You are on page 1of 4

QUẢN TRỊ VẬN HÀNH

Câu 1: Khái niệm, vai trò, yêu cầu của QTTK?


 Khái niệm
Quản trị hàng tồn kho là việc thực hiện các chức năng quản lí để thiết lập kế hoạch, tiếp
nhận, cất trữ, vận chuyển, kiểm soát và cấp phát vật tư nhằm sử dụng tốt nhất các nguồn lưc
nhằm phục vụ cho khách hàng, đáp ứng mục tiêu của doanh nghiệp. Quản trị hàng tồn kho kiểm
soát sự luân chuyển hàng tồn kho thông qua chuỗi giá trị, từ việc xử lí trong sản xuất đến phân
phối, từ đó giúp dn tiết kiệm chi phí đầu vào, đảm bảo cung cấp đủ sản phẩm thành phẩm tại mọi
thời điểm, tăng năng lực cạnh tranh. Quản trị tồn kho giúp giải quyết các bài toán:
-
Lượng hàng tồn kho tối ưu
-
Thời điểm nên nhập thêm hàng hóa
-
Thời điểm cần tăng cường hoặc hạn chế sx để điều chỉnh lượng hàng tồn kho
 Vai trò
- Đảm bảo hàng hóa tồn kho luôn đủ để bán ra thị trường mà k bị gián đoạn
- Loại trừ các rủi ro tiềm tàng của hàng tồn kho như ứ đọng, giảm chất lượng, hết
hạn
- Cân đối các khâu mua vào – dự trữ - sản xuất – tiêu thụ
- Tối ưu hóa lượng hàng tồn kho nhằm tăng hiệu quả kinh doanh và giảm chi phí
đầu tư cho doanh nghiệp
 Yêu cầu
- Phân loại hàng dễ kiểm.
- Xây dựng quy trình xuất nhập rõ ràng
- Huấn luyện nhân viên biết sắp xếp hàng
- Phải có phần mềm quản lý xuất nhập kho
- Có chế độ dự báo kịp thời
- Hàng tồn kho cần theo dõi từng khâu, từng kho, từng nơi sử dụng từng người phụ
trách
- Chế độ báo cáo kịp thời
Câu 2: Chức năng của tồn kho là gì?
- Đảm bảo duy trì sản xuất và liên kết trong chuỗi cung ứng
Tồn kho giúp tách riêng các phần khác nhau trong quá trình sản xuất và liên kết trong chuỗi cung
ứng. Chẳng hạn khi cung và cầu của một loại hàng kho nào đó không đều giữa các thời kỳ thì
việc duy trì thường xuyên một lượng tồn kho nhằm tích luỹ đủ cho thời kỳ cao điểm là một vấn
đề hết sức cần thiết. Thực hiện tốt chức năng liên kết nhằm đảm bảo sản xuất liên tục, tránh sự
thiếu hụt gây lãng phí trong SX.
- Ngăn ngừa tác động của lạm phát
Nếu DN biết trước được tình hình tăng giá nguyên vật liệu hay hàng hoá, họ có thể dự trữ tồn
kho để tiết kiệm chi phí. Như vậy, tồn kho sẽ là một hoạt động đầu tư tốt, phòng ngừa rủi ro đối
với lạm phát và giá cả tăng
- Khả năng khấu trừ theo số lượng.
Rất nhiều nhà cung ứng sẵn sàng chấp nhận khấu trừ cho những đơn hàng có số lượng lớn. Việc
mua hàng với số lượng lớn có thể đưa đến việc giảm phí tổn sản xuất do nhà cung ứng sẽ chiết
khấu cho đơn hàng với số lượng lớn hoặc sẽ giảm được chi phí vận chuyển.. Tuy nhiên, điều này
lại dẫn đến chi phí tồn trữ cao do đó trong QTTK người ta cần xác định một lượng đặt hàng tối
ưu để hưởng được giá khấu trừ mà chi phí tồn trữu tăng không đáng kể
Câu 3: Khái niệm, vai trò, yêu cầu của bố trí mặt bằng?
 Khái niệm
- Bố trí mặt bằng SX là lập một bảng thiết kế sơ đồ mặt bằng nhà máy sao cho việc
sắp xếp các tiện nghi vật chất và con người tối ưu nhất cho sản xuất
- Các vấn đề:
 Thiết kế mặt bằng chung: thiết kế sơ đồ chung cho cả nhà máy như bố trí
văn phòng, nhà kho và các khu vực tiện ích công cộng...
 Thiết kế mặt bằng nhà xưởng: thiết kế mặt bằng trong 1 xưởng sản xuất
như vị trí đặt máy, đường vận chuyển như thế nào, kho chứa sẽ ra sao…
 Vai trò
- Sử dụng không gian hiệu quả
- Linh động, dễ giám sát, tiếp xúc, giao nhận và phối hợp dễ dàng.
- Giảm tai nạn lao động, giảm chi phí vận chuyển NVL.
- Đảm bảo năng suất của máy móc, nâng cao năng suất làm việc.
 Yêu cầu
- Sự lưu chuyển của nguyên liệu
- Điểm ứ đọng
- Sự độc lập của máy móc
- An toàn và tinh thần làm việc của người lao động
- Chọn lựa thiết bị
- Tính linh hoạt của hệ thống
- Sử dụng hiệu quả nhất không gian nhà máy
- Dễ giám sát
- Thuận lợi cho công tác giao nhận và dễ dàng kết hợp giữa các bộ phận
Câu 4: Thế nào là bố trí mặt bằng theo quy trình sản xuất sản phẩm? Ưu nhược điểm của cách bố
trí này?
 Bố trí mặt bằng sản xuất theo sản phẩm thực chất là việc sắp xếp những hoạt động theo
một dòng liên tục những việc cần thực hiện để hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể. Bố trí
theo sản phẩm sẽ sắp xếp các thiết bị trong 1 dây chuyền theo 1 chuỗi các nguyên công
cần thiết để thực hiện sản phẩm. Bố trí theo sản phẩm thường được sử dụng khi dòng sản
phẩm hay dịch vụ yêu cầu có quy mô sản xuất lớn và nhanh. Vì vậy, dạng này đòi hỏi sản
phẩm hay dịch vụ phải được tiêu chuẩn hóa cao, tức là quá trình chế tạo phải tiêu chuẩn
hóa cao.
 Ưu điểm:
- Tốc độ thành phần cao
- Chi phí dơn vị thấp do lượng sản phẩm nhiều
- Giảm chi phí và thời gian huyến luyện
- CP vận chuyển 1 ddvsp thấp và thiết bị vận chuyển đơn giản do sp thực
hiện cùng 1 dây chuyền
- Lao động và thiết bị được sử dụng ở mức độ cao.
- Hệ thống quy trình sx đã được thiết kế từ đầu và khi vận hành thì không
cần chú ý nhiều.
- Việc hạch toán, mua hàng và quản lý tồn kho được thực hiện hằng ngày
một cách rõ ràng.
 Nhược điểm
- Các công việc lặp đi lặp lại nhàm chán, không tạo nhiều cơ hội cho công
nhân phát triển
- Công nhân có kĩ năng thấp, ít quan tâm trong việc bảo quản thiết bị và
chất lượng của thành phẩm.
- Hệ thống không linh hoạt để đáp ứng trong việc thay đổi quy mô sản xuất
khi thay đổi sản phẩm hay thay đổi quy trình.
- Hệ thống rất dễ bị gián doạn khi một thiết bị trong dây chuyền bị hỏng hay
khi một công nhân nghỉ việc
- Chi phí bảo dưỡng định kỳ cao.
Câu 5: Khái niệm, ý nghĩa của hoạch định tổng hợp?
 Khái niệm
Hoạch định tổng hợp là việc phác hoạ các phương thức kết hợp nguồn lực của DN có thể
huy động được cho thời kì trung hạn (từ 6 tháng đến 3 năm) 1 cách hợp lí vào quá trình sản
xuất nhằm đạt các mục tiêu về thời gian, số lượng và chất lượng sản phẩm đồng thời cực
tiểu hoá chi phí, giảm đến mức thấp nhất dao động công việc và hàng tồn kho.
Hoạch định tổng hợp gồm điều chỉnh tốc độ sản xuất, số lượng công nhân, mức độ tồn kho,
thời gian làm thêm giờ và lượng hàng đặt gia công bên ngoài với mục đích là giảm thiểu
chi phí sản xuất hoặc giảm thiểu sự biến động nhân lực hay mức độ tồn kho trong suốt giai
đoạn kế hoạch.
 Ý nghĩa
- Đảm bảo máy móc thiết bị đủ tải, tránh thiếu tải hoặc quá tải
- Đảm bảo công suất sản xuất thỏa mãn nhu cầu khách hàng
- Thích ứng với những thay đổi của hệ thống sản xuất → đáp ứng mức nhu
cầu cao nhất hoặc thấp nhất của khách hàng
- Tạo nhiều đầu ra nhất từ những nguồn lực sẵn có.
 Tính hiện thực và tối ưu trong kế hoạch sản xuất
- Tính hiện thực của kế hoạch thể hiện ở chỗ các kế hoạch phải nhằm vào
việc đáp ứng nhu cầu khách hàng trong khả năng của doanh nghiệp.
- Tính tối ưu là bảo đảm việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đơn vị với
chi phí ở mức thấp nhất.
Câu 6: Trình bày nội dung, ưu điểm và nhược điểm của chiến lược thay đổi mức tồn kho?
 Nội dung
- Là một trong những chiến lược quan trọng của hoạch định tổng hợp. Theo
chiến lược này, nhà máy sẽ bố trí sản xuất ổn định theo nhu cầu mỗi ngày,
duy trì mức sản xuất bình thường trong giai đoạn cầu thấp và sẽ tăng mức
dự trữ để cung cấp cho thị trường trong giai đoạn cầu cao.
Cụ thể:
- Khi nhu cầu của thị trường nhỏ hơn mức sản xuất thì tồn kho sản phẩm.
- Khi nhu cầu thị trường lớn hơn mức sản xuất thì sử dụng tồn kho để bù
lượng hàng thiếu hụt
- Sản xuất ổn định
- Giảm chi phí cho việc điều chỉnh lao động (Chi phí đào tạo, chi phí sa
thải)
- Giảm chi phí cho việc điều chỉnh mức sản xuất (Chi phí khi mức sản xuất
tăng, chi phí khi mức sản xuất giảm)
 Ưu điểm
- Không cần thay đổi hoặc chỉ thay đổi lực lượng lao động từ từ
- Đáp ứng kip thời nhu cầu của khách hàng
- Sản xuất ổn định, hạn chế sự gián doạn trong sản xuất
- Dễ dàng cho việc diều hành sản xuất
- Chủ động về nguồn hàng.
- Tạo điều kiện cho các công ty quản lí
 Nhược điểm
- Hàng hoá có thể bị giảm sút về chất lượng, giảm giá trị về mặt vô hình.
- Hành hoá dễ bị lạc hậu về mẫu mã
- Mức độ rủi ro cao, bị tác động mạnh khi nhu cầu thị trường thay đổi
- Phát sinh chi phí tồn kho cao như chi phí bảo quản, chi phí quản lý, chi
phí về vốn, chi phí thuê kho bãi hoặc khấu hao kho bãi…

You might also like