You are on page 1of 10

PHƯƠNG ÁN VẬN CHUYỂN 1 LÔ HÀNG NỘI THẤT XUẤT KHẨU TỪ

BÌNH DƯƠNG (VIỆT NAM) – BASEL (THUỴ SĨ)


(PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI VÀ LỘ TRÌNH)

 Phương thức vận tải: Với mặt hàng cần vận chuyển đi là đồ nội thất, do đặc thù loại hàng này
nặng nên không thể xuất khẩu bằng đường hàng không được, do đó chỉ có xuất khẩu bằng
đường biển là mang lại hiệu quả nhất.
 Từ Bình Dương muốn vận chuyển đến Basel (Thụy Sĩ) có thể đi theo nhiều tuyến đường cũng
như phương thức vận tải khác nhau. Nhóm lựa chọn tuyến đường: Bình Dương (vận tải
đường bộ) - Cảng Cát Lái – Cảng Singapore – Cảng Rotterdam – Basel (Thụy Sĩ) (vận tải
đường sắt).
 Cảng biển quốc tế Việt Nam: Cảng Cát Lái (Thành phố Hồ Chí Minh). Hàng nội thất ở
Bình Dương sẽ được vận chuyển bằng đường bộ từ kho đưa đến cảng Cát Lái.
 Thụy Sĩ là nước không giáp biển nên phương thức vận chuyển đường biển sẽ đưa đến
cảng lớn là cảng Rotterdam (Hà Lan) sau đó trung chuyển bằng đường sắt đưa về cảng
Basel (Thụy Sĩ).
*Lộ trình di chuyển chia làm 3 chặng như sau:
- Chặng 1: Đường bộ:
Chuyến hàng được vận chuyển bằng container từ Bình Dương đến cảng Cát Lái.
- Chặng 2: Đường biển:
1. Từ Cát Lái, xuất phát đi theo biển Đông sau đó qua cảng Singapore.
2. Dọc theo quần đảo Malayxia, theo eo biển Malaca đi vào Ấn Độ Dương.
3. Từ Ấn Độ Dương đi vào vùng Biển Đỏ sau đó qua kênh đào Suez vào biển Địa Trung Hải.
- Chặng 3: Đường sắt
Từ đây tàu đi đến Đại Tây Dương đến cảng Rotterdam (Hà Lan) sau đó vận chuyển bằng đường
sắt để đưa hàng đến Basel (Thụy Sĩ).

 Qua sơ lược tuyến hàng hải trên ta thấy:


Tuyến đường Việt Nam – Châu Âu là tuyến đường dài, tàu hành trình trên tuyến chịu ảnh hưởng
của điều kiện tự nhiên, khí hậu hai vùng Âu – Á có nhiều nét khác nhau rất lớn, đôi khi trái
ngược nhau. Trước những đặc điểm lớn như vậy nên trước hết các tàu hoạt động trên tuyến này
phải đảm bảo an toàn cho người và phương tiện, đây là một vấn đề quan trọng mà người làm
công tác khai thác tàu phải quan tâm hàng đầu.
*Thời gian hàng hoá được vận chuyển:

 PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CÁC HUB:


1. CẢNG CÁT LÁI:
 Vị trí địa lý:
Cảng Cát Lái nằm trên sông Đồng Nai một trong những cảng trọng điểm của hệ thống cảng
khu vực TP.HCM thuộc quản lý của tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, Bộ Quốc phòng (Việt
Nam). Cảng Cát Lái cách trạm hoa tiêu Vũng Tàu 43 dặm và có độ sâu trước bến là 12.5m.
 Trang thiết bị và cơ sở vật chất:
 Bến cầu cảng: Tổng chiều dài cầu cảng là hơn 1.500m, được phân chia thành 7 cầu có
thể tiếp nhận cùng lúc 7 tàu vào làm hàng. Ngoài ra còn có khu vực dành riêng để đón sà
lan trung chuyển container đi các cảng nước sâu, các ICD (cảng cạn) liên kết khác trong
khu vực.
 Trang thiết bị xếp dỡ thuộc tuyến tiền phương tại cảng Tân cảng Cát Lái gồm có: cẩu
giàn di động, cẩu bờ chạy ray, cẩu bờ cố định Cẩu khung (Mijack) RTG 3+1 và Cẩu
khung Kalmar RTG 6+1... Đặc biệt là cầu nổi, sức nâng 100 tấn, có khả năng xếp dỡ các
loại hàng siêu trường siêu trọng.
 Hiện nay các cảng hiện đại ngày càng tin cậy vào các cẩu vận hành hoàn toàn bằng điện.
Việc vận hành các cẩu loại này có ý nghĩa đặc biệt với môi trường, không gây ô nhiễm.
 Tại cảng Cát Lái cần cẩu feeder server có ưu thế quyết định, hoàn toàn phù hợp cho cỡ
tàu feeder đến cỡ tàu Panamax. Thiết kế chiều cao nâng thấp và dây cáp ngắn giúp cho
việc xử lý hàng hóa nhanh hơn rất nhiều so với các cẩu cùng loại.
 Feeder server cho phép dỡ 40 container/giờ, đồng nghĩa với việc một khối lượng lớn
hàng hóa được xếp dỡ xuống các tàu cỡ nhỏ trong khoảng thời gian rất ngắn.
 Trang thiết bị xếp dỡ tại tuyến hậu phương của cảng bao gồm: xe nâng rỗng, xe nâng
kho, xe nâng chụp, xe đầu kéo...
 Để hỗ trợ cho công tác đưa đón tàu ra vào cầu an toàn, cảng Tân cảng Cát Lái còn sở
hữu các tàu lai Azimuth, là thế hệ tàu lai tiên tiến trên thế giới với chân vịt có khả năng
xoay 360 độ để linh động trong mọi tình huống hỗ trợ lai dắt.
 Tính kết nối:
 Cảng Cát Lái hiện là cảng container quốc tế lớn và hiện đại nhất Việt Nam tại thành
phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, lọt Top 25 cảng hàng đầu thế giới với thị phần
container xuất nhập khẩu chiếm trên 90% khu vực phía Nam và gần 50% thị phần cả
nước.
 Tuy nhiên, thực trạng kết nối trong nước của cảng Cát Lái còn nhiều hạn chế, thiếu kết
nối giữa hệ thống đường bộ, đường thủy và đường sắt để phục vụ vận chuyển hàng hóa
tại cảng; lưu thông hàng hóa giữa các cảng…
 Tính kết nối đã kém lại kèm theo sự quá tải trên tuyến đường bộ kết nối với cảng cụ thể:
 Nhiều xe tải và container lưu thông trên đường Võ Chí Công đoạn từ Khu công nghệ
cao (Q.9) về cảng Tân Cảng Cát Lái đã vào các bến bãi ở hai bên đường để lên xuống
hàng hóa gây cản trở luồng xe lưu thông.
 Tân Cảng Cát Lái là cảng xếp dỡ đến 50% lượng container của cả nước. Vì vậy, mỗi
ngày có đến 20.000 xe tải, container lưu thông trên tuyến đường độc đạo Mai Chí Thọ,
Đồng Văn Cống, Nguyễn Thị Định nên khó tránh khỏi kẹt xe.
 Đồng thời có một phần nguyên nhân là do các xe ra vào cảng biển này làm thủ tục
chậm khiến dòng xe nối đuôi kéo dài từ trong cảng ra đường.
 Đặc điểm của cảng:
 Khu vực trong nước: Cảng Cát Lái được xem như 1 Gateway. Hàng hoá được vận
chuyển bằng đường bộ đến cảng Cát Lái. Tại cảng, hàng hoá sẽ được làm các thủ tục cần
thiết sau đó hàng hoá được vận chuyển bằng đường biển để đến với các nước trên Thế
Giới thông qua các trung tâm trung chuyển (cảng Singapore (Singapore), Tanjung
Pelepas (Malaysia))
2. CẢNG SINGAPORE
 Vị trí địa lý:
Nằm ở phía nam của bán đảo Malaysia, cách khoảng 30 km về phía tây nam cảng Johor
của Malaysia, nằm ở trung tâm của mạng lưới các tuyến đường thương mại, cảng
Singapore cung cấp kết nối tới hơn 600 cảng ở 123 quốc gia với hơn 130.000 lượt tàu cập
cảng hàng năm.
 Trang thiết bị và cơ sở vật chất:
 Tại cảng Singapore, các trang thiết bị của cảng cho phép xử lý số lượng lớn container và
hàng hóa bao gồm hàng đóng kiện và hàng rời. Các trang thiết bị của cảng bao gồm các
bến cảng container, cầu cảng, cần trục, kho lưu trữ, hệ thống thông tin cảng …
 Cảng Singapore hiện có các bến Brani, Keppel, Tanjong Pagar, Pasir Panjang, Jurong và
Sembawang. Các bến cảng này có thể dễ dàng đón và phục vụ các tàu hàng, xà lan, tàu
vận tải, các tàu loại RO-RO, tàu sân bay và tàu container. Cảng được trang bị 204 cần
trục trên các bến và một số lượng lớn cần cẩu giàn. Những cần trục này có thể phục vụ
các tàu lớn như các tàu lớp UASC A7. Mỗi Cụm điều hành có thể kiểm soát sáu cần cẩu
với sự trợ giúp của các cần cẩu điều khiển từ xa.
 Tại cảng container Pasir Panjang, siêu cần cẩu quay Panamax đã được triển khai để phục
vụ một số tàu lớn nhất thế giới, chẳng hạn như Emma Maersk. Loạt cần trục quay động
lực này là loại đầu tiên của loại hình này trong khu vực.
 Cảng cũng có một bến xe chuyên dụng, đó là một trong các trung tâm chuyển tải ô tô lớn
trong khu vực.
 Các khu vực neo đậu tại cảng bao gồm khu vực phía Đông, khu vực Jurong và khu vực
phía Tây. Các bến đỗ công cộng - West Coast Pier, Marina Pier South, khu bến phà
Changi Point. Ngoài ra còn có cửa hàng ăn uống, cửa hàng bán lẻ, nhập cư và dịch vụ
phà. Tại cảng cũng đã dành một khu neo đậu phục vụ sửa chữa và hoạt động bảo trì tàu.
Các dịch vụ khác được cung cấp tại cảng như sửa chữa và bảo dưỡng, theo dõi nhiệt độ
cho container lạnh và container, cung cấp phụ tùng. Ngoài ra cảng được cung cấp các
dịch vụ phụ trợ khác như nước, lương thực thực phẩm, hoa tiêu và các dịch vụ lai dắt tàu
cũng được cung cấp.
 Tính kết nối:
 Cảng Singapore là trung tâm chuyển tải container nhộn nhịp nhất trên thế giới. Khoảng
80% các container đến Singapore được chuyển tải qua các tàu để đến các cảng khác.
Bằng cách neo giữ các hãng tàu, Cảng Singapore quan trọng đóng vai trò tuyến đường
vận chuyển chính từ châu Á đến châu Âu, đồng thời thiết lập một mạng lưới trung
chuyển bổ sung mạnh mẽ đến các cảng nhỏ hơn trong khu vực, Singapore đã xây dựng
một mạng lưới kết nối dày đặc và đáng tin cậy.
 Cảng Singapore phục vụ như một hub ở khu vực Đông Nam Á với khoảng 1300 tàu
container kết nối Singapore đến những trung tâm kinh tế chính như ở Thái Lan,
Indonesia, Việt Nam,…
 Đối với hoạt động khai thác mỏ, Singapore đóng vai trò là điểm tiếp nhiên liệu cho các
tàu hàng rời cung cấp nguyên liệu thô quan trọng cho các nhà máy thép ở các thành phố
Đông và Đông Bắc Á. Đối với các sản phẩm dầu mỏ, Singapore đóng vai trò là hub kết
nối giữa các nguồn cung cấp ở châu Âu, Nga và Trung Đông với các thành phố khác
nhau ở Úc, Trung Quốc và các quốc gia khác ở châu Á.
 Điểm mạnh của hệ thống cảng Singapore:
 Phần diện tích cảng rộng, hệ thống kho bãi lớn tạo cơ sở phát triển hệ thống cảng quy
mô lớn. Hệ thống cảng Singapore tuy ít nhưng thể hiện sự phát triển tập trung, đủ cơ sở
để xây dựng và phát triển hệ thống cảng quy mô lớn.
 Độ sâu luồng vào cảng Singapore lớn và đồng đều từ 10-15m, đủ để đón tàu có trọng tải
tới 500.000 DWT
 Trang thiết bị của hệ thống cảng hiện đại và lớn mạnh. Điểm này một phần là nhờ vào
diện tích lớn của cảng, đủ để khai thác hiệu quả của toàn bộ các cần cẩu. Cảng Singapore
có năng lực xử lý rất lớn, chiếm khoảng một phần năm khả năng chuyển tải container
của toàn cầu.
3. CẢNG ROTTERDAM
 Vị trí địa lý
- Thành phố Rotterdam, Zuid-Holland, Hà Lan
- Diện tích: 12,714 ha
- Chủ sỡ hữu: Cơ quan Cảng Rotterdam
 Đặc trưng
- Cảng Rotterdam được trang bị để xếp dỡ hàng rời và tổng hợp, than và quặng, dầu thô,
nông sản, hóa chất, container, ô tô, trái cây và hàng lạnh.
- Phương thức vận tải kết nối với cảng: Đường sắt, Đường biển và thủy nội địa, Đường
bộ, Đường ống
- Năng lực thông qua cảng hàng năm: Số lượng tàu tiếp nhận: 29,476 tàu / Năm; Khối
lượng hàng rời khai thác: 469 triệu tấn/năm; Số lượng container khai thác: 14,5 triệu
TEU/ Năm
 Trang thiết bị
- Tổng chiều dài cầu cảng là 89km
- Có hệ thống đường ống dài 1500km
- Một tuyến đường sắt chạy qua sông kết nối phía Nam Hà Lan với Cảng Rottedam
- Hệ thống kho chứa chất lỏng có dung tích 30tr m3
- Kho chứa dầu thô chứa 12tr m3 và 6.7 triệu m3 dầu thành phẩm
- Các kho chứa độc lập các sản phẩm dầu mỏ, sản phẩm hóa chất, các loại dầu thực vật và
chất béo
- 122 cầu cảng, 23 khu neo đậu, 6 tàu hoa tiêu, 29 tàu kéo
- Hơn 90 bến tàu: 35 bến hàng hóa lỏng, 15 bến hàng rời khô, 17 bến đa năng, 7 bến xếp
dỡ hàng RORO, các bến chuyên dụng khác
- 9 cảng bốc xếp cho các tuyến nội địa, tuyến đường biển ngắn và cảng nước sâu. 12 cần
cẩu container, 22 cần trục lớn, 25 cần cẩu nổi, 103 giàn cẩu container, 162 giàn cẩu đa năng.
Hệ thống X-ray với khả năng kiểm tra 150 container/giờ
 Tính kết nối:
- Cảng Rotterdam là cảng trung tâm logistics của châu Âu (European Logistics Centre), là
cảng tổng hợp và container lớn nhất thế giới. Kết nối với các trung tâm công nghiệp lớn
của toàn châu Âu như các khu công nghiệp luyện kim, hóa dầu, chế tạo thiết bị công nghệ
cao… thông qua các hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ, đường thủy xuyên suốt
toàn khu vực châu Âu.
- Tiếp giáp với các quốc gia có nền công nghiệp phát triển như Đức, Pháp, Bỉ… khiến cảng
tổng hợp Rotterdam là địa điểm đầy hấp dẫn cho các tập đoàn lớn chọn làm trung tâm
trung chuyển hàng hóa và nguyên liệu sản xuất.
- Các tuyến đường biển quốc tế từ Đông Nam Á, châu Úc, châu Phi, Nam Mĩ, Bắc Mĩ,
Trung Đông, Địa Trung Hải, bán đảo Scandiavia, Nga, các nước Baltic.
- Kết nối với Cảng lớn như: Amsterdam, Antwep, The Hague, Ghent,....(Hà Lan); Santos
(Brazil); New York và New Jersey (Mỹ); Colon (Panama); Port-Gentil (Gabon);
Gothernbug (vùng Scandinavia); Cảng Basel (Thụy Sĩ);.....
- Các tuyến đường sắt kết nối cảng Rotterdam với các nước: Ý, Pháp, Đức, các nước Đông
Âu, Thụy Sĩ, Áo, Benelux
- Đường ống Rotterdam Antwerp Pipeline kết nối hai cảng Rotterdam và Antwerp

4. CẢNG BASEL
 Vị trí:
Thụy Sĩ là một quốc gia không giáp biển, không có cảng biển, nhưng một phần quan trọng
trong xuất nhập khẩu được vận chuyển trên sông Rhine. Cảng Thụy Sĩ là một trung tâm
hậu cần quan trọng của đất nước trên sông Rhine. 
Basel cũng là cảng hàng hóa duy nhất của nước này phục vụ các tàu hàng vượt biển cập
cảng Rotterdam. Thành phố nằm gần biên giới ba nước (Pháp, Đức và Thụy Sĩ).
Dòng chảy của sông Rhine tạo thành biên giới Đức -Thụy Sĩ khi nó chảy về phía tây, cho
đến khi nó đến Basel. Từ Basel, nó chảy về phía bắc qua các cảng nội địa lớn khác như
Strasbourg, Mannheim, Cologne và Duisburg. 
 Đặc điểm và năng lực:
 Cảng ở Basel bao gồm ba đoạn (Birsfelden, Muttenz và Basel-Kleinhuningen) có tổng diện
tích khoảng 1.500.000 km² với nhiều điểm tiếp tải cho hàng hóa xử lý hơn 6 triệu tấn hàng
mỗi năm và hơn 100.000 container, chiếm hơn 10% tổng hàng hóa nhập khẩu của Thụy Sĩ,
container và tàu chở dầu ở các bang của Basel-Landschaft và Basel-Stadt.
+ Ở hữu ngạn sông Rhine, Kleinhüningen bao gồm các bến cảng I và II và một vũng quay
tàu. Kleinhüningen có ba bến container, sự phát triển vẫn đang tiếp tục phát
triển. Kleinhüningen cũng đóng vai trò là nền tảng cho việc trung chuyển và lưu trữ hàng
rời khô như thép, nhôm và các kim loại khác, cũng như nhiên liệu lỏng.
+ Nằm ở tả ngạn, Muttenz-Au là khu vực trung chuyển và lưu trữ các loại nhiên liệu lỏng
cụ thể. Hơn nữa, phần này của cảng được sử dụng cho dầu ăn, phân bón, đất sét, ngũ cốc
và các loại hàng hóa khô khác. Nó chuyên xử lý hàng hóa nặng.
+ Birsfelder nằm ở tả ngạn sông Rhine, chuyên xử lý và lưu trữ thép và các kim loại khác
trong khi được kết nối với các địa điểm sản xuất. Ngoài ra, phần cảng này còn được sử
dụng để trung chuyển các mặt hàng khô, container và các sản phẩm xăng dầu khác.
 Basel là trung tâm phân phối quan trọng cho các ngành công nghiệp hóa chất và dược
phẩm, kỹ thuật điện, sản xuất máy móc và hàng dệt lụa. Hiện có 212 tàu Rhine trong hạm
đội Thụy Sĩ mang cờ Thụy Sĩ:
+ Basel Thụy Sĩ cũng là quốc gia treo cờ (cảng đăng ký) cho nhiều tàu du lịch đường sông
của Châu Âu. Tất cả các công ty du lịch đường sông lớn của châu Âu đều cung cấp các
chuyến đi đến và đi từ Basel. Hầu hết các hành trình là giữa Basel và Amsterdam (theo
hướng bắc và nam). Là một cảng sông của Zurich, Basel là điểm khởi hành-xuất phát.
Khoảng cách giữa cả hai thành phố là khoảng 76 km.
+ Basel nằm dọc theo sông Rhine ở cửa sông Biers và Wiese. Sông Rhine, uốn cong về
phía bắc, chia thành phố thành hai phần được liên kết bởi sáu cây cầu. Về phía bắc là các
cảng Rhine và khu công nghiệp --> Cảng Thụy Sĩ bao gồm trung tâm giao thông quốc gia
trong hành lang vận chuyển hàng hóa giữa Rotterdam, Basel và Genoa.
 Khoảng 60% hàng hóa đến cảng Basel tiếp tục hành trình bằng tàu hỏa.
 Hơn 25% lượng container hàng hải nhập khẩu vào Thụy Sĩ thông qua các bến cảng của
Thụy Sĩ, nơi cũng nhận 12% tổng số tấn nhập khẩu và 35% lượng dầu khoáng nhập
khẩu. Điểm đến của 70% trọng tải nhập khẩu nằm bên ngoài Tây Bắc Thụy Sĩ. Các đường
hầm cơ sở đường sắt Thụy Sĩ mới trên các tuyến Lötschberg và Gotthard sẽ kích thích hơn
nữa giao thông trên toàn bộ hành lang Rotterdam-Genoa.
 Cảng Thụy Sĩ hiện xử lý 6 đến 7 triệu tấn hàng hóa hàng năm, bao gồm khoảng 120.000
TEU container.
 Các tuyến đường liên kết:
 Theo sông Rhine, chảy về phía bắc qua các cảng nội địa lớn khác như Strasbourg,
Mannheim, Cologne và Duisburg, nối cảng Basel với các nước
 Tuyến đường thủy / kênh đào mới tại Rotterdam là liên kết hàng hải chính từ Basel, dọc
theo sông Rhine đến Biển Bắc và trở đi trên thế giới. Đi từ Basel đến Rotterdam giống như
đường cao tốc trên mặt nước.
 Kết nối tuyệt vời bằng đường sắt và đường bộ cho phép vận chuyển tất cả các loại hàng
hóa.:
+ Kết nối đường sắt
Hai phần ba số hàng được xếp dỡ tại cảng của Thụy Sĩ được nhận hoặc gửi đi bằng đường
sắt. Hafenbahn Schweiz AG là công ty con của các cảng ở Thụy Sĩ và vận hành hai tuyến
đường sắt cảng với các trung tâm điều khiển và hơn 100km đường ray.
Các cơ sở cảng có thể dễ dàng tiếp cận cho tất cả các loại giao thông hàng hóa. Chúng nằm
ngay trên tuyến đường sắt Rotterdam-Basel-Genoa với các tuyến trung chuyển kết nối với
mạng lưới đường bộ quốc gia. 
+ Tiếp cận bằng đường bộ
Tất cả 3 phần của các cảng Basel Thụy Sĩ đều được kết nối rất tốt với mạng lưới đường ô
tô quốc gia và quốc tế. Cảng Basel-Kleinhüningen có đường cao tốc riêng. 
+ Kết nối đa phương thức cho vận chuyển hàng hóa một nhà ga ba phương thức mới ở
Basel vào năm 2022. Nhà ga này là một trọng tâm của hội nghị về các vấn đề đường sắt ở
khu vực Basel, bao gồm các góc của Thụy Sĩ, Pháp và Đức. Xây dựng tuyến đường từ nhà
ga đến cảng Basel.
 Tuyến xe điện xuyên biên giới số 8 của Basel đến Weil am Rhein (Đức) đi ngang các cơ
sở cảng Kleinhüningen của Basel.

You might also like