cảng được đầu tư hiện đại với 03 cầu tàu dài 890
mét, 03 bến sà lan dài 270 mét, bãi container rộng 55 ha với sức chứa gần 51.500 teu; 10 cẩu
bờ STS, 22 cẩu bãi e-RTG, 03 cẩu chuyên dụng cho sà lan, 76 xe đầu kéo, 05 xe nâng hàng
và 05 xe nâng rỗng cùng với công nghệ tiên tiến – TOPS (Terminal Operations Package -
System) được cung cấp bởi Realtime Business Solutions - RBS/Úc.
Các cột mốc quan trọng:
Năm 2009: 04/09 - Ngày thành lập Tân Cảng Cái Mép (TCIT)
Năm 2011: 15/01 – Đón chuyến tàu đầu tiên MOL PRECISION; Cảng container nước sâu có
sản lượng thông qua lớn nhất Việt Nam
Năm 2016: 28/11 - Vượt mốc 1.000.000 TEU thông qua cảng; Cảng container có sản lượng
lớn thứ 2 Việt Nam
Năm 2018: 05/12 – Vượt mốc 1.500.000 TEU thông qua cảng
Năm 2019: 04/09 – Kỷ niệm 10 năm thành lập TCIT
Năm 2020: + 17/12 – Vượt mốc 2.000.000 TEU thông qua cảng
+ Đạt giải thưởng Cảng Xanh của Hiệp hội cảng biển APEC
Năm 2021: + 10/06 - TCIT đã thiết lập mức kỷ lục mới về sản lượng xếp dỡ trên tàu mẹ
MEISHAN BRIDGE
+ 19/06 – Kỷ lục mới về sản lượng xếp dỡ tàu mẹ với 15,615 TEU
+ 03/12 – Kỷ lục về năng suất giải phóng tàu với 238.08 cont/giờ
+ 24/12 – Năm thứ 02 liên tiếp vượt mốc sản lượng thông qua 2.000.000 TEU
Năm 2022: 07/07 – Vượt mốc 15.000.000 TEU sản lượng thông qua từ khi đi vào hoạt động
Link video: https://youtu.be/JBsMNCXB_i4
https://www.tcit.com.vn/vi/news/tan-cang-cai-mep-international-terminal-tcit-awarded-green-
port-2020-by-the-apec-ports-service-network-apsn-council.html

Chức năng:
Đầu tư hệ thống trang thiết bị hoàn toàn được hoạt động bằng điện như cẩu
bờ, cẩu bãi, giúp giảm thiểu lượng khí thải CO2 thay vì thiết bị hoạt động bằng
dầu diesel
Phần lớn hàng hóa từ TCIT về HCM vận chuyển bằng sà lan, nhằm giảm thiểu
lượng khí thải carbon đường bộ
Không ngừng nâng cao năng suất giải phóng tàu, giúp cho khách hàng tiết kiệm
chi phí, thời gian mà còn giảm thiểu tác động xấu đến với môi trường
Tổ chức các chương trình đào tạo cán bộ công nhân viên về công tác an toàn,
sản xuất và sinh hoạt đi đôi với việc bảo vệ môi trường cũng như tổ chức nhiều
chương trình chung tay hành động bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.
https://www.tcit.com.vn/vi/news/tan-cang-cai-mep-international-terminal-tcit-awarded-green-
port-2020-by-the-apec-ports-service-network-apsn-council.html
Các hoạt động xanh:
Cảng Quốc tế Tân Cảng – Cái Mép (TCIT) thuộc hệ thống Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn
(TCT TCSG) đã vinh dự nhận được thông báo đạt giải thưởng Cảng xanh 2020 của Hội đồng
Mạng lưới Dịch vụ Cảng APEC (APSN), trở thành Cảng thứ 2 của Việt Nam sau cảng Tân
Cảng Cát Lái nhận được danh hiệu này (năm 2017), góp phần nâng cao vị thế TCIT nói riêng
và hệ thống cảng biển Việt Nam nói chung.
 Từ năm 2011, APSN đã tiến hành hai vòng thử nghiệm các chương trình để kiểm tra kế
hoạch đánh giá, lập Kế hoạch thực hiện và thành lập Tổ chuyên gia cảng để đánh giá
các Hồ sơ năng lực ứng dụng các tiêu chí Cảng xanh của các ứng viên.
 Năm 2016, GPAS chính thức ra mắt. Các ứng viên cho GPAS có thể là nhà khai thác
cảng hoặc chính Quyền Cảng - các công ty và tổ chức đang triển khai các chương trình
xanh để cải thiện tính bền vững môi trường trong hoạt động của họ trong ba năm trở lại
đây.
Dịch vụ cung ứng tàu biển:
Thực hiện các thủ tục xuất nhập cảnh tàu biển. Đại lý còn đứng ra ký kết các loại hợp đồng
với doanh nghiệp, chủ hàng như hợp đồng vận chuyển, thuê tàu, thuê thuyền viên, xếp dỡ
hàng hóa, làm thủ tục giao nhận tàu, thủ tục ký gửi, nhận hàng và bảo hiểm hàng hóa hay thu
xếp hoạt động cung ứng tại cảng.
Đại lý cung ứng tàu biển cũng sẽ tiến hành việc ký phát vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển
tương đương đồng thời cung cấp vật tư, nhiên liệu, lương thực, nước sinh hoạt cho tàu biển.
Đại lý tàu biển còn làm nhiệm vụ trình kháng nghị hàng hải, là thông tin liên lạc với chủ tàu
hoặc người khai thác tàu biển. Đồng thời cung cấp các dịch vụ liên quan đến thuyền viên, thu
chi các khoảng chi phí liên quan đến hoạt động, phát triển con tàu hay giải quyết những tranh
chấp về hợp đồng vận tải, những tai nạn hàng hải và bất cứ những dịch vụ nào khác có liên
quan đến tàu biển.
Đại lý và cung ứng tàu biển còn thực hiện các công việc xếp đỡ, giao nhận chuyển tải hàng
hóa, thu gom chia lẻ hàng hóa, kiểm tra giám sát cân đo hàng hóa, sắp xếp hàng chuyển về
kho chứa.
https://vantaiduongbien.com.vn/dai-ly-va-cung-ung-tau-bien-100-26.html

Dịch vụ vệ sinh tàu biển:


1. Nạo ống khói hoặc xả khói đen.
2. Cọ rửa hầm hàng hoặc mặt boong gây ô nhiễm môi trường.
3. Bơm xả các loại nước bẩn, cặn bẩn, chất thải, dầu hoặc hợp chất có dầu và các loại chất
độc hại khác.
4. Vứt, đổ rác hoặc các đồ vật khác từ tàu xuống nước hoặc cầu cảng.
5. Gõ rỉ, sơn tàu làm nhiễm bẩn môi trường.
6. Tiến hành khử trùng, hun chuột khi chưa thông báo và không theo chỉ dẫn của Cảng vụ
hàng hải.
https://nganhangphapluat.lawnet.vn/tu-van-phap-luat/giao-thong--van-tai/ve-sinh-tren-tau-
thuyen-duoc-quy-dinh-nhu-the-nao-185771

You might also like